1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bác nghĩ sao về VĐ này: Giới trẻ và hội chứng Hikikomori

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi hugobosshn, 17/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hugobosshn

    hugobosshn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    1.300
    Đã được thích:
    1
    Các bác nghĩ sao về VĐ này: Giới trẻ và hội chứng Hikikomori

    Giới trẻ và hội chứng Hikikomori

    [​IMG]

    Hikikomori ở Nhật Bản Hikikomori có nghĩa là rút lui, bắt đầu từ Nhật Bản và đang lan rộng khắp thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển, nơi mà giới trẻ phải chịu quá nhiều sức ép, đã tự cách ly với cuộc sống bên ngoài.
    Nhật Bản: Cụ non ẩn cư trong phòng kín
    Một buổi sáng khi mới 15 tuổi, Takeshi (người Nhật Bản) đóng cửa phòng ngủ của cậu và ở đó suốt 4 năm. Cậu không đi ra ngoài, không tới trường, không làm việc, không bạn bè. Tháng này qua tháng khác, Takeshi tự giam mình trong căn phòng chỉ rộng bằng một chiếc giường lớn khoảng 23 tiếng mỗi ngày.
    Tại đây, Takeshi ăn bánh bao, cơm, thức ăn mẹ cậu nấu và xem truyền hình, nghe đài. Takeshi tâm sự: ?oMọi thứ đều tối tăm và tuyệt vọng?. Gần đây, Takeshi đã rời ngôi nhà của bố mẹ để tham gia chương trình huấn luyện tìm việc ?oKhởi đầu mới? ở ngoại ô Tokyo.
    Takeshi có khuôn mặt thanh tú, nhưng người gầy guộc, tóc nhuộm vàng rối bù. Takeshi nói khi đang tham gia khóa học ?oKhởi đầu mới? diễn ra 3 buổi mỗi tuần: ?oĐừng cười, âm nhạc đã giúp tôi rời khỏi căn phòng đó?. Trong lớp học có hơn 10 bạn trẻ khác đều ở lứa tuổi 20 có chung câu chuyện như Takeshi.
    Shuichi, 20 tuổi, cao lêu nghêu, ăn mặc sành điệu, mơ trở thành cây guitar. Cách đây 3 năm, Shuichi bỏ học, sống ẩn dật trong phòng kín trước khi có người thuyết phục cậu tham gia khoá học ?oKhởi đầu mới?. Ngồi sau Shuichi là một thanh niên khác trông rất yếu ớt, tên viết tắt là Y.S.
    Cậu rút về ?oẩn cư? trong căn phòng của mình năm 14 tuổi, xem truyền hình, lướt Internet và làm các hình mẫu ôtô trong... 13 năm. Khi rời khỏi ?otiểu bản doanh? vào tháng 4/2005, Y.S đã gần 30 tuổi, một nửa cuộc đời.
    Hiện tượng xã hội trên ngày càng phổ biến ở Nhật Bản. Một số Hikikomori thuộc dạng "tích cức", tức thỉnh thoảng còn rời căn phòng của mình để dùng bữa với bố mẹ, buổi tối muộn có thể tới các cửa hàng để mua đĩa CD. Ước tính có tới 80% Hikikomori là nam, một số thậm chí còn rất trẻ mới 13-14 tuổi.
    Hầu hết Hikikomori ?oẩn cư? trong 6 tháng đến 1 năm, nhưng một số trường hợp có thể lên tới 15 năm hoặc hơn nữa. Theo chỉ trích của công luận, hội chứng Hikikomori được tạo ra bởi các vấn đề xã hội hiện đại khi bố mẹ luôn vắng nhà và phải làm việc quá sức nên không quan tâm tới con cái, trong khi con của họ chịu nhiều sức ép từ trường học, bị ảnh hưởng bởi truyền hình, Internet, trò chơi...
    Các chuyên gia tâm thần ước tính tại Nhật Bản hiện có khoảng 1 triệu Hikikomori, chiếm gần 1% dân số, nhưng điều đáng lo ngại hầu hết họ đều còn trẻ.
    Một số chuyên gia cảnh báo đang có khoảng 100.000 ?" 300.000 người nguy cơ bị Hikikomori. Từ giữa những năm 1980, bác sĩ Tamki Saito ở bệnh viện Sofukai Sasaki (Tokyo) bắt đầu tiếp nhận những nam thanh niên mắc thói quen kỳ lạ là tự giam mình trong phòng.
    Đến nay bác sĩ Saito đã điều trị cho hơn 1.000 bệnh nhân Hikikomori. Những khóa học ?oKhởi đầu mới? đã chứng tỏ hiệu quả trong việc giúp giới trẻ Nhật Bản thoát được chứng Hikikomori. Tuy nhiên, chương trình này rất tốn kém nên chưa được nhân rộng.
    Nhiều kiểu Hikikomori trên thế giới
    Những nước và vùng lãnh thổ có hệ thống giáo dục giống như Nhật Bản thường tạo ra sức ép rất lớn cho giới trẻ. Kết quả là có không ít học sinh ở Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Đài Loan...bị mắc chứng tự kỷ, tìm cách xa rời bạn bè, bố mẹ và tìm đến thế giới ảo Internet, trò chơi máy tính, thậm chí còn có những hành động vi phạm pháp luật, tự tử.
    Tại các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Đức...các vấn đề của xã hội thời hậu công nghiệp cũng tạo cho giới trẻ những thói quen, thậm chí là căn bệnh tương tự như Hikikomori.
    Giới trẻ phương Tây cũng phải hứng chịu sức ép xã hội tương tự như ở Nhật Bản hoặc bị ức hiếp có thể mắc chứng trầm cảm, tự kỷ, sống thu mình lại như những Hikikomori. Một số bạn trẻ ở phương Tây thậm chí bị kích động, gây ra bạo lực như vụ thảm sát ở trường trung học Columnibe, Red Lake (Mỹ), hoặc ở Erfurt (Đức).
    Theo Tiền phong
    -----------------------------------Thú thực là bây h tui có thể ngồi cả ngày trong phòng online mà chỉ cần ăn một ít bánh mỳ
  2. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Sự thiếu hụt vận động thể chất thường đem lại những hậu quả đau lòng như vầy.
  3. hugobosshn

    hugobosshn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    1.300
    Đã được thích:
    1
    Liệu giới trẻ Việt Nam có bị ảnh hưởng đến hội chứng này không? nếu "dính" thì làm cách nào để tránh?
    Được hugobosshn sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 17/01/2006
  4. nhoc_cj

    nhoc_cj Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    3.341
    Đã được thích:
    0
    Sức ép học hành cũng đã gây ảnh hưởng tương tự tới một số học sinh Việt Nam, bằng chứng là có những học sinh sợ phải đến trường, đi học điểm kém thì sợ về gặp bố mẹ. Dần dần chúng trở nên sợ mọi thứ xung quanh và tự ép mình vào cái thế giới riêng của chúng.
  5. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Hội chứng này không còn mới nữa. Ở Vn chưa thấy nhưng bản thân tớ thì có: Tắt điện thoại, không lên Net, không nói chuyện với ai, chỉ ậm ừ vài câu khi cần thiết, bỏ học và tự giam mình ở nhà, chỉ khi thật đói tớ mới kiếm gì đó ăn... Chuyện đó xảy ra cách đây 2 năm, tháng 6 năm 2003. Nhìn bên ngoài tớ vẫn bình thường nhưng tuyệt vọng và chán nản lắm, tớ không thất tình, nhưng tớ chán ghét mái nhà tớ sống. Sau đó 1 tháng thì tớ xin việc làm, và 6 tháng sau tớ đi học lại.
  6. hugobosshn

    hugobosshn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    1.300
    Đã được thích:
    1
    I''m a bad luck man, really in deep **** you know, I''m feeling embittered already, how can i cope with stress and depression ?
  7. mathuyen

    mathuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    2.223
    Đã được thích:
    1
    Tại sao lại thế? phải có nguyên nhân chứ bác.
  8. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Một trong những phương cách hữu hiệu nhất để giảm stress là đừng bì bõm trong cái internet nhiều quá. Ra làm cốc bia rồi nghển cổ lên xem dân tình bốc phét với nhau lúc nhậu vui hơn.
    Hoặc thử đi một đôi giày chật trong vòng 5'' rồi bỏ ra, cũng thú vị đấy.
  9. frozen84

    frozen84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Bài viết:
    2.975
    Đã được thích:
    0
    Những biểu hiện của hội chứng này có vẻ giống như trầm cảm, nhưng là một dạng nặng hơn. Đối tượng thường là những đứa trẻ 13, 14 tuổi... ở cái tuổi đó, bố mẹ sẽ chẳng nghĩ con mình lại bị chứng bệnh đó đâu... chúng phải tự vượt qua thôi.

Chia sẻ trang này