1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bác ơi em hỏi nhé : Muốn thành lập một tờ báo tư nhân cần làm những gì ?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi hanoiluxury, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuanh1976

    tuanh1976 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Tự dưng thấy cãi nhau loạn cả lên.
    - Về mặt pháp luật, vịêc làm báo tư nhân chưa được phép nên điều bạn cần là: Thay đổi các quy định pháp luật có liên quan.
    - Có thể có sự liên kết làm phụ san như bạn nào đó nói nhưng cũng phải có mối quan hệ với báo (nào đó), có quan hệ với cơ quan cấp phép, quan hệ với những người viết giỏi (ở mảng mà mình định thành lập báo), quan hệ với mạng lưới phát hành và quan trọng hơn cả là có tiền.
    - Mới đây, đã có chỉ thị về việc siết chặt các phụ san, phụ trương nên ý tưởng của bạn rất khó thành hiện thực.
    Thân
  2. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Theo cách bạn nói, thì tôi hiểu là bạn ủng hộ việc tự do hoá kinh tế mà phương Tây vẫn đang tiến hành ra trên toàn cầu. Về vấn đề này, cũng như các vấn đề liên quan đến tham nhũng, hối lộ của VN, tôi cũng đã nói rồi trong các cuộc thảo luận bên LV, nên không muốn nhắc lại, hơn nữa nếu nói ra ở đây thì sẽ thành lạc đề mất.
    Cái tớ muốn nói là, bạn bảo các nhà lãnh đạo VN không chịu nghe lời khuyên là không đúng, tớ biết từ lâu, VN đã từng mời không ít các cố vấn nưóc ngoài tư vấn cho mình, trong đó có các chuyên gia có tiếng của Mỹ, Pháp. Những điều tư vấn như vậy của họ, tớ không nghĩ rằng các tờ báo tư nhân có thể tư vấn nổi cho chính phủ đâu. Nếu cần các lời khuyên quý báu, thì chính phủ nên lắng nghe từ những nhà kỹ trị, những nhà chuyên môn như vậy, chứ không phải nghe máy anh nhà báo nói nhảm. Nhiệm vụ của báo chí trong nền kinh tế thị trường là nhanh nhạy và chính xác trong việc đưa các thông tin kinh tế, sau đó có thể là các thông tin giải trí khác (kiểu như hôm nay cô Britney bị ngã, cô này khoả thân,...), họ không phải là những nhà chuyên môn, những nhà nghiên cứu, những bài viết của họ nếu về kiến thức thì chỉ là những bài viết phổ cập trên cái phương tiện thông tin đại chúng mà họ đang làm việc, vậy thôi.
    Bạn nghĩ là các nước phưong Tây giàu mạnh như vậy là nhờ ở lời khuyên của các anh nhà báo?
  3. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Trước hết phải thông báo là bạn đang hiểu vấn đề một cách cục bộ . Nên hiều rộng hơn bạn ạ .
    Tự do báo chí và tự do ngôn luận không nhất thiết chỉ nhìn - đọc những gì nhà báo viết .
    Tờ báo không phải của riêng một nhà báo nào cả , báo chí tự do thật sự chính là công cụ để toàn dân đóng góp và nêu ý kiến : từ nhà kỹ trị đến nhà trí thức , từ anh nông dân đến cậu sinh viên ....tất cả phải được quyền nêu suy nghĩ và có cơ chế bào vệ sự suy nghĩ đó để cảnh báo chính phủ tránh đi vào con đường sai lầm .
  4. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Nếu bạn chỉ hiểu báo chí theo như những gì mà phương Tây họ đang tô vẽ, đang tuyên truyền về tự do báo chí cũng như cái DC của họ, thì tớ cũng không muốn nói nhiều nữa. Vấn đề không phải là cái tự do DC đó nó xấu hay tốt, không có cái gì là xấu hay tốt 1 cách tuyệt đối cả, tự do BC cũng vậy, không phải là nó nhất dịnh tốt, luôn tốt cho mọi hoàn cảnh, và cũng không phải nó nhất định xấu, phải biết nhìn vào hoàn cảnh của mình, nó có thể đem lại nhiều điều xáu hơn tốt trong điều kiện này, nhưng trong điều kiện khác thì lại không như thế, kiểu như chế độ của nước Mỹ là tối ưu trong hoàn cảnh nưóc họ hiện nay, nhưng sang nước khác thì chưa chắc đã là vậy, và chế độ của Mỹ tơi ưu hiện nay, nhưng trong tương lai thì lại chưa chắc,...phải nhìn theo con mắt đó, nghĩa là nhìn theo con mắt nghiên cứu, chứ chỉ biết nhìn theo con mắt của mấy bài mà người ta tô vẽ về tự do BC, DC thì chỉ là tuyên truyền thôi.
    Những vấn đè thảo luận này đã cũ rích, có lẽ nói thêm nữa cũng vô ích, vì sau khi nói xong thì ai cũng vẫn đi theo những gì mình nghĩ, mất thời giò lắm
  5. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Nếu đánh giá theo phương pháp khoa học : lấy kết quả theo thực nghiệm chọn phần đa số .
    Nếu đánh giá theo phương pháp xã hội học : đa số thắng thiểu số .
    Quả địa cầu hiện nay ai là thiểu số ai là đa số đã là bức tranh rõ nét .
    Dù chọn theo phương pháp nào thì hiện nay các quốc gia có nền tự do báo chí vẫn là các quốc gia có nền kinh tế văn hóa phát triển hơn ( không tuyệt đối nhưng chiếm đa số ) .
    Mặt khác tự do báo chí là con đường làm cho dân trí tăng nhanh nhất , bên cạnh tự do báo chí cũng có mặt trái là tạo một số lộn xộn do những nhóm quyền lợi lợi dụng kiểu mafia. Tuy nhiên mặt tốt vẫn vượt trội hơn rất nhiều . Chính dân trí tăng sẽ kìm nén và tận diệt ngay những nhóm quyền lợi vì đặc tính công khai của nền tự do báo chí : cái xấu không cho tồn tại ấm ủ lâu . Chính vì thế phần lớn các nước trên quả địa cầu này đều chọn con đường tự do báo chí để quốc gia phát triển .
    Tự do báo chí sẽ khiến cơ thể quốc gia được tắm toàn thân chứ không chỉ tắm từ nách , quốc gia sẽ sạch sẽ và không bị ghẻ lở ăn bám và đục khoét dinh dưỡng .
    Ở VN các quan chức vẫn thích bao cấp tư tưởng hơn tự do báo chí , suy nghĩ hộ cho toàn dân ( kiều mấy cái " cải cách" ) , và suy nghĩ quan chức nếu sai vẫn cứ mặc nhiên xem là "chân lý" do không bị phản biện , nên quốc gia tụt hậu cả thập niên !
    Lúc bừng tỉnh thì đã tụt xa thiên hạ hơn thập niên rồi !
    Xét theo quan điểm hiện đại ngày nay hay quan điểm Khổng Giáo xưa kia , Đông và Tây đã cùng gặp gỡ nhau ở chân lý : không tự do báo chí đó chính là cái chủ quan , cái lỗi lầm của giới cai trị , đó chính là KHÔNG THỰC SỰ LẤY DÂN LÀM GỐC .
  6. nhanchung

    nhanchung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tôi thích cách lập luận của bạn Le_viet-ha_new.
    Tranh luận khoa học là biết thách thức những điều mọi người coi là hiển nhiên, kiểu mặt trời quay quanh trái đất.
    Trong bối cảnh VN nhậy cảm, cụm từ tự do báo chí làm nhiều người e ngại vì xuất xứ của nó từ Phương Tây. Tuy nhiên ko phải cái gì từ Phương Tây đến cũng bị ruồng bỏ, ví dụ chủ nghĩa Mác. Điều đó cho thấy có sự chọn lọc ở đây, theo tiêu chí nào là 1 câu chuyện dài.
    Nếu ngại dùng cụm từ tự do báo chí, theo tôi có thể dùng "hàng VN" (thực ra có tham khảo nước ngoài nhất là TQ)ví dụ: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
    Dân biết: làm thế nào để điều này trở thành hiện thực? Bạn có tin 100% vào báo cáo tổng kết cuối năm của chính quyền phường/quận nơi bạn ở? Đâu là những kênh thông tin khác để kiểm tra chéo xem họ có xà xẻo tiền bạn đóng góp bão lụt, xây đường, trường học...
    Cấp địa phương như vậy, cấp trung ương cũng tương tự. Bạn trả lời là đã có Hội đồng ND và Quốc hội là cơ quan giám sát. Đúng, trên lý thuyết. Thực tế là do kiêm nhiệm nên các đại biểu này vừa làm lại vừa kiểm tra chính mình, tức là vừa đá bóng vừa thổi còi. Hơn nữa nếu họ có phát hiện sai sót trong chính quyền, cũng ko có cơ chế đủ mạnh để thực hiện việc điều chỉnh ngoài việc gửi kiến nghị mà hiệu lực ko cao lắm.
    Xin các bạn bàn tiếp có cách nào để thực hiện khẩu hiệu "dân biết" và dân nên biết những gì, ko nên biết những gì.
  7. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Tại sao lại phải ngại dùng cụm từ TDBC để mà thay bằng từ khác vậy?
    Muốn đạt đến trình độ của phương Tây thì cũng phải nghiên cứu để biết cách trước đã, chứ cứ chỉ hiểu cái bề ngoài, theo những gì mà họ tuyên truyền, khi thực hiện TDBC, nó chả đi đến được Anh, Đức, Pháp, Mỹ hay Hàn, Đài, Nhật, mà nó lại cắm đầu đi đến Philippin, Indonesia, Mỹ la tinh hay tệ hơn nữa là châu Phi (khả năng này hơi khó) thì chết.
    Mà này, chúng ta đang lạc đề rồi đấy.
  8. nhanchung

    nhanchung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại phải ngại dùng cụm từ TDBC để mà thay bằng từ khác vậy?
    Bởi vì ngôn ngữ là vũ khí trên mặt trận tư tưởng. TDBC được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau ở các nước khác nhau, nhưng nó là khái niệm xuất phát từ Phương Tây, vì thế Tây có lợi thế hơn. Đi cùng với định nghĩa khái niệm là 1 loạt các thước đo, chỉ số để đo khái niệm này. VN muốn định nghĩa lại TDCB cũng khó, may ra chỉ giới hạn trong nước và trong các văn bản chính thống.
    Vì vậy bạn mới thấy 1 số nhân vật châu Á, du học ở Tây về như Mahathir hay Lý Quang Diệu, cổ động việc xây dựng các giá trị châu Á. Họ muốn khơi lại Khổng giáo trong đó định nghĩa của các khái niệm "nhân, nghĩa,l trí, tín..." do châu Á độc quyền. À mà có bạn nào thấy sách Khổng Tử nhắc đến 2 từ "tự do" ở đoạn nào không nhỉ?
    VN ta vốn giỏi biến báo. Tuyên ngôn độc lập lấy cảm hứng từ các giá trị của Phương Tây như "tự do, độc lập, bình đẳng..." Vì lúc đó ta bị nước ngoài chiếm nên cần tự do. Bây giờ chỉ có ta với ta, tôi cũng không biết "tự do" có còn cần nữa không...
    lạc đề quá rồi. xo rì.
  9. lovelycinderella

    lovelycinderella Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    5.309
    Đã được thích:
    0
    Bản thân cái tên chủ đề đã cho thấy chủ nhân của nó ko hiểu j về nền báo chí VN roài. Vì thế, muốn làm báo, trước hết là bạn fải tìm hiểu về nó cái đã.
  10. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Cái gì dân cũng biết thì còn "mần ăn" gì nữa.
    Tôi có một cách rất hay, nhưng chỉ nói nhỏ vào tai được thôi chứ không nói to nơi công cộng được (bí quyết hay phải giữ bí mật chứ)

Chia sẻ trang này