1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

các bác ơi em muốn trồng nấm

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi blueflame, 20/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. blueflame

    blueflame Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    các bác ơi em muốn trồng nấm

    em đang ở HCM, đang tìm hiểu về công cuộc trồng nấm, đang rất cần nhiều kinh nghiệm của các tiền bối, và muốn biết nguồn tin về nơi mua nguyên liệu làm giá thể, phân bón, giống tốt, và nhất là hướng dẫn trồng, cộng với tình huống phát sinh khi trồng đại trà. Tất cả những loại phù hợp khí hậu Sài Gòn
    mail: luaxanh1984@yahoo.com

    Được blueflame sửa chữa / chuyển vào 21:58 ngày 20/09/2003
  2. caspermini

    caspermini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tôi hiện đang ở tại Hà Nội nên không biết rõ nơi cung cấp chủng giống cũng như các nguyên liệu cần thiết khác cho việc trồng nâm tại HCM nhưng tôi biết chút ít về công nghệ trồng các loại nấm hương, nấm sò, mộc nhĩ, nâm rơm, nấm mỡ, nấm linh chi và nâm kim chi, và có cả tài liệu huớng dẫn khá chi tiết về công nghệ trồng các loại nấm trên, các yêu cầu về nhà xường.....nếu bạn muốn chúng ta có thể trao đổi.
    Casper
  3. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    nếu ở SG thì bạn nên vào trườg ĐH Khoa học Tự nhiên số 227 Nguyễn Văn Cừ quận 05, Khoa sinh, bộ môn Vi sinh gặp GV Lê Duy Thắng, chuyên gia hàng đầu về trồng nấm ở SG. Thầy sẽ giúp bạn.
    Thân
    Concay
  4. blueflame

    blueflame Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác ma ngố những cái đó là thứ tôi đang cần gấp. Bác có thể cung cấp cho em càng nhanh càng tốt.
    em cũng là dân Tự nhiên, nhưng vì ko biết là liên lạc với ai tốt nhất nên mới vào nơi chắc ăn này. Cám ơn cả bác "con..... cờ áy"
  5. caspermini

    caspermini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tôi là ma khôn đấy, không phải ma ngố đâu nhé. Bạn phải cho tôi biết bạn muốn trồng loại nấm nào, điều kiện cụ thể của bạn ra sao để tôi gửi chứ. Chẳng nhẽ lại cứ post hết ra ở đây à?
    Đây là công nghệ trồng nấm linh chi tôi nghĩ là thích hợp với miền Nam và cũng đã nhiều người ở đó trồng với hiệu quả cao, hơn nữa không cần diện tích lớn:
    I) Sơ đồ công nghệ:
    II) Một số điểm lưu ý trong công nghệ nuôi trồng linh chi
    1) Đặc tính sinh học:
    *Nhiệt độ: 2 giai đoạn
    - Nuôi sợi (ươm bịch): to 18-30oC. Trong trường hợp nhiệt độ >30oC kéo dài, tốc độ phát triển của hệ sợi nhanh nhưng tỉ lệ nhiễm bệnh tăng.
    - Quả thể: phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20-28oC. Nếu nhiệt độ >28oC kéo dài quả thể nấm phát triển nhanh nhưng mỏng, chất lượng quả thể kém. Nếu nhiệt độ <20oC kéo dài khả năng hình thành của quả thể kém, chủ yếu phát triển chậm.
    *Độ ẩm:
    - Độ ẩm nguyên liệu: phù hợp 60-62%. Nếu độ ẩm nhỏ hơn 60% nguyên liệu không chín, năng suất thấp. Nếu độ ẩm >62% bịch nấm bị yếm khí, hệ sợi dễ bị co lại.
    - Độ ẩm của môi trường xung quanh:
    Có 2 giai đoạn:
    +Nuôi sợi (ươm bịch) cần khô ráo (độ ẩm không khí 65-75%). Nếu độ ẩm không khí quá cao khả năng bịch bị nhiễm mốc vàng hoa cau tăng ở trên bề mặt của nút bông.
    +Quả thể: cần độ ẩm không khí cao: 85-95%
    * Độ thông thoáng:
    Nồng độ CO2 trong khu vực nuôi nấm <0,1% (ta không cảm thấy ngột ngạt khi vào khu nuôi trồng nấm)
    *ánh sáng:
    Có 2 giai đoạn:
    - Nuôi sợi: không cần ánh sáng. Nếu ánh sáng có cường độ mạnh, chiếu trực tiếp thì hệ sợi nấm dễ bị thoái hoá.
    - Quả thể: cần ánh sáng tán xạ với cường độ chiếu sáng 400-800lux. ánh sáng đủ để 1 người bình thường có thể đọc được sách nhưng cường độ chiếu sáng phi được phân bố đều ở mọi vị trí trong khu vực chăm sóc.
    * Độ pH:
    Nấm linh chi thích nghi trong môi trường có độ pH từ trung bình đến axít yếu (5,5-7,5)
    * Dinh dưỡng:
    Linh chi sử dụng thức ăn chủ yếu là xenlulo ở trạng thái trực tiếp, vì vậy tất cảả nguyên liệu giàu chất xenlulo như mạt cưa, thân gỗ, bã mía, bông phế liệu, vỏ cà phê? đều có thể nuôi trồng được linh chi.
    2) Thời vụ nuôi trồng:
    Đối với các tỉnh phía Bắc, linh chi được trồng vào 2 vụ chính:
    - Vụ xuân hè: tập trung cấy giống trong 2 tháng (15/2-15/4)
    - Vụ thu đông: cấy giống trong 1 tháng 15/8-15/9
    Riêng các tỉnh phía nam, nấm linh chi nuôi trồng quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
    3)Nguyên liệu trồng nấm linh chi:
    - Tất cả các loại mùn cưa của các thân gỗ mềm, không có tinh dầu và chưa bị xử lý qua hoá chất chống mốc.
    (Cho mùn cưa vào nước bóp mạnh, gạn lấy nước trong nếu không có váng, không có tinh dầu)
    - Đối với mùn cưa cao su năng suất cao hơn mùn cưa bồ đề, mùn cưa tạp.
    - Đối với những loại mùn cưa để lâu, bảo quản không tốt dẫn đến bị mùn hoá hoặc bị nhiễm mốc thì linh chi cũng cho năng suất thấp.
    4) Tạo ẩm, ủ nguyên liệu:
    * Mùn cưa cao su, bồ đề không bị mốc (có chất lượng tốt) ta chỉ cần tạo ẩm bằng nước vôi có độ pH=12, gom lại thành đống, phủ nilông, ủ trong thời gian khong 24h để nước thẩm thấu đề vào mùn cưa, khi đó ta có thể bổ xung phụ gia để đóng bịch ngay.
    *Mùn cao su, bồ đề bị mốc: tiến hành tạo ẩm bằng nước vôi với độ pH=12-13, độ ẩm của nguyên liệu đạt ở ngưỡng 62-65%. ủ lại đống trong thời gian khong 3 ngày, sau đó tiến hành đo đống ủ theo phương pháp đo tương tự như đo đống ủ rơm. trong khi ủ lại ta bổ xung thêm từ 0,15-0,2kg vôi bột/1 tạ nguyên liệu. Thời gian ủ lại kéo dài từ 3-4 ngày khi đó ta tiến hành bổ xung dinh dưỡng để đóng bịch.
    *Đối với mùn cưa tạp (của loại gỗ mêm không có tinh dầu). Ta tiến hành tạo ẩm nguyên liệu bằng nước vôi có pH=12-13. sau đó chọn một vị trí cao trong nhà xưởng gom nguyên liệu thành đống có khích thước chiều rộng của đáy dưới khong 2,5m, chiều rộng của đáy trên khong 1,2-1,5m. chiều cao 0,8-1,1m, chiều dài tuỳ thuộc vào trọng lượng của nguyên liệu (đống ủ phi có trọng lượng >=500kg)
    - Dùng nilong quây xung quanh đống ủ nhưng để hở bề mặt của đống ủ. Từ 3-4 ngày sau ta đo đống ủ lần 1. Về phương pháp đo tương tự đo nguyên liệu rơm rạ nhưng trong quá trình đo ta bổ xung thêm 2,5kg đạm urê và 5kg đạm sulfat/tấn nguyên liệu đã tạo ẩm chuẩn.
    - 4 ngày sau ta đo lần 2. ở lần đo 2 ta bổ xung thêm 15kg bột nhẹ CaCO3/tấn nguyên liệu.
    - 4 ngày sau ta đo lần 3. Bổ xung thêm 15kg supe lân/1tấn nguyên liệu. Lượng MgSO4 hoà tan vào nước và phun đều cho đống ủ.
    - 4 ngày sau ta đo lần cuối. ở lần đo này ta tiến hành hiệu chỉnh độ ẩm bằng nước sạch sao cho độ ẩm của nguyên liệu đạt từ 62-65% (Nếu đưa vào túi 25x35 nén chặt đầy đến miệng đạt từ 2,2-2,3kg). Thời gian tiếp tục ủ lại phụ thuộc vào mùi NH3. Nếu mùi khai đã hết thì kết thúc quá trình ủ.
    - Để chuyển về dạng đồng nhất, từ khó tiêu thành dễ tiêu.
    *Chú ý: Để kiểm tra độ ẩm đạt từ 62-65%f cho vào túi có kích thước 25x35, nén chặt và đóng đầy đến miệng túi. Nếu trọng lượng túi đạt
    2,1 ?" 2,2 kg (mùn bồ đề)
    2,3 ?" 2,4 kg (mùn tạp)
    2,4 ?" 2,5 kg (mùn cao su)
    thì độ ẩm nguyên liệu đạt ở ngưỡng 62-65%.
    Bảo quản mùn cưa: để mùn cưa ở độ ẩm 45-50%. Tiến hành bổ xung vôi bột với lượng 0,7kg/tạ mùn sau đó ủ lại thành đống. Cứ sau 15-20 ngày, ta đo lại 1 lần, ở mỗi lần ta kiểm tra độ pH. Bằng cách lấy 1kg mùn cưa và 1l nước khuấy trộn và để 30 phút, dùng giấy quỳ để kiểm tra.
    Nếu pH>7 thì +0,5
    Nếu pH<7 thì -0,5
    Mỗi lần đo lại bổ xung thêm 0,2kg vôi bột/tạ mùn cưa. thời gian bảo quản tối đa có thể được 1 năm mà chất lượng mùn cưa gim không đáng kể.
    5) Bổ xung phụ gia:
    a) Công thức:
    Bột ngô nghiền mịn 5-7% so với mùn cưa tạo ẩm chuẩn
    Cám gạo 3-5%
    Bột nhẹ 1,2-1,5%
    Phụ thuộc vào chất lượng mùn cưa. nếu mùn cưa cao su bổ xung lượng nhỏ nhất
    Nếu là mùn cưa bồ đề thi bổ xung lượng lớn nhất.
    b) Một số điểm lưu ý trong qua trình đóng bịch:
    25x35 (2 lớp túi)
    + Bịch được đóng căng, phẳng, chặt tay, tuyệt đối không được để túi bị rạn. Trọng lượng trung bình của 1 bịch đạt từ 1,2-1,3kg với mùn cưa bồ đề.
    1,3-1,4kg với mùn cưa tạp
    1,4-1,5kg với mùn cưa cao su.
    + Sau khi đóng bịch ta phi tiến hành hấp bịch ngay không được để thời gian quá 8h kể từ khi trộn thêm dinh dưỡng (nếu không sẽ bị chua).
    6) Hấp bich:
    a) Chế độ hấp:
    Có các chế độ sau:
    Từ 95-100oC: 12-16h (tính từ khi nhiệt trong bịch đạt 95oC)
    -Hấp ở 100-105oC trong 10-12h
    - 105-109 oC 10h
    - 109-115 oC 6-8h
    - 115-121 oC 5-6h
    - 121-129 oC 4-5h
    - 129-134 oC 3-4h
    b) Một số điểm lưu ý trong quá trình hấp bịch:
    + Kiểm tra các thiết bị an toàn như van x, van tiếp nước, cửa lò.. trước khi đưa bịch vào trong lò.
    + Bịch được xếp vào lò: xếp đứng và tuyệt đối không để nắp của bịch dưới chọc vào đáy của bịch trên.
    + Trong suốt quá trình đốt lò không được để nhiệt độ < 95oC sau khi đã tính giờ
    + Trong quá trình đốt, van xả luôn mở. Khi bếp tắt, khoá van đó lại.
    + Nước tiếp vào lò mỗi lần tối đa 10l, tiếp nước khi than đang cháy tốt.
    + Sau khi tắt bếp ta để im bịch trong lò cho tới khi nhiệt trong bịch đạt từ 55-60oC đúng lúc đó phi mởi cửa lò và ra lò hấp. Tuyệt đối không được để bịch nguội hẳn trong lò.
    + Bịch được chuyển vào phòng chờ, mở nắp chụp. Sau 24h tiến hành cấy giống.
    7) Để nguội cấy giống:
    a) Chuẩn bị phòng chờ cấy:
    + Bịch linh chi sau khi đã hấp được chuyển vào 1 phòng sạch, kín gió. Bịch được mở nắp chụp và xếp lên các tầng giàn, tuyệt đối không được xếp bịch chồng lên nhau. Sau khi bịch đã nguội hẳn ta tiến hành cấy giống.
    + Mô hình phòng chờ cấy
    - Phòng chờ cấy có thể là phòng cố định hay di động với diện tích >8m2
    - Chất liệu làm phòng cấy di động là vi dù hoặc bạt dứa được may như 1 cái màn có cửa.
    Kích thước rộng: 3m
    Dài: 4m
    Cao: 2,5m
    4 góc có 4 tai.
    Nền phòng là vi nilong dầy
    - Vị trí cấy: chọn những ni sạch sẽ, không có ánh nắng chiếu trực tiếp và không có gió để căng phòng.
    Sau mỗi đợt cấy giống ta thu lại phòng, giặt sạch, phi khô.
    - Các dụng cụ trong phòng cấy:
    Hộp cấy bằng gỗ hoặc bằng nilong
    Đèn cồn, que cấy bằng inox, bông vệ sinh, cồn sát khuẩn (70o), cồn đốt (90o), khay đựng.
    - Người cấy giống:
    Nắm vững các thao tác cấy.
    Trong phòng cấy tối đa là 2 người. Người cấy giống phi tắm sạch sẽ, mặc quần áo vi sợi, quần chun, áo khuy bấm, miệng bịt khẩu trang, có mũ đội đầu. Những người ra mồ hôi tay phi có găng tay cao su.
    b) Cấy giống:
    - Bước 1: dùng bình xịt xịt cồn mù vào hộp cấy sau đó lấy bông sạch lau khô toàn bộ phía trong hộp cấy.
    - Bước 2: lấy bông tẩm cồn, vệ sinh tay gồm móng tay, kẽ tay, bàn tay, khuỷu tay. Lấy bông khác tẩm cồn vệ sinh que cấy. Vỏ chai giống ở phía ngoài, giá đỡ chai giống, chờ cho tay khô, tiến hành châm đèn cồn. H que cấy trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó từ từ mở miệng chai giống trên lửa đèn cồn và h miệng chai giống trên ngọn lửa. Dùng que cấy phá và bóc lớp màng dai trên miệng chai giống. Bỏ toàn bộ phần giống bị tổn thương ở dưới lớp màng dai và phần giống tạo thành khối ở phía dưới, dùng que cấy g?i nhẹ nhàng, sau đó đặt chai giống nằm ngang trên giá đỡ miệng chai trên ngọn lửa đèn cồn.
    - Bước 3: một tay xoay nhẹ nút bông nhưng không mở hẳn. sau đó tay cầm que cấy kẹp nút bông và tiến hành đưa giống từ từ vào miệng bịch với lượng giống đầy 2/3 cổ nút. Kéo cổ nút và nghiêng 1 góc 45o và đưa giống xuống, sau đó ta giếng vào lần thứ 2 đầy 2/3 cổ nút và đưa giống xuống. Cuối cùng ở tư thế nghiêng 45o ta nút bông lại. Sau đó 1 tay cầm đáy bịch, 1 tay cầm cổ nút rung nhẹ để giống dàn đều ra bề mặt.
    *Một số điểm lưu ý:
    - Tỷ lệ giống cấy trung bình 1 chai 0,3kg cấy 25 bịch.
    - Giống linh chi được cấy vào bịch bắt buộc phi là giống cấp 2 (các loại khác là cấp 3).
    - Khi lấy giống phi làm ti nhẹ để giống không bị tổn thương.
    - Tuyệt đối không được cấy giống ở thời điểm nhiệt độ trung bình 37oC.
    8) ươm bịch: (nuôi sợi)
    a) Điều kiện của của khu vực nuôi sợi:
    + Linh chi được nuôi ở trong nhà xưởng ** bo các điều kiện sạch, thông thoáng, khô ráo, ánh sáng yếu, nhiệt độ trung bình từ 18-32oC. Nhà xưởng nên thiết kế thêm các hệ thống dàn giáo để tiết kiệm diện tích trong giai đoạn ươm .
    + Cách đặt bịch: bịch được đặt trên các tầng giàn với khong cách bịch cách bịch 2-3cảm. Trong suốt giai đoạn ươm hạn chế tối đa việc động chạm vào các bịch và tuyệt đối không được tới nước trực tiếp vào bịch.
    b) Một số biểu hiện bệnh diễn ra trong giai đoạn ươm và cách khắc phục.
    * Nhiễm mốc:
    - Nhiễm mốc bề mặt bịch:
    + Do nút bông bị ướt hoặc độ ẩm của khu vực nuôi qua cao (>85%)
    + Do chai giống đưa vào cấy bị nhiễm mốc.
    + Do phòng cấy bị ô nhiễm và thao tác cấy không đúng kỹ thuật
    - Nhiễm mốc điểm ở xung xung quanh bịch do:
    + Túi thủng
    + Do bột ngô và cám gạo nghiền không mịn
    + Do mùn cưa không sàng lọc tốt.
    - Nhiễm mốc toàn bộ bịch:
    + Nhiễm mốc trắng (mù sợi) (rối lại)
    +Nhiễm mốc đen, xanh toàn bộ bịch
    Nguyên nhân của nhiễm mốc trắng:
    - Nguyên liệu sống (nhiệt độ thấp, không ổn định, thời gian hấp quá ngắn, kỹ thuật xếp bịch vào lò không đạt tiêu chuẩn)
    - Nhiệt độ ở khu vục ươm quá cao, độ ẩm cao và thiếu không khí.
    Nguyên nhân mốc đen, xanh:
    - Độ pH thấp (ngay lúc cấy giống <6,5). Kết hợp với khu vực cấy giống bị ô nhiễm trong thời gian hấp càng dài pH càng gim, chất lượng gim.
    *Hệ sợi bị co lại:
    - Do độ ẩm của nguyên liệu quá cao (ở đáy túi cao hơnf sợi không đi xuống)
    - Do bề mặt nguyên liệu quá khô
    - Do hiện tượng bị nhiễm mốc ở phía dưới hoặc lẫn sợi nấm lạ.
    - Độ pH của nguyên liệu quá cao (>8,5)
    - Nguyên liệu quá mịn.
    *Giống nấm bị chết
    - Môi trường bị ngộ độc (mùn cưa đã xử lý qua hoá chất chống mốc)
    - Giống nấm linh chi quá già nhưng vẫn cố tình cấy (đã kín đáy chai sau 10 ngày ở điều kiện bình thường)
    - Đưa cả màng dai của nấm linh chi vào cấy.
    - Hơ miệng chai giống trên ngọn lửa đèn cồn quá lâu
    - Bịch nguyên liệu chưa nguội hẳn đã cấy.
    - Nguyên liệu vẫn còn hàm lượng NH3 quá cao.
    c) Chăm sóc bịch trong giai đoạn ươm.
    + Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7: hạn chế va chạm vào bịch.
    + Từ ngày 8-12 tập trung chọn bịch nhiễm (loại bỏ tất cả những bịch bị nhiễm mốc toàn bộ hoặc những bịch bị chết giống). Những bịch bị nhiễm mốc điểm hoặc những bịch hệ sợi bị co lại ta tách để nuôi riêng ra một khu.
    + Đến ngày 14-15: lúc này sợi linh chi đã bao phủ khong 1/2 bịch. Vào đúng thời điểm này ta tiến hành tháo mút bông.
    Rửa tay bằng cồn sát khuẩn
    Một tay cố định vùng có nút, tay kia xoay để tháo nút bông
    Lấy một ít bông ở giữa nút, xé ti và đậy trở lại vào cổ bịch sao cho phần bông phía dưới chạm với nguyên liệu ở bề mặt. Phần bông phia trên đầy 1/2 cổ nút. Sau đó đặt bịch trở lại lên giàn và từ ngày hôm sau trở đi tuyệt đối không được động vào cổ nút
    Từ ngày 16-25: một quả thể đã vượt khỏi cổ nút lên phía trên và sợi nấm dần phủ kín đáy túi. Đúng vào thời điểm đó kết thúc giai đoạn ươm bịch.
    9) Chăm sóc, thu hoạch:
    a) Chuẩn bị khu vực chăm sóc
    + Khu vực chăm sóc ** bo một số các điều kiện sau: sạch, thông thoáng, kín gió, độ ẩm cao, ánh sáng tán xạ đủ để một người bình thường đọc được sách với cường độ chiếu sáng phân bố đều ở mọi vị trí, nhiệt độ khống chế ở mức 20-300oC.
    + Nhà xưởng nên thiết kế hệ thống dàn thưa có kích thước: chiều rộng từng dàn: 0,7-0,8m, khong cách giữa các tầng dàn là 0,6m.
    Sắp đặt trên dàn là hệ thống sạp thưa chiều dài từ 1,5 đến 2m (từng giàn). Thường mỗi giàn làm 4 tầng. Giàn dưới sát mặt đất.
    b) Phương pháp đặt bịch vào khu vực chăm sóc.
    + Linh chi khi quả thể đã vượt khỏi cổ nút ta chuyển các bịch này vào khu vực chăm sóc đặt trên các tầng giàn theo khong cách bịch cách bịch 5-7cảm. Bịch ở các hàng khác nhau trong một tầng giàn thì được đặt so le nhau.
    + Trong giai đoạn vận chuyển tuyệt đối không được cầm vào cổ nút hoặc các tác động c học tới cổ nút.
    c) Phương pháp chăm sóc:
    + Hàng ngày dùng bình phun tưới phun sương mù nhẹ lên bề mặt phía trên của quả thể sao cho bề mặt đủ ướt nước. Mỗi ngày tưới từ 2-3 lần (tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết). Mặt khác ta thường xuyên tưới nước xuống nền nhà sao cho nền nhà trồng nấm luôn luôn ẩm. Quá trình chăm sóc như trên diễn ra liên tục trong thời gian khong 1 tháng (khi vành trắng ở xung quanh mũ quả thể vừa hết thì nấm đến tuổi hái)
    d) Phương pháp thu hái:
    - Chuẩn bị dao thật sạch, chậu nước sạch, giẻ mềm, bông nước vôi đặc (nồng độ 2-3%).
    + Cách hái: 1 tay cố định vùng cổ nút, tay kia cắt phẳng chân nấm bám sát vào cổ nút. Quả thể nấm được th vào nước sạch, lấy giẻ mềm để lau mặt trên của mũ quả thể sau đó đặt quả thể nằm ngửa trên những khay thưa để phi ngoài nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ 45-55oC. Thời gian phi và sấy đối với linh chi tố đa là 24h sao cho quả thể khô ròn (3kg tưi=1kg khô). Sản phẩm được cho vào túi nilông 2 lớp và lớp ngoài cùng là lớp bao ti dứa. Vuốt từ phía dưới lên để đuổi không khí ra khỏi túi. Từng lớp một buộc kín đầu và bảo quản sản phẩm này ở ni khô ráo. thời gian bảo quản tối đa là 12 tháng..
    nấm khác.
    Casper
    Được caspermini sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 29/09/2003

Chia sẻ trang này