1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bác phân biệt giùm em các từ hợp danh, liên danh, hợp doanh, liên doanh !

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi mattroilanh_tt, 02/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mattroilanh_tt

    mattroilanh_tt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Các bác phân biệt giùm em các từ hợp danh, liên danh, hợp doanh, liên doanh !

    Em đọc luật doanh nghiệp thấy chỉ tồn tại hình thức công ty hợp danh, vậy công ty liên doanh hay hợp doanh là gì ? Tồn tại dưới hình thức nào theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại.
    Có phải liên danh là không thành lập một pháp nhân mới còn liên doanh là phải thành lập một pháp nhân mới không ?
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Trong luật đầu tư nước ngoài, em thấy chỉ có hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. chưa nghe thấy doanh nghiệp liên danh. Có nữa à?.
    Còn việc doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam thì sao nhỉ?. Nó gọi là hình thức gì
    Hợp doanh cũng không nghe thấy. Chỉ nghe công ty hợp danh. Hợp danh là 2 hay nhiều người liên kết với nhau trên cơ sở kinh doanh kiếm lợi nhuận, thực chất nó là một hợp đồng. Các thành viên đối nhân chịu trách nhiệm vô hạn, và khi 1 thành viên kiếm được 1 vụ việc thì vụ việc đó mặc nhiên là của cả công ty.
    TRong luật đầu tư nước ngòai thì có 3 lọai doanh nghiệp: công ty liên doanh, công ty 100% vôn nước ngòai và hợp đồng hợp tác kinh doanh (thực chất nó không là doanh nghiệp)
    Luật doanh nghiệp trong nước thì là : công ty nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã.
  3. mattroilanh_tt

    mattroilanh_tt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Không, liên danh và hợp doanh không phải là công ty, chỉ nghe thấy khái niệm "các bên hợp doanh" trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và "nhà thầu liên danh". Các khái niệm này còn được sử dụng ở đâu nữa không???
  4. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    hờ. theo tớ biết thì hình thức hợp danh thành lập 1 pháp nhân kinh doanh mới, trong đó bắt buộc thành viên sáng lập phải có 1 người là người có chuyên môn về lĩnh vực mà doanh nghiệp được thành lập. tên của nó là : Công ty hợp danh XYZ. viết rõ ràng như vậy. hờ
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trước hết về cái từ "liên doanh".
    Từ này bắt đầu từ luật đầu tư nước ngoài khi đề cập đến hình thức một doanh nghiệp - một pháp nhân mới - hình thành trên cở sở hợp đồng liên doanh hay thỏa thuận góp vốn giữa một hay một số đối tác VN và một hay một số đối tác nước ngoài.
    Theo Luật đầu tư nước ngoài 1994 (sửa đổi năm 98 và 2000) thì Cty liên doanh là một hình thức doanh nghiệp, hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài và được thành lập dưới hình thức cty trách nhiệm hữu hạn, còn theo luật đầu tư chung 2005 thì khái niệm cty liên doanh không còn được nhắc đến như một hình thức doanh nghệp mà chỉ còn là một hình thức đầu tư trực tiếp vào VN. Trong trường hợp này, hình thức đầu tư dưới hình thức cty liên doanh được tổ chức và hoạt động đưới mô hình Cty TNHH 2 tv trở lên hoặc cty CP tùy theo chọn lựa của các bên.
    Cần lưu ý rằng "liên doanh" khác rất xa với "liên danh", người ta thường sử dụng từ "liên danh" khi có từ 2 hay nhiều hơn doanh nghiệp cùng tham gia đấu thầu một công trình hay một dự án.
    Như vậy, mô hình Cty liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại VN đã cáo chung (các cty liên doanh đang tồn tại có thể chuyển đổi thành cty TNHH hoặc cty CP, hoặc không chuyển đổi), mà chỉ còn là một hình thức, một cách thức đầu tư nước ngoài thui.
    Còn mô hình cty hợp danh, thì xin kính mời lôi Luật doanh nghiệp ra mừ đọc và nghiên cứu.
    Thân mến.
    ---
    fsai - thầy cãi số 1 về ly hôn
  6. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    He,
    Hợp danh, liên danh, hợp doanh, liên doanh, Đúng là một mớ bòng bong,
    Tớ thấy rằng trong 4 cái cục trên thì có liên doanh, hợp doanh là pháp nhân (theo luật bây giờ chứ hồi xưa thì hợp danh ko phải là pháp nhân), còn liên danh và hợp doanh thì không phải.
    1. Đúng như fsai nói, Liên doanh là một công ty (pháp nhân) hình thành nên giữa một (hoặc nhiều) bên là doanh nghiệp Việt Nam với một (hoặc) nhiều bên là doanh nhân nước ngoài. Mà theo Luật đầu tư thời xa xưa (năm 1993) còn gọi là "Xí nghiệp liên doanh" (Tớ cũng không thích gọi này vì gọi "xí nghiệp" là tớ nghĩ đến nhà ...í) trên cơ sở pháp lý là Hợp đồng Liên doanh. Đây là một hình thức của Công ty đối vốn, được quy định trong Luật Đầu tư.
    2. Hợp danh, cụ tỷ là Công ty luật hợp danh, được quy định trong Luật Doanh nghiệp là pháp nhân hình thành trên cơ sở những người có cùng chuyên môn nhất định mà theo quy định của pháp luật phải có mới được thành lập. Hợp danh thường dùng trong các ngành nghề cần có uy tín cao như Công ty luật hợp danh, Công ty hợp danh về y học (các bác sỹ), ... Đây là hình thức công ty đối nhân.
    3. Hợp doanh: Không phải là pháp nhân, chỉ tồn tại dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh, nôm na là anh em bắt tay vào cùng làm một phi vụ, xong thì giải tán nhưng cũng cần phải có hợp đồng để rành buộc trách nhiệm. Trước đây tớ còn nghe đến "Công tư hợp doanh" nữa, đó là thời kỳ cải tạo tư bản tư doanh, xa xưa rồi nên thấy cũng chả cần nhắc lại.
    4. Liên danh, đúng là tớ cũng chỉ nghe thấy có nhà thầu liên danh, thường dùng trong các Hợp đồng BOT, BT. Trong đó, bên B bao gồm nhiều nhà thầu ("chung tên - liên danh") đứng lên để thực hiện hợp đồng, khác với kiểu nhà thầu "turn key" (chìa khoá trao tay) bên B chỉ có một doanh nghiệp đứng lên bao trọn công trình và có thể share bớt một vài hạng mục cho các nhà thầu phụ khác đảm đương nhưng nhà thầu "turn key" vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm với Chủ đầu tư.
    Bác nào bổ sung cụ tỷ hơn nhé.

Chia sẻ trang này