1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bài giảng của thầy Nguyệt Quang Tử

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi miraclelast, 14/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NguoiKiemTim

    NguoiKiemTim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng xin trích dẫn một bài rất đáng đọc của bác NQT từ web tukhicongdentamlinh
    GÓP MỘT LỜI BÀN
    "Thời gian gần đây có rất nhiều các môn phái phát triển ở nước ta như : Nhân điện, Khí công động, Khí công tĩnh, Tâm năng dưỡng sinh, Tâm thể dưỡng sinh, YOGA...Tôi có quan điểm bất kỳ môn nào đem lại sức khỏe cho dân, giúp dân giúp nước dù nhiều hay ít thì đều quí cả. Không hiểu mọi người nghĩ thế nào nhưng hình như các môn này đều có gốc là khí công thì phải, môn nào cũng phải khai mở Luân xa ( hoặc còn gọi là Cửa hút, Cửa đẩy ), khai mở huyệt đạo, khai thông kinh mạch...Môn nào cũng phải hít thở, dẫn khí rồi cao hơn nữa là sinh khí tạo lực để phục vụ cho mục đích của người luyện.
    Theo kinh nghiệm của tôi thì, có nhiều người luyện tập không đúng hoặc quá vội vàng trong khi luyện. Trước hết nói về thở : Thở trong luyện tập bất kỳ môn nào cũng đều rất quan trọng, cách thở thì các Thầy cũng dạy nhiều rồi, nhưng ta cũng nên đặt câu hỏi “điều kiện để học thở cho có hiệu quả là gì”. Theo tôi thì thở 4 thì chính là biện pháp áp đặt luồng khí đi vào cơ thể theo ý của mình ( tất nhiên là ở đây tôi nói đến khí bức xạ sinh học, hay còn gọi là năng lượng Vũ trụ ). Khí được thu vào hoặc xả ra qua các Luân xa và Huyệt đạo, khí được dẫn đi theo các đường Kinh mạch, Lạc mạch và cả Huyết mạch nữa. Trong trường hợp Luân xa, Huyệt đạo chưa được khai mở hoặc khai mở chưa tốt, trong khi Kinh mạch, Lạc mạch chưa thông hoặc chưa thông hẳn thì khí sẽ đi như thế nào ?
    Phải chăng đây chính là nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến việc loạn khí, hoặc tệ hơn nữa là khi người tập quá say mê, quyết tâm luyện cho được lúc đó khí rất loạn và dẫn đến “Tẩu hỏa nhập ma”. Có một vài môn phái khi khai mở lại rất thụ động, ngừơi tập chỉ biết đã mở rồi nhưng mở như thế đã được chưa thì ( xin lỗi nhé ) ngay cả một số Thầy cũng không trả lời được câu hỏi này. Nên chăng các Thầy haỹ giành một thời gian thích đáng để khai mở Luân xa, Huyệt đạo khai thông Kinh mạch, Lạc mạch,Huyết mạch, hệ thống thần kinh và cả hệ thống các đường ống dẫn dịch ở trong cơ thể nữa. Ta cần lưu ý rằng thời gian để khai mở cho từng người khác nhau là khác nhau bởi vì cơ địa, sức khỏe của họ rất khác nhau. Chính vì vậy trong một lớp học có nhiều đối tượng thì người Thầy phải phân loại ra để có biện pháp thích hợp, có khi phải khai mở riêng, phải kéo dài thời gian khai mở cho một số người nào đó. Ngay cả sau khi khai mở xong thì vẫn có một số người cơ địa của họ không tốt thì vẫn không học thở được, lúc đó nên khuyên người ta hãy ngồi thiền một cách thụ động, tức là chỉ cần ngồi im và tâm niệm thu khí để cho cơ thể từng bước thay đổi dần dần tạo điều kiện cho việc khai mở khai thông được hoàn thiện...
    Chúng ta phải hoàn thiện đường ống nước của nhà mình trước, đảm baỏ nó thông suốt rồi, không dò rỉ chỗ nào... Lúc đó hãy mở van cấp nước nối thông với nhà máy nước, nếu không thì nước có thể không chảy về hoặc bị dò rỉ trên đường đi...
    Tôi không hiểu cái xu hướng đào tạo bây giờ nó thế nào mà lắm người loạn khí thế, lắm người có trình độ cao nhanh thế – những người này cứ mở mồm ra là dẫn chứng kinh sách, họ sử dụng toàn những từ ngữ chuyên môn cao cấp! nghe thì cũng thấy hấp dẫn nhưng chẳng hiểu gì cả, không hiểu bà con ta học tập tu luyện thế nào. Nếu như thời gian qua Tâm linh nước nhà đã phát triển để có thể đào tạo được nhiều người tài như thế thì...may lắm...may lắm. Có môt số kẻ còn lợi dụng vào Đạo đê có những lời nói thậm trí cả hành đông không đúng nhằm chông lại đât nước, làm hại dân tôc. Những kẻ đó nhât định sẽ bị trừng phạt.
    Tôi chỉ xin có lời nhắn gửi : “ Đã có tài rồi thì hãy làm những việc cụ thể để giúp dân giúp nước đi, hãy truyền đạt đến mọi người bằng những từ ngữ dân dã để ai cũng hiểu được. Tu cho riêng mình thì quá đơn giản, “ Tu vì vạn vật chúng sinh thì mới khó.”
    Những môn khác thì tôi không tham gia nữa, bây giờ tôi chỉ nói về khí công. Làm thế nào để người học biết được Luân xa, Huyệt đạo, Kinh mạch... của mình đã được khai mở ?
    Chúng ta đều biết rằng có khí đi vào người thì đồng thời phải có khí đi ra khỏi người, khí đi vào thông thường phải qua các Huyệt đạo chính như Bách hội, Ấn đường... còn khí đi ra thông thường được xả xuống tay chân. Nếu Huyệt đạo được khai mở tốt, kinh mạch đã được khai thông thì giai đoạn đầu ta sẽ cảm thấy các đầu ngón tay căng tức ( đầu ngón chân cũng vậy nhưng cảm nhận ở đầu ngón tay dễ hơn đầu ngón chân ) sau đó sẽ cảm thấy ở đầu ngón tay như có gió thổi nhẹ, khi nào luồng khí này lưu thông đều tức là kinh mạch chúng ta đã thông thoáng rồi. Đến lúc này mà học thở thì kết quả sẽ tốt hơn.
    Thở khí công chính là luyện tập để tạo Chân khí ở Đan điền, Chân khí lại được hình thành từ Tông khí và Nguyên khí, nếu không tạo được Chân khí thì việc học khí công coi như chưa thành. Nguyên khí là thứ khí đã có sẵn trong cơ thể mỗi người khi còn là bào thai, Tông khí được hình thành từ Dinh khí (là thứ khí do đồ ăn thức uống đem lại) và khí trời mà chúng ta vẫn hít thở vào hàng ngày. Khi Dinh khí kém thì Tông khí kém và vì vậy rất khó tạo được Chân khí tốt. Chính vì nguyên nhân này cho nên những người bệnh nặng, hoặc thể trạng còn quá yếu thì chưa nên học các bài khí công cơ bản, trong trường hợp này người Thầy nên khai mở huyệt đạo khai thông kinh mạch ...và chữa bệnh giúp họ, đến khi cơ thể có sức khỏe tương đối tốt rồi thì hãy học. Hiện nay quan điểm : Có ốm yếu mới phải tập luyện vừa đúng vừa chưa đúng, bởi vì thực tế có những người học một thời gian, thậm chí ngay từ bàì thở đầu tiên đã không thể nào theo được, họ đành phải bỏ, cũng có trường hợp càng luyện tập thì càng ốm.
    Đấy là nói về khí công dưỡng sinh, còn khí công nâng cao thì sao ?
    Ba trung tâm đan điền ( Đan điền Hạ, đan điền Trung và đan điền Thượng) là ba cái kho năng lượng của cơ thể con người, nếu những kho này chưa đủ năng lượng thì người luyện khí chỉ luyện cho vui thôi chứ những người này sẽ không làm được việc gì cho ra trò cả.Tôi có một ông bạn đi học khí công cùng ngày với tôi,sau một thời gian tôi không theo Thầy nữa mà tự luyện còn ông ta theo Thầy liên tục 10 năm…đến năm 2009 ông ta gặp tôi thì đan điền hạ của ông ta vẫn chưa hoàn chỉnh
    Học trò học khí công còn chưa có được đan điền tốt mà Thầy dạy người ta học : Tứ thần pháp, Vô hình pháp, nhập hóa, xuất thần…để làm gì ? Xây nhà cao tầng trên một nền móng không vững chắc thì kết quả sẽ ra sao ?
    Nếu chỉ học dưỡng sinh thôi thì nên học như thế nào ? Học đến đâu là hợp lý ?
    Nếu học theo hướng tu luyện lâu dài, học để đào tạo nhân tài thì nên học như thế nào ?
    Tôi được biết có những người học khí công 5 năm, thậm chí trên 10năm rồi và theo họ nói thì họ đã học nhiều lớp cao cấp thế mà những kiến thức cơ bản của khí công vẫn chưa nắm vững,thậm chí cảm nhận khí còn chưa rõ. Có nhiều người lại rất ham mê quyền năng, chỉ muốn nhanh chóng đắc đạo, nên nhớ rằng việc giải thoát ngay đến PHẬT cũng không giúp ta được, nó cũng giống như việc ăn uống và hít thở thì không ai làm thay ai được. Phật Tổ ADIĐÀ cũng đã nói : “Chúng ta cũng chỉ là những người chỉ ra một con đường để đi đến giải thoát mà thôi, có giải thoát được không là do sự cố gắng của mỗi người và còn cần phải có duyên nữa.” Theo tôi việc tu luyện không thể tính theo năm tháng được mà phải tính theo kiếp tu,thậm chí cần phải có nhiều kiếp tu.
    Mỗi người khi đi vào con đường tu luyện nên đặt ra mục đích cho riêng mình, mục đích thứ nhất là có được một cơ thể khỏe mạnh, mục đích thứ hai là có một trái tim trong sáng và càng ngày càng sáng. Cố gắng làm sao thu nhỏ được phần “con” trong mỗi chúng ta và làm cho phần “Người” càng ngày càng lớn thêm lên. Đối với những người gặp được cơ duyên, khai mở được tiềm năng thì phải có được những biểu hiện cụ thể như sau : Nhìn được, nghe được, chí ít cũng phải cảm nhận thật tốt, biểu hiện cụ thể là :
    Những người này khi bước vào nhà ai phải biết ngay khí nhà này tốt hay xấu và có thể biết thêm nhiều cái khác nữa...Biết chữa những bệnh thông thường, rồi từng bước chữa đến những bệnh khó bao gồm cả bệnh ung thư và bệnh tiểu đường. Biết được những hiện tượng lạ trong không gian đã là khó, nhưng còn phải biết cả cách giải quyết những cái đó nữa . Sau khi đã có quyền năng tương đối rồi thì phải đem khả năng đó đi giúp dân giúp nước, cứ làm nhiều việc tốt, làm thật nhiều việc tốt thì càng gần đến điểm giải thoát...
    Đã có người hỏi tôi : Môn của bác là môn gì ? Tôi trả lời : Môn Tâm – Thần.
    -- Tại sao lại như vậy ?
    -- Môn của tôi muốn học để có được kết quả cao thì cần có hai yếu tố Tâm và Thần. Người học phải có tâm sáng và phải có mong muốn để cho tâm càng ngày càng sáng, tất nhiên đây phải là một mong muốn chân thật và đi theo nó là một sự cố gắng không mệt mỏi. Yếu tố thứ hai là dứt khoát phải có lực lượng Tâm Linh hỗ trợ mà thực tế là dạy bảo. Khi học rồi thì cũng chưa phải là đủ, mà còn phải đem kiến thức ấy áp dụng vào cuộc sống tức là phải thực hiện bằng được mục đích : Đưa tinh hoa của thế giới Tâm Linh vào cuộc đời trần tục.
    Trong quá trình luyện tập nếu không được sự hỗ trợ từ thế giới vô hình,tức là chúng ta chỉ tập thực công thôi thì chúng ta có thể có một cơ thể khỏe mạnh dẻo dai nhưng không đủ điều kiện để có thể bước sang một thế giới khác.Những người từ thế giới Tâm linh họ hiểu rất rõ cơ địa của chúng ta,hiểu rất rõ xuất sứ của chúng ta và cũng có thể dự đoán được tương lai của chúng ta nữa.Từ những điều kiện ấy người Thầy từ thế giới vô hình biết rất rõ với cơ địa như thế cần phải luyện tập như thế nào thì tốt nhất.
    Đối với môn Khí công - Tâm linh thì yếu tố lòng tin là quan trọng nhất,tất nhiên là lòng tin vào Khoa học – Tâm linh chứ không phải lòng tin vu vơ mù quáng,tôi thấy tất cả những người mê tín mù quáng thì chả có ai làm nên trò trống gì cả.
    Yếu tố thứ hai cần có là : Không tham lam. Tất nhiên ở đây tham lam cần hiểu theo nghĩa rộng đối với mọi lĩnh vực.
    Yếu tố thứ ba là phải chấp nhận : Khổ công tu luyện lâu dài.
    Yếu tố thứ tư là phải biết : Quyên mình vì người khác, thấy người khác hạnh phúc thì mình cũng thấy hạnh phúc"
  2. hatnang1234

    hatnang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Ông này chỉ nói có lý thôi chưa đi sâu vào vấn đề .Công nhận biết tổng hợp các bài viết trên mạng thành của mình .Vì tôi thấy thấp thoáng các bài viết trên đây .

    Chính vì vậy mà dạy các bài tâm linh để khai mở luân xa ,khai thông kinh mạch .Bây giờ tôi hỏi Nguyệt QT ông có biết khai mở kinh mạch là như thế nào không,ông cũng chẳng biết ,ông đưa ra thấy gió mát đầu ngón tay là thông ah ,cho ông biết ngay cả khi phát khí nóng rực cả bàn tay còn chưa thông nữa ...Ông có biết người bệnh thì phần âm khí bám đầy trong kinh mạch ,nhắm mắt lại là ảo giác ,ông biết cách nào làm cho hết ảo giác hay không .Ngồi im mà thu khí dần dần khai thông thì có lẽ phải đóng cưả hết bệnh viện,vì thu khí như vậy quá dễ dàng ,trong khi người bệnh làm sao mà thu khí tốt cho được .Người bệnh thì luân xa kinh mạch rối loạn ,họ lúc nào cũng thiếu phần thực khí,cơ thể không cân bằng được .Phải có pháp để học khôi phục lại phần thực khí đã mất do bệnh tật .Sau đó mới tính đến chữa bệnh .Đưa vào phần linh ảo giác còn kinh hoàng hơn ,người bình thường không có bệnh còn ảo giác huống hồ chi là người bệnh tật .Bậc Thầy lúc nào phải phát khí trực tiếp trên người bệnh để điều chỉnh liên tục ,làm gì có chuyện đưa các bài tập lên mạng tự tập mà điều chỉnh được .Phát trực tiếp còn chưa cân bằng được .Trong khí công trực tiếp là hiệu quả cao nhất ,còn phát từ xa hay từ trận hiệu quả giảm dần .
  3. NguoiKiemTim

    NguoiKiemTim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết nữa của NQT,chúng ta đọc để tham khảo nhé
    anhbanmai hỏi:

    Thưa thầy cho con hỏi về việc khai thông hai mạch nhâm đốc ,trong các công pháp khí công cũng như truyện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng việc khai thông nhâm đốc .Nhưng không biết làm sao có thể phân biệt được hai mạch nhâm mạch đốc có khai thông hay chưa ,căn cứ vào tiêu chuẩn thực tế như thế nào để biết được .Các công pháp trước đây khi luyện con có thể dẫn khí nóng lạnh đi bất kỳ đâu trên cơ thể ,cứ ngỡ mình đã thông hết bát mạch kì kinh .Nhưng qua nghiên cứu hoàn toàn không phải như vậy .Nên nhiều người con biết được họ cũng có thể làm được như vậy ,vận công phát khí rất thành thạo .Nhưng bệnh của họ thì không chữa khỏi được ,qua sách vở khi thông được hai mạch nhâm đốc thì hoàn toàn sạch bệnh .Và cũng qua nghiên cứu con học được một pháp để kiểm tra xem có thông mạch hay chưa ,thì con phát hiện mạch đốc của mình hoàn toàn không thông tí nào .Vậy công sức tập luyện gần như không có gì .Xin Thầy chỉ dạy .

    NGUYỆT QUANG TỬ trả lời
    Đây là một câu hỏi hay, đề tài này là một đề tài hấp dẫn bởi vì muốn học được khí công thì việc đầu tiên cần quan tâm chính là kinh mạch, huyệt đạo
    Theo tôi một người luyện khí công đúng bài bản cần phải trải qua 4 giai đoạn luyện để hoàn thiện thực thể
    1/ Khai mở huyệt đạo, khai thông kinh mạch
    2/ Khai mở đan điền hạ và đan điền trung,luyện đan điền
    3/ Kích phát và luyện hỏa xà
    4/ Khai mở đan điền thượng,khai mở thiên nhãn thiên nhĩ kích phát tiềm năng con người.
    Mục đích của người luyện khí chính là thu được khí bức xạ sinh học ( hay còn gọi là Linh khí,hoặc năng lượng Vũ trụ) vào cơ thể để làm sạch cơ thể và tăng cường sức khỏe.Sau khi cơ thể sạch thì phải nâng cấp năng lượng để từng bước ta chuyển đổi tầng năng lượng.Khi có năng lượng đủ lớn thì những tiềm năng sẵn có trong cơ thể sẽ được kích phát. Tiềm năng được kích phát đúng và đủ tức là ta đang tìm đường đi ra khỏi thế giới trần tục để bước vào một không gian khác có mức năng lượng cao hơn,trong sạch hơn.Nếu ta giữ được mức năng lượng cao này cho đến lúc chia tay với cõi trần thì linh hồn ta sẽ được về đúng nơi mà trong quá trình Tu luyện ta đã từng đến và làm việc.
    Từ những quan điểm trên cho nên tôi tạm phân loại người học như sau: - Những người luyện khí ở mức dưỡng sinh thì gọi là học khí công.
    - Những người muốn thay đổi tầng năng lượng thì gọi là luyện khí công.
    - Những người muốn có được tầng năng lượng cao và giữ vững năng lượng ấy cho đến cuối đời thì gọi là Tu luyện-khí công.
    Chính vì vậy cho nên: Những người học khí công thì đông,những người luyện khí công thì không nhiều,những người Tu luyện thì ít,những người Tu luyện thành công thì hiếm.
    - Muốn thu được năng lượng sạch từ Vũ trụ thì phải mở cửa ra để đón năng lượng vào và làm sạch đường để dẫn năng lượng đi.Cửa chính là Luân xa và Huyệt đạo, đường chính là Kinh mạch và Lạc mạch.
    - Muốn tích trữ được năng lượng thì phải có kho chứa.Kho chứa năng lượng chính là ba đan điền Hạ-Trung-Thượng
    - Muốn có nhiều năng lượng thì phải có nguồn cung cấp tại chỗ,nguồn để chuyển đổi và cung cấp năng lượng chính là Hỏa xà.Hỏa xà càng lớn càng khỏe mạnh thì khả năng tiếp nhận và cung cấp năng lượng cho cơ thể càng dồi dào và bền vững.
    - Muốn duy trì năng lượng ở mức cao thì phải kích phát được tiềm năng con người để con người đó có đủ khả năng tham gia vào công việc ở những tầng cao hơn.Tiềm năng con người lưu giữ chủ yếu ở nội não (Ở những tế bào não còn đang ngủ) cho nên cần phải khai mở đan điền thượng,cần phải kích phát hạch tùng,cần phải đánh thức các tế bào nội não.Khi kích phát được tiềm năng cũng có nghĩa là ta bắt đầu có ( hoặc được giao) quyền năng.
    Hai mạch Nhâm-Đốc là hai mạch rất quan trọng,mạch Đốc tổng quản tất cả các đường kinh dương còn mạch Nhâm tổng quản tất cả các đường kinh âm.Tuy mạch Nhâm-Đốc là rất quan trọng nhưng không thể quyết định tất cả được,hệ Kinh-Lạc là một hệ thống liên quan mật thiết với nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi chúng hoạt động trong một thể thống nhất, hoàn chỉnh.
    Trên một cánh tay đã có 6 đường kinh chính đi qua đó là: Kinh Phế,Kinh Đại trường,Kinh Tâm bào,Kinh Tam tiêu,Kinh Tâm và Kinh Tiểu trường,các đường kinh này lại được nối thông với nhau bởi các lạc mạch.Chính vì vậy khi ở cánh tay có một vài đường kinh chưa thông suốt nhưng khi vận khí vẫn cảm nhận được khí chạy trong cánh tay.Tương tự như vậy thì tại các khu vực khác trong cơ thể cũng có thể xảy ra tình trạng như thế.Ta có thể hiểu một cách hình tượng như sau,trên cánh tay chúng ta có 6 dòng sông đang chảy(6 đường kinh),các dòng sông này lại được nối thông với nhau bởi rất nhiều các con mương(hệ lạc mạch).Nếu không may có một khúc sông (hoặc mương) nào đó bị hẹp hoặc tắc thì nước vẫn có thể chảy vòng thông qua các con mương khác.
    Đối với người luyện tập khí công nhất là khí công bậc cao thì phải tìm cách khai thông mọi ách tắc trên hệ thống kinh lạc đảm bảo cho khí lưu hành thông suốt tại mọi nơi.Người luyện khí là những người đang muốn tích tụ rồi từng bước làm chủ một nguồn năng lượng lớn và tiến tới chỉ huy nguồn năng lượng ấy làm việc theo ý mình.Hệ thống kinh lạc là đường dẫn năng lượng trong cơ thể, đường đi mà ách tắc thì vận hành sao đây.
    Trong đông y có câu “ thông thì bất thống,thống thì bất thông” có nghĩa là “thông thì không đau, đau vì không thông”.Trường hợp nó thông nhưng không hoàn chỉnh thì rất khó nhận biết.
    Trong quá trình luyện tập khí công chúng ta phải luôn luôn lắng nghe cơ thể mình,nếu phát hiện có gì lạ thì phải báo cáo với Thầy khi kinh lạc bị ách tắc thì Thầy sẽ hỗ trợ để chữa bệnh cho.Trong giai đoạn đầu do hiệu ứng khí chạy có thể gây nên hiện tượng: giật giật…căng tức…nóng…lạnh…tê bì…thì đây chỉ là một dấu hiệu tốt chứ không phải là tốt.Ta phải hiểu rằng những khu vực có hiện tượng trên là khu vực đang được khai thông,khai mở…Khi việc khai thông,khai mở đã hoàn tất thì khí chạy trơn tru nhẹ nhàng rất dễ chịu.Do không hiểu biết cho nên có nhiều người khi thấy hiệu ứng khí giật mạnh rõ ràng thì rất thích tưởng rằng như thế là khí chạy tốt nhưng khi khí lưu chuyển trơn tru thì lại nói: “ bài này tập không ăn thua,chả thấy gì..! ”. Điều đáng buồn là có một số ông thầy cũng nghĩ như vậy hoặc giảng cho học trò như vậy.
    Để kiểm tra kinh mạch chúng ta đã thông suốt chưa thì kiểm tra ở đầu các ngón tay là dễ nhất. Tập trung tư tưởng dồn khí xuống hai bàn tay và ngón tay,sau đó phải thấy các đầu ngón tay hơi tê…buồn…man mát,chờ thêm một lúc sau ta sẽ thấy các đầu ngón tay căng mọng lên.Nên nhớ rằng tất cả 5 đầu ngón tay đều phải có cùng hiện tượng trên thì mới là tốt nhất. Đối với hai mạch Nhâm-đốc ta cũng phải cố gắng lắng nghe khi thấy khí chạy trơn chu… man mát đúng chiều thì là mạch đã thông.Chúng ta chỉ nên đưa khí đi bằng ý nghĩ thôi,nếu vận khí bằng sức lực thì sẽ rất khó phát hiện ra mạch đã thông hết chưa.
    Với những người mới tập thì việc nhận biết như trên là khó,chỉ có những người rất nhạy cảm thì mới sớm nhận biết được thôi.
    Về mạch Nhâm-Đốc thì chúng ta có thể áp dụng phương pháp sau sẽ dễ nhận biết hơn.Khi ném chuỗi tràng hạt của Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật vào mạch Nhâm-Đốc thì chuỗi tràng hạt này sẽ quay liên tục trong mạch để làm nhiệm vụ khai thông.Tràng hạt quay tạo cho chúng ta một cảm giác như có một sợi dây Cuaroa chạy trong người chúng ta dọc theo hai mạch Nhâm-đốc,hoặc có người lại nhận biết nó giống như là có một sợi xích xe tăng đang quay…Khi sợi dây hoặc sợi xích này chuyển động nhẹ nhàng đều đặn tức là Nhâm-đốc của chúng ta đã thông.
    Quan niệm cho rằng khi Nhâm-Đốc thông thì sẽ khỏi mọi loại bệnh thì cũng không đúng bởi vì Nhâm-Đốc rất quan trọng nhưng không có khả năng quyết định tất cả.Nói như thế này thì đúng: “ Nhâm-Đốc không thông thì đừng nói chuyện học giỏi khí công”.
    Để đánh giá chính xác hệ thống kinh mạch của một người thì cần phải nhờ đến những Thầy cao cấp,ngược lại một người Thầy khí công cao cấp và có tâm đức thì luôn để ý giúp học trò có một hệ thống kinh lạc thông suốt.
    Khi hệ thống kinh mạch đã thông rồi thì chúng ta vẫn phải thường xuyên thanh khí cơ thể để giữ cho kinh lạc lúc nào cũng thông suốt.Nếu không thanh khí thường xuyên thì kinh lạc lại có thể bị tắc do bị bẩn hoặc do những yếu tố ngoại lai tác động.Điều này giải thích vì sao những người đang tập khí công thường xuyên,đã có một cơ thể khỏe mạnh nhưng bỏ luyện tập thì cơ thể lại có thể bị nhiễm bệnh và sức khỏe kém dần đi.
    __________________
    Vui mà hành thiện,tâm con thiện
    Buồn mà hành thiện,con thiện tâm
  4. hatnang1234

    hatnang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    "Đối với hai mạch Nhâm-đốc ta cũng phải cố gắng lắng nghe khi thấy khí chạy trơn chu… man mát đúng chiều thì là mạch đã thông.Chúng ta chỉ nên đưa khí đi bằng ý nghĩ thôi,nếu vận khí bằng sức lực thì sẽ rất khó phát hiện ra mạch đã thông hết chưa."
    -----------------------------------------------------------------
    Cái này là thông mạch đấy sao .Không cần ý nghĩ ,không cần tập ,khi nội khí đã tích luyẽ đầy đủ sẽ thấy nó tự động khai thông ,nhất là phần cột sống sẽ rất dữ dội,vượt xa mọi loại khí cảm khi người tập ban đầu tiếp xúc khí công .Còn cái man mác đó không thể gọi là thông mạch được ,Gọi là khí chạy ngoài da mà thôi

    "Để đánh giá chính xác hệ thống kinh mạch của một người thì cần phải nhờ đến những Thầy cao cấp,ngược lại một người Thầy khí công cao cấp và có tâm đức thì luôn để ý giúp học trò có một hệ thống kinh lạc thông suốt. "

    Nói thẳng ra không có Thầy cao cấp gì ở đây ,chỉ cần ông thầy thông được kinh mạch sẽ biết học trò thông hay chưa .Ông Thầy chỉ cần đưa học trò một pháp nào thử vận khí một cái là có câu trả lời .Chỉ được cái lý luận suông tai :)):)):))
  5. NguoiKiemTim

    NguoiKiemTim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bác NQT cũng đã từng nói với học trò thế này :
    - Thầy nghĩ mãi rồi,Thầy không có khả năng nghiên cứu,Thầy không có trình độ lý luận cao siêu,Thầy chưa được học Thần học ở một trường nào cả...Thầy chưa đáng gọi là "Nhà Gì" cả.
    - Thầy chỉ là "thợ" thôi,cứ tạm gọi là "thợ tâm linh" cũng được.Đã trực tiếp làm bao nhiêu việc mà cũng chỉ đủ nuôi miệng,ai dám nghĩ đến nuôi vợ.Âu cũng là số trời con ạ !
    Hãy bằng lòng với cái mà mình có.
    Tôi thấy bác NQT cũng không khoe khoang mà chỉ coi mình như "một người thợ".Có lẽ bác ta chỉ biết làm việc như một con ong chăm chỉ,bác ta không quan tâm tới những môn thi đấu khác như là :
    - Chọc gậy bánh xe.
    - Ném đá dấu tay.
    - Nói xấu sau lưng.
    - Thi gõ thùng rỗng.
    ...............................................

    Bác NQT cũng biết người ta hay nói xấu mình nhưng bác chỉ cười, và chỉ mong được gặp mặt trực tiếp những người ấy để học hỏi thêm.Hình như những người hay nói xấu sau lưng đều là những người "ở bậc cao" hơn hẳn bác NQT, nên chả ai thèm đối diện với bác ấy cả.Thật đúng là "Hãy bằng lòng với cái mà mình có".
  6. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Dòng đời thì mãi cuộn trôi, chỉ còn lại hòn cuội tâm thức ở lại đây...!
  7. hatnang1234

    hatnang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Bác NQuangTử ah không biết có quan tâm tới môn này :copy và e*** .Nếu bác thành thạo môn này bác có thể thành đạo sỹ rồi đó .Thôi cái gì của người ta nên trả lại cho người ta .Lấy trộm trước sau gì cũng phát hiện ra mà thôi .Càng che giâu bao nhiêu cũng không che được bản chất vấn đề đâu .

    Bác thật khiêm tốn chi mong làm người thợ nhưng trong các bài viết của Bác sao mà bay bổng quá trời .Sức mạnh tâm linh quyền năng thấy khiếp cả vía ,tưởng đâu Bác đã đắc đạo kiếp nào nhưng hóa ra không phải như vậy .Tới khi biết Bác học pháp từ ai thì mới hay cuộc đời không đẹp như là mơ ,mà ta thường hay mộng mơ .

    Trong thế giới mạng này cần nhiều thông tin phản hồi tranh luận ,chỉ nói về lý không nói về tình ,người nào đúng người nào sai thì người khác trên diễn đàn tự sẽ hiểu .Không xét mặt tư cách cá nhân ở đây .Nếu anh giỏi anh viết bài hay mọi người sẽ hưởng ứng ,còn spam thì mod xử lý anh .Nói xấu nhau làm chỉ làm người khác khinh bỉ mà thôi .

    Bạn Nguoitimkiem không phân biệt được đâu là tranh luận ,lý giải, giải thích với chửi bứi nói xấu sao.Nhất là môn khí công tu tập rất cần sự tranh luận chứ không phải tâng bốc lẫn nhau .Tranh luận sẽ đi đến được chân lý .
  8. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Tôi có dịp được gặp ông Nguyệt Quang Tử một lần. Ông nói chuyện phiếm rằng, một người thầy giáo dạy ta lúc lớp 1, bây giờ ta là tiến sỹ, giáo sư rổi, vậy ta thế nào? Ông vừa hỏi vừa trả lời luôn, ta vẫn là trò, ông giáo dậy lớp 1 vẫn là Thầy.
  9. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hi hi chỉ còn một cách làm thay đổi tình trạng đấy là ông trò ngày xưa giờ lại dậy cho thầy thôi.^:)^
  10. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Đức bổn sư trong Đại thừa và trong Tiểu thừa khác nhau như thế nào các bác?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này