1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC BÀI TẬP VẬT LÝ-chúng ta cùng giải nha

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi haimebok21a, 17/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haimebok21a

    haimebok21a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    CÁC BÀI TẬP VẬT LÝ-chúng ta cùng giải nha

     thưa các bạn
     đối với những học sinh như chúng tôi hay những nhà nghiên cứu vật lí cũng luôn có những bài tập mà đối với họ chúng là khó.
     có thể ko khó với người này nhưng khó với người khác
      vì vậy khi lập diễn đàn nhỏ này thì để bạn nào có bài tập gì khó chúng ta cùng chia sẻ cùng giải: vừa giúp bạn ko làm đc bài tập vừa giúp mình có thể biết thêm những dạng bài tập khó=> nâng cao năng lực giải bài tập vật lí của mỗi cá nhân.
    cuối cùng tôi mong các bạn ủng hộ nhiệt tình bằng việc  gửi bài tập lên và cùng nhau giải bài nha
     tôi mong voi diễn đàn con này se giup các bạn có thể học tốt hơn và  co 1 năng lực vật lí tốt hơn.
     cảm ơn các bạn![​IMG]
  2. haimebok21a

    haimebok21a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
     vì tôi là người lập ra  diễn đàn và đương nhiên tôi  luôn có nhưng bài tập khó mà  tôi ko trả lời đc hay giải đc. vì vậy tôi sẽ là người pót đầu tiên và tôi mong các bạn giúp tôi giải bài nhé:
     cho 1 thanh mảnh  chiều dài là L( Thanh đồng chất tiết diện đều). Người ta truyền cho thanh 1 xung lực  đủ nhanh để trong thời gian tác dụng thi thanh ko dịch chuyển.
     Thanh có thể quay quanh 1 đầu của nó và nó nằm trên 1 mặt ngang nhẵn,  cách trục quay  đoạn x người ta tác dụng "xung" trên theo phương  vuông góc với thanh.
     tìm phản lực tại trục quay.từ đó suy ra vận động viên tenis cần cầm vợt ở đâu để lực tác dụng lên cánh tay la min?
    1 chút suy nghĩ của tôi:
    trong bài này tôi nghĩ phản lực gồm 2 thành phần
    1. Do  lực nén của thanh gây  lên lúc chuyển động
    2. Do phản lực của bàn tác dụng
     thật sự tôi ko nghĩ ra cách nào để tìm đc phản lực thứ 2 cả
     các bạn có ý kiến gì ko?
     
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Mọi người thử giải bài toán này nhé:
    [​IMG]
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bài của bác Fromthestar liệu có phải cho thêm chiều dài thanh không?
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có rồi đấy, chữ L đấy. Chắc tại nó mờ quá. Ở phía dưới ấy.
  6. haimebok21a

    haimebok21a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    theo tôi thì chuyen động của các điểm bất kì trên cùng 1 hệ trục toạ độ mà bỏ qua ma sát hay bất cứ điều gì làm giảm năng lượng thì chuyen động của điểm Mi là hợp chuyển động của 2 thanh. Đồng thời khi chuyển đoọng thì ta có thể nhận thấy rằng các thanh chuyển động song phẳng
    vậy viết đc pt của chuyển động song phẳng là ta co thể viết đc pt càn tìm.
    tôi chưa viết cách giải vi chưa làm ra giấy àm chỉ là ý tưởng thôi. với lại hiện tôi ko mang giấy bút
    các ban sau thử cho ý kiến khác xem nhé
  7. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Vợt tennis gồm 2 phần , phần luới và phần cán. Thuờng thì phần luới hơi nặng hơn phần cán một chút, nên trọng tâm vợt ở vị trí như hình vẽ (G).
    Khi bóng tác động vào mặt vợt một lực, sẽ làm cho vợt quay quanh trọng tâm G và cán vợt sẽ tác động 1 lực lên tay nguờ cầm vợt.
    Muốn lực tác động nhỏ hơn, phần cán vợt phải nặng hơn . như vậy lực tác động lên tay sẽ nhỏ hơn. (Vì khối luơng của cán vợt đã hấp thụ hầu hết chấn động do bóng tác động lên mặt vợt)[​IMG]
  8. haimebok21a

    haimebok21a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy bài giải của BINH000 chưa xác đáng vì bạn chưa nêu ra công thức toán để biện luận cho chính xác
    với lại phần trả lời của bạn có 1 so vấn đề như sau:
    1. đề bài có nghĩa là khối lượng vợt là ko thay đổi
    2. trong thực tế thì khối lượng lưới coi như nhỏ. đồng thời cấu tạo lại đối xứng nên khi lập pt về lực có thể coi như 1 thanh như bài tôi đã post
    3. tôi nghĩ chẳng ai đi chọn vợt như bạn nghĩ cả vì vợt tenis luôn đc làm sẵn mà
    cá bạn cho ý kiến khác xem sao nhe
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chà đúng rồi, không để ý, bác có vẽ đoạn dài thanh L. Như vậy bài toán giải được.
    Câu1: Ta thấy các hình thoi luôn bằng nhau, và điểm O cố định, nên có thể suy ra vi phân dx tại m2 luôn bằng 2 vi phân tại m1 hay dx2=2dx. Tương tự sẽ có dx3=3dx ....dx6=6dx.
    Vì vận tốc là dx/dt nên v2=2v1, tuơng tự v3=3v1...v6=6v1.
    và tương tự a2=2a1, a3=3a1....a6=6a1.
    Giả sử lực P tác động lên khung và gián tiếp qua các mi tương đương với lực F (hướng từ phải qua trái và // mp ngang), bằng hình học có thể chứng minh được : F=P.tg@
    Mà ta có F=F1+F2+...+F6 = m1a1+m2a2+...+m6a6=
    =a(m1+2m2+3m3+...+6m6) =a.M
    với a=gia tốc của m1 và M = (m1+2m2+...+6m6).
    Từ đó suy ra phương trình chuyển động của m1
    F=Ptg@=a.M
    ==> a=P.tg@/M
    Câu 2:
    Áp dụng nguyên lý bảo toàn năng lượng: Công do lực P sinh ra bằng với động năng tích được của các mi.
    Công do lực P sinh ra là :
    A= P.L(1-căn3/2) (áp dụng công thức A = F.s)
    Động năng của các mi lúc @=0 được tính là
    E = e1+e2+..+e6 = m1v^2/2+m2(2v)^2/2+....+m6(6v)^2/2
    E=v^2.(m1+4m2+9m3+...+36m6)/2=Mo.v^2/2.
    với Mo = (m1+4m2+9m3+...+36m6), và v là vận tốc của m1 tại thời điểm va chạm.
    Cho A = E hay P.L(1-căn3/2) =Mo.v^2/2 .
    v=SQRT(2.P.L(1-căn3/2)/Mo).
    Như vậy tính được v . Tốc độ của m6 =6.v.
    Câu 2:
    Câu này khó, có đầy đủ giấy bút cũng chưa tìm ra cách giải hợp lý . Cách giải của tớ câu này hơi dài, chắc không phải giải pháp của đáp án.
    Tóm lược :
    Tính t từ công thức : dS=v*dt suy ra t =TP(dS/v) với cận từ @=30 tới @=0. (TP là dấu tích phân).
    , Từ công thức tính dS qua d(sin@), ta sẽ tính được dS = L/2*cos@d@.
    Vì ta đã có công thức a=f(@) nên phải tìm ra công thức v=v(@) mới áp dụng được công thức tính thời gian ở trên.
    áp dụng : a=(dv/d@)*(d@/dt)
    với d@/dt tính được là 2.v/(L.cos@)
    Rồi tính được dv/d@ = A.sin@/v với hệ số A = PL/(2.M)
    Giải, tính ra v(@) sau lắp vào công thức tính t là xong. Nhưng cuối cùng phải giải PTVP nên có thể phương pháp này ko hợp lý (mặc dầu giải được, ít ra là bằng phương pháp số).
    Chắc phải có cách nào đó ngắn gọn hơn và có đáp số chẵn hơn. Chờ các bác ra tay.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đính chính một chút: câu 2 là câu 3. Gõ nhầm. Vì câu 2 khó nhất nên tớ để sau cùng. Sorry!

Chia sẻ trang này