1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC BÀI TẬP VẬT LÝ-chúng ta cùng giải nha

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi haimebok21a, 17/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Giả sử piston dịch chuyển một đoạn là h , thì áp suất bên bị nén là P1 = PL/2 /(L/2 - h) bên không
    bị nén là P2 = PL/2 /(L/2 + h).
    Khi hệ cân bằng thì P2*S + Flt = P1 * S
    (Flt) là lực ly tâm của piston.
    Nhưng đó là truờng hợp trục quay cố định tại trung điểm piston. Còn truờng hợp trục quay không cố định, ( nghĩa là hệ thống quay rồi từ từ ổn định, lúc đó phải tính vị trí trục quay mới) thì phức tạp hơn nhiều, vì phị thuộc vào nhiều yếu tố (lự ly tâm của piston, lực ly tâm của hai phần cylin, sức nén của hai ben áp suất.
    Còn phần tính công tổng quát thì phải tính các công sau
    A1 : công nén khí của 1 bên
    A2 : công dãn khí của một bên
    A3 : công của lực ly tâm.
    Mỗi công đều phải dùng tích phân vì các áp lực, và lực ly tâm không phải hằng số, mà thay đổi theo vị trí piston.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thế trục quay gắn cố định với xi lanh hay như thế nào nhỉ? Phải rõ ra thì mới biết được.
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, trục quay gắn cố định với cylin. Vì bái post lên không sửa được nên phải chịu vậy.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Em chưa hiểu đoạn vàng của bác.
    Việc tính đoạn dịch chuyển h thì không có vấn đề gì nữa.
    Còn tính công, nếu bỏ qua ma sát và sự thay đổi nhiệt thì có thể áp dụng công thức đơn giản là dA = -P.dV với P=p.v/V (p,v là as và thể tích của 1/2 cylinde ban đầu). Tính tích phân từ v tới V, bên giãn lấy giá trị âm, bên nén lấy giá trị dương. Công tính được không phụ thuộc vào dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối (vì con như quá trình thuận nghịch).
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Giả sử d là trục quay cũ ( ở giữa cylin ) thì d" là trục quay khi hệ ổn định.
    Khi đó lực ly tâm 2 bên phải cân bằng
    1 bên gồm lực ly tâm của piston và lực ly tâm của đoạn ống có chiều dài L1, bên còn lại chỉ có lực ly tâm của đoạn ống có chiều dài L2
    Ngoài ra các lực do áp suất và lực ly tâm của piston ở hai bên cũng phải cân bằng.
    Vì vậy khó tính quá.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bác này nghĩ ra cái bài lạ quá. Trục quay mà chạy được như trên thì tính vào mắt. Trên thực tế cũng không thể có cái máy nào như vậy được.
    Trục gắn với xylanh, còn piston trượt tự do là chuẩn rồi.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thôi! kết thúc cái bài này. Nghĩ ra cái bái khác post vô làm cho vui.
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Một vật khối luợng m ở độ cao h, đuợc bắn đi với vận tốc đầu là Vo hợp với phuơng nằm ngang một góc alpha (&).
    Tính góc & để vật đi xa nhất.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    x = Vo.cos@.[Vo.sin@ + sqrt(Vo^2sin^2@ + 2gh]
    tính dx/d@ rồi cho nó bằng 0 đê!
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    đề nghi DGT cho biết cái công thức trên ở đâu ra, và tính xem @ là bao nhiêu.
    [​IMG]
    Theo tôi thì chia đoạn đuờng vật đi đuợc thành 2 đoạn
    S = S1 + S2
    trong đó S1 là đoạn đi đuợc ở cùng một độ cao (h)
    đoạn S2 là đoạn đi đuợc từ độ cao h cho tới đất.
    sau khi có hàm S = S1 + S2 ta sẽ tính @ để S cực đại.

Chia sẻ trang này