1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bài viết của Trí Quyền

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi tienghatngoclan, 20/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Sean Paul khơi dậy Reggae
    Các bộ phim về mùa hè nhiệt đới với nắng vàng, biển xanh, cát trắng ắt hẳn không thể nào thiếu điệu reggae lắc lư cuốn hút, phim Pacific blue chiếu trên VTV3 là một ví dụ. Reggae gắn liền với Jamaica và niềm tự hào dân tộc Bob Marley nhưng nguồn gốc lại từ điệu ska, điệu nhạc có nền tảng từ R&B của vùng New Orlean.
    Nếu như các nhánh nhỏ của một dòng nhạc thường mang chính tên dòng nhạc đó kèm theo một tính từ (như progressive metal, psychedelic rock, alternative rap) thì reggae lại có nhiều nhánh có tên khá ngộ nghĩnh như rocksteady, lovers rock... Bên cạnh Bob Marley, còn nhiều nghệ sĩ reggae rất đáng nghe, ví dụ như Desmond Dekker, nghe các bản như King of ska, Roots rock, Israelites và đặc biệt là Fu man chu sẽ làm mê mẩn còn hơn cả Bob Marley.
    Ở thập niên 70, nhiều nghệ sĩ có thử nghiệm với reggae như Eric Clapton (bài I shot sheriff), Clash (London calling), Police (Message in a bottle). Sang thập niên 80, bên cạnh các tên tuổi thành danh với reggae như UB40, Maxi Priest, Eddy Grant, thỉnh thoảng lại có những bài hit vương vấn điệu nhạc này như The tide is high mà Blondie cover lại của nhóm Paragons năm 1981, trước đó, Bread cũng từng có Everything I own lắc lư mà sau này Boy George có hát lại. Thập niên 90 những nhóm reggae như Ini Kamoze (bài Here comes the hotstepper), Inner Circle (Games people play, Sweat) có thể dễ dàng tìm thấy trong các đĩa Smash hits.
    Reggae đầu thiên niên kỷ được vực dậy bởi một chàng trai mang nhiều dòng máu tên Sean Paul Henriques. Dĩ nhiên, như bất cứ nghệ sĩ reggae nổi tiếng nào, Sean sinh ra ở Jamaica, cha mẹ là người gốc Bồ Đào Nha và Trung Quốc. Là một vận động viên có hạng, Sean đã từng tham gia vào đội tuyển bóng nước của Jamaica nhưng rồi xếp bóng và mũ trùm đầu qua một bên để theo đuổi âm nhạc. Bắt đầu với nghề DJ, năm 1993, Sean "bắt mối" được với vài thành viên của nhóm reggae danh tiếng Third World và mở ra nhiều cơ hội "làm ăn". Đĩa đơn đầu tay mang tên Baby Girl là một thành công quan trọng, kéo theo nhiều bài hit ở Jamaica như Nah get no bly (One more try), Deport them, Excite me, Infiltrate, Hackle mi... Năm 1999, Sean Paul chính thức xâm nhập thị trường Mỹ, trước hết cùng cộng tác với Mr. Vegas sản xuất bài Here comes the boom cho DMX, rồi chính Sean lọt vào Top ten nhạc rap của Billboard với bài Hot gal today. Những tưởng đỉnh cao danh tiếng của Sean ở Mỹ là khi anh diễn tại Summer Jam 2000 ở thành phố New York, nhưng Sean không dừng lại ở đó khi tung ra Dutty rock. Đây không hẳn là một album reggae thuần chất mà pha trộn với các chất liệu thời thượng như hip hop/rap. Album được diễn chung với nhiều nghệ sĩ như Busta Rhymes (bài Gimme the light), Rahzel của nhóm rap the Roots (Top of the game), Debbie Nova (bài International affair), Fahrenheit (bài Bubble, sáng tác của cặp producer danh tiếng the Neptunes), đặc biệt "ăn tiền" là Baby boy song ca cùng Beyoncé. Get busy là một điểm sáng với những âm thanh kiểu Made in India ngày xưa nhưng thật sự kết nhất là I''m still in love with you với sự góp giọng của Sasha. Album cũng đưa ra phong cách sing-jay (kết hợp giữa kỹ thuật DJ và hát) khá đặc trưng của Sean.
    Vẻ ngoài na ná... đệ tử cái bang, nghệ sĩ reggae có tuyệt chiêu "cover" lợi hại không kém giáng long thập bát chưởng. Nghe The dock of bay của Otis Redding được Club Safari hát lại còn thuyết phục hơn cả bản gốc. Green green grass of home qua giọng Lou Thomm cũng thế. Mới đây, nhạc trong bộ phim hài 51 first dates với chàng ngố Adam Sandler và cô đào Drew Barrymore ngập tràn điệu reggae với các bản nhạc cover, đặc biệt đáng chú ý là Hold me now của Thompson Twins được Wayne Wonder hát lại. Bản gốc có thể từ các nhóm có ảnh hưởng của reggae như UB40 (bài Breakfast in bed), Police (Every breath you take) cho đến không hề liên quan đến như Cars (bài Drive), Roxy Music (bài Slave to love), Echo and the Bunnymen (bài Lips like sugar). Soundtrack có sự tham gia của thành viên các nhóm rock như 311, Sugar Ray, No Doubt. Seal hát reggae rất có chất với bản Lips like sugar nhưng kết nhất là con trai của Bob Marley, Ziggy chơi lại Drive đẹp, mơ màng và vẫn xập xình reggae!
    25-4-2004
  2. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Natalie Cole: Tuyệt hơn bất cứ gì, ngoại trừ...
    "Sau đây là một bản nhạc thật xưa, sáng tác từ những năm 30 và từng được ghi âm bởi John Williams, Nat King Cole, nhưng phải nói thật lòng rằng tôi thích nhất phần trình bày của Nina Simone, bài hát như thế này nè, tuyệt lắm..." và rồi những hợp âm dương cầm quen thuộc của "My baby just care for me" cất lên...
    Với cái họ đầy sức nặng Cole, Natalie muốn thoát khỏi cái bóng của người cha (huyền thoại Nat "King" Cole) khi khởi đầu sự nghiệp với R&B, gospel. Album đầu tay Inseparable (1975) mang lại 2 Grammy để rồi giải Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất của Grammy năm kế lọt vào tay Natalie. Nhưng cô cũng không chống lại được sự quyến rũ của jazz và album Unforgettable with love (1991) được xem như bước đột phá của Natalie lẫn của kỹ thuật phòng thu thời đó khi cô song ca với người cha quá cố của mình.
    DVD mới xuất hiện ở VN mang tên Ask a woman who knows đánh dấu sự trở lại của Natalie Cole, trở lại với nhà sản xuất Tommy LiPuma, trở lại với những bản jazz kinh điển từng mang lại cho cô nhiều giải Grammy qua album năm 1991. CD cùng tên với DVD này là đĩa đầu tiên mà Natalie thực hiện với hãng Verve (chuyên về nhạc jazz). Tommy mang đến với Natalie nhiều "cầm thủ" danh tiếng của hãng Verve, từng làm việc với Diana Krall như Russell Malone (guitar), Jeff Hamilton (trống), Christian McBride (bass). Và chính Diana xuất hiện, tự chơi dương cầm và hát một mình bản S''wonderful để rồi tiếp tục song ca với Natalie bản Route 66 (tạp chí Vanity Fair tháng 11/2002 đã dành đến 10 trang để viết về bản nhạc gắn liền với Nat Cole này). So với Natalie, giọng của Diana có vẻ đằm thắm và già dặn hơn dù Diana xuất hiện với chiếc quần jeans giản dị. Có những bản như So many stars, nghe Natalie hát thật trẻ trung như một cô gái đôi mươi, như Dolly Parton từng hát ở Slow dancing with the moon. Luôn có nét tinh nghịch ẩn khuất đâu đó trong Natalie dù giọng cô thỉnh thoảng nhắc nhớ đến Diana Schuur. Không đẹp nhưng rất hay cười, điều đó khiến cô thật gần gũi và dễ mến. Chương trình được dẫn dắt bởi chính Natalie với lời giới thiệu của cô ở mỗi bài hát. Khi nghe Tell me all about it, có lẽ không cần lời giới thiệu cũng nhận ra được nét nhạc của Michael Franks qua tiếng guitar thùng. Đọc được Let''s face the music and dance trên list, tự hỏi Tommy LiPuma có lặp lại chính mình khi từng sản xuất bài này cho một giọng hát rất gần với Natalie là Diana Krall. Version của Natalie có tempo nhanh (gần với version của Nat Cole) và "nhộn" hơn Diana Krall. Với Better than anything, sẽ học được những từ về "đặc sản" của cô gái trẻ như món ăn, trò vui... Cuối cùng cô gái phát hiện ra rằng chẳng có gì sánh được với tình yêu! Đây là bản nhạc rất thú vị khi nghe phần song ca tung hứng giữa Diana và Natalie, đặc biệt là đan xen ở câu "better than anything except being in love", cuối bài còn có một cuộc trò chuyện phiếm giữa hai cô gái trên nền nhạc. Đĩa kết với bản nhạc rất hợp I''m glad there is you. Khổ nỗi, vì DVD Trung Quốc nên loay hoay mãi chẳng thể xem được Special features với đoạn phỏng vấn Natalie dài 17 phút, thật đáng tiếc!
    Một đĩa DVD pop jazz đáng chú ý trên thị trường nữa là của ca sĩ người Hà Lan Laura Fygi. Đây là một trong 2 phần trình bày tại Liên hoan North Jazz Sea năm 2003 được phát hành thành DVD (bên cạnh Dee Dee Bridgewater).
    Better Than Anything
    Better than cream cheese and bagels
    Better than honey on bread
    Better than champagne and pretzels Better than breakfast in bed
    Better than chili rellenos
    Better than chocolate e''clairs
    Better than hothouse tomatoes
    Better than fresh Bartlett pears
    Better than dining a la carte
    Or simply gastronomic art
    Better than anything except being in love
    Better than making a million
    Better than being a queen
    Better than oil wells and gold mines
    Better than pastures of green
    Better than finding a horseshoe
    Better than losing your head
    Better than anything ever thought of Better than anything ever said
    Or being spotted in a crowd
    Better than anything except being in love
    It''s better than elephants dancing
    It''s better than clowns on parade
    Better than peanuts and popcorn
    Better than pink lemonade
    Better than rides on the midway
    Better than seals blowing horns
    Better than balancing on a wire
    Or watching tigers jump through fire
    Better than anything except being in love
    Better than driving around the park
    Or watching fireflies after dark

    17-4-2004
  3. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Người tình Jupiter


    Không mạnh mẽ như Lita Ford hay Joan Jett nhưng nhóm Heart với hai giọng nữ chính vẫn giữ vai trò quan trọng trong các nhóm rock nữ. Sự nghiệp của nhóm Heart trải qua rất nhiều gián đoạn.
    Là con của một thuyền trưởng hải quân, hai chị em Ann và Nancy Wilson theo chân cha rày đây mai đó, lớn lên ở miền Nam California đầy nắng ấm rồi lại đến Đàâi Loan trước khi dừng chân tại Seattle. Cái tên nhóm cũng thay đổi từ the Army (thành lập mãi từ năm 1963 bởi tay bass Steve Fossen và hai anh em Mike và Roger Fisher) rồi White Heart trước khi rút ngắn lại thành Heart. Cô chị Ann tham gia nhóm năm 1973 và bắt đầu cuộc tình với tay guitar Mike, năm sau đến cô em Nancy vào nhóm và nảy sinh tình cảm với Roger (cũng chơi guitar trong nhóm), cậu em của Mike! Album đầu tay Dreamboat Annie phát hành năm 1975 nhanh chóng thành công nhờ các đĩa đơn Crazy on You và Magic Man. Sau album Dog & Butterfly (1978), cả hai cuộc tình Wilson-Fisher đều chấm dứt và Roger rời nhóm. Nhóm chìm dần vào lãng quên rồi chợt vụt dậy với album mang chính tên nhóm năm 1985 với các bản What about Love?, These Dreams... Album kế năm 1987 Bad Animals có bản nhạc quen thuộc Alone. Đầu thập niên 90, Heart tưởng chừng tan rã khi hai chị em Ann và Nancy lập nhóm Lovemongers chuyên chơi nhạc cụ mộc. Là đề tài trong một chương trình Behind the Music của VH1, phát hành các tuyển tập Greatest Hits (năm 1998 và năm 2000), Nancy phát hành album solo (1999), Ann diễn chung với Todd Rundgren, John Entwistle (nhóm Who), Alan Parsons trong tour A walk down Abbey Road: a Tribute to the Beatles (hè năm 2001), những tưởng Heart đã trở thành quá khứ. Rồi đột nhiên ngày 22/6/2004, người ta lại thấy đĩa nhạc Jupiters Darling dưới cái tên Heart trên các kệ đĩa.
    Rất nhiều đánh giá cho rằng album này là đĩa xuất sắc nhất của nhóm trong 20 năm qua. Từng được so sánh như "nhóm Led Zeppelin với giọng hát nữ", chất folk thấy rõ trong những album đầu ở thập niên 70, chuyển sang hair metal cùng các bản ballad thành công ở những năm 80, album này trở lại thời kỳ đầu của nhóm như thời Barracuda (tên bài hát thành công của nhóm, không phải ổ đĩa cứng!). Album có sự tham gia của các đồng hương từ Seattle, cái nôi nhạc grunge, như Mike McCready của Pearl Jam, Jerry Cantrell của Alice In Chains nhưng chính sự xuất hiện của tay guitar Craig Bartock, đứng tên đồng sản xuất với Nancy, cộng tác viết hầu hết các bài hát trong album mang lại sắc thái mới cho Heart. Make me mở đầu như một người tư lự ôm đàn rải bâng quơ... Hello Moonglow nhắc nhở quá rõ đến Beatles: "Bring your halo - Don''t let me down - Come shine around" và đặc biệt là đoạn "You know sometimes it''s a long way through the day I''m blown away. And if you know when I land back on the ground, you''ll be around". Một album thỏa mãn nhiều gu nhạc khác nhau...
    Không chỉ các nhà phê bình mà dân nghe nhạc "chùa" cũng vỗ tay tán thưởng album này. Jupiters Darling đánh dấu một bước chuyển mới trong ngành kinh doanh âm nhạc: lần đầu tiên, đĩa nhạc tung ra bán lẻ cùng lúc với các file nhạc được tung lên các hệ thống chia sẻ file ngang hàng (P2P). Người dùng các phần mềm chia sẻ file như Kazaa, Grokster có thể dễ dàng tìm thấy các bài hát mới của Heart dưới định dạng Weed files, gồm 5 bài hát miễn phí theo chuẩn Windows Media Player. Hệ thống chính thức phân phối bài hát của Heart trên mạng là phần mềm TrustyFiles và website TopP2P. Tung bài hát lên mạng được xem như cách quảng bá ít tốn kém và lại được tiếng là "rộng rãi, không chú trọng kinh doanh mà quên đi người yêu nhạc".


    22-8-04
  4. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Sinh nhật của khủng long
    Năm 2004 ngẫu nhiên đánh dấu sự trở lại của progressive rock ;nhóm YES và RUSH ,2 con khủng long sinh năm 1968 của dòng nhạc này đưa ra tour diễn kỷ niệm 35 năm thành lập .YES chỉ đi quanh nước MỸ với 17 điểm diễn .Tour diễn của RUSH dài hơn so với ý định chinh phục cả BẮC MỸ (bao gồm MỸ và quê nhà CANADA)lẫn ANH QUỐC với 44 đêm diễn .Đây là lần đầu tiên Rush trở lại Chau Au kể từ năm 1992 .Thật ra năm ngoái mới là năm chính xác để kỷ niệm nhung lúc đó ,họ đang bận rộn với những tour diễn rất thành công kéo dài từ năm 2002:với Yes là Full circle ,với Rush là Vapor trails (67 buổi diễn trong tour này đã mang lại cho Rush 27 triệu USD)nên năm 2004 được hưởng xái gần như cùng lúc ,xuất hiện ở cửa hàng đĩa 2 DVD Yesspeak và Rush in Rio.
    Xem Rush in Rio ,khởi đầu bằng bản Tom Sawyer,không khỏi rợn người khi chứng kiến 40.000 khán giả đồng thanh hát theo.Đây là show diễn đông thứ nhì của nhóm ,đông nhất là đêm trước đó cũng ở Brazil ,thành phố Sao Paulo với 60.000 ngàn người trong mưa .Bộ ba đến từ Canada này có trong tay một nền tảng vững chắc ,ngay từ viên gạch đầu tiên là album Fly by night cho đến phần tô điểm rực rỡ nhất 2112 hay Moving pictures .Dòng prog -rock phức tạp rối rắm nhưng Rush lại tinh giản biên chế đến mức tối đa .Tay bass kiêm ca sĩ chính Geddy Lee có bộ mặt hài hước và chòm râu có thể đóng phim kiếm hiệp hay cướp biển mà không cần hóa trang .Alex Lifeson chơi guitar luôn giản dị như một tài xế xe tải Neil Peart trùm nón vải ,khuất mình sau bộ trống khổng lồ .Tiếng đàn phím không thể thiếu của prog-rock được Geddy kiêm nhiệm .Cũng do vậy nên khi chơi các bản hòa tấu ,Geddy không biến mất như James LaBrie của Dream Theater khi nhóm chơi Yset jam) mà có khối việc để làm .Bản hòa tấu YYZ được chơi rực lửa và gần như trở lại thành prog-metal .Đừng tưởng họ không thể chơi ballad ,sau bản Big money Alex chuyển qua chơi đàn thùng cho The trees,bài hát có phần intro,giang tấu và outtro êm ả .Closer to the heart hay Natural science cũng có kết cấu tương tự .Bìa DVD tếu hẽt như Geddy Lee :một con rồng có cánh kiểu phương TÂY răng lởm chởm ,dưới chân ngùn ngụt lửa nhưng trên tay cầm trái dừa ,đầu đội trái dứa như đang tắm biển nhiệt đới .
    Tiếp bước Aerosmith và Eric Clapton chơi Blue cũ ,Rod Stewart hát nhạc phòng trà xưa ,lần đầu trong sự nghiệp của mình ,Rush phát hành đĩa toàn chơi nhạc của người khác .Tung ra ngày 29.6.04,Feedback chỉ là một đĩa nhạc ngắn (extended ---play-- EP) gồm chín bài chứ chưa được xem la album chính thức thứ 18 của nhóm.
    Tuy nhiên EP này nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của hầu hết các nhà phê bình mặc dù phong cách trong đĩa này hoàn toàn khác với Rush -ngày -thường .Có đến hai bản cover lại Yardbirds là Heart full of soulvà Shapes of things nhưng nhóm mà Rush chịu ảnh hưởng trong EP này là The Who ,không chỉ qua hai bản Summertime blues và The seeker .Nhẹ nhất là For what it''s worth chơi lại của Stephen Stills(tay guitar của nhóm Byrds ,chữ S trong tứ ca CSN&Y).Crossroad của Robert Johnson từng là mốc thành danh của Eric Clapton cùng nhóm Cream .Gedddy Lee hát không bằng Jack Bruce của Cream nhưng tài nghệ của Alex Lifeson trong bản này nhất quyết không kém Eric Clapton .Đây là đĩa nhạc gây kinh ngạc cho người hâm mộ Rush ,nhưng sau cái há hốc mồm sẽ là nụ cười sảng khoái ,dĩ nhiên, nhưng với điều kiện đừng quá bảo thủ .
    1-8-04
  5. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Vững chắc Bò Cạp Vàng
    Nhạt nhòa với Eye II eye, nấp mình sau tấm màn dày của nhạc cổ điển trong Moments of glory, gây thất vọng vì phô bày những điểm yếu của tuổi tác trong Acoustica, lần trở lại trong năm 2004 này của Scorpions không được mong đợi nhiều. Chính vì vậy, Unbreakable mang lại những ngạc nhiên kèm theo tiếng thở phào của người hâm mộ: "Cuối cùng, chất nọc của bò cạp cũng xứng với danh của nó".
    Mở đầu thật sự rock với New generation, album trở lại với phong cách kinh điển của Scorpions, thời rực rỡ của Blackout. Bản nhạc cuối Remember the good times, thậm chí còn nhắc lại thời 60 với điệu twist của Chubby Checker, rock ''n'' roll của Elvis. Luôn chuộng chủ đề nhân loại, tình người, chống chiến tranh, New generation, giống như Alien nation mở đầu cho Face the heat khi xưa, đưa ra vấn đề thời sự nóng hổi.
    Face the heat phát hành năm 1993, sau cuộc bạo loạn tại Los Angeles, đầy bạo lực thì ở năm 2004 này, vấn đề nổi bật là chiến tranh và khủng bố. "Lại một ngày chẳng thấy bóng dáng của hòa bình, một giải pháp nào đó vẫn còn thật xa xôi. Quân đội đã thắng trận nhưng chắc chắn chẳng vì tôi, vì bạn". Một câu hỏi được đặt ra như Bob Dylan từng hỏi trong Blowin'' in the wind: "Phải mất bao thế hệ để chặn dòng máu chảy. Một thế hệ mới, trẻ trung, các bạn chính là những người có thể làm thay đổi". Ở cuối bài hát, Klause Meine đã hòa vào đám đông những người trẻ tuổi đối diện khi thay "You are" bằng "We are" trong câu "We are the new generation. We are the only ones who can make a change". Bài hát còn nhắc tới sự kiện nổ tàu con thoi, vụ khủng bố ở New York.
    Khác với những bản ballad quen thuộc khẩy dây trên guitar, Maybe I, maybe you khởi đầu bằng dương cầm khiến không khỏi liên tưởng đến Imagine, nhất là phần lời hát: "Có thể là tôi, cũng có thể là bạn chúng ta có thể thay đổi chút ít trong thế giới này, tìm ra chìa khóa vươn đến những vì sao, để bắt được tinh thần của niềm hy vọng, để cứu được một trái tim tuyệt vọng. Có thể tôi-bạn chỉ mơ mộng phút chốc nhưng thế giới này sẽ thật lạnh lẽo nếu thiếu những kẻ mộng mơ như chúng ta". Những ý, những câu trong bài rất quen thuộc, từng gặp ở chính Scorpions (các bài Under same sun, Send me an angel...).
    Để tìm lại kiểu ballad như Always somewhere, You and I, hãy bấm track 12 để nghe She said, một bản tình ca đúng nghĩa "đi đâu cũng nhìn thấy bóng hình em". Through my eyes chính là kiểu rải dây rất quen thuộc nhưng phần sau của ca khúc lại giống Rock you like a hurricane. Vài bài khởi đầu chậm rãi hứa hẹn kiểu ballad u buồn hay ít nhất cũng kiểu Black Sabbath, nhưng lại mau chóng thay đổi tempo và âm sắc của guitar như Love ''em or leave ''em, Deep and dark...
    Một điểm mới ở album là Scorpions bắt đầu mở rộng cửa đón chào các cây viết nhạc khác chứ không giới hạn trong khung "nhạc Rudoft Schenker, lời Klaus Meine". Nhạc của Maybe I, maybe you viết bởi Anoushirvan Rohani, She said có phần góp công của Christian Kolonovits, ở Remember the good times là sự góp mặt của Eric Bazilian trong cả nhạc lẫn lời. So với album mới của Tesla là Into the now, Unbreakable của những chú bò cạp Đức ấn tượng hơn mặc dù họ rõ ràng đã già cỗi.
    Phát hành tại Mỹ là album đơn nhưng dân làm đĩa Trung Quốc cố nhào nặn ra thêm một đĩa nữa để gộp chung thành đĩa đôi cũng dưới tên Unbreakable. Nếu ra tiệm đĩa, tậu về Unbreakable với 2 đĩa trong hộp giấy, cứ tưởng đĩa tặng thêm (bonus disc) nhưng lên mạng tìm mỏi mòn không hề thấy thông tin gì về đĩa thứ 2 toàn những bài cũ xào lại kia, bạn cũng đừng ngạc nhiên. Đĩa lậu là thế!
    Maybe I, maybe you
    Maybe I, maybe you
    Can make a change to the world
    We''re reaching out for a soul
    That''s kind of lost in the dark
    Maybe I, maybe you
    Can find the key to the stars
    To catch the spirit of hope
    To save one hopeless heart
    You look up to the sky
    With all those questions in mind
    All you need is to hear
    The voice of your heart
    In a world full of pain
    Someone''s calling your name
    Why don''t we make if true
    Maybe I, maybe you
    Maybe I, maybe you
    Are just dreaming sometimes
    But the world would be cold
    Without dreamers like you

    17-7-04
    Được tienghatngoclan sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 23/08/2004
  6. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    5 con số 46664 và những linh hồn
    46664, một con số không có gì đặc biệt nhưng nếu đó là số tù của một trong những biểu tượng lớn của nhân loại lại có sức hút đặc biệt và cũng mang tính biểu tượng lớn lao. Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã sử dụng số tù của mình cho chiến dịch gây quỹ và nâng cao nhận thức của thế giới về bệnh AIDS.
    Ngày 29/11/2003, khoảng 40.000 người đã tụ tập ở sân vận động Green Point, Cape Town (Nam Phi) để tham dự buổi diễn 46664 kéo dài 3 giờ với sự tham dự của 30 nghệ sĩ. Buổi diễn được truyền hình đến 2 tỉ người ngay ngày hôm đó hoặc sau đó 2 ngày, 1/12, ngày thế giới chống AIDS. CD nhạc và DVD của buổi diễn này vừa được phát hành ngày 5/4/2004 (đã có ở Việt Nam).
    Một chân dung thật lớn của Nelson Mandela được chạm nổi giả lập trên đồng rất trang trọng nhưng ánh mắt và nụ cười lại ấm áp, gần gũi. Mở đầu với Beyonce, buổi diễn xuất hiện thật nhiều tên tuổi thuộc các dòng nhạc và quốc tịch khác nhau. Bob Geldof xuất hiện với cây đàn thùng, trò chuyện khá hóm hỉnh và cất tiếng hát bản Redemption song của Bob Marley. Giây phút xúc động nhất là khi Brian May và Roger Taylor của Queen đã nối thật khéo léo giữa bản nhạc cổ động sáng tác cho đêm diễn mang tên 46664-The call với bản nhạc bất hủ The show must go on. Sự kết nối thật khéo léo và không hề gượng ép. Queen xuất hiện tại đêm diễn là điều không gì có thể hợp lý hơn bởi chính AIDS đã cướp đi của họ người bạn, ca sĩ chính của nhóm, cướp đi của người hâm mộ một giọng hát không bao giờ có thể thay thế: Freddie Mercury.
    Queen đã đóng góp 3 bài hát mới cho buổi diễn, trong đó có bản Invicible hope mở đầu bằng giọng của Nelson Mandela đọc những câu trích từ quyển tự truyện A long walk to freedom của ông. Sự xuất hiện của Peter Gabriel với cái đầu trọc vẫn không làm lu mờ được người đàn ông rậm râu cất tiếng hát Wild world theo một kiểu rất lạ. Dưới cái tên mới Yusuf Islam, người đàn ông này chính là Cat Stevens ngày xưa, tác giả của những bản như Morning has broken, Wild world, First cut is the deepest.
    Khác hẳn với version của chính ông khi xưa hay của Mr Big sau này, Wild world được trình diễn với dàn đồng ca Soweto đầy màu sắc (cả theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen), phần lời và cấu trúc bài hát cũng được sửa đổi. DJ hàng đầu thế giới Paul Oakenfold, ca sĩ người Pháp Youssou N''Dour (người hát bản Do you mind if I play, bài hát chính của France 98), tên tuổi kỳ cựu của reggae Jimmy Cliff, nghệ sĩ folk châu Phi Baaba Maal, nhóm thổ dân chơi trống Amampondo góp phần thêm cho sự đa dạng về màu sắc văn hóa, đồng thời tăng tác động đến công chúng ở diện rộng. Có thể không hiểu lắm Johnny Clegg hát gì (bởi ca sĩ này hát bằng tiếng Zulu trước khi hát bằng tiếng Anh) với bài Asimbonanga nhưng với rừng cánh tay tạo sóng bên dưới, với giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt một khán giả nữ, phần nào "cảm" được bài hát này. Ca sĩ nhạc disco Nam Phi Yvonne Chaka Chaka đã phải xuất hiện trên cây nạng nhưng vẫn hát và lắc lư thật cuồng nhiệt.
    Người được vỗ tay nhiều nhất chính là linh hồn của buổi diễn, Nelson Mandela. Với bài phát biểu ngắn, vây quanh bởi Bono, The Edge (tay guitar của U2) và Dave Stewart, người đàn ông từng bị cầm tù 18 năm vì phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã đưa ra mục tiêu đấu tranh mới của mình: căn bệnh AIDS. Xuất hiện trong buổi diễn bên cạnh ghế ngồi của Nelson Mandela còn có nữ hoàng talkshow Oprah Winfrey và tỉ phú Richard Branson.
    46664 không chỉ giới hạn ở buổi diễn mà còn mở rộng ở nhiều hoạt động khác. Như The call của Brian May kêu gọi mọi người gọi đến số điện thoại này, lắng nghe một bản nhạc nào đó được hát bởi một nhân vật nổi tiếng như Robert de Niro, David Bowie, Pink, Shakira hay Britney Spears và cước phí cuộc gọi sẽ được đóng góp cho 46664.
    19-6-04
  7. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Những cung bậc nhân ái
    Buổi diễn đầu tiên tập hợp vì mục đích nhân đạo là vào năm 1970, George Harrison tổ chức Concert for Bangladesh ở Quảng trường Madison để gây quỹ cho UNICEF, giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh ở Bangladesh. Tham dự buổi diễn có Bob Dylan, Eric Clapton, Ringo Starr...
    Band Aid
    Khởi nguồn từ Bob Geldof, sau khi chứng kiến những thước phim tài liệu của Michael Buerk (phóng viên BBC) về nạn đói ở Ethiopia tháng 10/1984, cựu ca sĩ của nhóm Boomtown Rats này tập hợp 40 nghệ sĩ hàng đầu lúc đó của Anh và Ireland dưới cái tên Band Aid để ghi âm bản Do they know it''s Christmas ngày 25/11/1984. Dự định chỉ thu được 72 ngàn bảng Anh từ việc bán đĩa, nhưng cuối cùng, đĩa nhạc bán được 3 triệu bản chỉ riêng ở Anh, thu được 8 triệu bảng.
    USA for Africa
    Thoạt tiên, Harry Belafonte dự định tổ chức một buổi diễn từ thiện gồm các nghệ sĩ da màu để gây quỹ cho châu Phi. Ken Kragen, Chủ tịch Tổ chức Thống nhất hỗ trợ của nghệ sĩ cho Phi châu nghĩ rằng một mô hình theo kiểu Band Aid gồm các nghệ sĩ Mỹ sẽ hợp lý hơn. Ken còn là chủ một công ty sản xuất chương trình truyền hình mà Lionel Richie là một trong những khách hàng nên Ken thổ lộ ý tưởng với Lionel. Quincy Jones được chọn là nhà sản xuất, Lionel cùng Michael Jackson lo sáng tác ca khúc We are the world. Lần ghi âm được tổ chức ngay đêm trao giải thưởng Âm nhạc Mỹ (28/1/1985) để dễ bề tập hợp các nghệ sĩ vốn rất bận rộn và đắt show. Trước đó, bản hòa âm We are the world chưa có lời hát đã được gửi cho các nghệ sĩ quan tâm, kèm theo một lá thư rằng nếu tham dự, "hãy bỏ lại cái tôi ngoài cửa". Các nghệ sĩ đến phòng thu, tập hợp thành hình bán nguyệt xung quanh 6 micro... Phần còn lại là những gì chúng ta được xem trong clip nhạc We are the world. 800.000 đĩa đơn được tung ra ngày 7.3.1985 và bán hết trong tuần đầu tiên. Đĩa lọt vào bảng xếp hạng ở vị trí 21, trở thành đĩa đơn mới phát hành đạt hạng cao nhất lúc đó kể từ Imagine của John Lennon. Trong vòng 3 tuần, đĩa nhạc leo lên hạng nhất. Đây là năm thứ 8 liên tiếp, Lionel Richie có sáng tác xếp hạng nhất. We are the world cũng đạt được 2 giải Grammy Bài hát của năm và Ghi âm của năm.
    Live Aid
    Sau thành công của Band Aid và USA for Africa, Bob Geldof đưa ý tưởng từ phòng thu ra sân khấu. Hàng loạt buổi diễn được tổ chức cùng lúc ở London, Philadelphia, Moscow và Sydney, chương trình kéo dài từ 12 giờ trưa ngày 13/7/1985 cho đến 4 giờ sáng ngày hôm sau. Phil Collin trở là người duy nhất trong cùng một ngày đã trình diễn ở cả hai bờ Đại Tây Dương khi có mặt trong Live Aid ở sân Wembley (London) rồi lập tức lên máy bay Concorde sang Philadelphia để đệm trống cho Robert Plant, Jimmy Page và Eric Clapton. Live Aid thu được 100 triệu USD. Việc kênh ABC và MTV chiếu chương trình Live Aid đã được xếp hạng 7 trong 100 sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử truyền hình. Cuối tháng 5 vừa rồi, tờ The Sun đưa tin Bono của U2 đang dự tính tổ chức Live Aid lần 2 với sự hỗ trợ của Thủ tướng Anh Tony Blair nhưng chính Bono đã bác bỏ tin này sau cuộc họp với các lãnh đạo EU ở Dublin.
    Còn vài "Aid" khác nối bước như Hear N'' Aid do Dio, ca sĩ chính của nhóm Black Sabbath và Rainbow thực hiện, tập hợp các nghệ sĩ thuộc dòng heavy metal vào ngày 20-21/5/1985 để ghi âm bản Stars; Farm Aid do Neil Young, Willie Nelson và John Mellencamp tổ chức hằng năm giúp đỡ những nông dân gặp khó khăn.
    Aznavour pour l''Arménie
    Năm 1989, sau vụ động đất ở Armenia, cây đại thụ nhạc Pháp Charles Aznavour (gốc Armenia) đã sáng tác bản Pour toi Armenie, tham gia ghi âm là "mục lục" của biên niên sử nhạc Pháp từ Gilbert Becaud, Didier Barbelivien, Adamo, Michel Sardou, Serge Lama, Alain Souchon cho tới Patricia Kaas, Mirelle Mathieu, Nana Mouskouri, Elsa, Vanessa Paradis, Nacash... Tổ chức Aznavour pour l''Arménie đến nay vẫn tiếp tục các hoạt động từ thiện và hỗ trợ cho Armenia.
    Các nghệ sĩ có những mối quan tâm khác nhau, Bono đấu tranh xóa nợ cho các nước thuộc thế giới thứ ba và chống nạn đói, Dave Matthews để mắt đến việc trái đất nóng lên, Sheryl Crow vì việc tháo gỡ mìn, Sting quan tâm đến môi trường với chương trình Rainforest... Cuối năm 2003, những ca sĩ kiêm nhà hoạt động xã hội quen thuộc như Bono, Dave Stewart, Bob Geldof lại tập hợp dưới 5 con số...
    13-6-04
  8. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Khúc du ca của chàng lãng tử Ben Jelen
    Teen pop ngắc ngoải, xuất hiện thế hệ các ca sĩ kiêm sáng tác nữ như Vanessa Carlton, Michelle Branch, Avril Lagvine. Thế rồi sự trỗi dậy của các cuộc thi "tiếng hát truyền hình" Pop Idol lan rộng ra nhiều nước, đến lượt giới mày râu lên tiếng về khả năng sáng tác và ca hát của mình.
    Đẹp trai mơ màng với mái tóc dài lãng tử, Ben từng được một tay "săn... mặt người" của hãng Calvin Klein mời làm người mẫu khi gặp anh tại một buổi diễn của Jane''s Addiction nhưng anh đã từ chối. Anh vẫn thể hiện sự yêu thích tột bậc đối với âm nhạc và may mắn thay, Joseph Janus, sếp của Fearless Management đã nhận ra được điều đó. Nhờ Janus, Ben ký hợp đồng với hãng Maverick và phát hành album đầu tay mang tên Give it all away vào cuối tháng 4 vừa rồi.
    Rày đây mai đó, Ben Jelen rảo bước từ Scotland, Anh Quốc đến Texas rồi New Jersey và giờ đây là New York, mang theo những trải nghiệm phong phú đó vào âm nhạc, vẽ nên những bức tranh lạc quan về cuộc sống bên cạnh cái nhìn nội tâm sâu sắc. Ở Setting of the sun là chất nhạc Celtic không lẫn vào đâu được của những tháng ngày sống tại Scotland, đại dương được thể hiện qua đại từ "her", đây là một trong những bài hát hay nhất đĩa nhạc với tiếng kèn túi lẻ loi. Đĩa đơn Come on, bán được 5.000 bản trên cửa hàng nhạc ảo iTunes, thể hiện một mối tình xa cách, chỉ còn liên lạc được qua điện thoại, về những cảm giác trống vắng cô đơn khi đêm về, khao khát được bên cạnh người yêu. Ca khúc của Ben gợi lại nhiều thứ, những bài hát ru (lullaby) như ở Wicked little town, sự nhẹ nhàng của Sarah McLachlan, vẻ đầy đặn của matchbox 20, rộng và xa hơn nữa, Ben phảng phất chất của Steve Forbert...

    Mỗi điểm dừng chân của mình, Ben ở không đủ lâu để có thể lập ban nhạc riêng nhưng anh vẫn luyện tập và chơi được nhiều nhạc cụ như dương cầm, vĩ cầm, guitar. Ben dời đến Manhattan sau khi tốt nghiệp đại học. Là kỹ sư âm thanh tại một phòng thu, sau khi hoàn tất công việc, Ben ở lại thật khuya, tự thực hiện băng demo của mình. Chỉ cần nghe qua 1 lần bản thu nháp của Ben, Jack Joseph Puig (từng hòa âm cho No Doubt, Beck, Black Crowes) đã sẵn sàng gác lại danh sách "khách hàng" dài ngoằng của mình để ưu tiên làm việc với Ben. "Âm nhạc hiện nay đầy rẫy những thứ tầm thường. Tôi thấy Ben cùng những bài hát của anh thật hấp dẫn và tươi mới. Ben không phải là điều tình cờ và sẽ còn đó thật lâu", Jack thẳng thắn nhận xét.
    Một tinh thần tự do rộng mở với cuộc sống, Ben lại thể hiện hoàn thiện nhất ở những bản ballad đệm piano đầy tính tự sự. Ngay trong những bài mạnh mẽ như Give it all away, giọng Ben vẫn rất thiết tha. Anh giải thích: "Tôi không chỉ viết một loại ca khúc, tôi viết về những gì tôi thấy, làm và cảm, những điều đã khuấy động tôi, mang cảm hứng cho tôi. Máu sục sôi khi bạn giận dữ, nhịp đập nhanh khi bạn hồi hộp, những cảm xúc đó thật quan trọng. Những khi tôi cảm thấy như thế, ca khúc đã tự hình thành trong đầu và tôi chỉ việc viết ra". Hãng Maverick cũng "rộng rãi" để Ben Jelen tự do thể hiện mình, "ghi âm khi cảm giác còn rất tươi mới". Tuần lễ đầu phát hành, album bán được 10 ngàn bản, xếp đầu bảng xếp hạng Heatseakers của Billboard dành cho những nghệ sĩ mới.
    Trong đợt sóng những nam ca sĩ kiêm sáng tác hiện nay như John Mayer, Jason Mraz, Ben Kweller..., Ben Jelen sẽ là một sự lựa chọn thích hợp với gu nhạc chuộng sự êm ả, giai điệu đẹp, lời ca ý nghĩa, hòa âm đầy đặn.
    Setting of The Sun
    She sits beside her,
    Stares out across the waves
    As she''s digging in the sand
    And looks around her,
    And knows the crazy world
    Would never understand.
    And she says
    "Please would you find me,
    I''ve lost my way,
    Please would you save me now"
    He wakes to find that
    He''s out of love again
    And it''s time for him to run,
    And back inside her,
    He feels his innocence
    Slowly setting with the sun
    And he says
    "Please would you save me,
    I''ll lose my way,
    Please would you help me to escape"
    And their answers lie in a setting sun,
    And the reasons why
    Will remain unknown,
    ''Cause we live our lives
    ''Till we come undone
    We just have to believe.

    22-5-04
  9. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Nghe chữ A hát
    Chữ A ở đây chính là một phần tư của sản phẩm xuất khẩu thành công nhất của Thụy Điển: nhóm ABBA. Lặng lẽ từ khi nhóm tan rã, chữ A xinh đẹp Agnetha Faltskog vừa phát hành album My colouring book, đúng 30 năm sau khi ABBA đột phá với bản Waterloo tại Eurovision ngày 6/4/1974.
    Đã 17 năm kể từ khi I stand alone, album solo cuối của cô được tung ra năm 87, trước đó là 2 album Wrap your arms around me (1983), Eyes of a woman (1985)...
    Ý tưởng về đĩa nhạc này được thai nghén từ 4 năm trước, nhưng rồi album chỉ toàn những ca khúc cũ, những ký ức thời thơ ấu của Agnetha, những đĩa nhạc, bài hát mà cô mua khi bắt đầu nghe nhạc. Nghe lại chồng đĩa cũ, lục lọi những quyển sách bài hát, đọc qua những bản xếp hạng xưa, Agnetha không chỉ muốn tìm những bài hát thật nổi tiếng để hát lại, như thế quá dễ dàng. Cô muốn tìm những bài hát mà cô cảm được. "Tôi lọc ra khoảng 50-60 bài mà tôi có thể hát, thử ghi âm khoảng hơn 20 bài và kết quả cuối cùng là 13 bản trong My colouring book". Không chỉ lục lại bộ sưu tập của mình, Agnetha còn dạo bước đến một cửa hàng đĩa chuyên về nhạc của thập niên 60 ở Hsaselby, nơi những cảm xúc thời thơ ấu của cô ùa về, khi cô bắt gặp lại những đĩa nhạc của Petula Clark, Rita Pavone, Cilla Black, Dusty Springfield và dĩ nhiên là giọng hát yêu thích của cô - Connie Francis. Bên cạnh đó còn có các giọng nam như Paul Anka, Neil Sedaka...
    Đĩa nhạc được ghi âm, trình bày thư thả, đúng như mong muốn của Agnetha, "không hề có một áp lực nào". Việc ghi âm được thực hiện tại phòng thu Atlantis ở Stockholm, nơi ABBA đã bắt đầu sự nghiệp. Chiếc piano của Benny Andersson vẫn nằm ở góc phòng, một khung cảnh lý tưởng để ký ức tràn về, để Agnetha vẽ nên "cuốn sách màu của tôi"...
    Dường như thời gian chỉ có thể tác động đến vẻ ngoài, khắc sâu những vết chân chim nơi khóe mắt chứ chẳng thể ảnh hưởng đến một trong những giọng hát quan trọng bậc nhất của thập niên 80. Vẫn trong trẻo, vẫn ngọt ngào, ngay cả khi cô không hát mà chỉ độc thoại trên nền nhạc Moonlight sonata trong bài Past, present and future (vốn của nhóm Shangri-Las). Thật khó để có thể chọn ra đâu là phần trình bày nổi bật, từ những bản quen thuộc như Fly me to the moon, Love me with all your heart, The end of the world, Sealed with a kiss cho đến lạ hơn như Remember me, When you walk in the room, I can''t reach your heart... Đĩa đơn trích từ album If I thought you''d ever change your mind là 1 trong 2 bài vốn được Cilla Black trình bày (cùng với A fool am I).
    Theo Agnetha, phần hòa âm của Cilla Black khá đặc biệt, có phần giống Beatles bởi George Martin sản xuất đĩa cho Cilla. My colouring book (ngày xưa được hát bởi Dusty Springfield và Perry Como) là bài hát được tô màu với sắc xám khi người yêu ra đi, sắc xanh tràn ngập tin yêu và những sắc không có trong bảng màu như màu trống vắng, màu cô đơn... When you walk in the room nhộn nhịp của Jackie De Shannon, một bài hát để phần nào xóa bớt không khí đầy hoài niệm hơi u buồn của album. Thái độ làm việc nghiêm túc của Agnetha được thể hiện ở Love me with all your heart. Một phiên khúc của ca khúc này được Petula Clark và Connie Francis hát bằng tiếng Tây Ban Nha và Agnetha muốn giữ nguyên như vậy.
    Agnetha không nói được tiếng Tây Ban Nha dù khi còn trong ABBA, cô từng hát vài bài bằng thứ tiếng này với sự giúp đỡ của Ana Martinez trong phòng thu. Giờ đây cũng vậy, dù câu nhạc hát tiếng Tây Ban Nha rất ngắn, Agnetha cũng mời một người phiên dịch để phần đó được hoàn chỉnh. Bởi theo cô: "sẽ có rất nhiều người lắng nghe và điều quan trọng là tôi không phát âm sai khi hát".
    10-7-04
  10. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Kho tàng nhạc đồng quê Mỹ
    Mỗi lần có cuộc điều tra, khảo sát nào đó, mặc cho vẻ hào nhoáng, bóng bẩy của pop; dữ dằn, mạnh mẽ của rock... nhạc đồng quê khoanh tay đứng nhìn và tin chắc về sức cuốn hút của mình đối với người Mỹ.
    Làng nhạc có vẻ lặng lẽ, quê mùa này đang đón nhận tin mừng: doanh số nhạc đồng quê tăng 11,2% so với năm ngoái. 6 tháng đầu năm 2004, có 31,3 triệu CD nhạc đồng quê rời khỏi kệ, đến với máy nghe nhạc của dân Mỹ. Con số này có sự đóng góp rất lớn của đợt sóng các nghệ sĩ mới và không còn tập trung vào vài tên tuổi "cỡ bự" nữa mà dàn trải cho nhiều nghệ sĩ. 6 trong 25 album xếp đầu Top Billboard ngày 10/7 thuộc về các nghệ sĩ mới của nhạc đồng quê: Gretchen Wilson, Big & Rich, Josh Gracin, Julie Roberts, Dierks Bentley và Josh Turner. 4 tên tuổi khác, từ tương đối mới như Keith Urban và Rascal Flatts cho tới đã thành danh như Kenny Chesney và Toby Keith cũng đang được xếp chiếu trên của top.
    Sau 8 tuần lọt vào top, Here for the party của Gretchen Wilson đã bán được gần 2 triệu đĩa. Bên cạnh cô ca sĩ trẻ măng này, món hàng nóng của nhạc đồng quê là Big & Rich. Cuối tháng 6, Big & Rich đạt đĩa vàng cho album đầu tay (hiện nay xếp hạng 6 sau 10 tuần lọt vào top). Đầu tháng 7, tạp chí Entertainment Weekly dành 2 trang cho cặp song ca này. Cái tên nghe có vẻ rất khoe mẽ Big & Rich (bự chảng và giàu sụ) khá hợp với tính cách các anh nông dân Mỹ trong những câu chuyện cười.
    Thật ra, cái tên này được ghép từ John Rich (cựu ca sĩ nhóm Lonestar khá nổi bật của dòng nhạc đồng quê đương đại) và Big Kenny. Từ năm 98, ở các quán rượu tại Nashville, đôi song ca này thực hiện các đêm nhạc mang tên khá "xã hội đen" Muzik Mafia với nhiều vị khách mời nổi tiếng. Họ có những bài hát và đĩa nhạc riêng cho tới năm 2003 mới ký hợp đồng dưới cái tên chung Big & Rich. Đĩa đơn đầu Wild west show tung ra tháng 2/2004, nối tiếp là album Horse of a different color phát hành tháng 5/2004. Âm nhạc của họ rất hiện đại, không là nhạc đồng quê thuần chất mà có từ Everly Brothers cho tới Limp Bizkit và Queen, từ điệu honky tonk cũ xưa cho tới rock?Tn?Trap thời thượng. Đĩa nhạc có giọng bè của Martina McBride (bài Live this life) bên cạnh tay rapper da đen Cowboy Troy hát được 3 thứ tiếng và có bằng cử nhân kinh tế (bài Rollin''). Real world nghe lời rất hiện đại nhưng vô thưởng vô phạt "tôi lái chiếc Mercedes Benz, tôi có nhiều tiền hơn cả George Strait, có nhiều cô gái theo đuổi còn hơn cả tổng thống, ngày nào đó tôi sẽ xuất hiện trên kênh truyền hình nhạc đồng quê CMT. Nhưng trong thế giới thực thì chẳng tốt đẹp như vậy đâu". Đây cũng là bài hát có kết cấu khá lạ, nửa sau bài tăng lên tốc độ phi nước đại của các chàng cao bồi với nhiều âm thanh vui nhộn.
    Thủ phủ nhạc đồng quê Nashville là nơi ranh giới giữa các loại nhạc bị xóa nhòa, nơi Trent Reznor của nhóm industrial rock Nine Inch Nails có thể giật giải sáng tác bài hát nhạc đồng quê hay nhất của năm, nơi Norah Jones có thể biểu diễn trong đêm trao giải thưởng âm nhạc đồng quê (CMA). "Những gì chúng tôi đang biểu diễn là âm nhạc Mỹ. Chúng tôi viết cả nhạc đồng quê lẫn nhạc rock ảo giác và mọi thứ ở giữa hai thể loại này", Kenny kết luận.
    31-7-04

Chia sẻ trang này