1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bài viết của Trí Quyền

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi tienghatngoclan, 20/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Aphro***e''s Child
    Nếu các bạn đã nghe chương trình Những ca khúc bất hủ từ ngày đầu tiên thì khúc dạo đầu của ca khúc Rain and tears cũng đủ để nhớ được giai điệu thánh thót của tiếng organ giả làm tiếng mưa rơi . Nếu lúc đang lắng nghe chương trình mà ngoài trời cũng mưa thì hay quá . Còn nếu kô thì cũng chẳng sao ! Với giai điệu này thì chỉ nhắm mắt lại và một chút tưởng tượng là có thể hình dung ra cảnh mưa thật lãng mạn .
    Aphro***e''s Child được thành lập khi nhà soạn nhạc kiêm keyboard người Hy Lạp Vangelis Papathanassiou rời nhóm Forminx đến Paris . Và ở đây, Vangelis đã gặp tay bass kiêm ca sĩ có chất giọng rất nở Demis Roussos và tay trống Lucas Sideras . Họ thành lập nhóm Aphro***e''s Child .
    Với cảm hứng từ 1 bản canon - 1 bản luân khúc của Pachelbel , họ đã sáng tác ca khúc Rain and tears và phát hành dưới dạng đĩa đơn , Rain and tears đạt được thành công lớn . Trí Quyền đã nghe qua bản canon cung rê trưởng của nhà soạn nhạc Đức Johann Pachelbel được chơi với nhiều nhạc cụ như piano , sáo và dàn đàn dây . Và bản canon này rất giống đoạn intro của ca khúc Rain & tears mà Trí Quyền sử dụng làm nhạc hiệu của chương trình Những ca khúc bất hủ .
    Nói thêm về nhạc sĩ cổ điển người Đức này : Johann Pachelbel sinh 1953 mất 1706 - khoảng thời gian của trào lưu Baroque . Và ông được xem như nghệ sĩ sử dụng organ đồng thời là nhà soạn nhạc hàng đầu của thời kỳ này . Nổi tiếng vì sự đơn giản trong các tác phẩm , nhưng Pachelbel có ảnh hưởng rất lớn đến Johann Sebastian Bach và anh trai của Bach là Johann Christoph Bach .
    Trở lại với nhóm Aphro***e''s Child , album đầu tay của nhóm mang tên là End of the word - cũng là tên ca khúc chúng ta vừa nghe .
    Album này được phát hành năm 68 dưới dạng đĩa nhựa gồm 9 ca khúc : 5 ở mặt A và 4 ở mặt B . End of the world là ca khúc đầu tiên ở mặt A .
    Rain and tears là bài số 4 . Chúng ta hãy nghe thêm 1 ca khúc ở al. này : Don''t try to catch a river :" Khi con sông đang chảy , đừng cố mà bắt lấy con sông . Bởi vì chẳng ai có thể bắt được 1 con sông . Con sông chảy qua đá , vượt qua những bức tường . Con sông thật tự do , xa cách với bầu trời .Tình yêu cũng vậy ! Vì tình yêu cũng như 1 con sông ! Khi tình yêu đã ra đi , đừng cố níu kéo lại ."
    Album thứ 2 của Aphro***e''s Child mang tên It''s 5 o''clock .
    " Bây giờ là 5 giờ sáng . Và tôi bước đi trên con đường vắng lặng . Đầu óc tràn ngập những nghĩ suy .Chẳng ai nói chuyện với tôi và tâm trí tôi đưa tôi trở lại những năm tháng đã qua trước đây . Thật khó tin rằng người đang đứng trên khung cửa sổ kia lại chính là tôi . Thật khó tin rằng mọi chuyện lại có thể xảy ra như thế . Bóng đêm là bạn của tôi và trong bóng đêm , tôi tìm được sự đồng cảm . Bóng đêm mang lại cho tôi hy vọng , cũng như một chút mơ mộng ."
    Các ca khúc của Aphro***e''s Child thường có sự nhân cách hóa . Ở Don''t try to catch a river , con sông đã được dùng đại từ " she " để thể hiện . Còn trong ca khúc It''s 5 o''clock , bóng đêm đã được gọi là " him ".
    Aphro***e''s Child kô chỉ có những ca khúc nhẹ nhàng , du dương . Như vậy quá đơn điệu và nhàm chán . Ca khúc kế tiếp trong album. It''s 5 o''clock là Wake up - 1 bản nhạc cho thấy đâu đó sự ảnh hưởng của Beatles đối với Aphro***e''s Child :" Mọi người nói chuyện , nhưng tôi chẳng thể hiểu những gì họ nói . Những suy nghĩ trong tâm trí tôi đều là về ngày mai . Thế hôm nay tôi sẽ làm gì ? Mọi người nhìn ngắm , nhưng tôi kô hiểu những gì mà họ nhìn thấy . Nếu thỉnh thoảng tôi nhắm mắt lại , tôi sẽ cảm thấy đỡ hơn . Nhưng tôi có thể sống như thế này thêm được bao lâu ? Mọi người cười cợt , phải chăng họ cười , vì họ kô biết cách nào để khóc ? Phải chăng họ khóc , vì họ kô biết cách nào để cười ? "
    Giờ đây bắt đầu có những triết lý trong những ca khúc của Aphro***e''s Child . Một ca khúc khác cho thấy nét nhạc country hơi lạ trong Aphro***e''s Child : Take your time . Trong album này còn có nhiều ca khúc xuất sắc khác như : Annabella . Annabella của Aphro***e''s Child nghe êm đềm như một bản nhạc của Moody Blues . Và lời của ca khúc này cũng nhắc nhở đến hình ảnh rất thơ mộng của thiên nhiên .
    Một tuyệt phẩm khác trong album It''s 5 o''clock là ca khúc Good time so fine .
    Ngay cạnh ca khúc Good time so fine là ca khúc êm đềm cũng có tựa là 1 cái tên riêng : Marie Jolie . Marie Jolie là một bản tình ca khá đơn giản . Và lúc này , Aphro***e''s Child vẫn chưa thể hiện được những cái gọi là tìm tòi , khám phá của dòng nhạc progressive rock . Tuy nhiên , ngay từ album đầu tay cũng đã có những nét nhạc rất rock trong Aphro***e''s Child . Chúng ta nghe thử ca khúc You always stand on my mind trích từ album End of the world .
    Năm 1970 , Aphro***e''s Child bắt đầu thực hiện album đôi 666 .
    Bởi vì hợp đồng với hãng Mercury đòi hỏi họ phải thực hiện 3 album . Aphro***e''s Child toan tính những thử nghiệm mới lạ và sẽ khó nghe đối với người bình thường nên hãng đĩa yêu cầu họ tung ra đĩa đơn trước . Và Spring , summer , winter and fall được phát hành .
    Sau khi đĩa đơn Spring , summer , winter and fall được phát hành , nhóm mới bắt đầu vào thực hiện al. 666 . Trong album này , Aphro***e''s Child kô chỉ còn là band nhạc 3 người nữa , mà có sự tham gia của Silver Koulouris - người trước đây từng tham gia vào Aphro***e''s Child ở vị trí ghi ta nhưng rồi phải sới rời nhóm để thực hiện nghĩa vụ quân sự .
    Album hoàn thành năm 72 , cũng là lúc Aphro***e''s Child tan rã . Việc phát hành album 666 cũng gây ra nhiều tranh cãi và thậm chí bị tẩy chay trên một số Đài phát thanh vì những thử nghiệm hơi quá mức trong album . Trớ trêu thay , 666 lại là album duy nhất của Aphro***e''s Child được phát hành dưới dạng CD . Và đây cũng được xem là đỉnh cao nghệ thuật của nhóm .
    Mở đầu album là 1 ca khúc - đúng hơn là 1 đoạn nhạc ngắn mang tên The system .
    Chủ đề của 666 được dựa trên sách Revelation của thánh St. John . Và phần lời của album được viết bởi Costas Ferris . Album này rõ ràng mang tính progressive hơn 2 album trước với các bản hòa tấu và ứng tấu đầy ngẫu hứng . Có những bản nhạc chỉ dài đến 1 phút và có sự kết nối chặt chẽ với ca khúc kế tiếp . Chúng ta nghe qua The battle of the locusts dài 56 giây và bản Do it dài 1 phút 44 giây . Trong album 666 còn có các ca khúc Tribulation dài 32 giây , Seven Trumpets dài 35 giây .Nhưng cũng có bản nhạc mang tên All The Seats Were Occupied dài đến 19 phút , chiếm gần như trọn mặt B của đĩa 2 . Có rất nhiều tư tưởng ẩn chứa trong album 666 nhắc nhở đến các nhà văn , nhà tư tưởng như Abbie Hoffmann , Jerry Rubin .... Một ảnh hưởng rõ rệt của Beatles - đặc biệt là album Sgt Peppers .
    Theo thần thoại Hy Lạp , Aphro***e là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp . Vị thần tương đương ở thần thoại La Mã của Aphro***e chính là thần Venus .
    Truyền thuyết nổi tiếng liên quan đến Aphro***e là nguyên nhân gây ra cuộc chiến thành Troa . Tại đám cưới của Pê-lê và Te-lix , nữ thần bất hoà đã tung lên một trái táo vàng và ghi lên đó " dành tặng cho nữ thần đẹp nhất ". Aphro***e cùng với A-thê-na và Hê-ra đã tranh giành trái táo này . Nhiệm vụ phân xử được trao cho Pa-ri . Và Hê-ra hứa sẽ biến Pa-ri thành 1 con người đầy quyền lực . A-thê-na hứa sẽ mang lại cho Pa-ri tiếng tăm vang dội trong chiến đấu . Còn Aphro***e hứa sẽ cho Pa-ri người phụ nữ đẹp nhất trần gian . Pa-ri tuyên bố : Aphro***e là nữ thần đẹp nhất ! Và được Aphro***e dùng phép thuật khiến cho Pa-ri bắt cóc, đúng hơn là quyến rũ được Hê-len - vợ của vua Hy Lạp Mê-nê-lap . Mê-nê-lap tập hợp nhiều vị anh hùng Hy Lạp để kéo đến thành Troa phục thù . Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thành Troa dai dẳng , khốc liệt nhưng cũng đầy những chiến tích oai hùng .
    Nhóm Aphro***e''s Child tan rã , mỗi thành viên đi theo những con đường riêng . Và thành công nhất chính là Demis Roussos . Bên cạnh đó là Vangelis .
    Trước khi Kitaro cộng tác với Jon Anderson của nhóm Yes trong al. dream qua 3 ca khúc : Lady of dreams , Island of life và Agreement thì vangelis đã mời Jon tham gia vào album mang tên Short stories vào năm 79 . Kế đó là See you later năm 80 , còn có sự tham gia của Peter marsh . Album thứ 2 được xem là Jon & Vangelis ''s album là album The friends of Mr Cairo . Chúng ta cùng nghe 1 ca khúc kinh điển trong album này : I find my way home .

  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Hôm trước tui gửi anh Trí Quyền cái flash bài Valentine. Anh gửi lại tui cái này:
    Hưởng xái

    [​IMG]Từ một tên tuổi ít ai biết đến ngoài việc đệm đàn cho Martina McBride hát bản Valentine, Jim Brickman bắt đầu được ít nhiều hỏi đến tại các tiệm băng đĩa. Lý do không nằm ngoài việc tò mò muốn biết Ước gì giống với bản Night prayer đến mức nào và ngoài Ước gì, có còn bản nào giống nhạc Việt nữa không!
    DVD My romance của Jim Brickman trước đây nằm bám bụi trên kệ cũng được... phủi bụi để về nhà người mua. Tuy vậy, tên tuổi Jim Brickman vẫn không nổi so với Keiko Matsui. Khoảng tháng 3, hầu hết các tiệm đĩa đều có hoặc được hỏi về CD nhạc của Keiko, ở các tiệm đĩa lớn không chỉ có album Cherry blossom (có bản Frontier) mà còn có Sapphire, No borders. Tuy được xếp chỉ sau Kenny G ở dòng nhạc hòa tấu đương đại, thật sự Keiko không gần gũi lắm với người nghe nhạc Việt Nam dù vị trí địa lý lại gần hơn. Nhạc hòa tấu đối với người Việt khi xưa là Paul Mauriat, Richard Clayderman; kế đó là Kitaro, Yanni, Kenny G; gần đây là Secret Garden, Bandari. Các tên tuổi lớn trên thế giới của dòng nhạc không lời (phần lớn là các nhà soạn nhạc cho phim) như Henry Mancini, Bert Kaempfert, Vangelis... vẫn xa lạ với số đông công chúng.
    Blackmore''s Night đã khá nổi tiếng trong dân nghe rock (từ tên tuổi của Richie Blackmore) nên không hẳn thuộc tình thế "từ bóng tối bước ra ánh sáng" như của Keiko Matsui và Jim Brickman. Dĩ nhiên, việc "hưởng xái" chỉ về mặt danh tiếng chứ còn về thương mại, không ai tò mò đến mức bỏ 200.000- 300.000đ để mua đĩa gốc của Jim Brickman hay Keiko Matsui.
    Tr.Quyền
    Trích từ đây

  3. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    hay tuyệt vời. Thật đáng hoan nghênh!

    Anh Trí Quyền thật xứng đáng là chuyên gia về Rock.
    Lần cập nhật cuối: 11/11/2014

Chia sẻ trang này