1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bài viết hay về thư pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi duongphuongbay, 04/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Các bài viết hay về thư pháp

    Bài 1: Thư pháp qua cái nhìn của Thiền Quán

    HOÀNG SƠN LONG ​

    Thư pháp hiểu theo nghĩa đơn giản là cách viết chữ đẹp, như vậy mọi người đều có thể thực hiện thư pháp của riêng mình. Hình ảnh ông Đồ trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên ngồi viết những câu liễn, câu đối vào những ngày cận Tết năm xưa, có thể xem như những nhà thư pháp tài tử. "Hoa tay thảo những nét, Như Phụng múa, Rồng bay." (thơ Vũ Đình Liên).



    Đầu thế kỷ 20, trong bộ "Thiền Luận" Daisetz Teitaro Suzuki một Thiền Sư người Nhật đã quan niệm Thiền như : "thuật trừng tâm và khai phóng nhân sinh". Điều nầy cho thấy Thư pháp và Thiền là những hàm số đồng biến. Đúng ra Thiền thuộc lãnh vực tâm linh khó có một đinh nghĩa nào chính xác, nhưng qua cái nhìn của Thiền quán thì Thư pháp là phương tiện tải đạo có tính cách sâu sắc tế nhị. Một khi hơi thở của Thiền đi vào Thư pháp thì thư pháp trở nên sống động, tràn đầy sinh khí, mỗi chữ, mỗi nét bút biểu hiện tính hồn nhiên, thanh thoát. Chính sinh khí của Thiền đã làm thư pháp có ý nghĩa và tạo cảm giác cho người thưởng ngoạn tìm thấy một niềm vui thanh nhã.

    Thư Pháp và Thiền đã thực sự dung họp nhau. Từ những nét chấm phá bay bổng trên mỗi bức thư pháp, xuyên qua yếu chỉ của Thiền Quán các nhà Thư pháp có thể thả phần hồn vào nét bút. Dấu mực tuy đơn sơ nhưng người ta có thể ẩn tàng một đạo lý sâu sắc. Các nhà tu hành Phật đạo đã nhìn thấy Thư pháp như là một phương tiện tu tập Thiền định. Ngoài ra Thư pháp có khả năng hướng dẫn con người thâm nhập vào thế giới tâm linh, chính lúc đó thư pháp không còn là một bộ môn nghệ thuật thuần túy, và Thư pháp biến thành Thư Đạo (Shodõ). Người ta cũng tin tưởng thư pháp sẽ đưa họ đến trạng thái giác ngộ.

    Muốn tạo một bức Thư pháp đẹp và có hồn không phải là một chuyện dễ dàng. Những du khách khi đến thăm đền Obaku ở Kyoto, phía trước cổng đền có một bảng gỗ to chạm mấy chữ "Đệ Nhất Đế", những ai thích chữ đẹp đều chiêm ngưỡng như là một kiệt tác.

    Trên hai trăm năm trước Thiền Sư Kosen đã phác họa trên giấy trước khi người thợ chạm vào gỗ. Ông đã kiên nhẫn ngồi viết từ tấm nầy cho đến tấm khác, nhưng mỗi lần viết xong, ông nhìn lại không vừa ý, ông lại viết tiếp. Trong khi thực hiện thư pháp Kosen được sự trợ giúp của một chú đệ tử mài mực và luôn quan sát, góp ý, phê bình tác phẩm của thầy mình dưới cặp mắt sắt bén. Hơn tám mươi tư lần viết đều thất bại, những bức thư pháp chồng đống lên nhau. Nhưng khi chú đệ tử bước ra ngoài, Kosen suy nghĩ: "Bây giờ là lúc ta tránh được con mắt xoi bói của nó" Kosen viết nhanh với tâm không lo lắng - Đệ Nhất Đế -

    Chú đệ tử từ ngoài bước vào nhìn bức Thư pháp của thầy mình vừa mới hoàn tất trong khoảnh khắc. Vụt reo to:

    "Thật tuyệt vời"

    Cả hai thầy trò đều vui lên.

    Điều nầy cho thấy thư pháp là một bộ môn gây nhiều thích thú cho con người. Từ ngày xưa, lúc nghề in chưa có, những văn kiện quan trọng, những tác phẩm thiêng liêng như kinh điển đều nhờ những nhà thư pháp viết lên. Ngày nay nhìn lại, chúng ta đều công nhận từng nét chữ một: "Đẹp và Trang trọng". Như vậy thư pháp đã có một lịch sử lâu dài, về sau nầy nó trở thành một bộ môn nghệ thuật.

    Những nhà thư pháp hiện nay không ai có thể phủ nhận thư pháp đông phương bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Việt Nam được phát sinh từ Trung Quốc. Riêng Việt Nam, thư pháp được chia làm hai phần: Thư pháp chữ Hán và thư pháp chữ Việt (viết theo mẫu tự La-tinh)

    Thư pháp chữ Hán của Việt Nam có tự bao giờ? Mãi đến nay chưa có ai xác quyết rõ ràng. Tuy nhiên qua những tài liệu về văn học, những cổ vật được tìm thấy như các bia đá, lệnh chỉ, sắc phong, những bức hoành phi, những bi ký, câu đối, những áng văn được viết trên lụa, gấm, giấy xuyên chỉ, hoặc được khắc trên đá, trên gỗ .v.v.. cho thấy thư pháp bằng chữ Hán của Việt Nam đã có hằng nghìn năm.

    Qua những di tích lịch sử, ông cha của chúng ta đã thể hiện thư pháp một cách sống động. Trong những chữ bằng Hán tự người ta tìm thấy những nét thẩm mỹ, tìm ẩn trong đó một đạo lý, một lối sống kiên cường bất khuất của người quân tử. Đồng thời chứa đựng một triết lý đầy tính chất nhân bản.

    Trải qua mấy nghìn năm văn học, lúc đầu dùng Hán tự sau chuyển qua chữ Nôm và gần đây chúng ta dùng chữ Việt. Mẫu chữ Việt chúng ta đang dùng là do các giáo sĩ Tây phương truyền đạo Thiên chúa đem vào. Ngoài những mẫu tự La-tinh chữ Việt còn những dấu sắc (/), dấu huyền (), dấu nặng (.), dấu hỏi (?), dấu ngã (~), và các dấu móc như: ă, â, ê, ô, ơ, ư. Theo những nhà ngôn ngữ học phân tách chữ Việt của chúng ta có hình thức tượng thanh, khác với Hán tự có tính cách tương hình.

    Vào những năm đầu của thời hậu thế chiến khi chữ Việt đã hoàn chỉnh và ngòi bút sắt đã hoàn toàn ngự trị trên thị trường chữ nghĩa. Người ta không còn thiết tha với ngọn bút lông. Giữa lúc đó có một ít người nghĩ ra cách dùng bút lông để viết chữ Việt dưới hình thức thư pháp. Những thư pháp chữ Việt đầu tiên được thể hiện rõ nét nhất ở những nghệ nhân tài hoa, mặc dù việc làm của họ có tính cách tài tử và không được quảng cáo rộng rãi.

    Trong thời điểm đó, điển hình qua thư pháp gia Nam Giang tên thật là Lương Quang Huyễn sinh năm 1930 (tuổi Canh Ngọ) tại Quế Sơn Quảng Nam. Cùng thời với Nam Giang có nhà thư họa Vũ Hối, ông sinh năm 1931 quê tại Quảng Nam Đà Nẵng. Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ. Ngoài Nam Giang Vũ Hối là những người đi tiên phong trong bộ môn nghệ thuật thư pháp chữ Việt còn có nhà thơ Trụ Vũ, Song Nguyên, Chính Văn, Thiên Chương, và gần đây có Bùi Viết Khảm, Nguyễn Thiện Chương, Nguyễn Thanh Sơn. v..v.. Ngoài những nhà thư pháp thành danh kể trên chúng ta cũng thấy những bức thư pháp thật đẹp đã được trưng bày trong các chùa chiền, tự viện, do các vị tu sĩ xuất gia thực hiện. Thiền sư Nhất Hạnh đã sử dụng hình thức thư pháp trên các bìa sách của ông mới xuất bản gần đây.

    Hiện nay tại Việt Nam phong trào thưởng thức thư pháp đang pháp triển mạnh mẽ. Số thư pháp đang bày bán trên các ngỏ đường, sạp báo, trong các nhà sách, người ta cũng in thư pháp trên những tấm lịch treo tường. Tìm một bức thư pháp đẹp và có hồn là một việc rất khó ở Việt Nam. Thư pháp đã bị lạm dụng và giả dạng quá nhiều. Thư pháp đã biến thành những nét chữ nguệch ngoạc, mà người trong nghề phải kêu lên: "dã hồ thư pháp" cũng giống như ai nói Thiền, tu Thiền mà chưa triệt ngộ thì gọi là: "dã hồ Thiền". Người thưởng ngoạn dễ dàng phân biệt giữa chữ viết theo lối bay **** (chữ viết fantasy) và chữ của Thư Pháp.

    Để có một bức thư pháp đẹp và có hồn, ngoài cách trình bày sao cho thẩm mỹ, các nhà thư pháp đã phải trải qua một thời gian khổ luyện. Nếu đem so sánh một thư pháp gia với một kiếm gia cũng không có gì quá đáng. Nhà thư pháp mỗi khi chấp bút, khí bút phải vận hành một cách tự nhiên. Hơi thở sinh động và luân chuyển trong trạng thái nhiếp tâm. Nhìn một nhà thư pháp hạ bút cũng giống như một kiếm gia múa một đường gươm.

    Những nhà thư pháp nổi tiếng khi chỉ dạy cho đệ tử thường nói: "Viết một cách chủ tâm mà không tác ý." Để hướng dẫn cho lối viết như thế, các vị thầy bảo: "Cẩn thận chấm bút vào mực, cân nhắc cho vừa đủ, khi nâng ngọn bút lên trong một tư thế phải nhẹ nhàng, xoay một vòng nhẹ trong không trung trước khi hạ bút xuống trang giấy. Để ngòi bút nhẹ xuống giấy tựa như cánh hoa đang rơi trên mặt hồ. Khi kéo ngọn bút qua trang giấy phải tập trung nội lực cũng giống như một tảng đá nặng được treo bằng một sợi dây rất nhỏ có thể rơi bất cứ lúc nào cũng không biết Như vậy mỗi nét chữ mới có xung lực của sự sống."

    Đây chỉ là phần kỹ thuật, riêng phần nội tâm các nhà thư pháp thường để hết tâm hồn của mình trên những chữ sắp viết, thường là một câu thơ, một danh ngôn, một câu đối, cũng có thể là một chữ duy nhất..v.v.. Tập trung toàn thể tâm ý vào câu đó, đều hòa khí lực sao cho tâm cảnh hợp nhất, lúc đó ngọn bút sẽ linh hoạt, bay lượn, phiêu bồng. Thời khắc nầy các nhà thư pháp thường gọi là "Xuất thần" hay "Tâm bút hợp nhất". Đây chính là phần hồn mà các nhà thư pháp đã gởi gắm vào những nét bút. (còn nữa)
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo) Thư pháp chữ Việt được viết theo mẫu tự La-tinh bằng bút lông và mực xạ, các nhà thư pháp Việt Nam đã dùng ngọn bút lông để viết chữ Việt cho thấy đây là một sáng kiến mới lạ đầy tính chất nghệ thuật. Hán tự với cách viết trong hình vuông và từ trên viết xuống, với những đường nét chấm, phẩy, ngang, sổ, khung mác..v.v.. Trong khi đó các mẫu tự La tinh của chữ Việt có dạng hình tròn và dài và cách viết từ trái qua phải lại thêm các dấu móc. Dưới một mô hình chữ viết đặc biệt các nhà thư pháp Việt Nam đã sử dụng ngòi bút lông một cách tài tình để tạo nên những bức thư pháp đầy màu sắc dân tộc.
    Nhìn những bức thư pháp chữ Việt, chúng ta có thể hình dung được những hình ảnh lạ mắt nó giống như Rồng bay, Phụng múa hay Cá đang bơi qua những nét chữ và các dấu móc ngoặc. Các nhà thư pháp của chúng ta đã biết khai thác một cách rốt ráo trong mười lối viết của cây bút lông đó là : Ức (nhấn xuống), Dương (nâng lên), Đốn (dè dặt), Tỏa (hạ xuống), Trì (chậm lại), Tốc (nhanh như chớp), Hoàn (trả lại), Khẩn (vội vã), Kinh (nhẹ nhàng), Trọng (nặng nghìn cân). Từ những nét sinh động, uyển chuyển trong những dấu, nét ngang, nét dọc, nét cong lên, hay ngoặc xuống, cùng các mẫu tự La-tinh được biến dạng đã tạo ra những hình ảnh bay lượn, nhảy múa một cách nhẹ nhàng thanh thoát.
    Điểm đặc biệt của thư pháp là sự đơn giản, chỉ một ngọn bút lông (lớn nhỏ tùy theo nhu cầu), nghiên mực, thỏi mực xạ, tờ giấy xuyến chỉ, lụa, gấm hay những vật dụng khác như quạt, dĩa bằng sứ..v.v. Phần màu sắc chỉ có một màu đen của mực xạ cùng với một nền màu duy nhất. Gần đây, một ít người viết thư pháp đã dùng mực màu đỏ hay màu vàng có pha kim tuyến để viết. Theo tôi việc nầy không phản ảnh tinh thần của thư pháp. Đặc tính của thư pháp là thể hiện rõ nét bình dị, không trau chuốt, màu mè.
    Dưới lăng kính của thiền quán người ta thấy rõ nét chữ đã thể hiện nét người, nhìn một bức thư pháp chúng ta có thể đoán biết tâm trạng, tánh tình của tác giả đang ở trong trạng thái nào. Khi nhà thư pháp phóng bút trong tình trạng "Tâm Bút hợp nhất", người thưởng ngoạn sẽ nhận ra ngay, người ta sẽ thấy một sức sống kỳ diệu, sự trong sáng thanh thoát trong từng nét bút.
    Rèn luyện thư pháp chính là rèn luyện nhân cách vì vậy các nhà thư pháp thường sống ẩn cư, phong thái của nhà thư pháp thì khoan thai từ tốn, khi chấp bút một cách tự nhiên nhẹ nhàng, thư pháp càng đơn giản thì cơ hội "đạt" càng cao. Sự luyện tập nội tâm được kết tinh trong từng nét bút. (Danh từ chuyên môn trong thư pháp gọi là "Mạc khí" hay dấu mực). Nhà thư pháp thực hiện mỗi nét chữ như đang đối diện với những giây phút quan trọng nhất, nói một cách khác thư pháp là một sự nối dài cá tính và năng lực nội tâm của người sáng tạo.
    Qua ngọn bút lông người ta có thể thực tập Thiền, tương tự như mân chuỗi hạt để theo dõi câu niệm Phật. Nhà thư pháp thực tập chuyên cần đến một lúc cái "tâm không" sẽ tuôn trào qua ngọn bút. Đây là một sự khác biệt với những nhà viết chữ theo lối thủ công, họ chỉ biết rèn luyện ngòi bút làm sao viết cho có mỹ thuật, kỹ năng có được của họ là do sự tập luyện nhuần nhuyễn. Trong khi đó phần linh hồn của tác phẩm được phát ra từ sự chuyển hóa tâm thức nhà thư pháp. Tính độc đáo trong tác phẩm của họ là nhờ vào kinh nghiệm Thiền Quán.Thực ra Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật sống động. Sự linh hoạt của nó thể hiện ra từng nét chữ, mà người thực hiện thư pháp đã thả hồn mình vào những nét bút.
    Những nhà thư pháp khi phóng bút tâm phải tĩnh lặng, giải trừ mọi chấp trước, ung dung tự tại. Không có những chuẩn bị như vậy, thì không thể hướng tâm mình vào việc sáng tạo. Trong trạng thái chín muồi của tâm thức hòa hợp với kỹ năng sẵn có, nhà thư pháp cảm thấy nhẹ nhàng trong khi thực hiện công trình.
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bài 2: Tản mạn về Thư pháp​
    Lê Anh Minh​
    Thư pháp > . là nghệ thuật viết chữ của người Trung Quốc với các công cụ gọi là văn phòng tứ bảo -?^>>寶(bút, nghiên, giấy, mực). Người Trung Quốc thường nói: ?oHọc tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tánh, đào dã tâm tình.? 學'>.可以修身S?T?ff.. Với quan niệm này, thư pháp cũng là Đạo (Thư pháp giả, Đạo dã) > .?."Y. Người Nhật từ thuở tiếp thu văn hóa Hán đã nhận ra giá trị cao nhã của thư pháp nên gọi tên là thư đạo >" (shōdō). Không những thế, sự nghiên tập thư pháp từ đời Hán đến nay đã trở thành môn học hẳn hoi với đầy đủ cơ sở lý luận gọi là thư học >學.
    Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện. Người Trung Quốc thường bảo: ?oHọc thư vô nhật bất lâm trì.? 學>"-不?池 (Học thư pháp chẳng ngày nào mà không ?ovào ao?). Thuật ngữ lâm trì ý nói công phu khổ luyện thư pháp. Thư gia Trương Chi 張S đời Đông Hán mỗi ngày luyện viết xong thì rửa bút ở ao, lâu ngày nước đen như mực (Lâm trì học thư, trì thủy tận mặc) ?池學>池水>墨. Thuật ngữ lâm trì bắt nguồn từ đó. Thời của Trương Chi, giấy chưa phổ biến, luyện chữ chỉ có thể viết trên tơ lụa. Ông tận dụng tất cả vải lụa trong nhà, khi không thể viết thêm được nữa thì đem nhuộm và may y phục. Giới nghiên cứu Trung Quốc tổng kết rằng các đại thư gia thường phải mất vài chục năm lâm trì mới thành danh. Vì bái phục công phu lâm trì của Trương Chi (đời Hán) nên Vương Hi Chi Z十年). Bút cùn (thoái bút ???) vất thành gò. Khi ông thành danh, người người đến xin chữ khiến ngạch cửa bị dẫm nát, phải lấy sắt lá bao lại (gọi là thiết môn hạn 鐵-?T). Nhà sư Hoài Tố ?素 đời Đường thuở hoa niên nhà nghèo không tiền mua giấy, chỉ khổ luyện trên lá chuối mà thành danh thảo thánh ?-. Vương Hiến Chi Z<獻< thuở nhỏ luyện chữ đã gánh nước đổ đầy 18 chum để làm nước mài mực. Nhờ thế mà thành danh. Hai cha con Vương Hi Chi và Vương Hiến Chi được đời xưng tụng là Thảo thánh nhị Vương ?-OZ<. Chữ thảo của họ trở thành khuôn mẫu cho thế nhân nghiên tập từ đời Tấn đến nay.
    [​IMG]
    Lan Đình Tập Tự ?" thư pháp chữ hành của Vương Hi Chi ​
    Những người say đắm thư pháp nhiều vô kể. Mỗi một đời đều có một số đại thư gia, từ vua chúa đến sĩ dân. Đường Thái Tông "太- (Lý Thế Dân Z-') lúc rỗi lấy ngón tay viết chữ trong không khí (trừu không luyện tự S空練-); nửa đêm tốc dậy thắp đuốc luyện Lan Đình ~亭 (mặc tích của Vương Hi Chi). Lương Vũ Đế 梁武帝 cực kỳ hâm mộ mặc tích của họ Vương, cho người đi sưu tầm tất cả tác phẩm của Vương Hi Chi, truyền lệnh cho mọi người trong cung phủ phải lấy các thư thể của họ Vương làm chuẩn, rồi sai Chu Hưng Tự '^^- soạn Thiên Tự Văn f--? và cho người mô phỏng bốn thư thể chân, thảo, lệ, triện của họ Vương mà chép Thiên Tự Văn để dạy chữ Hán và thư pháp cho các con em trong cung phủ. Chu Hưng Tự là văn quan kỳ tài, chỉ dùng 1000 chữ Hán cơ bản viết thành từng câu bốn chữ (không chữ nào lập lại) mà giảng giải được mọi lý lẽ trên đời. Tác phẩm nổi tiếng này không chỉ là sách giáo khoa khải mông (dạy trẻ) từ đời Lương đến đời Thanh mà còn là bí kíp rèn luyện thư pháp cực kỳ quan trọng cho đến ngày nay. Trí Vĩnh thiền sư sao chép 800 bản Thiên Tự Văn theo chữ hành và chữ thảo phổ biến cho các tự viện. Các thư gia đều có bản Thiên Tự Văn với thư thể của riêng mình, như Âu Dương Tuân 歐T詢 đời Đường, Triệu Mạnh Phủ TY頫 đời Nguyên, v.v... cho đến các thư pháp gia Trung Quốc hiện đại.
    [​IMG]
    Thư pháp chữ khải của Liễu Công Quyền (đời Đường)​
    (còn nữa)
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 04/05/2004
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo) Lịch sử phát triển của thư pháp xuôi theo lịch sử phát triển của chữ Hán. Các thư gia Trung Quốc nhiều vô kể, mỗi người chuyên trị một thư thể, có người vừa là thư gia vừa là họa gia; nếu liệt kê đầy đủ phải là một danh sách dài dằng dặc. Ta chỉ có thể kể những đại thư gia tiêu biểu nhất của từng đời.
    Bắt đầu từ đời Tần Thủy Hoàng Đế 秦.史 kể là đệ nhất thư pháp gia), Triệu Cao T~ , Hồ Mẫu Kính f母. ,...
    Đời Hán có các thư gia Sử Du 史游 , Tào Hỉ >-o, Thôi Viện "'- , Trương Chi 張S, Sái Ung ",., Lương Hộc 梁鵠, Lưu Đức Thăng S?德?,...
    Đời Tam Quốc và Tây Tấn có Hàm Đan Thuần ,"淳, Vỹ Đản ?., Chung Diêu ~?, Hoàng Tượng s?象, Vệ Ký >覬, Vệ Cẩn >' (con Vệ Ký), anh em Vệ Hằng >?- Vệ Tuyên >宣 - Vệ Đình >庭 (các con của Vệ Cẩn), Tố Tĩnh 素- (cháu gọi Trương Chi là cậu), Lục Cơ TY,...
    Đời Đông Tấn có gia đình Vương Hi Chi Z紹彰, Triệu Cát T佶 (tức là vua Tống Huy Tông , Lục Du T游, Khương Quỳ o", Trương Tức Chi 張即"人), Tiên Vu Khu 鮮Zz, Khang Lý Quỳ Quỳ 康?O"" (gốc Mông Cổ), Thái Bất Hoa 泰不華, Nghê Tán ?"s, ...
    [​IMG]
    Thọ Xuân Đường Ký ?" thư pháp Triệu Mạnh Phủ ​
    Đời Minh có Tống Liêm , Trần Hiến Chương T獻章, Thẩm Chu ^', Chúc Duẫn Minh 祝.~Z, Văn Trưng Minh -?徵~Z, Văn Bành -?彭 (con Văn Trưng Minh), Lý Đông Dương Z東T, Vương Sủng Z<寵, Trần Thuần T淳, Vương Trĩ Đăng Z<sT, Từ Vị 徐渭, Đổng Kỳ Xương '.~O, Hình Đồng ,-, Trương Thụy Đồ 張'zo-, Hoàng Đạo Chu f"', Nghê Nguyên Lộ ?.f', ...
    Đời Thanh có Phó Sơn ,.山, Vương Đạc Z<鐸, Kim Nông ?'農, Trương Chiếu 張., Trịnh Tiếp "?, Lưu Dung S??, Vương Văn Trị Z<-?治, Vương Thời Mẫn Z?T, Hoàng Tân Hồng f"T, Vu Hữu Nhiệm Z右任, Mã Nhất Phù 馬?浮, Hoằng Nhất Pháp Sư ~?.師, Hồ Tiểu Thạch f小Y, Lỗ Tấn 魯., Đặng Tán Mộc ".o, Quách Mạt Nhược fo<, v.v. (Trong khuôn khổ bài viết này chỉ có thể kể tên các thư gia hết sức sơ lược như trên). (còn nữa)
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Trong cộng đồng người Hoa tại Chợ Lớn hiện nay họa gia thì nhiều nhưng thư gia thì hiếm. Tiêu biểu là nhóm Nam Tú Nghệ Uyển -?-<' do lão sư Lý Tùng Niên Z松年 và thân hữu sáng lập mùa xuân năm 1989. Thư họa gia họ Lý năm nay (1999) được 67 tuổi, sinh tại huyện Hạc Sơn 鶴山, tỉnh Quảng Đông. Thuở nhỏ theo họa pháp Tây phương, lúc trưởng thành học hàm thụ thủy mặc tại Đại Hán Nghệ Thuật Học Viện 大漢-"學T ở Hương Cảng. Năm 1961, ông thụ giáo danh họa gia Lương Thiếu Hàng 梁'^ thuộc họa phái Lĩnh Nam 嶺-. Hoạ phái này do Cao Kiếm Phụ ~S^ sáng lập sau khi ông du học tại Nhật Bản. Hoạ phái này chủ trương phối hợp họa pháp Tây phương với Trung Quốc hoạ, với các danh gia Cao Kiếm Phụ, Cao Kỳ Phong ~?峰, Trần Thụ Nhân T樹人, Triệu Thiếu Ngang T'~, v.v... Về thư pháp, lão sư Lý Tùng Niên sở trường thảo thư và hành thư. Thảo thư của Lý lão sư chịu ảnh hưởng thảo thư của đại thư gia Vu Hữu Nhiệm Z右任 (1879-1961). Hiện nay Vu Hữu Nhiệm được Trung Quốc coi là thảo thánh; năm 1932 ông đề xướng tiêu chuẩn hoá thảo thư, cống hiến rất lớn cho lịch sử thư pháp Trung Quốc.
    Trong nhóm Nam Tú còn có thư họa gia Quan Cường -o強 (tức Quan Tồn Chí -o~-). Quan lão sư sinh năm 1932 tại huyện Nam Hải -海 tỉnh Quảng Đông. Về hội họa ông thành thạo thủy mặc, sơn dầu Tây phương, thiết kế, trang trí sân khấu, đã từng dạy hội họa tại trường Huỳnh Kiến Hoa f建華 năm 1976. Về thư pháp Quan lão sư sở trường khải thư, lệ thư và hành thư, nét bút hồn hậu chân chất. Chữ lệ của ông chịu ảnh hưởng Triệu Chi Khiêm T<T đời Thanh, chữ khải chịu ảnh hưởng Nhan Chân Khanh và Liễu Công Quyền đời Đường, còn chữ hành là do ông tự tạo phong cách riêng. Trong nhóm Nam Tú thuở ban đầu còn có thư họa gia Vương Trung Phu Z<中s nay định cư ở nước ngoài. Vương lão sư bút pháp rắn rỏi sắc sảo chịu ảnh hưởng Nhan Chân Khanh sâu đậm, ngoài ra ông và Lý lão sư cũng sở trường về khắc ấn triện. Họa gia Trương Lộ 張o (sinh năm 1952 tại Saigon) của nhóm Nam Tú còn đặc trị triện thư và ngụy bi. Họa gia Hoàng Hiến Bình f獻平 cũng thạo hành thư và thảo thư. Các thư họa gia Lý Tùng Niên, Quan Cường, Vương Trung Phu đã tổ chức nhiều lớp thư pháp và hội họa, tận tâm truyền dạy thư họa cho cả người Hoa và người Việt. Hiện nay nhóm Nam Tú Nghệ Uyển hoạt động không sôi nổi như xưa. Đáng tiếc trong một cộng đồng người Hoa lớn như vậy số người học thư pháp không nhiều, có lẽ vì bộ môn này đòi hỏi nhiều khổ luyện hay chăng? Tuy vậy thư họa gia Quan Cường vẫn còn nhiệt tâm truyền dạy thư pháp và hội họa cho một nhóm môn đệ tại tư gia của ông.
    Việc học thư pháp xưa nay khởi đầu bằng khải thư, khi thuần thục mới chuyển sang hành thư và thảo thư hoặc triện thư. Thời kỳ đỉnh thịnh của khải thư là đời Đường, nổi bật nhất là các đại thư gia Nhan Chân Khanh 顏oY卿, Âu Dương Tuân 歐T詢 và Liễu Công Quyền Y.S. Đến đời Nguyên thì có thêm Triệu Mạnh Phủ TY頫. Họ tạo thành bốn phong cách khải thư mô phạm từ đời Đường cho đến nay, gọi là Nhan thể 顏", Âu thể 歐" , Liễu thể Y" , Triệu thể T". Nhan thể mộc mạc mạnh mẽ, Âu thể thanh tú trang nghiêm, Liễu thể cứng cỏi quật cường, Triệu thể yểu điệu kiều lệ. Người học thư pháp tùy theo sở thích và cá tính của mình mà bắt đầu từ một trong bốn phong cách này. Người học thư pháp luôn cần có thầy, không thể nào tự học được, phải chứng kiến kỹ pháp của thầy mới lĩnh hội được bút ý, có những kỹ pháp cần giảng giải trực quan không thể nào đọc sách mà hiểu. Vai trò của thầy rất quan trọng: phá mê 破迷 và giải hoặc 解f' . Người mới học thường có ảo tưởng về nét bút của mình, người thầy phải chỉ ra những nét sai (gọi là tự bệnh --.) của họ, đó là phá mê. Giảng cho họ những điều chưa thông suốt hay hoài nghi, đó là giải hoặc. Nhiều học viên quá nôn nóng, muốn đốt giai đoạn nên bắt đầu tự học hành thư và thảo thư. Hậu quả tai hại là nét bút không có gân cốt, muốn quay về luyện khải thư thì cũng khó: nét bút đã thành bệnh tật.
    Thế hệ nhà Nho tiền bối của Việt Nam có rất nhiều vị thư pháp rất đẹp như Phan Thanh Giản, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Long Cát, v.v... Nhưng giới nghiên cứu Hán Nôm chưa có ai quan tâm nghiên cứu về mảng thư pháp trong di sản Hán Nôm của tổ tiên để lại, thật là đáng tiếc. Hiện nay ở Việt Nam, cụ Lê Xuân Hòa là thư gia rất nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.
    Thư pháp là một đề tài rất rộng không thể nào gói ghém trong một hai trang giấy, thành thử bài viết này chỉ là tản mạn đôi nét khái quát về một môn nghệ thuật tao nhã của Trung Quốc mà thôi, không dám vọng ngôn về các vấn đề trọng yếu của thư pháp như kỹ pháp, chương pháp, v.v... (hết)
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 04/05/2004
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bài 3: Thưởng thức thư pháp Trung Quốc
    Lê Anh Minh​
    Thư pháp hay nghệ thuật viết chữ Hán được xem là một loại hình nghệ thuật rất cao. Khi văn tự Trung Quốc đầu tiên xuất hiện, nó đã mang màu sắc thần bí. Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn "骨-?)[1] mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt "骨 là nói gọn của quy giáp o" (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Ngoài ra còn có kim văn ?'-?, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí 祭T (dụng cụ cúng tế) bằng đồng. Giáp cốt văn dùng ghi chép trong việc bói toán như một công cụ giao tiếp với thế giới thần linh và các tổ tiên quá vãng. Tương truyền người tạo chữ Hán là Thương Hiệt ??頡. Theo truyền thuyết này Thương Hiệt đã quan sát các hiện tượng thiên nhiên và bắt chước các dấu vết của động vật, cây cỏ, chim chóc, tinh tú mà tạo ra chữ Hán. Văn tự Trung Quốc là một thành tựu văn hoá quan trọng đến nỗi tương truyền rằng khi hệ văn tự này hoàn thành thì ban đêm thần sầu quỉ khóc, sấm chớp nổi dậy, và ngũ cốc trên trời đổ xuống như mưa.
    Hán tự khởi nguyên là chữ tượng hình 象形, nghĩa là mô phỏng hình dáng của vật thể trong thiên nhiên. Mặc dù về sau Hán tự đã tiến hoá đến chỗ tinh tế và có quy củ hơn nhưng dấu vết mối quan hệ giữa mặt chữ và hình dáng tượng trưng của vật thể vẫn còn sâu đậm. Dù chữ Hán được tạo theo quy tắc khác (như chỉ sự O?") chính yếu: Triện thư ?> (gồm đại triện 大? và tiểu triện 小?), lệ thư s>, khải thư 楷>, hành thư O>, và thảo thư ?>. Khi Tần Thuỷ Hoàng Đế thống nhất Trung Quốc, một trong những sự kiện quan trọng nhất là vua sai thừa tướng Lý Tư Z- thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó (đại triện) thành chữ tiểu triện 小?). Chữ lệ (lệ thư) là thư thể thông dụng trong công văn, và nó rất phổ biến giữa thế kỷ III và II tcn. Chữ khải (khải thư 楷> hay chính thư 正>) là cải biên từ chữ lệ. Chữ khải cũng đã thành thục vào thế kỷ III cn. Đây là thư thể chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất, và vẫn là phổ thông nhất trong các thư thể hiện nay. Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Nó thuần thục vào thế kỷ II cn. Mỗi chữ Hán có kết cấu riêng và số nét bút nhất định. Khi được viết nhanh chữ khải có thể giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là hành-khải O楷. Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành-thảo O?. Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự ~亭>?序 của Vương Hi Chi Z. hay thư đạo >". Từ đó nó trở thành một bộ môn nghệ thuật tao nhã cao siêu của tao nhân mặc khách và một cao thủ về thư pháp thường được đánh giá là người trí thức có học vấn cao. Trong thời này có Vương Hi Chi (303-361) một đại quan cũng là một đại thư gia mà người đời tôn là «Thảo thánh» ?-.
    Một tác phẩm thư pháp là sự thể hiện giữa thư thể và cá tính cũng như năng lực sáng tạo của thư gia. Tôn Quá Đình 孫Z庭 (648-703) ?" một thư gia cũng là nhà lý luận về thư pháp đời Đường ?" đã viết trong tác phẩm Thư phổ >o của mình rằng khi Vương Hi Chi viết Lan Đình Tập Tự (lời tựa nhân dịp các văn hữu tụ tập ở Lan Đình) tâm trạng hân hoan và tư tưởng cao nhã của ông đã dâng trào và điều đó đã thể hiện qua mặc tích lâm li thông sướng của ông.

    Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật có qui tắc nghiêm nhặt mà một thư gia sau một thời gian dài khổ luyện mới có thể làm chủ được ngọn bút của mình. Nội dung và hình thức bức thư pháp (thí dụ: vuông, chữ nhật, tròn, mặt quạt, hoành phi, câu đối) cũng phải hoà hợp nhau để xác định bố cục và thư thể trong tác phẩm (gọi là chương pháp 章.)[4]. Thư pháp tuân theo cách viết chữ Hán truyền thống (gọi là «thụ tả» Z寫): chữ viết thành cột từ trên xuống và từ phải sang trái. Đặc biệt là không được đánh dấu chấm phết để ngắt câu. Cách viết không chấm câu này y như trong sách cổ và được gọi là bạch vănT-?.[5] (còn nữa)
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo) Cách viết chữ theo cột (thụ tả) bắt nguồn từ việc viết chữ trên thẻ tre (trúc giản 竹簡) hay thẻ gỗ (mộc giản o簡). Những thẻ này được kết thành tấm (gần giống như các tấm mành trúc hiện nay) và được cuộn tròn thành bó. Khi viết, người ta cầm bó thẻ ở tay trái, còn tay phải thì viết trên thẻ từ trên xuống, xong một thẻ rồi thì kéo thẻ đó sang bên phải để viết tiếp trên thẻ kế cận. Viết lần lượt như thế cho đến hết bó thẻ. Cho nên chữ sách - (quyển sách, sách lược) viết với bộ trúc 竹, bên dưới là chữ thúc Y (bó lại, cột lại thành bó) viết lược một nét; ngụ ý nói sách vốn là những thẻ tre bó lại. Còn chữ sách ?S (cùng ý nghĩa với sách -) gợi hình rất rõ bốn thẻ (tre hay gỗ) cột ngang ở giữa. Khi nghề dệt vải lụa phát triển, người ta còn viết chữ trên lụa (gọi là bạch thư >>). Lụa được cuộn trên một trục; cách viết cũng giống như trên trúc giản và mộc giản. Cách viết như thế đã thành truyền thống và bất biến ngay cả khi người ta đã phát minh ra giấy. Khi văn hoá Hán và Hán tự 漢- truyền sang Nhật Bản (gọi là Kanji), Hàn Quốc (gọi là Hanja), và Việt Nam, cách viết truyền thống theo cột đó ảnh hưởng đến cả hệ thống chữ Kana của Nhật, Hang"l của Hàn Quốc, và chữ Nôm -f của Việt Nam; và cách viết theo cột vẫn giữ nguyên mãi đến khi các nước này giao lưu văn hoá với các nước phương Tây thì họ mới bắt chước cách viết theo hàng ngang (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, gọi là «hoành tả» 橫寫) của phương Tây.
    Theo Thư phổ của Tôn Quá Đình, bút pháp của một thư gia lão luyện có thể gợi ra khí lực trong thiên nhiên, chẳng hạn bút khí ?氣 của thư gia như thể «phi điểu xuất lâm, kinh xà nhập thảo» >鳥?z-s>?.? (chim bay khỏi rừng, rắn sợ hãi chui vào cỏ) hay «phi hồng hí hải, vũ hạc du thiên» >鴻^海^z鶴S天 (hồng nhạn bay giỡn trên biển, chim hạc bay múa trên trời), v.v... Nét bút có khi nhẹ nhàng như «thiền dực» Y翼 (cánh ve sầu), có khi rắn chắc như «trụy thạch» oY (đá rơi), v.v... Ngọn bút lướt đi nhẹ như gió xuân thổi trên ngọn cỏ, mà dừng lại thì nặng như thái sơn. Do đó một tác phẩm thư pháp chính là sự kết tinh của cá tính, sự tu dưỡng thi văn, tư tưởng, kỹ pháp, và khí lực của một thư gia.
    Thư pháp là một trong những nghệ thuật xưa nhất của Trung Quốc. Khi hân thưởng một tác phẩm thư pháp, người sành điệu thưởng thức bút pháp và sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua từng nét bút với tiết tấu nhanh chậm, với nét mực ướt đẫm lâm li hay xác xơ tiêu sái (phi bạch >T), và với độ đậm nhạt của mặc tích cũng như sự tương phản giữa giấy trắng mực đen. Với sự am tường về chữ Hán, về tính cách ước lệ của thứ tự nét bút và số nét bút của từng chữ, người thưởng ngoạn sành điệu sẽ cảm thấy thân thiết với tác phẩm và tác giả, đó là một thứ cảm xúc mà những bộ môn nghệ thuật khác ít khi tạo được. Một đại thư gia đời Bắc Tống là Mễ Phất 米S (cũng đọc Mễ Phế, 1052-1107) đã mô tả sự ngây ngất đắm đuối của ông khi chiêm ngưỡng mặc tích của cổ nhân rằng: «Mỗi khi tôi trải một tác phẩm thư họa của cổ nhân ra mà ngắm, tôi ngây ngất đến độ sấm động bên tai cũng không hay, thức ăn thơm ngon ngào ngạt bên cạnh cũng không màng... Tôi ngờ rằng sau này khi tôi lìa đời hồn tôi sẽ biến thành con cá bạc nhập vào những bức thư họa mà tung tăng bơi lội trong đó.»
    Kể từ thế kỷ III cn, những bộ sưu tập thư pháp thường dựa theo thư thể nhiều hơn là nội dung văn chương của tác phẩm. Cách phân loại tác phẩm thư pháp truyền thống này và sự nghiên tập từng trang mặc tích của cổ nhân đã dẫn đến sự biệt lập giữa nội dung và hình thức. Chính cái nét bút, kết cấu của chữ, và kỹ pháp của tác giả mới là đối tượng của sự thưởng ngoạn chứ không phải là nội dung của tác phẩm. Sự tái sắp đặt này bảo lưu được tính nghệ thuật, nhưng phần nội dung không mạch lạc ắt sẽ gây khó chịu cho các độc giả có khả năng đọc hiểu được văn bản chữ Hán.

    Hình thức phổ biến nhất của thư pháp là đôi câu đối (đối liên 對聯) mà người Trung Quốc thường treo ở cổng nhà, bàn thờ gia tiên, phòng khách, cột nhà của họ. Câu đối có nhiều loại: câu đối ngày xuân gọi là xuân liên ~聯; loại dán ở cửa gọi là môn liên -?聯; loại dán ở cột gọi là doanh liên 楹聯 (doanh là cột nhà lớn ở tiền sảnh). Vào dịp tết, những câu đối là những lời cầu chúc cát tường thể hiện khát vọng hạnh phúc của họ trong mùa xuân mới. Khát vọng đó sẽ tựu thành và phát triển giống như chồi non lộc mới trong tiết xuân sang.-

    CHÚ THÍCH:
    [1] Về giáp cốt văn và lịch sử sơ lược của giáp cốt học, xin xem bài viết «Phép bói của người Trung Quốc ngày xưa» của Lê Anh Minh in trong Kinh Dịch và Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc (Lê Anh Minh viết chung với Dương Ngọc Dũng), Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998, tr.571-602.
    [2] Xin tham khảo bài viết về Vương Hi Chi và bản dịch Lan Đình Tập Tự trong chuyên mục Chân Dung Văn Hoá của Hanosoft.
    [3] Hai khuôn mặt nổi bật về cuồng thảo trong lịch sử Thư pháp Trung Quốc là Hoài Tố và Trương Húc 張-, cả hai thư gia này đều sống vào đời Đường, được đời xưng tụng là «cuồng thảo nhị tuyệt» 張??素 (Trương Húc điên, Hoài Tố say). Trương Húc (tự là Bá Cao 伯~), quê đất Ngô 吳 (nay là Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô), làm chức quan Hữu Suất Phủ Trưởng Sử 右Z?o.史đời Đường. Ông thích uống rượu, uống say rồi thì gào thét phóng bút trên giấy như điên cuồng hoặc nhúng đầu tóc vào nghiên mực. Trương Húc nhờ xem những màn múa kiếm mà lĩnh hội được cái thần của cuồng thảo. Vua Đường Văn Tông "-?- (L?Zý Ngang Z~,, 827-840) sắc chiếu phong rằng đời Đường có Tam Tuyệt ?. (ba thứ tuyệt đỉnh): (1) Thi ca của L?Zý Bạch ZT, (2) Tài múa kiếm của Bùi Mân 裴-, và (3) Cuồng thảo của Trương Húc.
    ?" Thư pháp gia Hoài Tố ?素là nhà sư xuất gia từ nhỏ. Ông vốn họ Tiền O, tự là Tàng Chân -oY, quê ở Trường Sa (Hồ Nam). Thuở nhỏ nhà nghèo không tiền mua giấy, phải luyện thư pháp trên lá chuối. Nhờ xem những vết rạn nứt trên tường và những tia sấm chớp mà ông lĩnh hội được cái thần của thư pháp. Ông thích rượu, khi say thì múa bút viết chữ thảo liên miên kỳ dị, tuy có vẻ cuồng loạn nhưng lại có qui củ riêng.
    [4] Xin đọc bài Chương Pháp trong chuyên mục Thư Pháp Hội Họa của Hanosoft.
    [5] Cổ văn Trung Quốc thường không có chấm câu (punctuation). Bản văn viết liền một mạch và được gọi là bạch văn. Người xưa đọc sách phải đọc lớn tiếng, vì thế mà có thành ngữ thư thanh lang lang >聲... Lãng độc o-? (đọc lớn và rõ) thì không thể đọc một mạch từ đầu bài văn đến cuối, tất nhiên phải có chỗ ngừng nghỉ. Sự ngừng nghỉ ấy gọi là ngắt câu (đoạn cú -句). Khi đọc xong một câu thì cổ nhân đánh một khuyên tròn bên cạnh để làm dấu, gọi là Cú 句. Đọc chưa xong câu mà phải ngừng tạm thì ghi dấu phẩy, gọi là Đậu ? /dòu/ (không gọi theo âm thông thường là Độc), cũng viết là ?-. Thế nên việc ngắt câu hay chấm câu người xưa gọi là cú đậu 句? hoặc 句?-.
    Đọc chương Học Ký trong Lễ Ký ta biết rằng hơn hai ngàn năm trước cách ngắt câu của bạch văn là một hạng mục giáo dục cơ bản trong nhà trường. Đến thời Đông Hán, dẫn dụng cổ thư với cú đậu chính xác cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ học thuật. Ngay đến thời Lục Triều Định điểm văn cú sz-?句 cũng là tiêu chuẩn bắt buộc để chỉnh lý cổ thư. Tới đời Đường thì sự nhận thức về cú đậu thật là rõ ràng minh bạch, bởi vì cao tăng Trạm Nhiên >" trong tác phẩm Pháp Hoa Văn Cú Ký .華-?句~ của ngài đã viết: «Phàm kinh văn ngữ tuyệt xứ, vị chi cú; ngữ vị tuyệt nhi điểm chi, dĩ tiện tụng vịnh, vị chi đậu.» ?"-?z.T.,?O'.句??.Y [Làm thầy dạy trẻ nhỏ, không những truyền thụ cho chúng tri thức trong sách mà còn tập cho chúng ngắt câu cho đúng]. Ngày nay khi tuyển sinh vào trường sư phạm tại Trung Quốc, đề thi môn ngữ văn thường yêu cầu thí sinh phải định cú đậu một hai câu cổ văn ở dạng bạch văn.
    Cú đậu đã trọng yếu như thế, đã có lịch sử lâu đời như thế, vậy thì tại sao khi khắc in sách người xưa không khắc thêm vào? Tại sao hầu hết cổ thư đều ở dạng bạch văn? Kỳ thực, kể từ đời Tống ngưới ta cũng biết khắc in cú đậu vào sách, nhưng đa số người mua lại không thích vì nó kém tao nhã [trường hợp này cũng giống thư pháp (calligraphy), cho đến ngày nay khi dùng mao bút để viết chữ chẳng ai thêm chấm phết làm gì]; hơn nữa sách có cú đậu không nâng cao năng lực đọc sách của độc giả. Người cho khắc in đành phải bỏ cú đậu, chìu theo thị hiếu người mua để bán được sách. Ở trường cũng như ở nhà, thầy và phụ huynh đều để con em xoay sở với bạch văn, với yêu cầu tường huấn hỗ minh cú đậu 詳"詁~Z句? [hiểu rõ tự nghĩa và ngắt câu đúng]. Điều này không phải dễ, đôi khi một đoạn văn có thể có cú đậu khác nhau dẫn đến ý nghĩa khác nhau, thí dụ như chương một của Lão Tử Đạo Đức Kinh. Vậy thì có nguyên tắc cú đậu gì không? Người ta rốt cuộc đã chấp nhận nguyên tắc gồm hai điểm: thứ nhất là phải hợp tình lý, và thứ nhì là phải hợp với ngữ pháp Hán ngữ cổ đại. (hết)
    Hình ảnh minh hoạ của bài viết xem thêm tại đây
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chương pháp - 章 .​
    LÊ ANH MINH​

    Chương pháp 章. là bố cục bức thư pháp. Trước tiên, chúng ta cần quan sát hình thức một bức thư hoạ (từ ngữ chỉ chung thư pháp và tranh thuỷ mặc) Trung Quốc.
    Hình thức​
    Một bức thư họa thường có các dạng như:
    1. Hình chữ nhật đứng (kiểu portrait, chiều dài ít nhất gấp đôi chiều rộng), gọi là thụ phúc Z., điều phúc 條., trực phúc >., trung đường 中,, lập phúc <.. Hai tấm chữ nhật đứng song song có viết câu đối thì gọi là đối liên 對聯. Đôi khi một bức thư họa ở dạng trực phúc được đặt giữa một đôi đối liên, treo trên tường.
    2. Hình chữ nhật ngang (chiều dài ít nhất gấp đôi chiều rộng), gọi là hoành phúc 橫., hoành phi 橫S.
    3. Hình vuông, gọi là đẩu phương ---.

    4. Hình mặt quạt, gọi là phiến diện ??面. Phiến diện có thể nằm lọt trong các hình chữ nhật hoặc vuông. Phiến (quạt) có ý nghĩa biểu tượng. Chữ phiến ?? âm Bắc Kinh là /shàn/, đồng âm với chữ thiện -" (tốt lành). Do đó treo bức thư họa hình quạt hoặc treo hẳn một cây quạt to tướng (có hình vẽ tứ quân tử, các loài hoa phú quý, tranh tùng hạc, hay thư pháp) trên vách tường là thể hiện khát vọng được mãi mãi tốt lành, điều thiện luôn đến với gia đình.
    Khi bồi tranh hoặc bồi một bức thư pháp, ta phải chừa biên. Nếu là đẩu phương thì bốn biên đều nhau. Nếu là trực phúc hay hoành phúc thì biên theo cạnh dài phải hẹp, biên theo cạnh rộng thật rộng. Kích thước mỗi cạnh (từ một mét trở lên) tuỳ thuộc vào nội dung, số chữ nhiều ít. Nếu là tranh có đề chữ, kích thước này tuỳ ý họa gia ấn định.
    Đó là các tấm thư hoạ lộng vào khung kính. Khi không lộng vào khung kính, tấm thư họa được bồi (thuật ngữ gọi là trang biểu 裝裱) bằng lụa và giấy theo một cách thức đặc biệt để có thể cuộn lại quanh một trục (gọi là trục can 軸?) mang đi hoặc trải ra và treo lên tường. Kiểu thức này gọi là thủ quyển ?<卷 (scroll). Những bài kinh ngắn ở dạng thủ quyển được gọi là trục kinh 軸".
    Thủ quyển gồm nhiều bộ phận với các thuật ngữ nhà nghề như sau: (1 & 2) sợi dây treo, từ gút dây toả ra hai râu gọi là (1) ti đái 絲帶, phần dây treo gọi là (2) điếu thằng S繩; (3) thượng canS? (trục nhỏ trên, không nhô đầu trục ra); (4) kinh yến s?. (hai dải lụa, phất phơ trước gió, vừa phủi bụi vừa làm sinh động, nên gọi là «chim én run sợ»: kinh yến); (5) thiên đầu 天頭 (đầu hướng lên trời); (6) địa đầu o頭 (đầu hướng xuống đất); (7) thượng cách thủy Ss"水 và (11) hạ cách thủy <s"水 là hai mảng trống ngăn cách; (8) thi đường 詩, (phần đề thơ); (9) biên ,S; (10) họa tâm .f (phần trung tâm của bức thư hoạ); (12) trục can 軸? (trục chính, to hơn thượng trục) nhô ra hai đầu gọi là (13) trục đầu 軸頭. Mầu sắc các phần phải khác biệt và đối ứng nhau, như biên và thiên đầu, địa đầu phải cùng màu; thượng cách thuỷ và hạ cách thuỷ phải cùng màu, khác với màu biên. Màu sắc các phần phải hài hoà, không chỏi nhau.

    (còn nữa)
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 22:38 ngày 05/05/2004
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Chương pháp​

    Bố trí chữ Hán trên mặt giấy, ta phải theo qui tắc do giới thư pháp gia Trung Quốc ấn định:
    * Không thụt vô đầu hàng (indent) như viết chữ Latin, dù là hàng ngang hay hàng dọc. Cách viết theo hàng dọc (hay theo cột) là cách viết truyền thống, gọi là thụ tả Z寫; cách viết theo hàng ngang (như tiếng Việt, tiếng Anh) gọi là hoành tả 橫寫. Khi viết thư pháp trên phiến diện thì phải dùng thụ tả, và viết chữ vào khoảng giữa các nan quạt.
    * Các hàng đều và dài bằng nhau (như canh hàng justify trên máy computer).
    * Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng (nhất là ở hàng cuối). Do đó ta phải đếm số chữ toàn bài rồi phân chia số hàng, số chữ trong mỗi hàng cho thích hợp.
    * Khoảng trống ở hàng cuối không nên để dài hơn phân nửa chiều dài của hàng, vì tạo cảm giác trống trải cho người xem. Nếu lỡ bị như vậy thì ta nên ghi lạc khoản vào đó để bổ cứu.
    * Không được dùng dấu chấm câu (punctuation). Các chữ nối tiếp nhau suốt bài y như trong sách cổ (gọi là bạch văn T-?).
    * Thư thể không pha trộn phồn thể và giản thể với nhau. Thư thể ở chính văn và ở lạc khoản phải phân biệt tuyển dụng cho hài hòa:

    Chính văn / Lạc khoản

    1. Khải thư / 1. Khải thư hoặc hành thư
    2. Lệ thư / 2. Khải thư
    3. Hành thư / 3 . Hành thư
    4. Cuồng thảo / 4. Cuồng thảo hoặc hành thư
    5. Triện thư / 5. Triện thư hoặc lệ thư

    Lạc khoản​
    Lạc khoản 落款 cũng gọi là khoản thức 款~, phân thành đơn khoản -款 và song khoản >T款. Song khoản phân thành thượng khoản S款 và hạ khoản .屬, nhã chính >.正, phủ chính -正, chính bút 正?, chính thư 正>. Đại khái nói khiêm tốn rằng: Xin nhờ ngài xem và sửa giúp cho tôi những chỗ còn vụng. Nếu tặng cho người ấy thì ghi là nhã tồn >.~, huệ tồn f~, hay huệ niệm f念. Thí dụ: Nguyễn Hiền tiên sinh thanh thưởng ~賢.^"Y.z; Quốc Tuấn phương gia chính bút o, nhã thuộc >.屬. Thí dụ: Minh Hoa thư hữu huệ tồn ~Z華>.屬.
    3. Đối với người nhỏ tuổi hơn mình hoặc thuộc cấp, ta ghi: xx học sinh 學"Y, xx hiền khế 賢', xx hiền điệt 賢", xx ái tôn ">孫, xx ái nữ ">女, v.v... tùy vai vế. Khiêm từ ghi: minh ký S~~, chúc thư >'>. Thí dụ: Hiểu Phàm ái nữ minh ký >??">女S~~; Văn Hoa hiền khế chúc thư -?華賢'>'>.
    Phần kế tiếp của thượng khoản là ghi xuất xứ của chính văn. Có thể đó là thi từ, văn cú, cách ngôn, câu răn lòng. Rồi ghi tên tác giả và nhan đề. Thí dụ: Vương Bột Đằng Vương Các tự cú Z破萬卷o^, hàn nguyệt 'o^, long tiềm nguyệt 龍>o^.

    CHẠP: Quý đông 季?, tàn đông ~?, lạp nguyệt .So^, băng nguyệt ?o^, mộ đông s?.

    c. Bốn mùa:
    Xuân chia làm: sơ xuân ^~, tảo xuân -~, dương xuân T~, phương xuân S~, mộ xuân s~.
    Hạ chia làm: sơ hạ ^夏, trung hạ 中夏, hạ mộ 夏s, cửu hạ 九夏, thịnh hạ >>夏.
    Thu chia làm: sơ thu ^-.
    30 mỗi tháng: Hối nhật T-.
    2. Địa điểm: Không ghi lời thô. Thí dụ, ghi «thư ư Đề Ngạn Sinh Ký thực nhục điếm» >-提岸"Y~Y,?- (viết tại quán nhậu Sinh Ký tại Chợ Lớn) là không chấp nhận được. Ghi «thư ư Đề Ngạn Mỹ Hồng lâu» >-提岸Z." (viết tại quán Mỹ Hồng Chợ Lớn) là chấp nhận được. Hoặc ghi thời gian và địa điểm đơn giản như: Mậu dần chi thu ư Bình Thạnh thư ^S.>> (viết tại Bình Thạnh mùa thu năm Mậu dần).
    3. Tác giả: Ta ghi tên hoặc họ hoặc cả hai, rồi thêm chữ thư >. Thí dụ: Lê Anh Minh Z, hoặc Lê Anh Minh thư Z.
    4. Khiêm từ: Nếu ta thư pháp để đưa cho bậc trưởng thượng hoặc một chuyên gia về thư pháp thì sau tên của ta, ta ghi thêm khiêm từ: thư phụng >?, phụng thư ?>, kính thư .>, cung lục 恭O", kính lục .O".
    Thí dụ một hạ khoản đầy đủ: Mậu dần niên hạnh nguyệt hạ hoán ư Cổ Phong Đường Lê Anh Minh kính thư ^S.年杏o^.
    Tóm tắt: Dưới đây là đầy đủ các phần của lạc khoản, viết theo cột từ trên xuống:
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9 ​
    (1, 2, 3) THƯỢNG KHOẢN = (1) Tính danh, (2) Xưng hô, (3) Khiêm từ.
    (4) XUẤT XỨ = ghi xuất xứ phần chính văn (nội dung chính của bức thư pháp), tức là ghi rõ ở đây trích thơ văn hay câu cú của ai. Nếu chính văn là do người viết thư pháp tự sáng tác thì phần này không cần.
    (5, 6, 7, 8) HẠ KHOẢN = (5) Thời gian, (6) Địa điểm, (7) Tính danh hay biệt hiệu của người viết thư pháp, (8) Khiêm từ.
    (9) ẤN CHƯƠNG = Một hoặc hai ấn chương của người viết thư pháp.

  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo) Ấn chương - 印章
    Ấn chương 印章 (con dấu, con triện) là một nét văn hóa rất độc đáo của Trung Quốc. Khắc ấn là một nghệ thuật, nghiên cứu và giám định ấn là một môn học hẳn hoi. Ấn có thể bằng vàng, đá quí, ngà, xương. Ấn dùng trong công văn giấy tờ đã đành, nhưng ấn có thể kết hợp với thư > (thư pháp) và họa . (tranh thủy mặc), chúng bổ túc nhau mà tương hỗ tương thành >'>^. Một bức họa có thư pháp và một hoặc nhiều ấn chương trở thành một chỉnh thể gọi là «kim thạch thư họa cộng nhất thể» ?'Y>..?" (ấn triện bằng đá hay vàng, thư pháp, hội họa hợp nhất thành một thể).
    Trong sinh hoạt hàng ngày, người Trung Quốc phân biệt hai loại ấn chương: công và tư. Ngoài ra tư ấn còn có danh chương 名章 (khắc tên, biệt hiệu tác giả) và nhàn chương -'章 (có nội dung đa dạng). Chúng có hình vuông, tròn, chữ nhật, bầu dục, đa giác.
    Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa. Đặt đúng vị trí, ấn chương tôn thêm giá trị của tác phẩm; ngược lại, sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỹ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.
    Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi. Khắc chìm, ấn chương khi in ra có nét chữ trắng (gọi là âm văn T-?, bạch văn T-?) trên nền đỏ. Khắc nổi, ấn chương khi in ra có nét chữ đỏ (gọi là dương văn T-?, chu văn o-?) trên nền trắng. Nói chung, thời Tiên Tần ấn triện chủ yếu là âm văn (tức là khắc chìm). Vật liệu làm ấn triện thay đổi khác nhau. Từ thời Tần-Hán, vật liệu làm ấn thay đổi nhiều về ngoại hình ấn triện lẫn chữ khắc bên trong. Thời Nam Tống-Bắc Tống, khắc ấn thêm phát triển vì nhiều thư pháp gia và họa gia kiêm luôn nghề kim hoàn (để đúc ấn bằng kim loại quí) hoặc nghề làm đá (để làm ấn bằng đá quí). Do đó mà có kim ấn, thạch ấn, ngọc ấn.
    Các cách đúc ấn vàng thời Tống-Nguyên đã lạc hậu. Thời Minh-Thanh ngọc ấn rất đa dạng. Những ấn bằng đá quí như kê huyết, điền hoàng hoặc các loại đá phổ thông như thọ sơn thạch (của huyện Thọ Sơn tỉnh Phúc Kiến), thanh điền thạch (của huyện Thanh Điền tỉnh Chiết Giang) v.v. đều là văn phòng chi bảo. Vật liệu khắc ấn cũng có thể là thủy tinh thạch, ngọc thạch, ngà voi, xương thú, sừng trâu, hồng mộc. Ngày nay cũng có người dùng êbônic hoặc gốm sứ làm ấn. Do bảo vệ môi sinh, người ta có lẽ sẽ dùng một chất nhân tạo tổng hợp nào đó để làm ấn.
    Mỗi thư họa gia có không ít ấn chương, như Tề Bạch Thạch cả chục biệt hiệu nên số ấn chương cũng nhiều chẳng kém. Bản thân ông cũng làm nghề khắc ấn mưu sinh, nên có nhiều ấn cũng không lạ. Bát Đại Sơn Nhân có khoảng 30 ấn, phân làm danh chương và nhàn chương (như đã nói trên). Nhàn chương phản ảnh tư tưởng và tâm trạng tác giả trong một giai đoạn đặc biệt nào đó trong đời ông ta. ấn văn (nội dung của ấn) có thể là một danh ngôn, hoặc do tác giả đặt ra để bày tỏ nỗi lòng hay ý chí. Chuyên gia về ấn có thể xác định ấn được khắc vào khoảng thời gian nào trong cuộc đời tác giả. Chuyên gia Chu Sĩ Tâm (HongKong) đã bỏ công nghiên cứu khoảng 30 ấn chương của Bát Đại Sơn Nhân và phân tích tỉ mỉ ấn văn của từng con ấn, thật là kỳ công. Thí dụ, có một ấn của Bát Đại Sơn Nhân mà ấn văn chỉ có một chữ lư 驢 (con lừa). Bấy nhiêu đó cũng đủ hiểu tâm trạng của đại thư họa gia này. Bát Đại Sơn Nhân mang tâm trạng u uất của một di thần nhà Minh khi Nhà Thanh thành lập. Ông trở nên điên loạn, khi làm tăng khi làm đạo sĩ, nét bút cuồng phóng, cho nên lấy chữ lư là mượn ý của Trần Đinh Sơn Nhân: «Ta nay là thày chùa rồi, sợ gì mà không lấy biệt hiệu là Sơn Lư 山驢 (lừa núi).» Do đó bức tranh hay thư pháp nào của Bát Đại Sơn Nhân có ấn văn lư 驢 thì nó đã được sáng tác từ lúc ông đi tu vậy.
    Trên đây là một thí dụ nhỏ. Kỳ thực, mỗi thư họa gia cố tự tạo ấn triện của mình có bản sắc riêng, khi đóng lên tác phẩm, coi như là «chứng thực chính bản» của tác giả. Việc giảo nghiệm một tác phẩm thư họa Trung Quốc trở nên khó khăn là thế. Ngoài việc xem xét chất liệu vải, lụa, hay giấy, người ta còn xem bút pháp, chữ ký cùng với tính cách của ấn chương nữa. Sự khó khăn càng tăng vì số ấn chương của một tác giả có thể rất nhiều và người ta không rõ hết nội dung của chúng (ấn văn). Ngoài ra người chủ mua bức thư họa về có quyền đóng lên đó ấn chương của riêng mình. Qua một đời chủ là tác phẩm mang thêm một hai ấn chương. Đó là lý do ta thấy tác phẩm thư họa cổ thường có nhiều ấn chương chằng chịt.
    Trên đây là những điều hết sức cơ bản về ấn chương. Ta cần nhớ mấy điểm chính về các loại ấn chương như sau:
    1/ Nhàn chương -'章: cũng gọi dẫn thủ chương .-章 (vì đóng ở đầu tác phẩm) hoặc tùy hình chương s形章 (vì tùy theo hình dạng có sẵn của cục đá mà khắc ấn). Gọi là nhàn thực tế chẳng nhàn chút nào. Thí dụ, đi mừng một đám cưới, ta tặng một tấm hoành phúc (tức hoành phi) với đại tự «Mỹ ý diên niên» Z"延年 nhưng nội dung nhàn chương là «khổ trung lạc» , thịnh hạ >>夏, v.v.
    Trai hiệu chương .趣章: Nội dung loại này rất đa dạng, ghi nỗi lòng, hoài bão, ý chí, danh ngôn, phương châm v.v. Thí dụ: Lạc nhi khang ,?O康 (vui vẻ mạnh khoẻ), khổ trung lạc 德 (đức viết chữ), tinh cần o< (tinh chuyên và cần mẫn), phúc thọ 福壽 , mặc hương 墨T (hương thơm của mực), quan viễn ?遠 (nhìn xa), v.v.
    2/ Yêu chương .章: Đối với một bức trung đường (trực phúc, tức là tấm hình chữ nhật đứng, kiểu portrait) mà quá dài, dù có đóng dẫn thủ chương rồi thì vẫn cảm thấy trống trải. Ở ngang thắt lưng tác phẩm ta đóng thêm một ấn. Ấn chương đóng ở ngang lưng bức thư pháp gọi là yêu chương [yêu .: eo thắt ngang lưng]. Yêu chương phải nhỏ hơn nhàn chương và danh chương, có thể hình chữ nhật, vuông, hoặc tròn.
    3/ Danh chương 名章: Ấn chương khắc tên hoặc tự hiệu của tác giả, đóng dưới hạ khoản. Có thể đóng hai ấn chương nội dung khác nhau, nhưng tốt nhất là một ấn bạch văn và một ấn chu văn. Thí dụ, ấn văn có thể là: Lê ấn Z印, Anh Minh ấn <~Z印, Anh Minh chi ấn <~Z<印, Lê Anh Minh ấn Z<~Z印. Các chữ này khi đã in trên giấy phải theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ thì mới đúng qui cách.(hết)

Chia sẻ trang này