1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bài viết hay về thư pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi duongphuongbay, 04/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bài 5: Thư pháp - ''''Chữ Hoà'''' trong tâm hồn người Việt
    Diệu Văn

    Nghệ thuật Thư pháp Việt Nam gắn liền với quá trình phát triển chữ viết quốc gia. Nó có lịch sử hàng nghìn năm bắt nguồn từ cơ sở chữ Hán (Trung Quốc) rồi được cải biên gọi là chữ Nôm. Câu ''''văn hay chữ tốt'''' sớm trở thành thành ngữ để ca ngợi những tài năng văn học và thư pháp không phải có nhiều lắm ở mỗi thời.
    Từ thời xa xưa, người Việt Nam đã rất chú trọng tới việc sáng tạo tìm tòi những nét độc đáo, mang phong cách riêng trong chữ viết của mình. Nét đẹp viết chữ nâng lên thành phong cách nghệ thuật gọi là ''''Thư pháp''''. Nổi tiếng trong làng Thư pháp thời phong kiến có vua Trần Nghệ Tông, vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 13-15), chúa Trịnh Sâm (thế kỷ 18) và vua Tự Đức (thế kỷ 19) cùng các học giả tài ba như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ.
    Chữ Nôm (dựa trên mẫu tự Hán) ra đời vào thế kỷ 11 nhưng trở nên phổ kiến vào thời vua Quang Trung. Đức vua là người đi đầu trong phong trào đưa chữ Nôm vào đời sống xã hội. Những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng như ''''Hứng dừa'''', ''''Đánh ghen'''', ''''Đám cưới chuột''''... còn mang dòng khắc bằng tiếng Nôm.
    Một nhà nghiên cứu Hán Nôm nhận xét: ''''Những cuộc triển lãm thư pháp gần đây được tổ chức ở Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh thể hiện nét sáng tạo và tư tưởng độc đáo của người Việt. Thư pháp được ví như một lối chơi tao nhã mang giá trị về tinh thần. Một giá trị quan trọng hơn nữa là thư pháp giúp người Việt nâng cao trình độ thẩm mỹ, suy nghĩ và lối sống''''.
    Các cuộc triển lãm thư pháp là nơi hội tụ của những tài năng khắp miền đất nước. Nhà Thư pháp Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hoà (nổi tiếng vì tài viết chữ từ năm 20 tuổi) hiện đã hơn 90 vẫn không ngừng tay bút. Ông tâm sự: ''''Thư pháp là một nghệ thuật - nhưng là nghệ thuật của cá nhân. Tôi được học và tiếp xúc rất nhiều kiểu chữ của các nhà thư pháp Trung Quốc nổi tiếng, song tôi phải tạo riêng cho mình một cách viết chữ - một lối Thư pháp Lê Xuân Hoà. Thư pháp như một bức tranh nói lên rất nhiều điều với người cảm nhận''''.
    Còn theo giáo sư Vũ Khiêu thì: ''''những nét chữ đẹp nhất mà mọi người yêu thích không phải là sự sao chép một chiều các kiểu viết của Trung Quốc mà là các chữ vừa chau chuốt về hình thức, vừa toát ra sự trang nhã của Việt Nam, nét hào phóng của Việt Nam, lòng nhân hậu và khí phách Việt Nam. Nói tóm lại là thể hiện được bản sắc dân tộc Việt Nam cả trong lời văn và nét bút''''.
    Người ta thường coi một thi phẩm hay hội hoạ là thứ lao động nghệ thuật thiêng liêng, đặc biệt. Một bức Thư pháp dù một chữ hay cả câu thơ, bài thơ đều là sự phản ánh tâm hồn, phong cách người viết. Trong dịp lễ tết, sinh nhật, người Việt thường tặng nhau bức thư hoạ với các chữ mang nghĩa chúc phúc, hay những chuẩn mực đạo đức như chữ ''''Nhẫn'''', ''''Phúc'''', ''''Đức'''', ''''Khang'''', ''''An'''', ''''Thọ'''', ''''Lộc''''.
    Ngày xuân trong hương trầm khói thoảng, trong không gian của sự thành kính, thấy những cô gái, chàng trai nhìn như hút mắt vào nét bút bay lượn có hồn, những cụ già trầm mặc bên vuông giấy lụa thảnh thơi như bao đời vẫn thế. Phút tĩnh tâm mới ý nghĩa làm sao!
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bài 6: Văn Phòng tứ bảo - Chuyện giấy mực trong thư pháp
    Tú Trúc​
    Thư pháp là một môn nghệ thuật độc đáo của Trung Quốc. Ban đầu đơn giản chỉ là cách viết chữ bằng bút lông (Thư: viết; Pháp: cách) nhưng do sự phát triển của chữ Hán, về sau, thư pháp được xem là nghệ thuật viết chữ của người Trung Hoa bằng bút lông theo các kiểu chữ triện, lệ, chân, hành, thảo. Để bắt đầu viết Thư pháp, người ta phải có đú bốn thứ: giấy, mực, bút, nghiên gọi chung là ''''văn phòng tứ bảo''''.
    1. Bút: ​
    Bút lông nổi tiếng nhất của người Trung Quốc là bút Hồ (sản xuất ở Hồ Châu) tỉnh Chiết Giang. Bút lông có nhiều loại:
    - Dựa vào độ dài người ta chia ra bút ngọn ngắn, ngọn dài và ngọn vừa. Ngọn dài dễ đưa đẩy nhưng khó điều khiển (không thích hợp với người mới học), ngọn ngắn điều khiển dễ nhưng chứa ít mực cũng không hợp lắm.
    - Dựa vào tính năng và nguyên liệu thì chia thành bút lông mềm, bút lông cứng. Bút lông mềm thường làm bằng lông dê, sức đàn hồi kém, ngậm mực nhiều, chữ viết ra tròn đậm thích hợp với lối viết Chân, Lệ nhưng điều khiển không khéo, nét chữ sẽ không khoẻ. Bút lông cứng làm bằng lông cáo, chồn hoặc thỏ rừng. Bút lông cứng sức đàn hồi lớn, chữ viết ra cứng cỏi, mạnh mẽ, thích hợp với viết chữ Thảo nhưng thường dùng trong hội hoạ nhiều hơn.
    - Dựa vào kích cỡ, bút lông chia làm ba loại. Loại lớn nhất viết đại tự, loại vừa viết câu đối
    Viết chữ đẹp, bút tốt giữ vai trò rất quan trọng. Tiêu chuẩn chọn bút tốt là phải nhọn (như đầu kim), bằng (như lưỡi đục), tròn (như quả chám), khoẻ (như lò xo).
    2. Mực: ​
    Có ba loại: khói dầu, khói thông và khói nhựa thông. Dùng khói pha với keo, hương liệu và băng phiến thì tạo thành mực.
    Trước kia, người ta dùng mực thỏi mài ra để viết. Ngày nay dùng mực nước đóng lọ, tiện lợi hơn. Có các loại mực nước nổi tiếng hiệu ''''Nhất đắc các'''', ''''Trung Hoa'''', ''''Tào Tố Công'''', ''''Hoàng Kỳ Xương''''...
    3. Giấy: ​
    Giấy dùng để viết thư pháp ở Việt Nam thường là giấy dó hoặc giấy điệp...
    Ở Trung Quốc có giấy ''''Xuyến'''' (do âm Xuân mà ra) sản xuất tại Tuyền Thanh (tỉnh An Huy) là tốt nhất. Giấy Xuyến có hai loại sống và chín. Giấy Xuyến sống chưa qua xử lý bằng phèn, hút mực nhiều dễ thấm, dễ biểu hiện sắc độ đậm nhạt của mực, là thứ giấy lý tưởng để sáng tác Thư pháp. Giấy xuyến chín ngược lại, không thích hợp với luyện chữ, viết chữ. Ngoài ra còn có loại giấy Xuyến không sống không chín, tính năng của nó kết hết hợp hai loại giấy trên.
    Khi sử dụng phải nắm rõ đặc điểm của từng loại giấy để phát huy tính năng của từng loại nhằm đạt hiệu quả cao nhất của nghệ thuật thư pháp.
    4. Nghiên: ​
    Có các loại Nghiên Đoan: sản xuất ở vùng Đoan Khê huyện Đoan Yêu tỉnh Quảng Đông. Đây là loại nghiên nổi tiếng nhất Trung Quốc. Nghiên Long Vĩ huyện Hấp tỉnh Giang Tây và nghiên Lỗ (tỉnh Sơn Đông) cũng là những loại nghiên quý.
    Người ta thường tôn sùng mực của Lý Đình Khuê, giấy của Trừng Tâm Đường, bút của dòng họ Gia Cát và nghiên Long Vĩ.
    Đặc điểm của các loại nghiên quý này là chất đá cứng, nhuần nhị, mịn mà không trơn, cứng mà không khô, chứa nước không cạn, giá rét không đóng băng.
    Ngoài nghiên đá ra còn có nghiên gốm, nghiên sơn, nghiên ngọc, nghiên sứ xanh.
    Dùng nghiên mực phải chú ý: trứoc hết mài mực bằng nước trong không để có cặn, càng không thể mài khô làm tổn hại đến lòng nghiên. Ngoài ra khi mài phải bình tĩnh, không nôn nóng, dùng lực phải đều, phải ấn mạnh đưa đều. Đặc biệt không để mực đọng lưu cữu trong nghiên. Mỗi lần dùng xong phải lấy nước lạnh rửa sạch mực thừa. Tuyệt đối không dùng kim loại để cạo rửa mặt nghiên, phải ngâm cho mực bở ra rồi dùng giấy mềm cọ sạch là được.
    Ngoài nghiên bút, giấy mực ra, còn có một số dụng cụkhác như vải lót, chặn giấy, giá bút, ống bút... tuỳ theo nhu cầu của từng người mà chuẩn bị.

  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bài 7: Tác dụng của Thư pháp trong cuộc sống
    Nguyên Ân Mạc Kim Bình​
    1. Tác dụng chống căng thẳng:
    Trong cụôc sống hằng ngày phải đối phó với nhiều vấn đề khó khăn trong xã hội và trong gia đình, một con người bình thường luôn luôn bị căng thẳng thần kinh và việc giải toả có thể có nhiều cách như đi nghe nhạc, uống bia, uống cafe, hay nhiều trò giải trí hấp dẫn khác. Việc chúng ta tập viết thư pháp cũng đồng thời là một phương pháp bổ ích và lý thú giúp thư giãn tinh thần, giúp ta thoát khỏi gánh nặng lo toan cuộc sống gia đình trong một khoảng khắc nào đó. Khi cầm bút để viết thì cũng là lúc mà trong tâm trí trút bỏ mọi lo toan, trở về với chính mình và con chữ, chỉ còn những đường nét, ngữ nghĩa câu từ trên trang giấy điệp hoặc dó hay giấy kỹ thuật, xuyến chỉ.....hoà quyện cùng mùi mực xạ thơm nồng thả chút hồn nghệ sĩ vào trong đó thì có thể tạo nên một bức tranh rồi các bạn ạh.
    2. Luyện tập tính tập trung và Nhẫn:
    Khi chúng ta tập trung vào việc "viết", "vẽ" theo các bước như hướng dẫn thì chính chúng ta đã và đang luyện đức tính tập trung. Chỉ có tập trung cao độ thì những chữ thể hiện mới ko bị lệch, nghiêng cong....(mới bắt đầu tập viết căn bản).
    Khi tập viết, bạn không thể ngay từ chữ đầu đã viết đẹp ngay được mà phải có một quá trình không những về thời gian mà còn phải luyện tay, luyện tinh thần, điều này đòi hỏi sự nhẫn nại, niềm say mê, tính kiên trì của bạn. Khi ta cảm thấy mình viết "được rồi" thì nên trình bày và giới thiệu cho mọi người xem cùng bình phẩm, đây chính là giai đoạn phải cần bạn Nhẫn nhiều hơn đấy. Vì chính việc này sẽ giúp bạn thành công và thành công hơn nữa trong mọi công việc.
    3. Tác dụng giáo dục:
    Những con chữ, những ý từ mà khi người viết đặt bút xuống đều là những lời hay ý đẹp, những lời giáo dục của danh nhân kim cổ hay những bài thơ nổi tiếng, khi đưa ra cho người thưởng thức sẽ có tác dụng giáo dục lớn hơn là in chết trong sách ha lời nói cửa miệng. Vì sao? vì người xem đồng thời sẽ cùng thưởng thức cả về hình lẫn ý và mức độ truyền tải nội dung sẽ lan toả tiếp tục sang những người khác. Tất cả những khô cứng giáo điều của sách vở giờ đây sẽ được giải toả mà người xem dễ dàng tiếp cận và tiếp thu nhất là giới trẻ.
    4. Tác dụng hướng về Cội Nguồn cho giới trẻ:
    Với hình thức này, giới trẻ sẽ dần dần tiếp thu văn hoá dân tộc mà ko bị gò bó ép buộc. Những tư tưởng của cha ông để lại, những áng văn thơ hay và truyền thống văn hoá dân tộc Việt sẽ dễ dàng được chuyển tải và hơn thế nữa mang đc bản sắc riêng của văn hoá dân tộc phân biệt với các nền văn hoá khác.
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bài 8: Cách thưởng thức một tác phẩm thư pháp chữ Việt
    Mỗi một bộ môn nghệ thuật cũng đều đòi hỏi một trình độ thưởng thức nhất định thì mới có thể đạt đến sự hiểu biết và nắm bắt hết được nét đẹp của từng bộ môn đó. Nghệ thuật Thư Pháp (TP) cũng không loại trừ điều này. Điều đặc biệt ở đâylà là thưởng thức 1 tác phẩm TP ko chỉ đơn giản về hình thức mà taphải tiến đến hiểu một ý nghĩa lớn lao sâu thẳm qua cái tâm, ý mà nhà TP gửi gắm về tính Triết học, giáo dục và nhân sinh quan của cuộc sống ẩn chứa trong nó.
    Để có 1 cách nhìn phổ quát khám phá những nét đẹp của bộ môn nghệ thuật này, tôi có thể giới thiệu 1 cách thưởng thức các tác phẩm thư pháp. Quá trình thưởng thức quá trình này chúng ta có thể chia ra làm 4 giai đoạn: HÌNH - Ý - KHÍ - TÂM
    1/ HÌNH: Khi bắt đầu nhìn vào một bức tranh, sự hấp dẫn đầu tiên đó chính là hình-hình tức là hình ảnh, đường nét, bố cục, sự hài hoà màu sắc.... trong kỹ thuật thể hiện.
    2/ Ý : Ý tức là nội dung của tác phẩm được chuyển tải tới cho người xem bao gồm những gì, có gây đc những cảm tưởng gì hay có tạo nên trong tư tưởng tình cảm của người xem một sự biến chuyển gì ko? Điều này chúng ta có thể nói thêm rằng nghệ thuật viết TP này chính là "văn dĩ tải đạo" tức là qua cách thể hiện này, những con chữ này đã đưa đến cho người xem sự hướng thiện, đạo ở đây chính là đạo làm người với 1 ý nghĩa giáo dục lớn lao nhất, cho nên đạt được Ý trong khía cạnh này chính là đạt đến cái mục đích chính của TP vậy.
    3/ KHÍ: Với một trình độ kỹ thuật đạt đến một mức độ nhất định, nhà TP phát triển ngòi bút của mình khi viết sẽ có khí lực, người xưa có nói rằng phóng bút như múa kiếm, nhà TP lúc này cũng như một kiếm sĩ múa bút lông lúc khoan thai lúc nhẹ nhàng, lúc nhanh nhẹn, mạnh mẽ , dứt khoát, tạo nên trong tác phẩm những nét đậm nhạt, lớn nhỏ, lúc sổ xuống lúc đá lên mạnh dứt khoát, âm dương tương phản với những đường nét chính xác (lưu ý rằng ở đây không cho phép tô đậm hay đồ lại cái đã viết) khi nhà TP chú tâm viết, chúng ta có thể tưởng tượng được những động tác khi nhà TP viết và khí lực tuôn trào để tạo những nét bút tài hoa trên giấy (những người nhạy cảm khi nhìn vào những tác phẩm như thế này có thể như bị sốc biểu hiện như có luồng điện chạy dọc sống lưng hay dựng tóc gáy....) Đây chính là trường hợp mặc khí động lại tại đỉnh điểm ngòi bút rồi phóng ra tuôn trào trên giấy, nếu dùng kính hiển vi rọi vào ta sẽ thấy mặc khí ở mỗi người mỗi khác, ko ai giống nhau cả. Điều này đã được các nhà khoa học Nhật tìm hiểu và chứng minh.
    4/ TÂM: Qua tất cả 3 giai đoạn trên, tiến lên 1 trình độ hiểu biết hơn, người thưởng thức có thể hiểu đc cái Tâm của người viết, lúc này còn còn đơn thuần về mặt kỹ thuật thể hiện nữa mà người thưởng thức còn có thể nắm bắt đc tâm tính,trạng thái tinh thần của người viết và qua nội dung còn thấm nhuần môt sự chuyển tải về ý nghĩa giáo dục tư tưởng cao độ mà càng xem càng phát hiện thấy những điều mới mẻ hấp dẫn đưa tư tưởng người xem đến những hành động hướng thiện.
    Với 4 giai đoạn trong trình độ thưởng thức như trên, trong mỗi loại hình chúng ta sẽ có thể thưởng thức và hiểu đc bức tranh thư pháp 1 cách sâu sắc nhất theo từng loại, Tôi xin tạm thời mạng phép chia ra làm 3 loại như thế này:
    - Loại hình 1: Thư Pháp chữ kết hợp tranh minh hoạ:
    Những bức tranh này sự lôi cuốn trước hết cho người thưởng thức là vẻ đẹp hấp dẫn của toàn bộ bức tranh, của hình ảnh, trong đo Thư Pháp chỉ đóng vai trò của sự hỗ trợ về mặt ý nghĩa trong một tổng thể giúp cho bức tranh đẹp hoàn hảo theo quan niệm Phương Đông, đồng thời thư pháp là 1 phần hay cũng là 1 hình thức giải thích hay vịnh cho bức tranh đó để người xem có thể cảm nhận nhiều hơn về tác phẩm đó. Trong hình thức này Hình và Ý của bức tranh tạo sự lôi cuốn người thưởng thức chứ ko phải Thư Pháp, nhưng TP lại là 1 sự bổ trợ qua lại giúp cho bức tranh tăng thêm phần ý nghĩa, và nếu đây là một bức tranh Thuỷ Mặc thì phần Khí và Tâm của bức tranh sẽ đồng thời ở cả trong sự kết hợp giữa hình và chữ. Đây là 1 hình thức tiếp cận quan trọng với đa số công chúng và chúng rất dễ dàng trong việc thưởng thức.
    Loại hình thứ 2 là thưởng thức những tác phẩm chữ.
    Từ cách tiếp cận như trên, những người ham thích Thư Pháp có thể tiến đến thưởng thức 1 loại khác hơn, trong toàn bộ tác phẩm có thể chỉ là 1 bài thơ, 1 câu thơ trích dẫn hay những câu ngạn ngữ răn dạy, giáo dục của các vĩ nhân cổ kim (hình thức này bao gồm cả những câu đối, liễn,...). ở loại tác phẩm này, người thưởng thức phải có 1 trình độ nhất định để có thể hiểu đc ý của tác giả, của bài thơ (thường hay ở trong 1 khung cảnh, hoàn cảnh nhất định). Hình trong trường hợp này sẽ đặt nặng ở phần bố cục, cách sắp xếp chữ, cách viết chữ thể hiện nét chữ, nghệ thuật thưởng thức TP đc thể hiện nâng lên 1 bậc qua nét bút và Khí lực của nhà TP phải toát lên đc qua từng con chữ. Ví dụ : đối với những bài thơ, câu thơ lãng mạn thì người cầm bút phải thể hiện đc sự uyển chuyển trong đường nét, bố cục và cách phóng bút, hay trong những bài thơ, những câu cách ngôn có hướng về tư tưởng tinh thần thì nét bút phải có sự mạnh mẽ phóng khóang mà khi người thưởng thức nhìn vào có thể thấy đc sức mạnh tinh thần trong việc chuyển tải 1 tác phẩm thư pháp đó và cuối cùng có thể đồng cảm với tác giả về nội dung tác phẩm. Với loại hình thứ 2 này, một bài thơ, một câu danh ngôn có thể đc cảm nhận hơn mà ko khô cứng giáo điều qua nét bút tài hoa, đồng thời ngược lại qua bài thơ, người viết hay vẽ thể hiện đc tâm hồn tình cảm và quan điểm của mình, đưa đến người thưởng thức 1 cái nhìn, một suy nghĩ mới hơn về những điều họ đã biết. Đó chính là Tâm của 1 tác phẩm. TRong loại hình này, người viết có thể cho những chữ lớn, chữ nhỏ, chữ đậm, chữ lợt nhằm nhấn mạnh nêu bật chủ đề tác phẩm, cho người xem 1 ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên có sự chú ý. Ví dụ như câu thơ sau:
    Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
    Ngỡ chỉ là cơn say
    Cánh hoa vàng mỏng manh bé nhỏ
    Như một lời chia tay (Trịnh Công Sơn)
    Khi ta kết hợp những chữ lớn đậm trên lại thì ta lại có 1 câu thơ khác :
    " Thì thầm nhớ ngỡ say
    Hoa như lời chia tay"

    Loại hình thứ 3 Là trong bức TP chỉ một hoặc 2, 3 chữ thật lớn rất gây ấn tượng.
    Loại hình này có thể có ở trong 2 dạng chính: một là những chữ lớn trên bàn thờ gia tiên, tổ tông hay Phật giáo như Tổ Tiên, Phúc, Phật, Gia Tiên ..... nó thể hiện sự ngưỡng mộ, lòng thành kính, người trong gia đình hằng ngày thắp nhang, nhìn vào để luôn tưởng nhớ; hai là dạng những tác phẩm với những chữ lớn như: Tâm, Nhẫn, Nghĩa, An Lạc, Trí ,....những tác phẩm này có thể treo giữa nhà như một tác phẩm trang trí trong phòng khách hay những nơi mà chủ nhà coi là ấn tượng nhất đối với tầm nhìn. Trong loại tác phầm này Hình và ý chỉ còn là phần dẫn, đưa người thưởng thức vào trong tầm sâu của tác phẩm. Nhà TP khi tạo ra những tác phẩm như thế này có thể nói họ đã phóng ra 1 khí llực dồi dào trong những phút xuất thần và nét chữ của họ linh hoạt biến đổi kỳ ảo mà người thưởng thức say mê bị cuốn hút. Lúc này người viết ko còn chú ý đến kỹ thuật nữa mà chỉ còn tập trung tinh thần để có thể biểu đạt được trọn vẹn ý nghĩa của chữ. - Xuất Thần - vẻ đẹp tác phẩm ko chỉ dừng lại ở hình thức vật chất mà đã đạt tới đc chiều sâu của ý thức, tâm hồn, chữ ko còn là chữ nữa mà nó đã mang 1 giá trị tư tưởng đạt đến giới hạn hợp nhất cao nhất (chỉ qua 1 con chữ có thể hiểu đc nhiều điều hay sự đời xoay vần chỉ trong 1 chữ) như vậy tâm pháp của nhà TP lúc này thể hiện những nét bút lúc nặng như núi Thái Sơn, lúc uyển chuyển như suối nguồn tuôn trào. lúc nhẹ nhàng như cánh vạc bay.....mọi sự kết hợp dung hoà tạo nên 1 sức quyến rũ càng xem, càng nhìn tranh mỗi thời điểm thì mỗi người xem đều cảm thấy có những phát hiện mới về tư tưởng sâu lắng trong nó.
    Một hình thức nữa tuy ko nhiều nhưng nó cũng rất đáng đc quan tâm vì tính độc đáo riêng và sáng tạo trong việc chuyển tải nội dung trong hình thức chữ viết - tư duy trực tiếp - của nó. Đó chính là tạo chữ có dáng hình trùng với ý nghĩa mà nội dung của chữ được đề cập đến, ví dụ như chữ Ngộ của tác giả Dũng Nguyễn có hình mặt Phật hoặc chữ Phật của nhà TP Chính Văn và đó cũng chính là nội dung "Mê là chúng sanh, Ngộ thành Phật" trong Phật giáo. Đây là một hình thức sáng tạo.

Chia sẻ trang này