1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn cho ý kiến về bài viết liên quan tới thương hiệu trên Internet này nhé

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi longpt, 17/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bạn,
    Là một thành viên mới tham dự, có đọc các bài tranh luận trên chủ đề này tôi thấy các anh L. và T. dường như đã không kiềm chế được. Từ ngữ sử dụng có phần miệt thị nhau và đề cao kiến thức cá nhân mình. Tôi chỉ cảm nhận vậy thôi, có thể đúng, có thể sai. Nếu đúng thì mong các anh giữ kiềm chế để cuộc tranh luận có thể được tiếp tục và mang tính bổ ích.
    Tôi có mấy ý kiến như sau:
    (1) trong giáo trình tôi học trước đây có đề cập đến việc coi domain của một doanh nghiệp là thương hiệu (tên và logo) của doanh nghiệp đó. Vì vậy, Sony sở hữu các các sản phẩm mang thương hiệu của mình, logo hình chữ S và tên miền www.sony.com. Ở đây nảy sinh ra vấn đề pháp lý sau:
    Thứ nhất, như một anh cho ý kiến là quy ước đăng ký "first come first serve", vậy nếu tôi là chủ một cửa hàng sửa loa và tôi là con trai của ông Yomimori chẳng hạn thì tôi liệu có thể đăng ký tên miền là www.sony.com (son of Yomimori) được không? Tôi đăng ký trước công ty Sony danh tiếng vậy chắc chắn là tôi phải được chứ?! Câu trả lời là có thể được và có thể không chứ không phải là hoàn toàn chắc chắn sẽ được. Án lệ (Anh và Úc, chưa có Mỹ) cho biết toà án sẽ căn cứ vào yếu tố rằng: (a) liệu anh có kinh doanh trong ngành điện tử tương tự với Sony hay không? (Nếu anh kinh doanh mặt hàng thể thao và đăng ký là www.sony.net thì anh có thể được). (b) Liệu anh có lợi dụng thương hiệu Sony này để khiến khách hàng nhầm lẫn makiếm lợi cho minh hay không? (c) Liệu có khả năng cứ đăng ký để đấy rồi bán lại cho chính Sony để ăn tiền hay không? Căn cứ trên 3 yếu tố này toà án sẽ phán quyết cho phép một cá nhân có thể đăng ký tên miền dưới tên của một doanh nghiệp lớn hay không.
    (2) Tôi thấy anh T. làm cái việc có lợi cho các doanh nghiệp mình thì cứ để cho anh ấy làm. Vấn đề thuật ngữ sử dụng là vấn đề nhỏ, còn nhiều việc khác quan trọng hơn.
    Mạo muội đưa mấy ý kiến cá nhân. Thời gian không nhiều nên chắc chắn câu cú không mạch lạc. Thêm nữa kiến thức học về e-commerce cũng đã 2 năm rồi, trí nhớ lúc có lúc không nên chắc bài viết có nhiều lỗi. Mong mọi người lượng thứ.
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Mối quan hệ giữa INTERNET - DOMAIN - NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ và nhu cầu cần phải điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này.
    Em xin bổ sung làm cho rõ ý của bác gì gì viet mail cho anh Longpt. (bài này em đã post cũng lâu lâu, nhưng ko ai hưởng ứng nên giờ có topic này, em lược đi và post lại).
    Xét về khía cạnh kỹ thuật, Internet là một hệ thống mạng mà các máy tính có thể kết nối được với nhau để tìm kiếm, trao đổi thông tin, kinh doanh và quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp.
    Thành tố cơ bản nhất của Internet là hệ thống tên miền (the Domain Name System - DNS). Chính DNS có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá trong môi trường Internet.
    Hệ thống DNS thực hiện chức năng trung tâm của Internet, giúp người sử dụng Internet có thể định vị được thông tin cần tìm trong thế giới Internet. Mỗi trang thông tin hay tài liệu đều phải có địa chỉ để người sử dụng mạng có thể truy cập đề lấy thông tin.
    Ở góc độ kỹ thuật thì những địa chỉ này được trình bày theo phương thức Internet (Internet Protocol - IP) bao gồm một dãy những con số, và chính các máy PC trên Internet sẽ truy nhập tới nơi có thông tin thông qua con số này.
    Mặt khác, trong thực tiễn sử dụng, người truy cập Internet không thể nào truy cập các trang thông tin theo địa chỉ IP vì nó thường là một dãy rất dài những con số theo thứ tự bất kỳ. Đơn cử một ví dụ: Trang web của WIPO (tổ chức sở hữu trí tuệ TG) có địa chỉ IP là 129.91.247.53 (rất khó nhớ cho người truy cập).
    Để thuận tiện hơn cho việc truy cập thông tin trên Internet (đến những địa chỉ cần đến một cách dễ dàng hơn là phải nhớ địa chỉ IP của trang web), người ta đã nghĩ ra cách trình bày địa chỉ truy cập của các trang web theo phương thức URL - Uniform Resourse Locator. Người ta trình bày địa chỉ này theo dạng văn bản cho dễ nhớ (Hypertext Transfer Protocol - http://), vị trí đặt máy server có thông tin (thường là World Wide Web - www) và sau đó là tên miền (Domain Name) - (chính từ đây mới phát sinh những mối quan hệ mới cần được pháp luật điều chỉnh trong bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong môi trường Internet.
    Xét về bản chất, tên miền không nhằm thay thế địa chỉ IP mà nó chỉ là sự trình bày địa chỉ thông tin theo cách thức dễ nhận thức và dễ nhớ hơn đối với con người. Như ví dụ về trang web của tổ chức WIPO - tên miền là wipo.int. Chính vì thế người sử dụng sẽ dễ dàng ghi nhớ địa chỉ URL của WIPO - http://www.wipo.int hơn là so với việc mỗi lần phải truy cập web của tổ chức Wipo lại phải nhớ số dãy dài IP của địa chỉ này.
    Để người sử dụng dễ dàng ghi nhớ, thông thường tên miền được cơ cấu bao gồm tên miền cấp hai (Second-level Domain-SLD) và dấu chấm + miền cấp 1 (Top - level Domain-TLD).
    Ví dụ mạng Trái Tim Việt Nam có tên miền trên mạng www là ttvnol.com thì trong đó Ttvnol là miền cấp hai và com là miền cấp một.
    TÊN MIỀN CẤP MỘT
    Miền cấp một có hai loại:
    - Miền cấp một nguồn (Generic Top-Level Domain-GTLD)
    - Miền cấp một mã quốc gia (Country Code Top-Level Domain - CCTLD).
    Miền cấp một nguồn (GTLD) có chức năng để chỉ ra thuộc tính hay ngành nghề của chủ sở hữu tên miền.
    Miền cấp một mã nguồn quốc gia (CCTLD) có ý nghĩa chỉ địa điểm hoạt động của chủ tên miền hoặc quốc tịch của chủ tên miền.
    Từ đó có thể thấy tổng thể, số lượng tên miền cấp 1 rất ít và hạn chế. Với GTLD một nguồn như ".vn" là Việt Nam, ".jp" là Nhật Bản... và với CCTLD thì có một số loại phổ biến như:
    - .com dành cho tất cả các tổ chức thương mại với mục đích lợi nhuận.
    - .edu dành cho các trường đại học, cơ sở giáo dục
    -.int dành cho tổ chức quốc tế
    - .gov dành cho các cơ quan, tổ chức nhà nước
    - .mil dành cho các tổ chức quân sự
    - .org dành cho mọi người thuộc mọi thành phần, thường là phi lợi nhuận
    - .net dành cho tất cả mọi người có hệ thống hạ tầng mạng
    Ngoài ra còn có khá nhiều các GTLD khác cũng đang được hình thành ".biz", ".info", ".name"...
    TÊN MIỀN CẤP HAI và nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với những quan hệ xã hội mới phát sinh trong một môi trường mới - môi trường Internet.
    Khác với tên miền cấp 1, miền cấp hai có số lượng vô cùng phong phú. Mỗi chủ sở hữu tên miền đều có thể tự lựa chọn cho mình tên miền cấp hai riêng. Trên thực tế, các chủ sở hữu tên miền, đặc biệt là các doanh nghiệp thường chọn những dấu hiệu, từ ngữ gần gũi, đặc trưng với mình nhất để làm tên miền cấp hai (điều này làm cho bất kỳ aii khi đọc tới tên miền cấp hai của doanh nghiệp là nhận biết được chủ sở hữu của doanh nghiệp ngay).
    Chính từ đặc điểm trên, có thể nói rằng tên miền của doanh nghiệp gần giống như nhãn hiệu hàng hoá. Chính vì thế mà Internet và hệ thống tên miền có những ảnh hưởng lớn trong vấn đề bảo hộ NHHH. Đặc biệt trong thời đại Internet ngày càng phổ biến và ngày càng có nhiều dịch vụ đáp ứng hoàn hảo nhu cầu tạo môi trường hoạt động mới cho con người nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký các dấu hiệu liên quan đến Internet làm NHHH để phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp có các sản phẩm trực tiếp liên quan tới mạng Internet.
    Mặt khác, ngày nay, Internet ngày càng trở thành môi trường hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp và công cụ để các doanh nghiệp thể hiện sự tồn tại và phát triển của mình trên mạng Internet chính là các tên miền. Chính vì thế mà xu hướng là các doanh nghiệp muốn dùng chính NHHH đã đăng ký của mình làm tên miền cấp hai (SLD).
    Tương ứng với quá trình đó xuất hiện các trường hợp cá nhân, hoặc doanh nghiệp khác lợi dụng điều đó để đăng ký trước tên miền có NHHH đã đăng ký của công ty khác để sau đó hưởng lợi bất chính từ việc đăng ký đó hoặc bán lại tên miền này cho chính khổ chủ - hành vi này được gọi là (cybersquatting).
    Xuất hiện một mối quan hệ mới cần thiết phải được pháp luật điều chỉnh.
    Thân mến - mong các tiền bối chỉ giáo thêm cho em.
  3. longpt

    longpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Bài của chú hay lắm, nhưng chưa thấy phần nhãn hiệu đâu cả?
    http://www.lawyerVietnam.Com
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Dạ em chỉ muốn trình bày vì sao domain lại có tầm quan trọng thôi ạ. Vì xu hướng chung là doanh nghiệp chọn tên miền thứ cấp là tên của NHHH hoặc tên của doanh nghiệp (trùng với nhãn hiệu hàng hoá). Phần quy định của pháp luật thì có thể tham khảo của Mỹ, WIPO, ICANN ạ. Nhưng để hôm nào có thời gian em sẽ bốt lên ạ.
    Nhân tiện thấy anh và anh gì gì trên kia nói về Nhãn hiệu hàng hoá cũng như việc anh nhổ vào thương hiệu, em cũng xin lạm bàn một chút về hai khái niệm này:
    Thương hiệu: Xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa Để phân biệt hàng hoá của nhà sản xuất này với hàng hoá của nhà sản xuất khác. Từ ?obrand? (thương hiệu) xuất phát từ ngôn ngữ Nauy cổ ?obrandr? có nghĩa là đóng dấu bằng sắt nung (to burn). Trên thựuc tế từ thời xa xưa cho đến ngày nay, ?obrand? đã và vẫn mang ý nghĩa chủ của những con vật nuôi đánh dấu lên các con vật của mình để nhận ra chúng
    Theo hiệp hội Marketing Mỹ, Thương hiệu là ?omột cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,... hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh?.
    Trong khi, một xu thế phổ biến ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là bất cứ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt hoá với các sản phẩm cùng loại.
    Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được pháp luật bảo hộ dưới dạng là các đối tượng của sở hữu trí tuệ như: Nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền... Như vậy có thể nói Nhãn hiệu hàng hoá là một tập con nằm trong tập mẹ là Thương hiệu.
    Thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố của nó có thể được sử dụng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển và xây dựng thương hiệu của từng doanh nghiệp cụ thể. Có thể thương hiệu được sử dụng trong trường hợp tên công ty được đặt làm nhãn hiệu hàng hoá cho toàn bộ sản phẩm. Cũng có thể một công ty có nhiều thương hiệu cho từng dòng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của mình ?" không phải tên của công ty...
  5. longpt

    longpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Trời!
    Miễn bình luận!
    Thôi, ai biết thì nói, ai chưa biết thì nghe, chú fear nghiên cứu lại đi nhé!
    http://www.lawyerVietnam.Com
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đấy là theo cái biết của em, còn anh Longpt, anh biết rõ thì nói cho anh em học hỏi cái. Đừng bình luận nữa. Anh trình bày đi.
  7. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh NF đã viết rất chi tiết về tên miền!
    về tầm quan trong của nó thì miễn bàn rồi!
    Nhưng mà cái chuyện Phân biệt giữa Thương hiệu và Nhãn hiệu cũng cần được làm rõ!
    theo em Thưong Hiệu là một cái gì đó hơi trừu tượng,!
    Zưới góc độ chủ quan, nghĩa là đối với doanh nghiệp thì Thương hiệu là một cấu thành của nhiều yếu tố, mang lại cho doanh nghiệp sự danh tiếng, và sự ghi nhớ về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng!Ở khía cạnh này Thương hiệu bao gồm sự kết hợp của Nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu và thậm chí là những thứ như phương thức cung ứng dịch vụ.....v.v....
    Còn dưói khía cạnh khách quan , trong con mắt của người tiêu dùng, thương hiệu là những yếu tố gắn liền với doanh nghiệp , từ yếu tố này tác động trực tiếp tới quyết định của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ!
    ----------
    Một cách phân biệt dể hiểu và hơi phần " nông dân" thì ta có thể thấy, Một doanh nghiệp chỉ có thể có một Thương Hiệu, nhưng lịa có thể có nhiều nhãn hiệu!
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Thương hiệu - từ pháp lý đến thực tế

    Sau khi một số nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam như kẹo dừa Bến Tre, thuốc lá Vinataba, cà-phê Trung Nguyên, bia Sài Gòn... bị một số thương nhân nước ngoài đăng ký ở nhiều nước, cụm từ "thương hiệu" bắt đầu xuất hiện và được sử dụng một cách phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. "Thương hiệu" được pháp luật Việt Nam xác lập quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
    Thương hiệu nhìn dưới góc độ pháp lý
    Trong các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (SHTT) và các văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan tới lĩnh vực SHTT nói chung và sở hữu công nghiệp (SHCN) nói riêng đều không đề cập tới khái niệm "thương hiệu". Như vậy, "thương hiệu" không phải là đối tượng SHTT được Nhà nước bảo hộ. Hiện nay, ngoài quyền tác giả, pháp luật Việt Nam đang quy định các đối tượng SHCN được Nhà nước bảo hộ bao gồm:
    1. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (Điều 782 Bộ luật Dân sự (BLDS)).
    2. Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (Điều 783 BLDS).
    3. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, mầu sắc hoặc kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (Điều 784 BLDS).
    4. Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc (Điều 785 BLDS).
    5. Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. (Điều 786 BLDS).
    Bên cạnh năm đối tượng chính trên, pháp luật Việt Nam còn bảo hộ cho một số đối tượng SHCN khác, đó là: "Bí mật kinh doanh; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN" (Các đối tượng này được điều chỉnh theo Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3-10-2000 của Chính phủ) và "bảo hộ giống cây trồng mới" (theo Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20-4-2001 của Chính phủ).
    Theo Mục 1 Điều 14 Nghị định số 54 ngày 3-10-2000 của Chính phủ, "Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a. Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; b. Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh".
    Như vậy, nếu đối chiếu với TRIPS (Hiệp định về SHTT liên quan đến thương mại), thì đến nay pháp luật Việt Nam chỉ chưa bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp. Hiện nay, các cơ quan hữu quan đang xúc tiến việc đệ trình Chính phủ văn bản về vấn đề này.
    Thương hiệu được dùng trong thực tế
    Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, "thương hiệu" là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.
    Theo tài liệu "Chuyên đề về thương hiệu" của Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Thương mại, "thương hiệu" không phải là một đối tượng mới trong SHTT mà là một thuật ngữ phổ biến trong tiếp thị thường được người ta sử dụng khi đề cập tới: a. Nhãn hiệu hàng hóa (thương hiệu sản phẩm); b. Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh (thương hiệu doanh nghiệp); hay c. Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ. Theo cách giải thích trên thì "thương hiệu" bao gồm bốn đối tượng SHCN được Nhà nước bảo hộ, đó là: Nhãn hiệu hàng hóa; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
    Trong khi đó, khái niệm "Thương hiệu" (còn gọi là nhãn hiệu hàng hóa, tiếng Anh là trademark) được định nghĩa là một sự xác định riêng biệt của một sản phẩm hay dịch vụ dưới hình thức một tên gọi, từ ngữ, chữ số, tên người, tổ hợp mầu sắc, châm ngôn, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu mà một nhà sản xuất khắc, in, đóng dấu, kèm cặp vào sản phẩm của mình khiến cho nó được phân biệt với sản phẩm của người khác. Nếu hiểu theo cách này thì nghiễm nhiên "thương hiệu" đã trở thành đối tượng SHCN được bảo hộ với tên gọi là "nhãn hiệu hàng hóa".
    Chỉ với hai dẫn chứng trên cũng đủ thấy từ "thương hiệu" đã được nhiều người, nhiều tổ chức hiểu và nhận thức khác nhau. Mặc dù có sự khác nhau về nhận biết song từ "thương hiệu" lại được các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý sử dụng rất nhiều. Và thế, từ "thương hiệu" thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ "thương hiệu" thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ "thương hiệu" được ***g ghép với nhãn hiệu hàng hóa thành các cụm từ sau: "Thương hiệu Vinataba, "Thương hiệu Biti''''s", "Thương hiệu Petrovietnam"... lúc thì lại được gắn với tên gọi xuất xứ hàng hóa như "Thương hiệu nước mắm Phú Quốc"...
    Chính vì thế, nhiều khi việc sử dụng cụm từ "thương hiệu" đã làm cho công tác thực thi quyền SHTT nói chung và SHCN nói riêng của chủ sở hữu và cơ quan quản lý gặp khó khăn. Bởi lẽ, ngay việc xác định loại văn bằng bảo hộ và thời hạn hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tượng "nhãn hiệu hàng hóa" và "tên gọi xuất xứ hàng hóa" cũng được pháp luật quy định khác nhau. Thí dụ, trong khi pháp luật quy định: "Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, có hiệu lực từ ngày cấp đến hạn 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm" thì "văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa là giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa, có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp". Tiếp đến, trong khi chủ sở hữu quyền SHCN đối với "nhãn hiệu hàng hóa" thì "có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đối tượng SHCN của mình cho cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác" thì "chủ giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa không được chuyển giao quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó" (trích Nghị định số 63/CP ngày 24-10-1996 của Chính phủ).
    Phạm trù SHTT nói chung và SHCN nói riêng ở Việt Nam còn rất mới và là vấn đề nhạy cảm. Sự hiểu biết SHTT, SHCN của bản thân người thực thi công vụ, của người sản xuất, người buôn bán và số đông người tiêu dùng... còn rất hạn chế. Do vậy, chúng ta cũng nên thận trọng cân nhắc kỹ khi sử dụng cụm từ "thương hiệu" cho đúng, có thế công tác thực thi luật trong lĩnh vực này mới phát huy được hiệu quả trong kinh doanh cũng như trong đời sống xã hội.
    ĐỨC HÀ
    (Báo Pháp luật)

    -------------------
    Đọc được cái này hay hay, post lên cho các bác đọc chơi
    (Thế tóm lại thì dùng theo nghĩa nào? Theo cái nghĩa mà các ông ý dịch từ Tiếng Anh sang là trademark, hay theo nghĩa của các bác Bộ thương mại, hay là abcxyz nào đó?)
    Theo như các bác vẫn bàn trong này thì Thương hiệu là Nhãn hiệu hàng hoá. Vậy cơ sở ở đâu. Bác nào cao thủ (nhất là anh @longpt) cho em cái nguồn để có niềm tin với ạ.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 28/09/2003
  9. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Chào các cao thủ
    Tôi là một người mới lạc vào box Pháp lý này thôi. Cũng xin nói luôn là tôi đang học văn bằng 2 về luật. Xin mở 1 cái ngoặc (người ta hay nói: dốt như chuyên tu, ngu như tại chức hay là cám ơn các bác chuyên tu-không có các bác ai ngu hơn mình).
    Nhưng tôi rất quan tâm đến mấy cái vấn đề này, xin các cao thủ chỉ giáo vài điều như sau:
    - Các bạn có thể định nghĩa cụm từ ?othương hiệu trên Internet? (cái này là theo chủ đề của topic) cho tôi được không? Và ở VN + thế giới, luật nào điều chỉnh cái gọi là thương hiệu trên internet?
    - HỎi lại câu mà constancy đã hỏi ?~thương hiệu cóphải là nhãn hiệu hàng hoá không?? Và tại sao?
    - Trích từ bài viết của giaaotuicom@ ?otrong giáo trình tôi học trước đây có đề cập đến việc coi domain của một doanh nghiệp là thương hiệu (tên và logo) của doanh nghiệp đó. Vì vậy, Sony sở hữu các các sản phẩm mang thương hiệu của mình, logo hình chữ S và tên miền www.sony.com. Ở đây nảy sinh ra vấn đề pháp lý sau:
    Thứ nhất, như một anh cho ý kiến là quy ước đăng ký "first come first serve", vậy nếu tôi là chủ một cửa hàng sửa loa và tôi là con trai của ông Yomimori chẳng hạn thì tôi liệu có thể đăng ký tên miền là www.sony.com (son of Yomimori) được không? Tôi đăng ký trước công ty Sony danh tiếng vậy chắc chắn là tôi phải được chứ?! Câu trả lời là có thể được và có thể không chứ không phải là hoàn toàn chắc chắn sẽ được. Án lệ (Anh và Úc, chưa có Mỹ) cho biết toà án sẽ căn cứ vào yếu tố rằng: (a) liệu anh có kinh doanh trong ngành điện tử tương tự với Sony hay không? (Nếu anh kinh doanh mặt hàng thể thao và đăng ký là www.sony.net thì anh có thể được). (b) Liệu anh có lợi dụng thương hiệu Sony này để khiến khách hàng nhầm lẫn makiếm lợi cho minh hay không? (c) Liệu có khả năng cứ đăng ký để đấy rồi bán lại cho chính Sony để ăn tiền hay không? Căn cứ trên 3 yếu tố này toà án sẽ phán quyết cho phép một cá nhân có thể đăng ký tên miền dưới tên của một doanh nghiệp lớn hay không.?

    Nếu tôi nhớ không nhầm thì gần đây, VN có một vụ là một người đã đăng kí tên miền dưới tên của các cty lớn ở Vn: panasonic, gì nữa tôi không nhớ. Nhưng pháp luật không thể làm gì ngăn cấm được vì chưa có luật điều chỉnh. Rồi lâu lâu trước đây, có vụ báo tuổi trẻ bị lấy mất tên miền (www.tuoitre.com) gì đó. Nhưng chẳng ai phạm tội cả.
    Chúng ta đang bàn về khía cạnh luật pháp của vấn đề, vậy thì ai có thể nói cho tôi biết rằng nếu tên cty của anh đã bị đăng ki tên miền, anh muốn kiện thì anh sẽ dựa vào luật nào, điều khoản nào và nhất là anh có kiện được không?
    Cảm ơn
    Ở đời muôn sự của chung
    Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, vào đây chúng ta là anh em một nhà, không phân biệt ai cao thủ, ai thấp thủ, vậy mong bạn đừng tự ti như thế - ai cũng như aii - chúng ta cùng một sở thích thì đến và học hỏi lẫn nhau thôi - đừng khách khí thế. Chúc vui vẻ và tham gia nhiều hơn.
    Cái này bạn đọc lại bài viết của mọi người ở trên kia thì rõ ngay. Đã trình bày rất chi tiết.
    Ở VN, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn rất nhiều, có thể là bất kỳ một cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm lfam cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt hoá với các sản phẩm cùng loại.
    Hai câu hỏi sau, xin để đích thân anh giá áo túi cơm sẽ trả lời cho bạn.

Chia sẻ trang này