1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn cho ý kiến về bài viết liên quan tới thương hiệu trên Internet này nhé

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi longpt, 17/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Ơ, sao No-fear lại "đá quả bóng" sang sân nhà tớ thế? Thôi thì hơn nhau được tiếng anh hùng (liều mạng) vậy ;) Xin có mấy ý kiến thành thực như sau:
    1. Tôi không có điều kiện được tham khảo Nghị định 51/2001/ND-CP và các văn bản hướng dẫn (ví dụ như thủ tục đăng ký tên miền, cơ quan quản lý tên miền Việt Nam v.v.) nên không biết trong các văn bản này có quy định nào nói về vấn đề giải quyết tranh chấp tên miền hay không?! Xin bạn hãy tìm và tham khảo. Với hiểu biết hạn chế như vậy nên tôi chưa tìm thấy cơ sở nào theo luật Việt Nam để có thể lấy đó làm căn cứ đòi lại tên miền. Nếu doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu hàng hoá thì có một căn cứ không chắc chắn đó là yêu cầu nhà nước bảo hộ theo Điều 781 BLDS. Căn cứ này dựa trên sự nhập nhằng, chưa phân định giữa tên miền có thuộc nhãn hiệu hàng hoá hay không (theo chỗ tôi biết thì chưa nước nào có sự phân định rõ ràng vấn đề này vì quá phức tạp. Tuy nhiên, theo tinh thần của những án lệ nêu ra dưới đây, với cách tiếp cận bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ có tên tuổi, hạn chế những kẻ trục lợi thì ở một mức độ nhất định tên miền có thể được coi thuộc nhãn hiệu hàng hoá). Khả năng toà án Việt Nam không thụ lý vì chưa có văn bản hướng dẫn không thể loại trừ trong trường hợp này.
    2. Ngoài căn cứ bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá thì tôi không thấy còn căn cứ gì cả! Toà án Anh và Mỹ đã dựa trên một số lập luận "cảm tính" (bập bập là "bản năng" (nguyên văn : instinctively) để bảo vệ nguyên đơn như sau:
    a. Vụ Glaxo Plc and Another v. Glaxowelcome Limited and Others [1996] (FSR 388): "Toà án không khoan nhượng với hành vi đăng ký trước của các công ty đăng ký đối với tên của những thể/pháp nhân khác khi họ sở hữu ngay tình những tên này; và sau này công ty đăng ký lại đòi bán lại chính tên này cho các thể /pháp nhân đó. Quyền lựa chọn tên khi đăng ký của một doanh nghiệp không được thiết lập cho mục đích này."
    b. Còn toà án Mỹ trong vụ Intermatic v. Toeppen (947 F. Supp. 1227 (N.D. Ill. 1996)) và Panavision Int''l v. Toeppen (938 F. Supp. 616 (C.D. Cal. 1996)) thì lập luận rằng việc bị đơn đăng ký nhãn hiệu [tên miền] của nguyên đơn với mục đích rõ ràng là bán lại cho nguyên đơn hoặc người mua khác chỉ là hành vi thương mại [mua đi bán lại] (commercial use). Hành vi này còn làm cho uy thế của nhãn hiệu thương mại của nguyên đơn bị giảm sút (trademark dilution). Nó đã làm "giảm năng lực được nhận biết và phân biệt của hàng hoá và dịch vụ của Intermatic trên Internet." Lưu ý: 1. commercial use được định nghĩa là hành vi đăng ký nhãn hiệu nhưng không có chủ đích sử dụng nhãn hiệu này; 2. Các hãng được bảo vệ phải là hãng nổi tiếng.
    3. Trên đây là 3 vụ án điển hình thụ lý bởi toà Anh - Mỹ đối với các vụ án thuần tuý đăng ký tên miền nhằm mục đích bán lại. Đối với các vụ án khác mà bên đăng ký ngay tình (Son of Yomimori) thì phức tạp hơn. Hẹn dịp khác. Tôi xin lỗi mọi người, tại bài viết trước của mình có nói "chưa có án lệ Mỹ". Đây là nhận định sai (như đã được chứng minh trên đây ;)
    Thân ái!
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Thì đá sang cho bác để bác trả lời cho chắc cú còn gì. Em cũng có một số thông tin về thực trạng của việc đăng ký tên miền và những quy định liên quan tới việc đăng ký tên miền ở Việt Nam, post lên luôn.
    Thực ra, việc chiếm dụng, tranh chấp quyền sở hữu tên miền đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu, càng ngày càng gia tăng. Hiện nay, hiện tượng này đã bắt đầu lan tới Việt Nam.
    Tên miền của một công ty ở TP.HCM được rao 5.000 USD!
    Trên thế giới, tình trạng chiếm tên miền (cybersquatting) xảy ra khá phổ biến vì nguyên tắc cơ bản nhất của việc đăng ký là ai đăng ký trước sẽ được cấp. Cybersquatting gây ra khá nhiều tranh chấp. Chính phủ Nam Phi đã kiện một công ty Mỹ để đòi lại doanh nghiệp (DN) có tên miền là www.southafrica.com hồi năm 2001 hay trước đó, tập đoàn truyền thông Mỹ Time Warner thắng kiện trong việc đòi lại quyền sở hữu 107 DN có chữ HarryPotter....
    Tình hình càng thêm phức tạp khi một số người chiếm dụng tên miền (cybersquatter) đã gần như trắng trợn tống tiền DN, tổ chức bị họ chiếm mất tên miền với cái giá từ vài nghìn đến vài trăm nghìn USD. Ngay tại TPHCM, một công ty mỹ nghệ xuất khẩu có tên tuổi đăng ký tên miền.com nhưng chậm gia hạn đã bị chiếm mất hồi đầu năm nay. Sau đó, cybersquatter rao bán tên miền này với giá 5.000 USD!
    Tình trạng cybersquatting rắc rối đến mức Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thuộc Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ các nước nên thắt chặt luật lệ để bảo vệ những thương hiệu đã được đăng ký vì tình trạng chiếm tên miền để bán lại với giá cực cao ngày càng phổ biến.
    Đến lượt Toshiba, IBM, BMW và Bia Sài Gòn...
    Ngày 25/8, ông Lý Gia Khang, Giám đốc Công ty TNHH Tin học Gia Hào, tại quận Thủ Đức (TP.HCM), đã nộp bản đăng ký một loạt tên miền của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: Toshiba, IBM, BMW và Panasonic. Sau khi nhận hồ sơ của ông Khang, đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tại TPHCM đã thông báo cho văn phòng đại diện của các hãng nói trên về nguy cơ có thể mất tên miền nếu hãng không có phản ứng.
    Ngay tức khắc, hãng Toshiba đã nộp hồ sơ và được cấp tên miền đúng cho hãng. Còn Panasonic thì fax ngay hồ sơ sang cho VNNIC để xin cấp tên miền. Và chiều 29/8, hãng đã cử ông Du Chí Hùng đến nộp tiền đăng ký tên miền. Riêng 2 hãng IBM và BMW vẫn chưa phản ứng chính thức. Theo ông Đỗ Quang Trung, đại diện VNNIC tại TPHCM, sau 3 ngày nộp hồ sơ nếu không có ai phản ứng hay tranh chấp thì VNNIC sẽ cấp tên miền cho người đăng ký trước. Và ngày 28-8, Trung tâm Internet Việt Nam đã ra quyết định cấp tên miền www.ibm.com.vn và www.bmw.com.vn cho ông Lý Gia Khang.
    Bia Sài Gòn là nhãn hiệu bia nổi tiếng tại Việt Nam của Tổng công ty Bia Sài Gòn. Hồi đầu tháng 7/2003, ông Lương Quốc Liêm, cư ngụ tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật, kinh doanh mua bán đồng hồ, mắt kính tại quận 5 - TPHCM, đứng tên chủ thể làm tờ khai đăng ký tên miền dành cho cá nhân gửi lên VNNIC cả hai tên miền www.biasaigon.com.vn và www.saigonbeer.com.vn. Theo bản đăng ký của ông Liêm, người đứng tên chịu trách nhiệm thanh toán cước phí là ông Dương Thanh Tùng, ngụ tại quận Phú Nhuận - TPHCM.
    Mặc dù biết tên miền đã mất nhưng Tổng Công ty Bia Sài Gòn vẫn chưa có phản ứng gì. Ông Nguyễn Minh Cương, Phòng Kinh doanh Tổng công ty Bia Sài Gòn, người được phân công phụ trách về vấn đề này, cho biết: Hiện ông đang làm văn bản để trình lên ban giám đốc tổng công ty xin ý kiến. Phải chờ ban giám đốc họp đã mới có ý kiến về vấn đề này.
    Liệu VNNIC có quá dễ dãi?
    Như đã nêu ở phần đầu bài, việc cấp phát tên miền phải bảo đảm tính hợp lý, hạn chế tình trạng chiếm dụng tên miền, nhất là đối với các sản phẩm đã được đăng ký. Nguyên tắc ?oai đăng ký trước được xét cấp trước? chỉ là nguyên tắc cơ bản. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên tắc ràng buộc khác. Ngay cả tại Mỹ, nước có tình trạng cybersquatting phổ biến nhất thế giới, cũng bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp tên miền, ngăn chặn chiếm dụng. Có thể thấy rõ điều này qua các vụ như ca sĩ Madonna đòi lại tên miền www.madonna.com bị một công ty sử dụng làm website khiêu dâm. Trước đó, các nhân vật nổi tiếng như ngôi sao Julia Roberts, hay ca sĩ nhạc rock lừng danh Jimi Hendrix cũng thắng kiện sau khi tên miền - trùng với tên của họ - bị chiếm. Ngay cả Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cũng phải nhờ WIPO can thiệp mới được trả lại tên miền.
    Trở lại tình hình hiện nay ở Việt Nam, các DN đang lo ngại việc cấp phát tên miền của VNNIC có phần quá dễ dãi, chỉ dựa chủ yếu vào nguyên tắc ?oai đăng ký trước được xét cấp trước?, trong khi theo quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, tổ chức, cá nhân xin đăng ký tên miền phải giải thích rõ mối liên quan của tên miền xin đăng ký với hoạt động của mình. Ngoài ra, việc cấp tên miền còn phải tránh đăng ký các tên miền liên quan tới các địa danh, tên danh nhân, lãnh tụ hay liên quan tới các tên chung của một ngành kinh tế, chủng loại hàng hóa, sản phẩm, tên các loại dược phẩm, tổ chức liên chính phủ, tổ chức chính trị, xã hội.
    Doanh nghiệp Việt Nam chưa xem trọng tên miền
    Khác với đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký tên miền được thực hiện với mức chi phí thấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, tiện lợi và dễ dàng cho người đăng ký. Công việc chỉ là tra cứu sự tồn tại của tên miền, tiến hành đăng ký và thanh toán các khoản phí và lệ phí (450.000 VNĐ phí đăng ký và 480.000 VNĐ lệ phí duy trì hàng năm đối với các tên miền dưới đuôi .VN, xấp xỉ 62 USD) và thế là bạn đã sở hữu một tên miền.
    Hiện nay chỉ có khoảng 3.500 tên miền Internet .VN được đăng ký với VNNIC trong đó số tên miền .COM.VN chiếm 79%, .ORG.VN chiếm 7,1%, .EDU.VN chiếm 5,8%, .GOV.VN chiếm 5,5%, còn lại là các loại tên miền cấp 2 khác. Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta có gần 80.000 thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, số tên miền được các chủ thể này đăng ký chưa nhiều (gần 2.700 tên miền COM.VN và vài nghìn tên miền .COM). Ngược lại, các chủ thể kinh doanh nước ngoài đã sớm ý thức được điều này, họ đã đăng ký với chúng tôi một tên miền.VN để bảo vệ thương hiệu của họ tại Việt Nam. Ví dụ như Công ty Ôtô Ford với tên miền FORD.COM.VN.
    Một vài ví dụ điển hình cho trường hợp này là sự đánh mất tên miền tại nước ngoài của một số doanh nghiệp nổi tiếng trong nước như Trung Nguyên, Petro Vietnam, Saigon Tourist... và đồng thời họ cũng đánh mất luôn tên miền của mình tại nước ngoài.
    Thực tế
    Với chi phí đăng ký và duy trì hằng năm rất khiêm tốn, đăng ký tên miền là một sự đầu tư hiệu quả để bảo vệ thương hiệu trên Internet, tiếp thị sản phẩm ra thị trường toàn cầu. Do đó, nhu cầu về tên miền trên thế giới đã tăng với tốc độ chóng mặt. Năm 1995, mới chỉ có 100.000 tên miền được đăng ký. Đến cuối năm 2000, con số đó đã tăng đến 12 triệu. Theo ước tính đến cuối năm 2003, số lượng tên miền trên toàn cầu sẽ là 140 triệu.
  3. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn no-fear@ và giaaotuicom@ nhiều. Bài viết mà no-fear trích cũng là điều mà tớ rất băn khoăn. Tại sao việc cấp tên miền internet lại có thể dễ dàng đến thế? Vì tên miền sẽ là một trong những giao dịch chính thức mà hãng đó sử dụng.
    Bây giờ tớ có một câu hỏi khác, cũng liên quan đến tên miền.
    lấy 1 ví dụ là bạn có 1 công ty xxx chẳng hạn, bạn đăng kí tên miền tại Việt Nam: www.xxx.com.vn ; sau đó 1 công ty (hay cá nhân khác ) muốn cạnh tranh hay phá hoại (cứ cho trường hợp xấu nhất đi) đăng kí dưới tên www.xxx.com và sử dụng nó để đưa những thông tin không đúng sự thật về công ty bạn lên đó. Khi tớ dùng search engine, hoặc không nhớ chính xác, cứ gõ tên web đại đi, tớ sẽ thu được 2 website, và tớ sẽ không biết được đâu là website chính thức của côgn ty đó. Làm sao tớ biết được tớ nên dùng web nào? Và cái đối thủ của bạn thì hoàn toàn vô tội, tớ không thể nào kiện họ được, trừ phi tớ mua lại cái tên đó phứt đi.
    Ở đời muôn sự của chung
    Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Đây là PM của anh @LVHa74 giải thích cho mình về từ Trademark. Xin phép anh Hà cho em được công bố ở đây. Các bạn tham khảo và cho ý kiến nhé.
    ----
    Em thử luận rõ nghĩa của từ "trademark" ra xem nó là thương hiệu hay nhãn hiệu.
    Thực ra gọi là nhãn mác hàng hoá hay nhãn hiệu hàng hoá đều sai với nội hàm của khái niệm "trademark". Còn một hệ quả nữa là cách gọi này làm cho tư duy cơ khí của người Việt luôn gắn trademark với một sản phẩm vật chất hữu hình, bởi lẽ "dịch vụ" thì làm gì có "nhãn hiệu"!.
    Nếu em biết Hãn ngữ, thì từ "trademark" được dân Tàu dịch ra thành "Thương tiêu", chữ "tiêu" trong chữ "hiệu"- do đó theo anh cần phải chỉnh lại từ "trademark" thành "thương hiệu" mới chuyển tải hết ý nghĩa của từ này.
    Còn về "brand" và "branding" anh sẽ trao đổi sau!

    No sign!!!
  5. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Em phạm pháp rồi nhé!; ai cho phép em công bố thư từ cá nhân của anh lên phương tiện thông tin đại chúng?[r1)
    To: All
    Theo ý kiến của tôi thì chúng ta phải hết sức thận trọng khi du nhập những khái niệm pháp lý của nước ngoài. Từ "Nhãn hiệu hàng hoá" là một ví dụ; nếu bạn nào làm việc trong lĩnh vực IP thì sẽ thấy một điểm có hại là giới thương nhân Việt chúng ta nhiều khi có cái nhìn hết sức lệch lạc về vấn đề này. Chắc chắn các vị ở TCT Thuốc Lá nghĩ rằng Vinataba chỉ là một cái "Nhãn hiệu hàng hoá" cỏn con, do vậy chẳng cần phải bận đến đăng ký, đăng cọt- nhưng nếu ngay từ đầu họ biết đến "Vinataba" như là "thương hiệu" thì chắc hẳn thái độ của họ đã khác!.
    Xin nhớ cho, ngữ nghĩa của từ hán- việt thường đơn nghĩa, rất sâu sắc và có tác động quan trọng đối với nhận thức của người đọc, người nghe- do vậy nếu chúng ta chuyển tải khái niệm không chính xác- ngay lập tức nhận thức của đối tượng cần tác động sẽ bị ảnh hưởng. Tôi đã xem kỹ từ "thương tiêu" trong BLDS của TQ- không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia lập pháp của họ lại sử dụng chữ "tiêu" đâu. So với
    chữ "hiệu"- chữ tiêu sát nghĩa với "trademark" hơn, mặc dù trong thực tiễn thì sử dụng chữ "thương hiệu" cũng đủ chính xác rồi.
    Một số bạn thường chỉ trích giới doanh nhân là sử dụng từ "thương hiệu" một cách tuỳ tiện và bừa bãi. Thực ra không phải vậy, đành rằng họ sử dụng tên của khái niệm không đúng với quy định của Luật pháp Việt nam, nhưng từ "thương hiệu" họ dùng theo cảm tính về giá trị, dấu ấn và tác động mà hàng hoá- dịch vụ của họ đối với khách hàng trên thị trường, và trên thực tế cái "cảm nhận" của họ là chính xác. Từ "thương hiệu" chuyển tải ý nghĩa- giá trị của "trademark" một cách hoàn hảo hơn nhiều so với "Nhãn hiệu hàng hoá".
    Thiết nghĩ cả luật thực định và tư duy của các luật gia đều không phải "là cái đi trước", bất biến và đứng trên các quan hệ xã hội- chúng luôn phải biến đổi cho phù hợp với điều kiện xã hội và hoàn cảnh thực tế.
    Xin nhớ cho là thận trọng và thấu đáo luôn là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của các luật sư. Do vậy trước khi nhận xét một điều gì sai đúng như thế nào cần phải cân nhắc cẩn thận!
  6. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Quote: lấy 1 ví dụ là bạn có 1 công ty xxx chẳng hạn, bạn đăng kí tên miền tại Việt Nam: www.xxx.com.vn ; sau đó 1 công ty (hay cá nhân khác ) muốn cạnh tranh hay phá hoại (cứ cho trường hợp xấu nhất đi) đăng kí dưới tên www.xxx.com và sử dụng nó để đưa những thông tin không đúng sự thật về công ty bạn lên đó. Khi tớ dùng search engine, hoặc không nhớ chính xác, cứ gõ tên web đại đi, tớ sẽ thu được 2 website, và tớ sẽ không biết được đâu là website chính thức của côgn ty đó. Làm sao tớ biết được tớ nên dùng web nào? Và cái đối thủ của bạn thì hoàn toàn vô tội, tớ không thể nào kiện họ được, trừ phi tớ mua lại cái tên đó phứt đi.
    Câu hỏi hay và "hơi bị" thực tế đấy. Theo tớ thì nên mua phứt đi thôi. Bọn luật sư của MTV.com và McDonalds đã tính nát nước rồi. Đại loại hai vụ án này thì ngoài yếu tố kiện cáo lằng nhằng và tốn kém thì còn một lý do khác rất thực tiễn khiến các hãng đàm phán mua lại đó là một hãng lớn không muốn bị mất thể diện vì tầm nhìn và khả năng quản lý của mình.
    Cái ví dụ của bạn còn phức tạp hơn vụ MTV và McDonalds nhiều vì tớ thấy tối đa là 4 hệ luật của 3 quốc gia điều chỉnh. Giả sử cái công ty vô đạo đức kia thành lập tại Trung Quốc (tớ lôi tên này ra vì tớ ghét Trung Quốc, bản năng thôi không có động cơ gì cả!) và đăng ký ví dụ www.abc.com với ICANN (hay NSI?) tại Mỹ thì có 4 luật sau sẽ điều chỉnh: luật về năng lực pháp luật dân sự của nguyên đơn công ty Việt Nam và bị đơn Trung Quốc; luật (hay án lệ) của Mỹ về nội dung và thủ tục giải quyết vụ án này. Đây thực sự là một bãi mìn pháp lý, nếu ta không cẩn thận thì sẽ tan xác.
    Còn muốn nói nhiều nữa nhưng chẳng hiểu mạng TTVN sao đó. Gõ mãi mới thấy hiện chữ nên tốc độ rất chậm, mất thời gian quá. Có ai giúp mình giải quyết vụ này thì hay quá.
  7. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thương hiệu là một phạm trù mang tính thương mại hơn là pháp lý, nói chính xác hơn là trong luật không tồn tại khái niệm Thương hiệu. Vì vậy ở bài viết này, em xin bàn về thương hiệu dưới góc độ kinh tế. từ một khái niệm về thương hiệu, ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội cho đến những lý thuyết về xây dựng thương hiệu
    Thương hiệu l. g>?
    Thương hiệu l. cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín v. giá trị đằng sau một cái tên, một cái logo của doanh nghiệp.
    Thương hiệu có thể được coi như là một phát ngôn viên của doanh nghiệp. Phát ngôn viên này đại diện cho những gì đặc trưng, tinh tuý của doanh nghiệp. Gắn với thương hiệu phải là chất lượng , uy tín. Thương hiệu là tài sản vô cùng giá trị và lâu bền của người chủ sở hữu nó.
    Thương hiệu là kết quả các kinh nghiệm đã tích luỹ được của người tiêu dùng với một nhận thức tổng thể về công ty, những con người của công ty và các sản phẩm của nó.
    Như vậy rõ ràng, thương hiệu không phải là một cái tên công ty, tên sản phẩm riêng lẻ mà là tổng thể tất cả các yếu tố của doanh nghiệp mà người tiêu dùng cảm nhận được và ghi nhớ.
    Một thương hiệu được cấu thành từ một hỗn hợp các thành phần, bao gồm logo hay biểu tượng của công ty, tên công ty, màu sắc, thiết kế , bao gói? Mỗi một thành phần này đóng góp cho cảm giác đó là thương hiệu của doanh nghiệp nhưng bản thân mỗi cái đó không thể tạo nên thương hiệu.
    n Dưới goc độ thương hiệu bao hàm nhãn hiệu hàng hoá, trademark, được định nghĩa là một sự xác định riêng biệt của một sản phẩm hay dịch vụ dưới hình thức một tên gọi, từ ngữ, chữ số, tên người, tổ hợp mằu sác, châm ngôn, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu mà một nhà sản xuất khắc, in, đóng dấu, kèm, cặp vào sản phẩm của mình, khiến cho nó được phân biệt với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.
    Nhãn hiệu khác với nhãn hàng hoá (label) là phương tiện để thể hiện nhãn hiệu mà thôi. Nhãn hiệu hàng hoá cũng khá với tên thương mại ( trade name- nom commercial). Nhãn hiệu hàng hoá để phân biệt hàng hoá, còn tên thương mại là tên của doanh nghiệp, để phân biệt các doanh nghiệp với nhau.. Do đó khi đặt tên phải theo những tiêu chí, yêu cầu khác nhau. Một công ty có thể có nhiều mặt hàng với những nhãn hiệu khác nhau.
    Bộ Luật Dân sự Việt Nam định nghĩa : Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
    Ngày nay các yếu tố cấu thành nhãn hiệu đã được mở rộng khá nhiều. Người ta cho rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào giác quan của người khác cũng có thể được coi là một phần của nhãn hiệu, miễn là chúng có tính phân biệt. như vậy ngoài tên nhãn hiệu ( brandname) biểu tượng ( logo) thì tiến xa hơn nữa sẽ là tiếng động, mùi vị? riêng biệt của sản phẩm cũng có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Vấn đề chưa giải quyết được là việc lưu trữ, đối chiếu, kiểm tra khi có tranh chấp xảy ra.
    --- Vai tr^ vị trí của thương hiệu.
    Sự ra đời của thương hiệu với mục đính định vị các sản phẩm đánh dấu sự phát triển không ngừng của xã hội. Cùng như tên gọi của con người, thượng hiệu là tên gọi của các sản phẩm, xa hơn nữa nó là hình ảnh của cả một tổ chức-người chủ sở hữu thương hieuẹ đó. Hình ảnh đó được được mang đi khắp nơi trên toàn thế giới mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng trong xã hội. Thương hiệu không chỉ là hình ảnh về một đối tượng riêng lẻ mà những thương hiệu mạng còn là biểu tượng của cả một nền văn hoá.
    Đối với người tiêu dùng.
    Người tiêu dùng được lợi vì trong chiến lược xây dụng thương hiệu thì nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng là yếu tố được xem xét hàng đầu.
    Người mua có thể dánh giá chất lượng h.ng hoá bằng thương hiệu. Đặc biệt khi họ không thể phán xét các đặc điểm của sản phầm ngay khi mua hàng. Khong có thương hiệu việc lựa chon sản phẩm sẽ rất khó khăn bởi vì người tiêu dùng sẽ không biết lấy gì đảm bảo rằng họ đã mua đúng sản phẩm mà mình muốn. Vấn đề sẽ rấ đơn giản khi đó là một thương hiệu nổi tiếng, đã có được cụ tin cậy của đông đảo người tiêu dùng, tức là có sự bảo chứng.
    Người tiêu dùng Việt nam rất yên tam khi lựac chon xe máy Honda, thậm chí ở VN, Honda đồng nghĩa với xe máy bởi thương hiệu này thực sự đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Vn.
    Ngưòi tiêu dùng được quyền lựa chọn nhiều sản phẩm vô cùng phong phú. Thương hiệu thể hiện sự khác biệt nên là điều kiện bắt buộc các doanh nghiệp đi vào chiều sâu và mở rộng đa dạng hoá sản phẩm. Điều nay mang lại lợi ích cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng vì người sản xuất tập trung tấ cả các nguồn lưc của mình vào một loại sản phẩm sẽ nâng cao chất lượng, cải tiến, đa dạng mẫu mã, phục vụ người tiêu dùng tố hơn, đến lượt mfinh người tiêu dùng sẽ lựa chọn nhà sản xuất đó.
    Tiết kiệm thời gian l. một ưu điểm nữa của việc tiêu dùng hàng có thương hiệu. Người tiêu dùng thấy mệt mỏi khi phải tốn nhiều thời gian lựa chọn hàng háo mỗi khi mua sắm. Thương hieuẹ giúp người mua xác định sản phẩm nào họ ưa thích, và nhanh chóng có đựơc sản phẩm thoả mãn nhu caùa của họ.
    Ngoài ra thương hiệu còn giúp giảm rủi ro cho khách hàng, giúp họ biết được xuất xứ hàng hoá. Mua hàng có thương hiệu rõ ràng đồng nghĩa với việc sản phẩm đó sẽ được bảo hành trong một thời gian, hoặc nếu không khách hàng có thể gửi yêu cầu tới công ty khi chứng minh được là hàng đã mua không đảm bảo chất lượng như người sản xuất hay người cung cấp cam kết.
    Thương hiệu đồng nhất vơi lòng tin của khách hàng đối với một doanh nghiệp, một sản phẩm. Tuy nhiên khách hàng phải nghiêm túc đánh giá chất lượng và uy tín của một thương hiệu. Tình trạng sùng bái có thể tạo phản ứng trong dư luận, gây ấn tượng không tót đối với hàng hoá, Đồng thời không tạo được động lực thúc đẩy quá trình cải tiến hàng hoá.
    Đối với doanh nghiệp
    Thương hiệu đã và đang trở thành tài sản vô hình quan trọng và vũ khí cạnh tranh sắc bén nhất của các doanh nghiệp trên thương trường. Nhà Kinh tế Kevin Lane Keller đã nói ?ocàng ngày các doanh nghiệp càng nhận thấy rằng một trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thương hiệu?. thương hiệu đã thay thế yếu tố chất lượng để chiếm vị trí số một trong cạnh tranh, Thương hiệu là yếu tố sống còn của doanh nghiệ. Thương hiệu đồng nhất với lòng tin của khác hàng. Nếu không xây dựng được một thương hieuẹ mạnh thì làm sao khách hàng biết tới sản phẩm của doanh nghiệp để lựa chọn.
    Doanh nghiệp n.o có ý thức đầu tư cho việc quảng bá thương hieuẹ thì uy tín, hình ảnh của họ trên thị trường sản xuất được củng cố. Khi doanh nghiệp đã có được một thương hiệu mạnh, thì sức mạnh của thương hiệu sẽ mang lại sự phát triển bền vững và rộng khắp cho người sở hữu nó. Sức mạng của thương hiệu luôn cần được tăng cường nhằm không ngừng củng cố vị thế cạnh tranh, đáp ứng mục tiêu tối cao của doanh nghiệp là vượt qua đối thủ chiếm lĩnh thị trường. Năng lực cạnh tranh bằng thương hieuẹ là danh tiếng, uy tín dựa trên tổng hợp tất cả sự khác biệt và những nét đặc trưng đã được khách hàng chấp nhận.
    Lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu của công ty thể hiện ở chỗ:
    - tính chất độc đáo của sản phẩm có thương hiệu sẽ được pháp luatạ bảo hộ tránh sự sao chép bất hợp pháp
    - Giảm bớt chi phí Marketing v> mức độ biết đến và trung thành với nhãn hiệu đã cao.
    - ưu thế trong đàm phán với nhà phân phối, với đối thủ.
    - Tăng giá trịnh hành hoá vì người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm mà họ tin cậy hơn là lựa chon sản phẩm mà họ chưa biết dù giá có thể rẻ hơn.
    - Thương hiệu giúp người bán thu hút một nhóm khách hàng trung thành
    Thương hiệu giúp phân khúc thị trường
    (Còn nữa)
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    thế có cách nào gỡ mìn không vậy bác, đọc mấy bài trước , em có cảm tưởng tên miền không phải là thương hiệu, không phải là nhãn hiệu, không biết ở Mĩ thì sao chứ còn ở VN thì cũng chưa có luật điều chỉnh , en thì có cảm giác thế đấy
    Bác bảo nên mua phức đi , thế nhưng bị đòi giá cao quá thì sao ạ, rút cuộc cũng phải kiện chứ
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 09/04/2004
  9. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Sát thủ dạo này khoẻ không? Đừng học nhiều quá, nên dành thời gian mà "trả thù đời" đi.
    Thời của dotcom qua rồi. Doanh nghiệp lại quay trở lại giao dịch truyền thống (gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán trực tiếp). Giả định trên về cybersquatting tồn tại đa phần trên lý thuyết. Có một vài người quen cũng có ý tưởng này và thậm chí đã thực hiện việc mua tên miền một số công ty nhưng sau vì lý do không thể tiếp tục duy trì tiền thuê tên miền nên lại trả lại. Một phần thực tế khác là giá bán lại tên miền cũng khá rẻ. Vì vậy mà ngoại trừ giai đoạn đầu thập niên 90 thế kỷ trước, hiện tại hầu như không đọc tin nào liên quan đến tranh chấp tên miền.
    Thân mến!
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 12/04/2004
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em định làm trang web: Giaaotuicom.com, mai mốt bác có mua lại thì liên hệ với em nhé, em lấy giá hữu nghị thôi.
    tại vì em thấy mấy hệ thuộc mà bác nói ở trên hay hay nên nhiều chuyện 1 chút,
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 12/04/2004

Chia sẻ trang này