1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn cùng nghiên cứu và thảo luận về vấn đề này nhé. Đây là bài viết tôi thấy rất hay và đúng với

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi thaxt, 06/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaxt

    thaxt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cùng nghiên cứu và thảo luận về vấn đề này nhé. Đây là bài viết tôi thấy rất hay và đúng với th

    Vấn đề và dư luận
    Cần có luật bảo vệ thầy thuốc

    Lao Động số 48 Ngày 03/03/2008 Cập nhật: 9:44 PM, 02/03/2008


    (LĐ) - Ngày 27.2, các thầy thuốc Việt Nam được Nhà nước và xã hội tôn vinh. Nhưng dư âm của những hiện tượng tiêu cực trong ngành "đeo đẳng" dư luận qua ngày tháng, làm nhói đau lương tâm của những người thầy thuốc có lương tâm.
    Không thể chỉ vì những hiện tượng xấu đó mà lãng quên nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước xã hội phải bảo vệ người thầy thuốc. Cần có luật bảo vệ người thầy thuốc - đó là nguyện vọng của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam. Diễn đàn này, báo Lao Động mong muốn nhận được nhiều ý kiến xung quanh chủ đề này. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của PGS.TS Nguyễn Xuân Triều - Học viện Quân y.

    Ngày 27.2 là ngày mà các thầy thuốc Việt Nam được Nhà nước và xã hội tôn vinh. Đó là niềm vinh dự và tự hào của toàn ngành y chúng ta. Tôi nói như vậy, với cương vị cũng là một bác sĩ. Không có ngành nào như ngành y mà học đại học phải mất 6 năm. Sau đó lại phải thực hành, rồi đi học tiếp các bằng cấp, học vị cao hơn nữa, phải mất 10 đến 15 năm mới thành thầy thuốc thực thụ; rồi lại 20 đến 30 năm mới có thể thành thầy thuốc có kinh nghiệm. Vì chữa bệnh cho con người không đơn giản như chữa máy móc được. Người thầy thuốc muốn có tay nghề tốt thì phải năng thực hành, năng học tập và luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp.

    Tôi thiết nghĩ: Hiếm có một bác sĩ nào được rèn luyện và học hành như vậy, mà lại thiếu đạo đức nghề nghiệp. Cho nên người thầy thuốc luôn được xã hội đánh giá cao và được toàn thể nhân loại tôn trọng.

    Ở các nước tiên tiến và ngay ở miền Nam nước ta, nhân dân thường gọi bác sĩ với những từ ngữ trân trọng như: "Ngài bác sĩ", "ông thầy"... Tuy nhiên, chúng ta cũng rất buồn khi nghe thấy ở một số nơi, đôi lúc, có một số người gọi bác sĩ là "thằng bác sĩ", "con bác sĩ"... Có lúc người ta còn vin và hai từ "y đức" mà sách nhiễu, đòi hỏi, thậm chí hành hung thầy thuốc... Đối với những người thầy thuốc chân chính, đôi khi đành cam chịu và cảm thấy đau buồn, vì không có ai bảo vệ!

    Tại sao lại có những hiện tượng đó? Tại sao hiện tượng này lại chỉ xảy ra chủ yếu ở miền Bắc nước ta? Phải chăng qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ, chúng ta ít chú trọng đến việc giáo dục về lễ nghĩa? Tại sao chúng ta không có đạo luật bảo vệ thầy thuốc? Nhiều khi người ta quá thiên về phê phán những hiện tượng vi phạm y đức, mà quên mất đạo nghĩa và tình người.

    Đạo đức nghề nghiệp thì ở đâu mà chẳng có. Tại sao ta không để ý đến đạo đức của nghề tài chính, ngân hàng, giáo dục công an, lái xe... và tất cả các ngành nghề khác? Nghề gì, ngành gì thì cũng cần có đạo đức nghề nghiệp! Không có ngành nghề nào được giáo dục đạo đức giống như ngành y. Không có một người thầy nào khi truyền nghề cho học trò lại không dạy y đức. Ngay từ khi có nền y học phương Tây, chúng ta đã có 10 lời thề Hippocrate.

    Tại Việt Nam, thì tất cả các thầy thuốc y học cổ truyền đều phải học 10 lời thề của Hải Thượng Lãn Ông. Như vậy về truyền thống, hầu như mọi thầy thuốc Việt Nam luôn luôn được giáo dục về y đức một cách nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, vẫn còn có những thầy thuốc làm trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, đã có những thái độ và hành vi không tốt, để xảy ra những điều đáng tiếc, đáng bị phê phán. Nhưng không vì thế mà đánh đồng tất cả!

    Chúng ta không thiếu những tấm gương đạo đức nghề nghiệp. Nhiều thầy thuốc đã quên cả thân mình vì người bệnh, tận tuỵ cứu chữa người bệnh, đa số các thầy thuốc đều luôn làm theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Lương y như từ mẫu" - "người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là như người mẹ hiền". Thiết nghĩ, chúng ta nên có luật bảo vệ người thầy thuốc.

    Ngày nay, do cơ chế thị trường, khám chữa bệnh phải mất tiền. Đôi khi đồng tiền đã làm méo mó thái độ của thầy thuốc đối với bệnh nhân và của bệnh nhân đối với thầy thuốc. Đồng tiền làm thiếu sự tôn trọng đối với người thầy thuốc.

    Cứu chữa cho con người không thể coi như chữa máy móc, mà có thể lượng giá bằng tiền! Chúng ta luôn tôn trọng con người, vì con người là cao quý hơn tất cả. Nếu ai cũng biết quý chữ "nhân" hơn chữ "lợi" thì người thầy thuốc luôn xứng đáng được tôn trọng. Nếu ngành nào, nghề nào cũng làm việc vì con người thì đó chính là đạo đức nghề nghiệp và như vậy thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao!

    PGS.TS Nguyễn Xuân Triều

Chia sẻ trang này