1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn đã thành công - Hãy chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng du học cho các bạn đi sau

Chủ đề trong 'Du học' bởi Tropical_Jungle, 26/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fallingsnow

    fallingsnow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Cu tu tin apply di ban. To con co 710 math va 470 verbal ma van okie ah;). Truong to trong top 10.
    Tuy nhien to nghi top tiec chi de tham khao thoi con dau quan trong la xem truong nao no hop voi minh ah (em hoi lac chu de ti nhi:D )
    (sorry anh Thanh va moi nguoi em khong hieu sao k type duoc tieng Viet)
  2. fallingsnow

    fallingsnow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    troi dat. The nay ban con keu ca gi nua nhi> On the con gi`. To cung 82 nhu ban ne.
    To nghi neu ban muon co duoc loi khuyen cua moi nguoi mot cach chi tiet thi nen cho biet ro kha nang ttieng Anh cua minh. Bay gio muon apply cho 2009 thi noi chung TOEFL va GRE cung nen on on chut vi den tam thang 10 la fai thi GRe roi` thi fai (khong ro hinh thuc moi the nao). Con TOEFL thi tam thang 11 nen co roi`.
    Yeu cau diem thi tuy tung truong thoi. Background cua ay tran day loi the the con gi nua. Ma neu duoc Prof nhan thi luc day diem chi can qua duoc cai minimum cua truong la okie ah (khoan nay to thay cac anh chi di truoc bao the chu to khong co KN trong contact voi prof:D ).
    @Ay hoc tin phap cua HUT lai sinh nam 82 khong biet co biet Duc (cheva)Hoa va Khoa hoc o day khong
  3. black_hand

    black_hand Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Thanx bác. Thực ra thì em cũg không có ý định thi lại. Bây h đang tập trung thời gian để chuẩn bị hồ sơ. . Bác cho em hỏi bác học ngành j thế? Em thì năm nay định apply CEE.
  4. kanguchin

    kanguchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Trước hết em thật lòng cảm ơn các bác thanhegc , bác TJ , và các bác khác em chưa kịp nhớ nick nữa ạ ...các bác không để ý chứ profile của em thiếu 1 thứ rất quan trọng là khả năng tiếng Anh đấy , ko tiếng Anh thì mấy cái GPA ...chỉ vứt vào sọt rác thôi ạ !
    Tình cảnh của em quả thực là bi dát , để em bổ xung thêm Background English để cho các bác thấy được sự yếu kém của em , đến nước này em cũng ko dấu dốt hay sĩ diện hão nữa , em nói hết luôn hiện trạng English của em : trình độ của em là Elementary nghĩa là chỉ Speaking chỉ nói được : what''s your name ? how are you , oh , i''m fine thank you , Oh my god ....Reading tiếng Anh thì bập bõm chỗ hiểu , chỗ không ...Writing là 1 số 0 trong chĩnh , còn Listening thì cũng vậy nốt .... Tình trạng English của em thảm hại lắm , các bác cố gắng tư vấn , em đội ơn các bác nhiều lắm ạ , em muốn ôn English với Deadline là tháng 10/2008 nghĩa là chỉ còn 1 năm để chuẩn bị iBT và GRE , em khổ lắm , tiếp cận thông tin du học US muộn quá nên suốt thời gian trước em ko chuẩn bị được gì cả ,em mới biết TTVOL cách đây 3 tháng thôi ạ
    Các bác tư vấn dùm em môn English với ạ
  5. smooth_criminal

    smooth_criminal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2007
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
  6. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Mình học ngành xã hội chứ không học tự nhiên nên việc apply có vẻ hơi khác với mọi người ở đây.
    Kinh nghiệm "xương máu" của mình (càng nghĩ càng thấy thấm) là nộp đơn cho các trường càng sớm càng tốt vì sẽ có nhiều thời gian để so sánh giữa các trường đồng ý nhận mình cũng như "mặc cả" với họ về chuyện scholarship. Tối kỵ gấp gáp.
    Thường thì websites của các trường người ta hay nói là chỉ cấp scholarship tối đa là bao nhiêu đấy thôi, nhưng thực tế người ta cấp nhiều hơn là chuyện thường. Vì vậy xin scholarship thì cứ xin càng nhiều càng tốt, xin toàn phần cũng được, không có gì phải ngại. Nếu nhận họ sẽ thông báo cho mình biết là họ có thể cấp được cho bao nhiêu, sau đó thì mình "mặc cả", xong rồi cân đối lại giữa scholarship và chất lượng, uy tín của trường mà quyết định lấy cái nào.
    Good luck!!!
  7. kanguchin

    kanguchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
  8. huyenngocvu

    huyenngocvu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Nếu cứ nhất quyết là phải đi MỸ mới được thì mình nghĩ nên đầu tư thời gian nhiều hơn đi bạn. Nhóm TOEFL iBT của mình năm ngoái khi mới bắt đầu ở trình độ Low Intermediate nhé, thế mà năm nay tròn một năm, mình cũng ko dám khẳng định học sinh của mình đi thi sẽ chắc chắn được trên 90 mặc dù mình tin chắc bọn hắn mà thi IELTS thì phải 7.5 cả. Vấn đề của TOEFL là phần speaking và integrated tasks. Cứ học ôn thử đi thì sẽ thấy. Yếu kém của người VN nói chung là khi nói vào băng nghe giọng bị "bẹt" trong khi cũng người đó mà nói ở ngoài thì tương đối rõ và understandable. Mình thành thật khuyên bạn nên suy nghĩ kĩ. Nếu nhất định phải thi TOEFL iBT thì bạn cần ít nhất hai năm, nếu trình độ của bạn quả thật là elementary như bạn nói.
  9. thanhegc

    thanhegc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Hi cả nhà.
    Mình đã đọc hết 83 trang trong thread "Du học, đôi điều tảm mạn" và thấy rất có nhiều điều bổ ích, nếu bạn nào thực sự quan tâm đến du học, mình nghĩ các bạn sẽ tìm được rất nhiều điều bổ ích. Trong đó có nêu ra kinh nghiệm về việc chọn trường bên Mỹ của tiền bối CRX, mình trích ra đây với hi vọng giúp ích được cho các bạn.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Bài viết của CRX
    Du học ?" Tìm kiếm và chuẩn bị: Khó khăn đầu tiên đến với những người có ý định du học là việc chọn cho mình một trường phù hợp, và tìm được nguồn tài trợ. Hiện nay có khá nhiều website chứa thông tin về các kỳ thi, các thủ tục nhập học, và những vấn đề cần để ý trước khi sang tới Mỹ. Trong những website này, có 2 website tôi thấy đặc biệt bổ ích: www.usstudyguide.org và www.sinhvienduhoc.com. Tuy nhiên, phần lớn những thông tin trên các website này nhằm vào đối tượng du học sinh theo học chương trình đại học và MBA (có lẽ vì những chương trình này có nhu cầu cao trong giới sinh viên Việt nam). Trong phần ?otản mạn? này, tôi sẽ sơ lược điểm qua những kinh nghiệm và hướng đi trong việc chọn trường và tìm nguồn học bổng cho các chương trình sau đại học. Có rất nhiều con đường để theo đuổi nguyện vọng du học của mình. Theo như tôi được biết, ở Việt nam hiện nay có mấy loại học bổng mà một người có thể ?oapply?: Học bổng Fulbright, học bổng theo ngân sách nhà nước, học bổng ở một số nước như Úc, Pháp (có liên hệ qua đường bộ đại học), và học bổng do các cá nhân tự tìm (tất nhiên là có cả loại ?ohọc bổng? từ phía bố mẹ nữa). Tôi sẽ chỉ bàn trên khía cạnh một ?ocá nhân?, nghĩa là làm sao tự mình có thể chuẩn bị và tìm được một học bổng sang Mỹ học cao học.
    Địa lý: Cả nước Mỹ có hàng ngàn trường đại học và cao đẳng. Lượng thông tin có thể nói là rất nhiều ?" Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không hay ?" Rất nhiều người khi bắt tay vào tìm hiểu về các trường đại học bên Mỹ có cảm giác bị ?obội thực?, hay ?ochoáng? vì không biết nên đi từ đâu. Giữa một ?obiển? thông tin như vậy, tìm được những gì phù hợp với mình quả là một việc khó. Hơn nữa, các trường khi tự giới thiệu thường nói với cùng một phong cách và đề cập tới những khía cạnh khá giống nhau ?" Nếu chỉ đơn thuần là ?ođọc? thông tin thì rất khó nhận ra nơi nào ?otốt? hơn nơi nào. Vậy một người có ý định đi du học nên bắt đầu như thế nào? Điều cần nắm rõ trước tiên là địa lý của nước Mỹ (nghe có vẻ không dính dáng chút nào, nhưng thực sự lại là điều rất quan trọng). Nước Mỹ có thể được chia ra làm 5 vùng lớn: Đông, Tây, Nam, Bắc và miền Trung. Phía Đông (như New York, Boston, Florida, Miami), và phía Tây (California) là những nơi đô hội với nhịp sống khá sôi động. Vì thế rất nhiều học sinh (trong và ngoài Mỹ), khi chuẩn bị đăng ký vào đại học, thường để ý tới các trường trong hai vùng này. Cũng chính vì lý do đó mà việc được nhận vào trường, và tìm nguồn học bổng ở đây là khá khó khăn. Phía Nam nước Mỹ có bang Texas rất lớn, là nơi ?ođất rộng người thưa?. Ở đây, ngoài vài thành phố chính như Huston, Dallas ? các thành phố còn lại nói chung là nhỏ và ở khá xa nhau. Trừ những người lớn lên ở vùng này, còn phần lớn sinh viên từ các vùng miền Đông và Tây nước Mỹ ít ai (ít không có nghĩa là không có) lại chọn đi xuống miền Nam để học. Vì thế nguồn học bổng ở đây ?odồi dào? hơn nguồn học bổng ở các vùng miền Đông và miền Tây. Tại Texas hiện nay có rất nhiều du học sinh Việt nam đi theo diện ?oexchange?. Phần lớn các em sau khi tốt nghiệp trung học đều tìm được học bổng và ở lại tiếp tục theo chương trình đại học. Bên cạnh đó cũng có một số du học sinh đi thẳng từ Việt nam theo học đại học và sau đại học ?" nhưng con số này rất tiếc lại không nhiều. Có lẽ vì ở Việt nam, khi nói tới du học bên Mỹ, người ta hay hình dung ra California hay New York, vì thế mà lượng thông tin về các trường đại học ở phía Nam nước Mỹ không được nhiều người để ý tới. Phía Bắc nước Mỹ, giáp ranh với Canada là vùng rất lạnh. Vùng này có vẻ còn quá ít du học sinh Việt nam, trong khi nguồn học bổng lại không ít hơn các vùng khác là bao nhiêu. Miền Trung nước Mỹ (Missouri, Ohio, Iowa, Nebraska, Michigan, Kansas, Illinois, New Mexico) có lẽ là nơi có nguồn học bổng ?odồi dào? nhất. Nhưng đây cũng là vùng ?ođất rất rộng, và người rất thưa?, cuộc sống khá buồn tẻ, (trừ một vài thành phố lớn như Chicago hay St. Louis) cho nên ít thấy du học sinh Việt nam (mặc dù rằng lượng du học sinh Trung Quốc và Ấn độ lại rất đông). Một người có ý định đi du học, sau khi hiểu rõ về mặt địa lý và ảnh hưởng của nó tới nguồn học bổng sẽ phải đặt lên bàn cân, xem xét và lựa chọn giữa những thuận lợi về cuộc sống và những thuận lợi về việc được nhận vào trường và tìm được học bổng. Cách tốt nhất là chọn một số trường ở cả những vùng đông dân (miền Đông và Tây) lẫn những vùng không đông dân (như Bắc, Nam và miền Trung).
    Tìm trường: Đây có lẽ là khâu khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức nhất. Nếu bạn vào www.universitites.com/US/, bạn sẽ thấy một danh sách khoảng 7, 500 trường đại học và cao đẳng ở Mỹ - Chỉ riêng đếm thôi cũng đủ mệt rồi chứ đừng nói vào từng trường tìm hiểu thông tin. Vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xác định rõ bạn định theo học chuyên ngành gì. Các trường đại học của Mỹ có thể được chia ra làm 3 nhóm (theo chủ quan của riêng tôi). Nhóm đầu tiên gồm những trường nằm trong ?oIvy league? ?" Những trường đứng hàng ?otop 50? như Harvard, Princeton, Stanford, Univ. of Chicago, Yale, ?. Nhóm thứ 2 gồm những trường do chính phủ quản lý (thuộc hệ thống state university). Tên các trường trong nhóm này thường có chứa cụm từ ?oUniversity of? hay ?oState University? ?" Chẳng hạn như University of Illinois at Chicago, hay California State University at Los Angeles. Nhóm thứ 3 gồm các trường còn lại ?" Trong nhóm này có các trường tư, các trường mà tên là tên riêng, và các trường nhỏ nhưng cũng nằm trong hệ thống state university. Phải nói rõ rằng có những trường vừa nằm trong nhóm thứ 3, vừa nằm trong nhóm thứ nhất ?" Vì thế để đánh giá một trường (ngoại trừ nhóm ?oIvy league? ra), không thể chỉ nhìn vào tên trường được. Theo tôi, mỗi người khi nộp hồ sơ, nên đồng thời nộp vào một vài trường trong ?oIvy league?, khoảng 2, 3 trường trong nhóm thứ 2, và vài trường trong nhóm thứ 3 ?" Nên nhớ mỗi hồ sơ đều có kèm lệ phí, vì thế nếu nộp vào nhiều trường quá sẽ dễ dẫn đến tình trạng ?oviêm màng túi bố mẹ? một cách ?otrầm trọng?. ?oIvy league? có không nhiều, nên mỗi người đều có thể tự dự đoán được khả năng được nhận vào là bao nhiêu. Nếu khả năng cao, tội gì không apply. Nếu khả năng quá thấp, hoặc mình không quen biết ai thì không nên apply mà tốn kém một cách vô ích. Nhóm thứ 2 có không nhiều lắm, chỉ khoảng từ 150 ?" 200 trường. Từ suy nghĩ về mặt địa lý (đây chính là lý do vì sao hiểu biết về mặt địa lý lại quan trọng), ta có thể giới hạn lại số trường cần phải tìm hiểu xuống khoảng 20 ?" 50 trường. Nhóm thứ 3 thì không nói làm gì .. có quá nhiều để biết nên chọn trường nào, nên bỏ trường nào. Cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bạn bè, nghe người ta giới thiệu (hay quảng cáo). Nên lựa ra một danh sách khoảng 10 ?" 20 trường trong nhóm này. Như vậy sau quá trình lựa chọn bằng ?ođịa lý? ta có một danh sách khoảng 40 ?" 80 trường khác nhau. Bước kế tiếp là vào website của các trường này, tìm khoa có ngành học mình quan tâm rồi tìm hiểu thêm về những yêu cầu cũng như khả năng có học bổng. Bước này sẽ hạn chế số trường xuống thêm một lần nữa, còn khoảng 20 ?" 40 trường.
    Tìm thầy: Đây là bước rất rất quan trọng nhưng lại thường bị mọi người ?obỏ qua?. Tôi nói ?oquan trọng? vì lý do như sau. Hàng năm, tính trung bình, mỗi khoa nhận khoảng 100 ?" 500 hồ sơ apply vào học cao học, và chỉ có một số rất ít học bổng (tùy từng ngành, nhưng có lẽ dao động trong khoảng 5 ?" 10). Nếu như hồ sơ của mình nằm trong đống mấy trăm hồ sơ như vậy thì bạn chẳng khó khăn gì cũng có thể hình dung ra khả năng được nhận và cấp học bổng là bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu có một ông/bà giáo sư đứng ra nhận mình làm học trò thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Lúc đó, hồ sơ của mình sẽ được xếp vào lớp hồ sơ ?ođặc biệt?. Số lượng hồ sơ trong lớp ?ođặc biệt? này ít hơn hẳn tổng số hồ sơ được gửi tới, vì vậy khả năng của ta tăng lên rõ rệt. Bấy giờ, số phận hồ sơ của mình sẽ phụ thuộc vào số lượng học bổng năm đó và ?ocân lượng? của người mình nhận làm thầy. Vậy thì làm sao để có một người ?ocân lượng? cao nhận mình làm học trò. Trong số khoảng 20 ?" 40 trường đã chọn ra, bạn hãy vào từng khoa, tìm những người đang làm cùng chuyên ngành mà mình thích (nếu mình chưa rõ thích chuyên ngành hẹp nào thì nên xem hết các thành viên trong khoa), xem resumé của họ. Trong mỗi khoa, chọn ra khoảng 2 ?" 4 người, rồi email riêng cho từng người (đừng bao giờ email một lúc cho cả mấy người) hỏi xem họ có khả năng nhận thêm học trò không. Những người này không nên già quá, không nên trẻ quá, đang còn ?oactive? trong việc nghiên cứu, và đã từng có học sinh cao học. Trước khi email cho ai, nên bỏ chút công sức tìm hiểu về những gì ông/bà đó đang làm để trong thư có thể tỏ ra mình ?othực sự? quan tâm tới những vấn đề của họ. Hầu hết các ông/bà giáo sư sẽ trả lời email của mình, và hy vọng rằng một vài người trong số đó sẽ đồng ý nhận mình làm học trò. Lúc này ta đi tiếp bước cuối cùng: nộp hồ sơ vào những trường có người nhận mình làm học trò (và có thể thêm một số trường mình đặc biệt thích).
    Chuẩn bị cho các kỳ thi: Hiện nay thông tin về TOEFL, GMAT và GRE có rất nhiều ?" Vì thế tôi sẽ không nói nhiều trong phần này. Chỉ xin nhắc lại một số điểm chính. TOEFL là điều không thể tránh khỏi. Khoảng 1 năm trước khi nộp hồ sơ đi, bạn nên tích cực chuẩn bị thi TOEFL. Cần phải đạt ít nhất là 550 điểm, nhưng tốt nhất nên đạt trên 600 ?" Nhiều trường yêu cầu từ 580 đến 600. GRE (hay GMAT) là điều quan trọng thứ 2. Nếu bạn định học MBA thì GMAT là tối cần thiết. Điểm GMAT có quyết định cơ bản trong việc xin học bổng. Nếu bạn học các ngành khác thì GRE cũng có ý nghĩa tương tự. Tuy nhiên, đối với các ngành khoa học tự nhiên, nếu đã có người nhận mình làm học trò, thầy của mình có thể ?onegotiate? với trường để hoãn kỳ thi GRE cho tới khi mình đã sang tới bên Mỹ rồi ?" Đây là việc cực kỳ thuận lợi!
    CRX
  10. kanguchin

    kanguchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Hi , chị
    thực ra em học tiếng Pháp cũng ổn như đọc sách , giao tiếp tương đối ..mà grammar của tiếng P thì khó hơn TA khá nhiều , chẳng hạn như chia động từ ,từ thì lại có giống cái giống đực ..khá rối rắm , .nên em chuyển sang học Eng cũng có kinh nghiệm do học 1 ngoại ngữ khác rồi . Chưa kể do học CS nên lượng vocab Eng khá nhiều do đọc sách chuyên ngành + do sử dụng máy tính ..chỉ có điều nó hơi rời rạc và sử dụng gián đoạn , nên em tự xếp vào Ele ...
    Còn chuyện 1 năm hay 2 năm thì em nghĩ ...chỉ là cách áng khoảng tương đối , còn tuỳ thuộc nghị lực của từng cá nhân , thưc tế em gặp nhiều bạn học 5 năm đại học mà ra trường khá hơn tý tẹo , còn có những bạn học 1 năm tập chung đã thấy hơn trước rất nhiều rồi ....ngày trước bọn em học engineering cuối kỳ mới tập chung ôn thi nên biết rõ sự tương đối của khái niệm thời gian , em thấy em cũng là 1 trong những đứa học trâu ở bk , rất nhiều đêm ở em và mấy thằng bạn học thức trắng đêm để cày , ...hồi ấy em thấy học 1 tháng cuối kỳ = 3 tháng đầu kỳ ; theo em nhiều khi sử dụng thời gian cũng vậy , ngày trước em ko quen 2 khái niệm " deadline " và " time " thì thời gian bỏ phí bao giờ cũng rất lớn , em nghĩ nếu ko đưa dealine đầy thử thách và tự gây áp lực thì hiệu quả công việc sẽ rất thấp , và thời gian bỏ phí cũng nhiều ...và em đã đi làm và cũng góp ít tiền nên cũng có thuận lợi về mặt tài chính để đầu tư cho Eng nữa, em tin rằng em cũng có thể tạo nên kỳ tích

Chia sẻ trang này