1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn giúp mình với nào

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi k300, 25/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. k300

    k300 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Các bạn giúp mình với nào

    Hôm nay tình cờ mình có được 1 tài liệu về laser khí
    He-Ne. Trong một điều kiện kích hoạt nhất định nó sẽ cho ta 2 chùm bức xạ, một có bước sóng khoảng 632,8 nm(ánh sáng đỏ) và chùm kia có bước sóng khoảng 3391,3 nm( chùm hồng ngoại-IR). Khi muốn lấy chỉ chùm tia đỏ, người ta khử chùm IR bằng cách làm cửa sổ Brewster( để tia laser đi qua đó ra khỏi buồng cộng hưởng). Điều đặc biệt của cửa sổ Brewster là khi chùm bức xạ tới làm thành một góc bêta nào đó với pháp tuyến của cửa sổ( trong tài liệu có ghi là bêta=arctg n. Với n là chiết suất vật liệu làm cửa sổ) thì nó chỉ cho chùm tia đỏ đi qua, còn chùm IR bị hấp thụ rất mạnh.(Với các góc khác bêta thì nó cho cả 2 chùm bức xạ đi qua). Rất tiếc là tài liệu kô đề cập đến vật liệu làm cửa sổ cũng như cơ chế của hiện tượng này. Kô bít có "cao thủ" nào giỏi về vấn đề này kô giúp mình với. Thankyou
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Cái này nghe như hiện tượng phản xạ toàn phần ấy các bác nhỉ?
  3. k300

    k300 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Mới đầu thì mình cũng thấy nó giống hiện tượng phản xạ toàn phần, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì hoá ra là khác nhau: hiện tượng phản xạ toàn phần thì chùm bức xạ bị phản xạ trở lại môi trường cũ; còn cái này nó hấp thụ chùm IR bác ạ.Sau đó mình lại nghĩ nó giống với kính lọc sắc, nhưng cũng không phải vì kính lọc sắc thì góc tới là bao nhiêu thì nó cũng vẫn lọc. Hôm nay mình mò mẫm mãi mới biết thêm được là thông thường trong các laser He-Ne góc bêta là 56,5độ, tính ra chiết suất của vật liệu làm cửa sổ vào khoảng 1,5, kô biết có phải là thạch anh kô nhỉ! Bác nào biết vào giải thích giùm cái
    Dù sao cũng rất cảm ơn dangiaothong
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đã làm việc đôi chút với một số máy hồng ngoại (nhưng ko biết trong máy IR lại sử dụng laser đỏ He-Ne để làm gì ). Các cửa sổ của máy IR theo tôi biết bao gồm các kính KBr (cho tia IR qua hoàn toàn) và các kính thạnh anh. Nhưng đây không phải thạch anh tinh thể bình thường mà là thạch anh đã được xử lý nhiệt. Loại này có độ trong suốt rất cao trong dải sóng rộng và liên tục (khoảng 160nm tới cỡ 2000nm với độ truyền qua luôn lớn hơn 90%). Không biết bạn hỏi cái này với ý định chế tạo?
  5. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Bác NHX_NDD dạo này sao tui thấy ít xuất hiện nhỉ? Tui thấy những câu trả lời của bác ấy mới thuyết phục nhất
    [​IMG]
  6. k300

    k300 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Hình như haidelft hiểu nhầm ý mình: Đây là máy laser kô phải máy hồng ngoại, cái mình cần tìm là vật liệu hấp thụ hồng ngoại chứ kô phải cho nó truyền qua. Cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Hì hì đúng là mình có ý định chế tạo. Nhưng vẫn còn phải học nhiều, chắc cũng phải vài năm nữa mới có tí kiến thức thực tế. Dù sao cũng vô cùng cảm ơn bạn vì những thông tin vô cùng bổ ích về kính Kbr và thạch anh đặc biệt. Khi nào cần tìm chúng bạn giúp mình nhé
    Thankyou very much
  7. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    cái này dựa vào hiện tượng truyền toàn phần (không phản xạ) của sóng TM. Góc truyền toàn phần gọi là góc brewster. Góc này phụ thuộc vào chiết xuất mà chiết xuất phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng. Laser He-Li có 2 miếng kính đặt lệch góc bằng góc truyền toàn phần của tia laser đỏ. Vì vậy tia laser đỏ sẽ được truyền toàn phần qua, phản xạ qua gương rồi lại truyền toàn phần rồi được khuyếch đại. Riêng tia laser hồng ngoại sẽ có 1 phần truyền qua, 1 phần phản xạ ngược lại, không còn song song với trục máy phát -> trong chùm laser phát ra sẽ chỉ có thành phần tia đỏ.
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    vì các sóng ánh sáng có tần số khác nhau thì sẽ có chiết suất khác nhau đối với cùng môi truờng truyền. Vì vậy nguời ta cho chùm tia laser tới một mặt phân cách 2 môi truờng sao cho góc tới là quá giới hạn đối với chùm tia này nhưng chưa tới giới hạn đối với chùm tia kia. vì vậy các chùm tia có tần số khác nhau (màu khác nhau) sẽ bị tách ra khỏi nhau.
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Góc lệch của hai tấm thuỷ tinh trong máy laser He-Ne không có chức năng này.
  10. k300

    k300 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Đúng là đến lúc này thì không có lời giải thích nào xác đáng hơn của bác KTY Cảm ơn bác!!!(chỉ có điều khó hiểu là tại sao sóng TM(sóng E) lại có tính chất đó nhỉ, Sóng TE(sóng H) có có tính chất này kô bác?) Nhưng mấy hôm nay, mình hỏi ra mới biết các thế hệ máy laser khí ngày nay kô còn dùng cửa sổ brewster nữa! Nó đã lạc hậu mất rồi! Các thế hệ máy bây giờ chọn bước sóng khuếch đại trực tiếp từ buồng cộng hưởng, với các gương gắn trực tiếp trên 2 đầu ống khí(có lẽ do công nghệ mài và mạ gương đã tiến bộ rồi chăng?) Còn nữa: ống khí của laser bây giờ có những 3 lớp( 3 ống ***g vào nhau) lớp ở giữa chứa nước làm mát, 2 lớp còn lại thông với nhau và chứa khí ! Nó cho hiệu suất cao hơn là 1 ống khí.
    Thế mới biết là giữa lý thuyết với thực tế khác xa nhau! cái mình học xem ra lạc hậu xa quá các bác nhỉ

Chia sẻ trang này