1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn nghĩ gì sau khi đọc Búp bê Bắc Kinh?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Shingo, 29/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Imaginary

    Imaginary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc truyện này cách đây 2 năm. Hồi đó nó được quảng cáo rất nhiều, thậm chí còn có thông tin là bị cấm phát hành ( hay là Điên cuồng như Vệ Tuệ nhỉ, không nhớ là quyển nào, ) mua chung với Bóng đè, từ ngày ấy là mê mải trong các thể loại Linglei.
    Lúc đầu đọc, cảm giác của mình cũg thấy rất mệt. Vì truyện là một quá trình " thuật lai, kể lại các việc " ( theo như mình nghĩ 0 một cách lan man. đúng là rất mệt. Nó được viết ra theo mạch suy nghĩ của một cô gái trẻ. Những câu chuyện trong suy nghĩ của cô gái đó được tác giả chậm rãi kể lại. Đúng là đến cuối thì mình vẫn không hiểu đc tác giả muốn nói gì qua quyển sách ấy. Nhưng giờ suy ngẫm về nó, thì mình rút ra điều làm nó trở nên nổi tiếng. Đó chính là cách viết và nội dung của quyển sách ấy rất phá cách. Những câu chuyện rời rạc, những nhân vật được đem nguyên mẫu vào trong sách, mà không cần thêm bất kì tính từ nào để tôn cao nó, hoặc hạ thấp nó. Nhân vật ngoài đời cô ta gặp như thế nào, có lẽ được miêu tả lại vào trong truyện. Nhàn nhạt . thiếu muối, mất phương hướng, có lý tưởng mà không có cách thực hiện nó, có mục đích sống mà lại thành ra lạc lõng, thậm chi là bơ vơ, lạc lối.
    Nội dung chỉ là nói về suy nghĩ của một cô gái trẻ bước vào cuộc đời. Miêu tả thế giới qua cách suy nghĩ, cách nhìn nhận và đối xử của nhân vật chính. Nó thể hiện một lối sống, một suy nghĩ mất phương hướng của một bộ phận trẻ ( có thể chua là underground ) dùng cách tự thuật để nói và nói rất chậm rãi, thậm chí là nhạt nhẽo đã đi ngược lại với cách viết truyện thông thường.
    Mình thấy *** của nó cũng bình thường. Cô gái ấy nhắc đến nó rất tự nhiên. đó chính là điều đặc biệt của quyển sách. Nói, kể tự nhiên như thở, và toát ra một cách suy nghĩ ,cách sống của khá nhiều người- những người không định hướng được- mất phương hướng và thâm chí là hơi vất vưởng.
    Còn việc nó rất nổi tiếng thì mình cho là chính nội dung nhàn nhạt và cách viết văn như vậy khiến nó đặc biệt so với các thể loại " kinh điển + cổ điển+ đương đại " khác =))
    Đây là một trong những tác phẩm mở đầu cho trào lưu tự thuật về của Văn học TQ có phải không nhỉ. Sau quyển này , mình đã đọc một số quyển thể hiện rõ rệt hơn những điều mà tác giả nữ này muốn nói.
    Có thể nghĩ và dám viết.
  2. NucThaiMy

    NucThaiMy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì nghĩ truyện này nổi tiếng ko đơn thuần vì nó dám viết những điều mọi người ko dám viết, mà do nó vạch toạc ra cái cuộc sống của 1 số ( ít hay nhiều ) thanh niên hiện đại ... Nhiều người đọc và nhận ra mình trong đấy : nhạt nhẽo, thiếu muối, lạc lối, sống ko mục đích - lí tưởng ... và số lượng thanh niên như này ngày càng nhiều ... biết đâu đấy vài năm nữa cũng sẽ có 1 em 9x nào đấy viết Búp bê Hà Nội, nội dung còn khủng khiếp hơn truyện này gấp trăm lần thì sao nhỉ


    [​IMG]
    T Có khi nào trời hông vương nắng
    ... hay nắng rồi mà lòng người tối đen.
    T Có khi nào trời hông chút gió
    ... hay gió rồi mà tình ai đứng yên !!?!!!
  3. saobangcb

    saobangcb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Tớ có nghía qua hơn nữa cuốn "Chuyện của thiên tài"- Nguyễn Thế Hoàng Linh. Đọc nó xong tớ thấy...hầu hết blogger đều là thiên tài! Tự nhiên tớ thấy nó có 1 phần giống linglei. Nó diễn tả quá thật những người lạc lõng giữa xã hội. Có lúc tớ không hiểu, những gì NTHL cảm thấy chẳng khác gì những người khác cả vậy mà vẫn khác người, vẫn là thiên tài. Thật sự tớ và các bạn tớ đều cảm thấy hụt hẫng, chán chường khi bước vào học ĐH nhưng đều cố gắng vượt qua.

    Gần chỗ tớ ở có 1 chú bị coi là tâm thần. Chú đấy cũng sống khoẻ mạnh và bình thường như ai, nhưng chú đấy bất mãn với xã hội. Chú đấy thần tượng hoá chủ nghĩa Mác-Lê Nin mà không hiểu muốn lên CNXH thật sự thì không thể đổt cháy giai đoạn được. Chú đấy làm thơ rất nhiều, rất vần nhưng đọc rất nhàm, bài nào cũng phê phán, cũng bất mãn. Liệu lạc lõng như vậy thì có được coi là thiên tài ko?

Chia sẻ trang này