1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn ơi, chưa có bài nào nói về Thiền cả, Vào đây nhé?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi humanaterer, 03/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi, chưa có bài nào nói về Thiền cả, Vào đây nhé?

    [blue][/blue

    ]
    Các bạn thân mến, là một trong những thành viên của Trí Tuệ Việt Nam Online, Box Võ thuật nơi tôi hay ghé thăm nhất. Bấy lâu nay, dõi theo bước chân của mọi người, tôi học hỏi được mở rộng tầm mắt về danh nhân võ thuật, di tích lịch sử, về võ Judo, Karate, khí công... Tôi rất khâm phục những thành viên như PhanHoangKyLong, TieuUyen, NguyenVanTruong.. đã tích cực gửi bài, hết sức nhiệt tình phổ biến kiến thức bổ ích cho mọi người.
    Tuy vậy, tôi nghĩ sẽ có một số người trong số các bạn đang băn khoăn: thế thì Thiền và Khí công khác nhau như thế nào, có những loại Thiền nào, phương pháp hành Thiền ra sao, , lợi ích mà Thiền và Khí công đem lại có giống nhau không...
    Do kinh nghiệm bản thân của tôi chẳng được bao nhiêu về Thiền và Khí công nên tôi chỉ dám đưa vấn đề này ra để TRƯNG CẦU Ý KIẾN của mọi người và mạnh dạn đưa ra suy nghĩ bản thân. Mong mọi người nhiệt tình đóng góp.

    Và đây là vài dòng đầu hết sức ngắn của tôi:

    CÁC LOẠI THIỀN

    Nói đến Thiền, Khí công, Yoga, dưỡng sinh không còn ai thấy lạ nữa. Đâu đâu cũng thấy người tu tập hoặc luyện tập. Ngày xưa, nhờ có hành thiền mà Đức Thích Ca đã trở thành Phật (Người Giác Ngộ). Và ngày nay, những ai nhận thấy hoặc đã trải qua nhiều đau khổ của cuộc đời, muốn tìm một tâm hồn luôn luôn an lạc, không phụ thuộc vào vật chất, một tâm trí tuệ sáng suốt, một sức khỏe tuyệt vời? và cao hơn nữa là lý tưởng GIẢI THOÁT của Người thì đều tìm đến Thiền.
    Cũng như hơn 100 loại Phật giáo khác nhau, thiền cũng có rất nhiều loại: Như Lai Thiền, ***** Thiền, Thiền Đốn Ngộ, Thiền Ông Tám, Thiền Yoga, Thiền Tây Tạng, Thiền Zen? làm cho chúng ta không khỏi phải hoang mang, phân vân lựa chọn. Tuy vậy, giống như dù có nhiều loại Phật giáo đi đến đâu đi nữa thì tựu chung lại là 3 tông: Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh độ Tông, thiền cũng chỉ có 2 loại: Thiền định và Thiền Minh Sát. Tuy phân ra nhiều loại như vậy nhưng khi đi tìm hiểu kỹ ta thấy các tông có ảnh hưởng rất lớn đến nhau, rất dễ tìm thấy bóng dáng của những tông khác. Chẳng qua là do căn cơ mỗi người, do sự chú trọng hơn về mặt này, mặt kia mà nảy sinh nhiều tên gọi. Đều cùng bản chất cả.
    Có 1 cách phân loại khác về Thiền: Thiền Phật giáo và Thiền ngoại đạo (để chỉ những loại thiền không thuộc về tôn giáo này, chứ không có phân biệt cao thấp). Nói như vậy thì Khí công cũng là một loại thiền, chứ không phải Thiền là một thứ, khí công là một thứ khác. Đạo Gia nhắc đến Khí công còn Đạo Phật nhắc đến Thiền. Tuy thế, khí công lại có rất nhiều điểm khác với thiền trong Phật giáo.
    Ở đây, trước hết, hãy tạm đề cập đến các loại thiền trong Phật giáo:
    - Lối thứ nhất: Thiền hành giả gom tâm vào một điểm và cột chặt tâm lâu dài vào điểm duy nhất ấy để phát triển vắng lặng, an lạc. Danh từ Pàli gọi thiền này là samatha bhàvavà, phương pháp trau dồi tâm nhằm làm cho nó trở nên tĩnh lặng. Ta gọi là Thiền chỉ, thiền định hay thiền vắng lặng.
    - Lối thứ hai: Thiền Minh sát hay vipassanà, còn g ọi là Thiền quán hay Thiền Tuệ - hướng tâm định soi vào đời sống để chứng ngộ thực tướng của vạn pháp.
    Nói một cách nôm na nhất thì loại thiền thứ nhất trông rất giống khí công và yoga: tĩnh tọa ở một nơi, cũng tập trung vào hơi thở, đan điền, hay chóp mũi... Loại thứ hai thì thường ít được biết đến, có thể mô tả một cách đơn giản nhất như sau: đi đứng nằm ngồi..., tất cả mọi tư tưởng, lời nói, hành động dù nhỏ nhất luôn luôn phải được kiểm soát chặt chẽ, ví dụ uống nước cũng phải niệm: uống à, uống à, hay nuốt à, nuốt à. Thiền Minh Sát làm cho ta luôn tỉnh táo, chánh niệm với bất kỳ sự việc. Khác với thiền định là tập trung vào một đối tượng thì thiền minh sát lấy các đối tượng trong hiện tại làm đề mục. Hành giả thản nhiên quan sát tâm mình, biết mọi tư tưởng đến rồi đi, buông xả tất cả, không chạy theo chúng. Các bạn đã từng nghe các tổ Thiền rổi đó: không phải khi ta ngồi mới là hành Thiền, mà ăn cũng là thiền, ngủ cũng là Thiền...
    Thiền Vắng lặng là nền tảng cho thiền Minh sát, Thiền Minh Sát bổ sung cho Thiền Vắng Lặng. Tâm ta thì chỉ vắng lặng được khi ngồi thiền. Khi tâm định được thì trí tuệ phát sinh, là căn bản để phát triển thiền Minh Sát. Thiền Chỉ là bà mẹ mà thiền Minh Sát là đứa con. Ngược lại, nếu không có Minh Sát hỗ trợ, hôn trầm, mệt mỏi, cứ kéo đến lúc ta tọa thiền hoặc là tâm phóng dật, cứ hết chạy theo suy nghĩ này đến suy nghĩ khác. Nói một cách dân dã: Dễ ?otẩu hỏa nhập ma? như chơi!!!
    Trên thực tế, tuy nhiên, ta có thể có thể tách rời hai loại thiền này, chỉ tập trung vào một loại. Song luôn phải nhớ rằng không có thiền nào cao hơn thiền này, chớ vì hành Minh sát mà coi thường Thiền Chỉ...
    Các bạn hãy góp ý cho mình nhé, hẹn một dịp khác tớ sẽ trở lại.



    humanaterer
  2. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    cho hỏi một chút :
    khí công, yoga có những khả năng khác thường, những công năng đặc dị,những quyền năng...
    vậy thiền có thể đạt được những khả năng đó ?
    quan điểm của thiền về những khả năng đó ?
    những khả năng đó có phải là một sự : cám dỗ ? ---> cần phải vượt qua ?
    con đường đến với : cái NGỘ trong thiền ---> có phải là : sẽ trải qua các quyền năng đó ( có thể nói là những cám dỗ ? ) ?
    và không thể tiến tiếp hơn nếu còn SAY MÊ với những quyền năng đó (có thể nói là những cám dỗ ? )?
    điều cuối :
    có phải ở một cấp độ thấp ( ví dụ : con người bình thường nói chung ): thì những công năng đặc dị ----> được chân trọng, và gọi với một tên " ưu ái " là : quyền năng ?
    nhưng ở một cấp độ cao hơn ( ví dụ : khi đạt được cái NGỘ) : thì những công năng đặc dị -----> lại coi như là một bước trở ngại lớn, và được gọi với cái tến là '' cám dỗ " ?
    vậy thì con dường để đến với cái NGỘ ấy, phải hiểu như thế nào ?
    thực tế hơn nữa : thì chúng ta phải sống như thế nào cho phải TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY ?
  3. Tien_Ky_Anh

    Tien_Ky_Anh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng định viết về Thiền từ tuần trước, nhưng dạo này bận quá .
    Vấn đề Nguyen - Hung quan tâm được nói rõ trong topic : " Phái Thiên Môn Đạo tuyển sinh..", khoảng trang 4, 5 gì đó. Nói lên cặp quan hệ giữa : quyền năng và giải thoát.
    Nhưng điều mà bạn cân nhắc đó thì ai tu luyện cũng phải luôn để ý : đó là cân bằng mức độ Tuỳ Theo Cấp Độ Mà Mình ĐAng Đạt Được.
    Tại sao phải tuỳ vào cấp độ mà mình đang đạt được, để xác định xem nên phát triển mạnh về xu hướng nào ? Lí do thế này : nếu bạn là người yêu thích tu luyện ( bất kể môn gì cần tĩnh tâm, tập trung tĩnh lặng ), nhưng bạn lại Chưa Đủ Độ Chín về Tâm Linh để hoàn toàn đi theo con đường tu luyện đó , bạn còn nghĩa vụ với gia đình, xã hội, còn nặng nợ với tình cảm, lòng tham, bản ngã còn lớn...thì bạn hay tất cả những người như vậy đều có xu hướng tu luyện để Chủ Yếu Phát Triển công năng và Trí Tuệ. Nhưng nếu xác định Duyên đã đủ, sắn sàng vứt bỏ tất cả lòng tham, bản ngã..., để tiến tới cái đích cuối cùng, thì không được vướng víu vào bất cứ Vật Chất gì làm Lòng Tham nảy nở, không được quan tâm tới bất cứ Khả Năng nào làm Bản Ngã ( cái tôi cá nhân ) phát triển. Nếu vướng bận vào chúng, thì con đường tiến tới đích càng khó khăn.
    Cho nên cần xác định : bạn đã đủ độ chín để vứt bỏ tất cả dục vọng chưa ? Nếu chưa, còn lưu luyến chuyện đời, thì hãy cứ luyện, dần dần Duyên sẽ dẫn dắt. Nếu thấy mình đủ chín để toàn tâm toàn ý hướng về Giác Ngộ Giải Thoát, thì hãy xa lánh các pháp phát triển Quyền Năng - đặc điểm chung của các pháp này là cầu vào Âm Thanh và Ánh Sáng.
    Trong qú trình tu luyện để hướng về Giác Ngộ thật sự, có người xuất hiện Quyền năng, có người không, nhưng có hay không thì những người hướng về Cái Đích cuối cùng một cách Chân Chính thường không quan tâm. Nhưng nếu ai bị những điều đó cám dỗ, lạc bước, thì thời gian tiến tới đích bị chậm lại, đường đi bị lệch hướng.
    Dù người ta có chủ đích luyện về các Khả năng hay không, thì thường trong quá trình tu luyện sẽ nảy sinh. Bởi bản chất của các khả năng là do Định Lực được phát triển. Do thói quen tập trung tư tưởng, dần dần người luyện đi sâu vào các tầng của Tiềm Thức, Siêu Thức, và tất cả khả năng đều nằm trong các tầng này. Ai tu luyện lâu năm, trí tuệ khác thường mà không thấy có khả năng gì, thì chẳng qua người ta giấu, không muốn phơi bày ra, bởi người ta biết rõ : sử dụng khả năng sẽ làm tăng Tự Ngã, tăng Tự Ngã sẽ xa rời Vô Ngã. Mà cái đích chân chính của họ là Vô Ngã. Nhưng đây là với những ai Căn Cơ rất cao, Duyên đã đầy đủ.
    Còn như bình thường mà yêu tích tu luyện, thì cứ luyện về khả năng, vì muốn hướng đến Giải Thoát cũng không được, giả sử nghiến răng lao vào chùa tu, thì chỉ một thời gian là phạm giới, hoặc nghiến răng không phạm giới thì sẽ phạm giới trong tư tưởng. Luyện về khả năng không phải là xấu, trong quá trình luyện về khả năng, Tâm thức sẽ phát triển, Đinh lực phát triển, Duyên lớn dần, tới lúc nào Duyên chín thì sẽ thoả nguyện. Quan sát những người tu luyện được tới đích tối cao, thì họ đều tu luyện qua hết những môn về Công Năng Quyền Năng, tới lúc nào đó, họ mới hướng về cái Đích Sau Cùng.
    "Chân Không Diệu Hữu"
    Tiền Kỳ Anh
  4. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn về bài trả lời thật toàn diện.
  5. Tien_Ky_Anh

    Tien_Ky_Anh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Ấy, nhưng với bậc Giác Ngộ, họ gọi những người chuyên cần hằng tâm tiết dục để tu luyện thần thông là : " Chối bỏ dục vọng này để chạy theo dục vọng khác " .
    Theo kinh nghiệm của họ thì cách nhanh nhất để có được quyền năng là dùng Mantra, bắt ấn quyết. Nhưng gặp được thầy về pháp này khó lắm, trong đời không tìm được một hai người. Với lại ai sử dụng quyền năng vào việc ác và vụ lợi cá nhân thì sẽ nhận hậu quả thê thảm.
    "Chân Không Diệu Hữu"
    Tiền Kỳ Anh
  6. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Xin chào, hôm nay tớ mới trở lại ghé thăm chủ đề này.
    Tớ đồng ý với Tien_Ky_Anh đó, để tiến tới giác ngộ cần phải có quyết tâm từ bỏ lòng tham (một trong 3 con rắn độc tham, si, sân), và rất cần có duyên.
    humanaterer
  7. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tớ bổ sung thêm:
    Để đạt được quyền năng, về nghĩa tương đối, thực ra KHÔNG KHÓ. Thiền của Phật giáo, nói riêng, tất nhiên là đạt được. Nhưng để tiến tới đích Giải thoát thì khó vô cùng, vì cái Bản Ngã đã ăn sâu từ hàng bao nhiêu kiếp.
    Thực tế xương máu cho thấy các bậc đạo sư ở mức độ tâm linh cao có lòng tham ở mức rất vi tế: lòng tham được làm thầy, được người khác kính nể... mà vi tế thì khó gấp bội. Nếu không vượt qua được thì vẫn mãi Luân Hồi, Phiền não, không đạt được Trí Tuệ Vô thượng và Quả Vị Giải thoát.
    Phật tổ từng nói: Ly tham, ly bất thiện pháp. SONG, sau đó, Người còn nói: đến chánh pháp còn phải bỏ nữa là bất thiện pháp.
    Những người mà bẩm sinh, hay bỗng nhiên có công năng đặc dị là do kết quả tu tập từ các kiếp trước. Đối với khoa học hiện đại thì đây là những hiện tượng chưa thể giải đáp. Sự thông minh, đần độn, xinh đẹp nếu giải thích bằng Gen di truyền thì chưa thoả đáng (Dòng họ nhà bác học Anhxtanh có ai là lỗi lạc đâu). Thực tế đã cho thấy sự luân hồi (đây lại là một vấn đề cần thời gian để nói) là có thật: ví dụ nhỏ: các bạn có thể truy cập vào mục Khoa học của trang vnexpress.net về hiện tượng siêu trí nhớ.
    Ngày xưa, Phật tổ khi chưa thành đạo đã từng học với 2 thầy của mình là hai bậc yoga giỏi nhất lúc ấy. Nhưng sau đó Người đi tìm chân lý mới vì thấy con đường đó không giải thoát được khổ đau. Khả năng nhập định rất thâm sâu đó chỉ mới đạt được đến cõi Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ - thuộc cõi Vô sắc, họ tôn thờ cái Tâm vi diệu, tâm bao trùm khắp vũ trụ là cái Tâm tuyệt đối, bị cái Ngã vi tế đánh lừa, vì thế không thể tiến xa thêm được nữa. Về mặt lý thuyết mà nói thì chỉ có Phật giáo mới thực sự đưa đến giải thoát.
    Tớ phải lên lớp học mất rồi.
    BYE.
    humanaterer
  8. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Đây đúng là một chủ đề không thể thiếu của box Võ thuật , mong mọi người tiếp tục đi sâu hơn, chẳng hạn đã mất công nói về Thiền thì cũng nên cho mọi người biết về Công Án và những giai thoại Thiền vốn rất đặc sắc mà điểm đặc sắc nhất là hầu như không ai hiểu được cả! ( Không hề có ý châm biếm đâu) Tôi nghĩ là ở đây chắc các bác đều biết về Thiền cả rồi và có bác nào hành Thiền chưa nhỉ?
    AHS
  9. Tien_Ky_Anh

    Tien_Ky_Anh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Các bác hãy tiếp tục viết, nhưng đây là vấn đề nhạy cảm, dễ đụng chạm tới lý tưởng môn phái của từng người. Vậy từ bây giờ các bác trao đổi hãy cố gắng kiềm chế, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhé. Bởi kinh nghiệm cho thấy ở trên ttvn từ trước tới nay là : tất cả các topic về Thiền đều gây ra bão tố trên các diễn đàn : Thảo luận, cùng đọc và suy ngẫm,...
    Hãy thể hiện tinh thần Thiền qua từng bài viết nhé !
    "Chân Không Diệu Hữu"
    Tiền Kỳ Anh
  10. Tien_Ky_Anh

    Tien_Ky_Anh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Thiền - Ba lớp của trí tuệ
    1) Ý THỨC : có ba chức năng : Tiếp nhận, Ham muốn, Hành động
    Tiếp Nhận : tiếp thu thông tin qua 5 giác quan, khiến Ham Muốn, và phản ứng lại tác nhân bên ngoài.
    Ý THỨC là lớp thấp nhất của tư duy con người, luôn bị ngũ quan chi phối và kiểm soát. Khi hành Thiền, những thông tin được tiếp nhận từ ngũ quan sẽ cản trở sự tập trung. Cắt đứt sự chi phỗi của ngũ quan, đi sâu tập trung vào một điểm, sẽ đi vào Tiềm Thức. Theo Yoga, đa số người ta sống trong tầng của Ý thức. Xung điện của Ý thức có tần số rất lớn -> suy nghĩ nhiễu loạn, không sâu, do bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thế giới bên ngoài, hành động thường có xu hướng bộc phát, và rất khó kiểm soát ham muốn.
    2) TIỀM THỨC : có 4 vấn đề chi phối :
    a) Trí Nhớ : Tất cả cảm nhận của ngũ quan được chuyển vào Trí Nhớ. Có hai loại trí nhớ : - Kinh nghiệm
    - Thông tin di truyền, thông tin tiền kiếp
    b) Tạp niệm : Những ý nghĩ không rõ nguồn gốc, không biết xuất xứ từ đâu .
    c) Cảm xúc : yêu đương, thù hận, vui mừng, bbực bội, buồn rầu,....
    d) Mơ
    Vượt qua tầng Ý thức, lắng vào Tiềm thức, sẽ bị 4 yếu tố này chi phối, cản trở sự tập trung -> Thiền không sâu được. Nếu rơi vào từ a) -> c) sẽ có nguy cơ bị Tán loạn. Còn a) hoặc d) sẽ dễ bị hôn trầm. Tất cả đều là những yếu tố cản trở quá trình tập trung, nhưng nhẹ nhàng, vi tế, khó nhận biết hơn những yếu tố thuộc Ý thức. Xung điện của Tiềm Thức bớt nhiễu tạp hơn Ý Thức, ngày càng êm ả hơn qua quá trình miệt mài rèn luyện.
    Khi vào Tiềm Thức, phải cố gắng kiểm soát 4 chức năng, tập trung sâu vào một điểm -> vượt qua Tiềm thức, vào Siêu Thức.
    3) SIÊU THỨC : Sóng não của người đạt Siêu Thức tuyệt đối phẳng lặng. Người thầy dạy Thiền thừa biết trình độ phát triển Tâm tính và Trí tuệ của học trò thông qua việc " Đo " sóng não của họ. Tâm trí của một bậc thầy về Thiền rất tinh tế, khi bạn ngồi Thiền gần họ, chỉ cần toả rộng trường tâm thức, thâm nhập vào bạn, họ biết ngay trạng thái tinh thần của bạn đang ở tầng nào.
    Siêu thức có 3 lớp :
    a) Sáng Tạo : lớp đầu tiên gặp phải sau khi vượt qua Tiềm Thức.
    Khi vào Siêu thức, sẽ có khả năng sáng tạo rất tốt. Rất khó để đạt tới Siêu Thức, nếu lúc này không tập trung sâu -> lại quay về Tiềm Thức.( Như vậy đủ để thấy, người tu luyện, để lúc nào cũng sống trong trạng thái của Siêu Thức là rất hiếm, đó thường là những bậc tu hành khổ hạnh lâu năm ).
    b) Hiểu Biết : Lớp tinh tuý hơn cả sáng tạo, có 2 chức năng :
    - Phân biệt thật giả
    - Tách rời mọi ràng buộc
    Theo Yoga, vào được tầng này sẽ hiểu mọi điều trong vũ trụ.
    c) Lớp tinh tế nhất của Siêu Thức, vào được tầng này sẽ đạt tới trạng thái Giải Thoát.
    "Chân Không Diệu Hữu"
    Tiền Kỳ Anh

Chia sẻ trang này