1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn ơi, chưa có bài nào nói về Thiền cả, Vào đây nhé?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi humanaterer, 03/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Mahayana và Theravada: Cùng một cỗ xe
    Bình Anson

    (Phần tiếp theo)
    4. Thời Kỳ Chuyển Hóa: Mahayana
    Khoảng 200 năm sau ngày Phật nhập Niết Bàn, phái Đại Chúng Bộ bành trướng tại nhiều vùng của xứ Ấn Độ và bắt đầu phân hóa thành nhiều tông phái, trong đó có tông phái Lokottaravada (Thuyết Xuất Thế). Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, các tông phái đều sử dụng kinh điển A hàm (Agama) bằng ngôn ngữ Sanskrit, mặc dù đã có một vài sửa đổi để hàm chứa tư tưởng đại thừa. Cho đến nay, các sử liệu đều chỉ rằng kinh điển đại thừa bắt đầu xuất hiện trong những năm cuối cùng trước Công nguyên, lúc đầu là một vài bài kinh ngắn, về sau được bổ sung thêm và bành trướng, kết tập lại thành những bộ kinh lớn.
    Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết đích xác là danh xưng Mahayana - Đại Thừa bắt đầu được sử dụng vào lúc nào, bắt nguồn từ tông phái nào trong thời kỳ bộ phái. Đầu tiên, danh xưng Bồ Tát Thừa được dùng, rồi dần dần về sau, danh xưng Đại Thừa xuất hiện trong các bộ kinh mới. Bộ kinh đầu tiên có đề cập đến danh xưng nầy là bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Có lẽ đó là kết tụ của những tiến hóa tư tưởng trong mấy trăm năm sau khi có sự phân hóa tăng đoàn lần đầu tiên. Có học giả cho rằng Mahayana bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ vì cùng có những ý niệm phóng khoáng trong giới luật. Tuy nhiên các ý tưởng của tông phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivadin), một tông chính của Trưởng Lão Bộ, cũng được thu dụng và hàm chứa trong kinh điển Mahayana. Có học giả cho rằng Mahayana phát nguồn từ các tu sĩ có tư tưởng cải cách từ nhiều tông phái khác nhau, như tông Nhất Thuyết Bộ (Ekavyavaharika), Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravadin), Kế Dẫn Bộ (Kaukutika), v.v... [2, t. 261].
    Kinh điển Đại thừa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, có hệ thống hơn, từ thế kỷ 1 C.N. trở về sau. Tiếc rằng các bộ kinh đầu tiên, như Kinh Duy Ma Cật, Liễu Ba La Mật, Bồ Tát Tạng, Tam Pháp Kinh, v.v... nay không còn nguyên bản Sanskrit, mà chỉ còn dịch bản chữ Hán và Tây Tạng, nên không thể đối chiếu, truy tầm nguồn gốc [2, t. 276]. Tuy nhiên các bộ kinh đại thừa quan trọng khác như Đại Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, A Di Đà vẫn còn các bản gốc tiếng Sanskrit [2, t. 275-295].
    Sự xuất hiện các bộ kinh đại thừa và sau đó là các quyển luận thuyết của các ngài Mã Minh, Long Thọ, Long Trí, Đề Bà, Vô Trước, Thế Thân trong bốn thế kỷ đầu Công nguyên đánh dấu sự thành hình và bành trướng nhanh chóng của Phật giáo Mahayana trong toàn xứ Ấn Độ. Ảnh hưởng nầy đã dần dần lan rộng sang Trung Hoa, và từ đó có những phong trào truyền bá, chuyển dịch kinh điển ở Trung Hoa qua nhiều thế kỷ, từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 C.N., qua ba ngõ giao thông chính: đầu tiên là qua miền Trung Á, qua ngõ Nepal - Tây Tạng, và bằng đường biển.
    5. Cùng một cỗ xe: Pháp thừa (Dhammayana)
    Tóm lại, trong 100 năm sau khi Đức Phật tịch diệt, giữa Đại Hội Kết Tập Lần I và II, Đạo Phật được xem như là ở trong thời kỳ nguyên thủy, với một tăng đoàn tương đối còn ít, có nhiều liên hệ chặt chẻ, giới luật thuần nhất, dưới sự lãnh đạo của các cao tăng vốn đã xuất gia và thọ giới khi Đức Phật còn tại thế.
    Sang thời kỳ bộ phái, kéo dài khoảng 400 năm từ sau Đại Hội II cho đến đầu Công nguyên, các mầm mống phân hoá đã bắt đầu xuất hiện, với sự phân chia thành hai Bộ, và sau đó tiếp tục phân hóa thành 18 tông. Qua Đại Hội III được tổ chức dưới triều vua A Dục, việc kết tập Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng xem như đã hoàn tất. Mặc dù trong thời kỳ nầy các kinh A Hàm và giới luật nguyên thủy vẫn được các tông phái tôn trọng - với những cách diễn dịch khác nhau - các ý tưởng canh tân, đại chúng hóa đạo pháp bắt đầu thành hình, nhất là trong thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên.
    Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ chuyển hóa, kéo dài khoảng 500 năm cho đến đầu thế kỷ 6. Trong thời kỳ nầy, Phật giáo bắt đầu có hai hướng phát triển khác nhau, và kéo dài ảnh hưởng đến ngày nay. Từ Ấn Độ, đạo Phật được truyền về hướng Nam, sang đảo Tích Lan, và tạo lập một căn bản vững chắc ở đó. Đại Hội Kết Tập lần IV tại Tích Lan đánh dấu việc ghi chép toàn bộ Tam Tạng Kinh - Luật - Thắng Pháp trên lá bối, và được lưu truyền cho đến ngày nay qua truyền thống Theravada.
    Cũng trong thời kỳ nầy, các tư tưởng canh tân của Đại thừa đã bắt đầu tạo ảnh hưởng lớn mạnh, qua các bộ kinh điển mới và qua các bộ luận thuyết của các danh tăng vào giữa và cuối thời kỳ nầy. Các tông phái Đại thừa bắt đầu xuất hiện và tăng trưởng nhanh chóng. Đạo Phật truyền sang mạn Tây Bắc, tạo lập trung tâm Phật giáo ở Kashmir, và từ đó truyền vào Trung Hoa.
    Khi đạo Phật bắt đầu bành trướng ở Trung Hoa, tăng đoàn ở đó đã thu nhận và chuyển dịch rất nhiều kinh điển, từ nhiều nguồn gốc và tông phái khác nhau, và qua nhiều thời kỳ lịch sử. Các bộ Tam Tạng nguyên thủy được dịch ra chữ Hán từ hai, ba tông phái khác nhau, chẳng hạn như từ tông Thuyết Xuất Thế Bộ và Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Các bộ kinh chính của Đại thừa cũng thế, có nhiều thay đổi theo thời gian, và được bổ sung, sửa chữa nhiều lần. Có khi các bộ kinh nầy chỉ được truyền khẩu bằng tiếng Phạn vào Trung Hoa, rồi sau đó mới được dịch, giản lược, nhuận sắc và ghi chép lại [5, t. 365-368]. Có khi các danh tăng Trung Hoa du hành sang Ấn Độ học tập rồi mang về các bộ kinh điển để phiên dịch và phổ biến trong nước. Cũng có những bộ kinh không có nguồn gốc rõ ràng và có lẽ đã được trước tác tại Trung Hoa. Ngài Đạo An trong thời Đông Tấn, thế kỷ thứ 4 CN, đã từng đặt vấn đề "kinh nghi ngụy" để xác định kinh thật, kinh giả. Cả hai truyền thống chính -- Theravada và Mahayana -- đều có mặt tại xứ nầy trong thời gian đó.
    Để sắp xếp và thống nhất nguồn gốc của các loại kinh điển, các tăng sĩ thời đó đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau (các học thuyết "phán giáo"). Trong đó, thuyết của ngài Trí Giả, tông Thiên Thai , là phổ thông nhất và vẫn còn thấy lưu dụng cho đến ngày nay trong một số sách Phật giáo. Ngài cho rằng Đức Phật đã giảng kinh pháp trong 5 thời kỳ (ngũ thời phán giáo): Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, và Pháp Hoa - Đại Niết Bàn [5, t. 442], và vì thế có nhiều loại kinh điển từ nhiều tông phái khác nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là một lối giải thích chủ quan để tổng hợp, hệ thống hóa toàn bộ kinh điển và biện minh sự siêu việt của Pháp Hoa tông mà thôi. Giả thuyết nầy không có chứng liệu lịch sử, và không được các nhà nghiên cứu sử học Phật giáo ngày nay công nhận [5, t. 305-310; 6, t. 151-152].
    Tại Tích Lan cũng thế, trong những thế kỷ đầu tiên, cả hai truyền thống Mahayana và Theravada đều có mặt tại xứ nầy, mặc dù truyền thống Theravada có ảnh hưởng mạnh hơn, như ngài Pháp Hiển đã ghi nhận trong quyển Phật Quốc Ký [8, Ch. 2]. Ngài cũng ghi nhận là có các nhóm tu sĩ phái Đại Tự Viện, tuy là Theravada nhưng có tinh thần đại thừa rất cao [2, t. 275]. Còn tại Ấn Độ, các ngài Huyền Trang [9] và Pháp Hiển đều ghi nhận sự hoạt động hài hòa của nhiều tông phái khác nhau trong nhiều thế kỷ.
    Ở Việt Nam, cả hai tông phái Mahayana và Theravada đều được công nhận và cùng chung nhau hoạt động trong công tác hoằng dương đạo pháp. Hiến chương Phật giáo Việt Nam soạn ra năm 1963 đã chính thức xác nhận điều đó [4, t. 394]. Tuy nhiên, để tránh hiểu lầm, chúng ta không nên dùng chữ "Tiểu thừa" để gọi tông phái Theravada. Điều nầy thường gặp trong một số sách báo và bài viết về đạo Phật. Thật ra, "Tiểu thừa" là dịch từ chữ "Hinayana" -- cỗ xe nhỏ -- một chữ dùng rất nhiều trong kinh điển và luận thuyết Đại thừa, có hàm ý chê bai, khinh miệt. Có lẽ đây là một dụng ý thâm sâu của các tu sĩ luận sư Đại thừa để chê bai các bộ phái nguyên thủy, bởi vì nếu họ chỉ có ý muốn diễn tả một cỗ xe nhỏ thì danh từ "Culayana" có ý nghĩa chính xác và nghiêm túc hơn.
    Cũng cần ghi nhận ở đây là các danh xưng Đại thừa và Tiểu thừa chỉ thấy đề cập trong kinh luận Mahayana xuất hiện về sau, mà không thấy trong kinh điển nguyên thủy. Trong hệ Pali Nikaya cũng như hệ Hán tạng A-hàm, Đức Phật có dạy ngài Ananda về một cỗ xe Pháp duy nhất, Pháp thừa (Dhammayana), đó là Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo), như đã ghi lại trong Tương Ưng Bộ và Tạp A-hàm (SN XLV.4, SA 769):
    "Này Ananda, Con Đường Tám Chánh nầy là đồng nghĩa với cỗ xe tối thượng, là cỗ xe Pháp, là sự chiến thắng vô thượng trong mọi chiến trận nhiếp phục tham, sân, si."
    Khi đọc kinh điển, chúng ta cần phải hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử xã hội khi các kinh nầy được tạo ra. Các kinh Đại thừa được trước tác và xuất hiện vào cuối thời kỳ bộ phái, nghĩa là khoảng 400-500 năm sau khi Đức Phật tịch diệt. Đây là các tư tưởng cải cách để đại chúng hóa đạo Phật, đối kháng lại đường lối thủ cựu, giáo điều, chấp kiến và vị kỷ của một số tu sĩ trong giới lãnh đạo tăng đoàn của nhiều tông phái thời bấy giờ, chứ không phải để ám chỉ riêng biệt một tông phái nào cả [2, t. 257].
    Khuynh hướng ngày nay là dùng chữ Mahayana và Theravada nguyên ngữ để chỉ hai tông phái chính nầy. Khi dịch sang Việt ngữ, thường thì chúng ta dùng danh từ Phật Giáo Đại Thừa và Phật Giáo Nguyên Thủy, nhưng cũng có sách dùng danh từ Phật Giáo Bắc Truyền (Bắc Tông) và Phật Giáo Nam Truyền (Nam Tông) để chỉ hướng truyền đạo của Phật Pháp trong thời kỳ chuyển hóa [7, t. 202]. Gần đây lại thấy có sách dùng danh xưng Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) và Phật Giáo Phát Triển (Mahayana) cho hai hệ phái chính ở Việt Nam [13, t. 7].
    Dù là tông phái nào đi nữa, đó cũng chỉ là giáo pháp phương tiện giúp ta tu tâm tịnh ý để được an lạc và giải thoát. Cần phải hiểu rõ nguồn gốc và hoàn cảnh lịch sử trong tiến trình phát triển các bộ kinh điển và tông phái, để có được một sự thông cảm, hòa đồng và tương kính. Trong kinh Pháp Hoa, Phật có nói: "Chư Phật chỉ dùng một cỗ xe duy nhất đưa đến giải thoát (Nhất thừa Phật đạo), không có hai mà cũng chẳng có ba", và trong Tiểu Bộ và Tăng Chi Bộ của kinh tạng nguyên thủy, Ngài cũng dạy rằng: "Như tất cả các đại dương đều có cùng một vị mặn, các giáo pháp của Ta cũng chỉ có một vị duy nhất, đó là vị giải thoát."
    Bình Anson,
    Perth, Western Australia
    Tháng 04, 1996
    Hiệu đính: Tháng 10, 1999

    (Hết)
    Mời bạn đến thăm diễn đ àn Thiền và Phật pháp:

    http://www.thientongvietnam.huongsen.com/phpBB/viewforum.php?f=10
    Được nguyenducquyzen sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 11/12/2002
  2. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Bác thấy vấn đề nói trên em trả lời như thế đã rõ chưa ạ?
    Trước hết cần phải hiểu ý nghĩa của từ ?ochú? ở đây là gì? Và ý nghĩa của việc thực hành nó như thế nào? Bởi vì nếu hiểu theo một cách thì đúng là Phật Thích Ca không dạy câu chú nào. Nhưng nếu hiểu theo một cách khác thì Phật Thích ca lại có dạy chú
    (Còn nữa)
    Mời bạn đến thăm diễn đ àn Thiền và Phật pháp:
    http://www.thientongvietnam.huongsen.com/phpBB/viewforum.php?f=10
  3. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Đúng là như thế đấy ạ! và em đã công khai cái nick tieuthulolem cùng với nick NVT2002 trên ttvnonline này rồi!
    Mời bạn đến thăm diễn đ àn Thiền và Phật pháp:
    http://www.thientongvietnam.huongsen.com/phpBB/viewforum.php?f=10
  4. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Thật không ngờ chỉ sau một thời gian ngắn mà mọi người có những bài viết hay như vậy cho chủ đề này!!!
    Xin cảm ơn bác nguyenducquyzen vê những thông tín quý giá vê lịch sử Phật học, cảm ơn bạn Tien_Ky_Anh vê những bai thực hanh Mật tông đặc sắc.
    Do thời gian có hạn nên lần này có lẽ Phật tử tôi chưa thể đóng góp được gì nhiều. Tuy vậy, tôi xin giới thiệu với mọi người một trong số các webpage về Phật học ưa thích nhất của mình. Mọi người hãy thử vào xem sao, và cho tôi biết ý kiến?
    www.buddhismtoday.com
    Web này không chỉ tốt vê nội dung ma con có giao diện rất có thiện cảm.
    Đây la câu hỏi trưng câu của tôi: Hanh thiên có lợi ích gi?
    (keyboard kém quá)
    Bản thân thi tôi đã va đang thực hanh tứ niệm xứ. Có bác nao có kinh nghiệm thực sự, xin chỉ bảo?
    humanaterer
  5. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Thêm một chút, nếu la kinh nghiệm thực sự của mọi ngươi vê hanh Thiên thi tốt.
    Bổ sung, đây la DIA CHI CHO NHUNG AI MUỐN TIM HIỂU, CHƯA, HOẶC ĐÃ CÓ KINH NGHIỆM VÊ THIÊN:
    http://www.buddhismtoday.com/index/thien.htm
    humanaterer
  6. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Than ôi! Thời oanh liệt, nay còn đâu?
    humanaterer
  7. humanaterer

    humanaterer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Cứ tưởng là bài này bị xoá cơ, hoá ra là bị ẩn!
    humanaterer-where will you find the truth?
  8. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Xin chào!
    Em vẫn còn nợ bài của bác Tien_Ky_Anh trong Topic này, để rảnh rảnh em sẽ trả lời cho bác luôn nhé!
    Xin lỗi bác vì đã chậm trả lời!
  9. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Em luợm mấy dòng này trong cuốn : TỪ ĐIỂN TÂM LÝ HỌC của bác NGUYỄN KHẮC VIỆN ( một nhà văn hoá lớn của VN ). ----> post lên cho để mọi người tham khảo :
    .
    .
    .
    Nói một cách rất sơ lược , quan điểm phật học về tâm lý có thể tóm lại như sau:
    .
    .
    .
    Con người là do sự tập hợp của năm yếu tố : sắc, thụ, tưởng, hành, thức ( ngũ uẩn ).
    Sắc là phần hình hài do tứ đại là : địa, thuỷ, hoả, phong kết thành như mọi vật khác
    Thụ là do tiếp nhận những mối kích thích của ngoại cảnh mà có cảm giác, cảm xúc, có yêu có ghét
    Tưởng là suy nghĩ, nhớ lại
    Hành là hành động, tìm tác động lên sự vật
    Thức là hiểu biết, do thụ và tưởng mà có.
    Một bên là thân ( tức hình sắc ), một bên là tâm( tức thụ, tưởng, hành, thức ), kết hợp với cái ngã ( ta ), nhưng cái ngã này biến hoá, rồi tiêu tán đi, hợp hợp tan tan, vô thường vô định, không phải là chân ngã, vì thế mới nói đến vô ngã.
    .
    .
    .
    Cảm nhận ngoại cảnh là do ngũ căn: mắt thấy sắc, tai nghe thanh, mũi cảm được mùi ( hương ), lưỡi nếm vị, và sờ mó ( xúc ).
    Từ những cảm giác ấy mà suy nghĩ, ham thích là, và có ý thức về ta về vật là kiến, và xuất hiện thêm một căn là ý. Tất cả kết hợp lại thành một cá vật, tức danh sắc, chìm vào trong luồng biến hoá của vũ trụ
    .
    .
    .
    lúc tiếp thu mọi cảnh không rõ đó là hư vọng. Sự mê muội âý là vô minh, dẫn đến ham muốn là yêu thích, tức là ái, rồi cố ôm lấy sự sống, tức là thủ ; đó là ba mối nhân duyên đầu gây ra cái hànhcái hữu, hai mối này gây ra cái nghiệp ; vô minh, ái, thủ hợp thành cái hoặc, cộng với cái nghiệp tạo ra cái quả là : thức, lục nhập, xúc, thụ, sinh, lão-tử ( lục nhập là do lục căn đã nói ở trên ).
    .
    .
    .
    Tóm lại từ vô minh qua cái hành mà sinh ra cái nghiệp, rồi cứ chìm trong luồng biến hoá cho đến lúc giác ngộ mới giải thoát. muốn giải thoát phải có một quá trình : giới, định, tuệ. Giới là giới luật, tự răn mình, từ bỏ ham thích, định là giữ cho tâm ý cho vững, tuệ là sáng suốt phân biệt thực tướng của sự vật, hiểu rõ nhân quả.
    Nguyễn Khắc Viện
    .
    .
    .
    khổ thân bác KHẮC VIỆN ... đã cố chuyển sang NGÔN NGỮ TÂM LÝ mà cái đầu em nó cứ KHÔNG CHỊU HIỂU
  10. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Em xin đưa ra định nghĩa ở dạng đơn giản về Ngũ uẩn của em nhé:
    Còn về bài của Bác Sĩ Nguyễn khắc Viện em sẽ bàn luận sau nhé!
    Em chỉ viết thế thôi, còn hiểu hay không hiểu là chuyện của các bác, đừng có hô hoán lên làm cho em quê độ đấy nhé!

Chia sẻ trang này