1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cac ban oi !!!!! giup minh voi

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi nho47, 05/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nho47

    nho47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    chao cac ban!!! (minh ko biet xung ho nhu vay co duoc ko nua ???? )
    minh dang hoc khoa Moi Truong, chi con mot nam nua la minh tot nghiep roi, hien gio minh dang chuan bi cho de tai tot nghiep.
    cac ban nao co biet trang web nao noi ve " xu ly nuoc thai y te " thi giup minh voi nhe
    minh cung moi dang ky vao dien dan nay thoi cac ban giup do minh voi nhe
  2. Namap

    Namap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Mình chưa bao giờ xem qua mảng đề tài này (cũng rất hay và thú vị nhỉ), mong sẽ giúp bạn được chút ít cách tìm thông tin.
    Tài liệu từ VN thì mình không biết sẽ có bằng cách nào, nhưng bạn có thể tìm kiếm thông tin căn bản nhất tiếng Anh bằng google (địa chỉ mình lưôn bắt đầu) sau đó bạn sẽ tìm thêm bài báo khoa học nhiều chi tiết cập nhật, chuyên sâu hơn nữa (bằng các database trường bạn cung cấp)
    Ví dụ như mình chỉ gõ "hospital wastewater" là ra được một loạt, đọc sơ một ít rồi chắt lọc xem mình sẽ đi theo chiều hướng nào
    ( other keywords: hospital wastewater, wastewater treatment plant, ecotoxicity, drugs in waters and the environment, ecotoxicological and sanitary risk assessment)
    Hoặc bạn có thể xem phần địa chỉ tham khảo (reference) của các bài báo khoa học để tìm ra thêm tài liệu có liên quan (mình hay làm thế này tránh lang thang lung tung )
    http://www.recy.net/dossiers/eff1.html (ví dụ đây là 1 bài báo cáo online)
    Hospital Wastewater (Thailand) 1 ví dụ thông tin thế giới : )
    Project 73 of 295
    Kam Lee
    E***ed Abstract
    Fecally contaminated surface water used for domestic purposes by unaware villagers is a major source of waterborne diseases in developing countries. Discharges of raw sewage from hospitals in which people with these diseases are treated pose serious hazards to public health. In Thailand, the Ministry of Public Health is seeking a simple, inexpensive method of treating wastewater. A design combining Imhoff tanks and anaerobic upflow filters is thought to be the answer. This project will investigate the technical efficiency and economic feasibility of this method in a demonstration hospital in Thailand. Researchers will design and construct a full-scale working model; investigate the use of locally available, low-cost construction materials; test the operational efficiency of the treatment system; evaluate the cost of the treatment process; and develop instructional manuals on the design, construction, operation and maintenance of the system.
  3. nho47

    nho47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    hic...hic nhận được hồi âm của bạn tui thấy mừng quá trời, nhưng tui lại rất dở anh văn do đó khó có thể làm được như bạn chỉ
    tui cũng chỉ mới tìm hiểu được chút ít mà thôi
    nếu bạn có hứng thú thì sẽ tiếp tục thảo luận nhé
  4. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ RÁC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ GIANG
    GS.TSKH PHẠM NGỌC ĐĂNG, PGS.TS TRẦN ĐỨC HẠ
    Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị v. khu công nghiệp​
    Bệnh viện đa khoa tỉnh H. Giang là trung tâm lớn nhất làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế phục vụ sức khỏe đồng b.o các dân tộc trong tỉnh Hà Giang. Bệnh viện nằm trong khu dân cư phía Đông - Nam thị xã Hà Giang. Hiện tại, bệnh viện có 200 giường bệnh, 4 phòng chức năng và 19 khoa với 224 cán bộ công nhân viên. Do nhu cầu khám chữa bệnh cho đồng b.o các dân tộc, Bệnh viện đă có đề án nâng cấp lTn 300 giường bệnh vào cuối năm 2004.
    Do xây dựng đă từ lâu và không có quy hoạch nên việc bố trí một số công trình trong bệnh viện chưa hợp lý. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước không đảm bảo v. chắp vá. Hệ thống thoát nước mưa hư hỏng, nước tràn ra sân vườn. Lượng nước thải bệnh viện hiện nay là 120 - 150m3/ngày. Nước thải của nhiều khu vệ sinh thấm qua bể tự hoại vào đất. Một lượng nhỏ nước thải chảy ra suối, rồi đổ v.o đầu sông Lô. Các loại nước thải phát sinh từ các khâu điều trị, phẫu thuật, dược... chưa được xử lý nTn hàm lượng cặn, BOD, các nguyên tố dinh dưỡng như N, P và số lượng vi trùng gây bệnh rất cao. Tổng lượng chất thải rắn của Bệnh viện khoảng 150kg/ngày, trong đó chất thải nguy hại từ 30 - 40kg/ng.y với thành phần như bông, băng, gạc, bơm tiêm nhựa, bộ phận cắn bỏ trong phẫu thuật, bột... Chất thải rắn được phân loại, bằng việc thu gom vào các túi PE, vận chuyển thủ công, xử lý bằng cách chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện. Đây chính là mầm mống gây dịch bệnh. Ngoài ra, lượng rác tồn dư trong bệnh viện hiện nay đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân, cán bộ công nhân viên của bệnh viện và cư dân quanh vùng.
    Đối với một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc như Hà Giang, vấn đề bảo vệ môi trường có ý nghĩa xã hội, chính trị và kinh tế rất lớn. Mặt khác, hiện nay cả tỉnh Hà Giang chưa có một trạm xử lý nước thải hoặc xử lý chất thải rắn nào. Việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và rác thải cho bệnh viện Đa khoa tỉnh H. Giang là rất cần thiết và phù hợp với Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi của Nhà nước. Chính vì vậy, dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải bệnh viện đa khoa tỉnh H. Giang đă được triển khai với mục tiTu là thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm (nước thải và chất thải rắn) quy mô 200 giường bệnh và tăng lên 300 giường bệnh vào năm 2004 nhằm cải thiện môi trường khu vực. Nước thải từ tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện được tách khỏi hệ thống thoát nước mưa và thu gom, vận chuyển về trạm XLNT tập trung; sau đó được xử lý sinh học v. khử trùng, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường TCVN 6772-2000 "Chất lượng nước - nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép" trước khi xả vào suối chảy ra sông Lô. Chất thải rắn bệnh viện được phân loại tại chỗ; chất thải rắn nguy hại được đốt triệt để ở nhiệt độ khoảng 1.000oC, khí thải sau quá tr>nh đốt phải được xử lý đáp ứng yTu cầu TCVN 6560-1999 "Chất lượng không khí - khí thải của lò đốt chất thải rắn y tế - giới hạn cho phép". Công nghệ xử lý nước thải và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang và được chuyển giao để cán bộ công nhân viTn bệnh viện có thể vận hành lâu dài.
    Như vậy, hệ thống xử lý chất thải (nước thải và rác thải) là một hệ thống nhất. Theo sơ đồ nguyên tắc này, các loại nước thải (nước đen và nước xám) được thu gom, xử lý, đáp ứng yTu cầu chất lượng nước thải theo quy định đối với mức 1 tiTu chuẩn môi trường TCVN 6772-2000 mới được phép xả ra môi trường bTn ngoài (suối chảy vào sông Lô). Một phần nước thải này được sử dụng lại trong hệ thống cấp nước tuần hoàn để xử lý khí thải lò đốt rác thải y tế nguy hại. Bùn cặn tạo thành trong quá trình xử lý nước thải được lưu giữ, ủ lTn men, sau đó vận chuyển đi xử lý tại băi rác thải thị xã. Các loại chất thải rắn được phân loại sơ bộ tại các khoa. Chất thải rắn nguy hại được vận chuyển về đốt tại l^ đốt rác đa vůng. Khí thải tạo thành trong quá trình đốt rác được xử lý bằng phương pháp hấp thụ nước (phương pháp ướt). Các loại khí thải độc hại có nồng độ nằm trong phạm vi cho phép của tiTu chuẩn môi trường TCVN 6560-1999 mới được xả ra ngo.i. Các loại rác thải sinh hoạt khác không nguy hại được tập kết v. công ty Môi trường đô thị vận chuyển về băi chôn lấp.
    Để đảm bảo thoát v. xử lý nước thải bệnh viện Hà Giang hiện tại cũng như tương lai khi bệnh viện được xây dựng hoàn chỉnh với công suất 300 giường bệnh thì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải bệnh viện có công suất 200m3/ngày.
    Căn cứ v.o các điều kiện cơ sở, yTu cầu làm sạch nước thải đặt ra và diện tích dành cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo quy hoạch, nước thải bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy trình sau đây:
    Nước thải được thu gom bằng hệ thống cống riTng (xây dựng mới) và vận chuyển tới trạm xử lý. Theo qui trình này thì nước bẩn từ các khối công trình của bệnh viện sẽ được thu gom bằng hệ thống các ống cống PVC class 3 đường kính 125 - 200mm đổ v.o hệ thống cống chính đường kính 250mm dẫn về khu xử lý nước thải.
    Tại khu xử lý, nước thải sẽ được xử lý đạt đến tiTu chuẩn cho phép thì sẽ được thải ra ngoài bằng ống cống đường kính 300mm đổ xuống suối. Một phần nước thải được tận dụng lại để xử lý khí thải lò đốt rác.
    Trạm XLNT được thiết kế với công suất Q = 200m3/ng.y. Nước thải được xử lý sơ bộ qua các khâu: chắn rác, lắng cát sau đó tập trung trong bể điều h^a kết hợp ngăn thu trạm bơm W = 30m3. Phần lớn phân, cặn đă được lưu giữ v. lên men trong bể tự hoại. Hàm lượng cặn lơ lửng khi về trạm bơm có thể dưới 150mg/l. Vì vậy để tách các chất hữu cơ (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) nước thải được xử lý tiếp tục trong bể sinh học thể tích W = 150m3, bao gồm các quá trình thiếu khí, kị khí và hiếu khí kế tiếp nhau. Công trình xử lý nước thải sẽ được xây dựng hợp khối trong bê xử lý sinh học gồm các cụm công trình xử lý bậc một (xử lý cơ học), xử lý bậc hai (xử lý sinh học).
    Bể xử lý sinh học và các công trình làm sạch nước thải khác được xây dựng bằng bê tông cốt thép đảm bảo kết cấu, độ bền cao, ổn định được nhiệt độ v. chi phí xây lắp thấp.
    Khâu cuối cùng của quá trình xử lý nước thải là khử trùng bằng nước javen với liều lượng clo hoạt tính trên 5 mg/l.
    Bùn cặn dư, hình thành trong quá trình XLNT được ổn định kị khí trong bể ủ bůn. Các loại vi khuẩn, trứng giun sán gây bệnh sẽ bị tiêu diệt trước khi đưa về bãi chôn lấp rác của thị xã.
    Sau thời gian cho hệ thống XLNT hoạt động, đến cuối tháng 9 năm 2003, Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị v. khu công nghiệp đă tiến hành lấy mẫu phân tích nước thải theo kết quả nêu trong bảng 1.
    Bảng 1. Kết quả phân tích nước thải Bệnh viện đa khoa tỉnh H. Giang
    Kết quả phân tích cho thấy, tuy mới đưa công tr>nh vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng nước thải sau xử lý đă đáp ứng được các yTu cầu xả ra nguồn nước mặt theo qui định 1 của TCVN 6772-2000. Hầu hết các chỉ tiTu ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt và nước thải bệnh viện đều thấp hơn nồng độ giới hạn cho phép. Đặc biệt h.m lượng cặn lơ lửng trong nước thải thấp (27mg/l). Nước thải sau xử lý xả ra suối và chảy vào sông Lô, ngoài ra có thể sử dụng cho hệ thống hấp thụ khí thải độc hại từ lò đốt rác.
    Sau khi được phân loại tại chỗ, lượng chất thải y tế nguy hại khoảng 20 - 30kg/ng.y được cho v.o xe đẩy chuyTn dụng đưa về tập trung tại bồn tập kết đặt trong nh. quản lý lò đốt rác để chuẩn bị tốt. Các chất thải y tế nguy hại được đốt trong l^ đốt hai buồng, loại CEETIA-YT30, công suất 30 kg/h. Buồng sơ cấp đốt cháy trực tiếp rác ở nhiệt độ từ 700 - 800oC; buồng đốt thứ cấp đốt các khí sinh ra từ buồng sơ cấp ở nhiệt độ từ 950 - 1.000oC. Lượng khói thải tối đa l. 1.400m3/h, được xử lý theo các công đoạn: L.m nguội khói trước khi đi v.o hệ thống lọc bụi bằng quạt gió và nước; Tách bụi ra khỏi khói thải bằng thiết bị lọc bụi kiểu tháp rỗng có phun nước; Hấp thị SO2 và các khí độc hại khác bằng thiết bị phun nước (scrupper); Quạt khói thải ra môi trường bên ngoài (Xem bảng 2).
    Chất lượng khí thải lò đốt chất thải y tế đáp ứng về cơ bản các yTu cầu của TCVN 6560-1999, trừ tiêu chuẩn về nồng độ khí Dioxin và Furan vì lượng chất thải đưa đi đốt không nhiều, nồng độ các chất n.y trong khói thải không đáng kể v. hiện nay ở nước ta chưa có khả năng đo lường chính xác các chất này.
    Với mục tiêu đảm bảo cho hệ thống XLNT và rác thải hoạt động ổn định, lâu d.i và có hiệu quả, trong thời gian lắp đặt, chạy thử và bảo hành, Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp đã tiến hành đào tạo, hướng dẫn công nhân vận hành và bảo trì công trình của mình. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã chủ động trong việc quản lý hệ thống xử lý chất thải này.
    Công nghệ xử lý nước thải và đốt rác thải được ứng dụng l. công nghệ tiên tiến, kế thừa được các nghiên cứu và kinh nghiệm đã có. Đây l. hệ thống xử lý ô nhiễm hoàn thiện từ các khâu thu gom, phân loại, vận chuyển, rác thải y tế đến việc xử lý ô nhiễm sơ cấp (nước thải và rác thải y tế) đến ô nhiễm thứ cấp (khí thải lò đốt và bùn cặn nước thải). Nước thải sau xử lý cũng được tận dụng lại để xử lý khí thải, vừa tiết kiệm được nước sạch, vừa hạn chế được việc xả nước thải ra môi trường bTn ngoài. Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được xây dựng trong khuôn viên 600m2 phía cuối bệnh viện. Các công trình được xây dựng hợp khối, có tính đến điều kiện cụ thể của bệnh viện đa khoa H. Giang và khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong nước, có quy hoạch đảm bảo cảnh quan, phù hợp với sự phát triển của bệnh viện. Giá thành xây dựng các công trình hệ thống bao gồm mạng lưới thoát nước thải, trạm XLNT, các thiết bị phân loại và thu gom rác thải, lò đốt rác thải y tế, hệ thống xử lý nước thải... rẻ hơn so với việc nhập các thiết bị xử lý nước thải từ nước ngoài có công suất và hiệu quả xử lý tương đương từ 2 đến 5 lần. Mặt khác do xây dựng bằng bT tông cốt thép độ bền công tr>nh và tính ổn định công nghệ cao hơn nhiều so với các hệ thống xử lý chế tạo bằng thép. Giá thành xử lý nước thải và chất thải y tế thấp (1.302 đ/m3 nước thải và 3.100 đ/kg rác thải y tế có xử lý khói thải), phù hợp với khả năng cung cấp tài chính của tỉnh miền núi.
    Đây l. hệ thống xử lý nước thải và rác thải y tế duy nhất hiện nay của tỉnh Hà Giang. Việc đầu tư xây dựng công trình này có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và tích lũy kinh nghiệm để xây dựng, quản lý vận hành các trạm XLNT và rác thải khác. Công trình góp phần thiết thực cải thiện môi trường thị xã Hà Giang đồng thời thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực miền núi.
  5. Namap

    Namap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Bác Longtoo ơi, xin hỏi lạc đề một tý ạ. Hà Giang của bác là ở đâu, từ SG đi bằng cách nào là tốt nhất ạ, cuối năm nay mình đến thăm Hà Giang làm off line bác nhỉ
    Được namap sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 10/09/2004
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Lúc nào Namap đi Hà Giang làm offline xong thì nhớ chụp lấy mấy tấm hình về gửi lên diễn đàn làm kỉ niệm nhá ?
  7. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Muốn đến HG từ SG thì:
    1 - Boeing 777 từ tấn Sơn Nhất ra Nội Bài
    2 - Helicopter (Mi 18) từ Nội Bài đến HG
    Nói chơi vậy thôi chứ Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc giáp với Trung Quốc. Đa số dân cư là người dân tộc. Là một tỉnh nghèo thiếu điện, nước, đường giao thông, v.v. Không có một ngành công nghiệp nào đáng kể cả. Bài trên được lấy từ nea.gov.vn web site, và công nghệ xử lý chẳng có gì đặc chưng cho nước thải bệnh viện cả!
  8. nho47

    nho47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Bác Longtoo ơi !! Em cám ơn bác nhiều lắm.Bác có nghĩ nước thải y tế cũng có tính chất gần như nước thải sinh hoạt không? chỉ có coliform, E.Coli là cao ?
    vậy có thể cho lắng xong rồi khử trùng dược ko ?
    kinh nghiệm em còn hạn hẹp lắm chỉ theo sách vở mà thôi.
    bác đã bao giờ nghe tới bể lắng xoáy chưa ? ( Vcone) và bể lắng SU nữa ?????

Chia sẻ trang này