1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn tính hộ mình diện tích của hình tứ giác này nhé.

Chủ đề trong 'Toán học' bởi lolotica, 07/07/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bạn mới là người phải đọc lại định nghĩa về diện tính và hình.
    Phát biểu quá linh tinh. Chẳng lẽ sách giáo khoa từ trước tới giờ dạy biết bao công thức Diện tích hình tam giác, Diện tích hình tròn, diện tích hình chữ nhật ... đều như bạn nói à???[r23)]
  2. vietdeptrai

    vietdeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2001
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Diện tíchđộ đo dùng để đo độ lớn của bề mặt. Diện tích bề mặt của một đối tượng là toàn bộ những gì ta có nhìn thấy của đối tượng.
    Bác nói đến sách giáo khoa, vậy bác có thể cho biết cụ thể là sách giáo khoa nào không ạ.
    Sách giáo khoa nước ta thì thần kỳ lắm! Trong sách giáo khoa lớp 7 họ còn có thể CHỨNG MINH được tổng 3 góc trong tam giác bằng 180 độ cơ. Mà tôi cũng ngạc nhiên tại sao họ không mang cái CHỨNG MINH ấy ra công bố nhỉ? Chắc chắn sẽ có một Ngô Bảo Châu thứ 2!
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @vietdeptrai: Vui lòng trích dẫn xem cái định nghĩa diện tích bạn lấy từ đâu ra? Như bạn nói thì hình cũng là một bề mặt. Ví dụ người ta định nghĩa "Đường tròn là tập hợp các điểm trên mặt phẳng cách đều một điểm cho trước một khoảng cố định cho trước, Còn hình tròn là tập hợp các điểm nằm trong đường tròn". Thế có được không?
    Bất cứ sách giáo khoa nào về hình học, ít nhất là từ lớp 5 như tôi đã học, cho đếm lớp 12, đều có các công thức tính diện tích các HÌNH CƠ BẢN. Bạn về xem lại đã nhé!
    Thần kỳ hay không tôi không biết, nhưng cái thần kỳ bạn nói là về mặt toán học, còn cái bạn đang căn vặn là thuộc về khái niệm. Bạn lên google tìm từ "diện tích hình" sẽ ra cỡ hơn một triệu kết quả cơ đấy.
  4. vietdeptrai

    vietdeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2001
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Hình tam giác: hình tam giác là một loại hình cơ bản trong hình học: hình hai chiều phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng.
    Trong sách giáo khoa của mình không phân biêt rõ HÌNH và MIỀN, cũng như MẶT và KHỐI. Chỉ riêng trường hợp đường tròn, hình tròn, mặt cầu, khối cầu là phân biệt rõ hơn một chút. Và mình cũng đang đề cập ở đây là vấn đề khái niệm. Sách giáo khoa lẫn lộn giữa, hình, miền, mặt, khối, diện tích, thể tích, dung tích, định nghĩa, định lý, tiên đề dấn đễ sự không trong sáng trong toán học.
    Hình học phẳng được học trong phổ thông bắt nguồn từ hình học Euclid, nhưng ở phổ thông lại hoàn toàn không được học các tiên đề Euclid nên các khái niệm hình học lẫn lộn lung tung!
  5. suzuki_hard

    suzuki_hard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2011
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    Diện tích là tập hợp các điểm nằm trên 1 mảnh mặt phẳng, khái niệm này có đc không ?
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @ vietdeptrai: Bạn nói cứ như từ trên trời rơi xuống ấy. Tớ còn nhớ rành rành lớp 7 có tiên đề Ơclit đàng hoàng, sao bảo hoàn toàn không được học???
    Tớ nói sách giáo khoa chứ không nói wiki bạn nhé! Làm ơn về xem lại sách giáo khoa rồi chỉ trích.
  7. suzuki_hard

    suzuki_hard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2011
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    Thì thằng wiki nó cứ hướng người ta vào việc đo đạc mà thôi.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Diện tích là khái niệm toán học rõ ràng, là đại lượng có đơn vị được định nghĩa trên mặt phẳng 2 chiều (hình học ơ cơ lít).
    Điểm không là một đại lượng đo đạc. Điểm là một khái niệm để chỉ về vị trí của đối tượng đang xét trong hệ tọa độ nào đó.

    Do vậy, định nghĩa trên không thể chấp nhận.

    Còn khái niệm về 'hình'.
    Tiếng Việt ta có khái niệm 'hình' rất hay, rất chung chung. Nó có thể hiểu là đường, mặt, hay khối. Nói chung nó là ảnh của đối tượng, mà tính chất của nó là thế nào thì phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người quan sát. Do vậy, trong toán học, người ta ngầm hiểu, nếu câu hỏi: Tính chu vi hình.... thì có nghĩa rằng đối tượng người ra bài toán nhắc tới là đường ....
    nếu câu hỏi: Tính diện tích hình..... thì đối tượng đó lại là mặt ..... và tương tự thế với đối tượng là khối.

    Không nên bắt bẻ vì bản chất của chữ 'hình' nói riêng hay phong cách của phương Đông đại khái chung chung đã là như thế. Hãy xem khi người ta dùng chữ 'hình' là khi người ta tìm một cách nói vắn tắt khái niệm dài dòng của phương Tây trong tiếng Việt. Là một cách tiết kiệm.
  9. suzuki_hard

    suzuki_hard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2011
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    Bạn không chấp nhận vì điểm không đc đo đạc chính xác hay điểm không thể đo đạc ?
    Nếu điểm không thể đo đạc vậy 2 điểm cách nhau làm sao đo đạc ?
    Nếu điểm đo đạc không chính xác người ta chế ra điểm để chứng minh cái chính xác sao ?
  10. vietdeptrai

    vietdeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2001
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Bạn mới là trên trời rơi xuống! Nhà mình vẫn còn sách giáo khoa lớp 7. Trong đó chỉ có giới thiệu duy nhất 01 tiên đề của ơclit: cụ thể là tiên đề số 5 về đường thẳng song song: Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.
    Với cách dạy như vậy học sinh không thể hiểu được! Vì không hiểu thế nào là điểm, đường thẳng, đường thẳng song song?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cách nói vắn tắt như vậy làm mất sự trong sáng của toán học, dẫn đến mập mờ. Việc dạy toán học không đủ cơ bản dẫn đến học sinh dốt toán, sợ toán, phải đi học thêm toán.
    Để diễn đạt thì tiếng việt vẫn đủ để diễn đạt mà. Ví dụ thay vì tính diện tích hình tam giác ABC thì thay bằng tính diện tích phần mặt phẳng được giới hạn bởi tam giác ABC.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Định nghĩa về điểm (ơclít): Điểm (toán học): khái niệm cơ bản trong toán học, được thừa nhận như một khái niệm xuất phát để xây dựng môn hình học, được hình dung như là cái gì đó rất nhỏ bé, không có kích thước hay kích thước bằng không.
    Vậy định nghĩa của bạn về diện tích là không chấp nhận được vì tập hợp các điểm kích thước cũng bằng 0.
    Điểm được thừa nhận là kích thước =0 nhưng khoảng cách giữa 2 điểm thì lại có thể đo được.

Chia sẻ trang này