1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn Xây Dựng vào xác thực cho mình việc "Giầy nam châm" ở Keangnam với!

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi vankhoa2001, 22/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vankhoa2001

    vankhoa2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2010
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà!

    Mình và một người bạn làm về Xây dựng có nói chuyện với nhau về an toàn lao động trong xây dựng. Nói về công trường Keangnam ở đường Trần Duy Hưng, mình bảo công trường đó cao ngất, mà người xây dưng chẳng thấy có phương tiện bảo hộ gì cả, thế thì không an toàn. Bạn mình bảo: "Nhìn bên ngoài có cảm giác ko an toàn thôi, chứ thật ra an toàn lắm. Bí mật của nó là ở "đôi giầy nam châm" ấy". Và bạn mình bảo giầy đó được trang bị cho bọn Hàn Quốc làm ở Keangnam, đi trên cao rất vững vàng, không sợ bị ngã.

    Mình phản đối vì 2 lý do:
    - Nếu quả thật có đôi giầy đó, thì cũng chả có tác dụng nếu khi ngã, chỗ anh ta đứng có bề mặt là xi mặng chứ ko phải là sắt thép.
    - Nếu đứng trên bề mặt sắt, thì đi kiểu gì? Vì sắt và nam châm hút nhau mà. Nhưng chỗ này thì bạn mình nói là đôi giầy đó có cảm biến để chân đi lại được dễ dàng trên bề mặt sắt.

    Mình vẫn thấy băn khoăn, hơn nữa mình đã hỏi thêm 1 vài người làm về xây dựng thì họ đều bảo là ko có "giày nam châm" như bạn kia nói. Nhưng bạn mình thì lại quả quyết là có, và đã tận mắt nhìn thấy (mình tin là bạn ấy không nói dối, nếu có thì chỉ là do bạn mình nhầm lẫn sao đó thôi).

    Vậy, xin hỏi các bạn làm Xây Dựng, là quả thật có "giày nam châm" cho các kỹ sư Hàn Quốc đi ở công trường Keangnam không? Bạn nào có thể xác nhận giúp mình với.

    Cảm ơn các bạn![r2)]
  2. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Tớ nghĩ bạn ấy nói đùa đó.
  3. vankhoa2001

    vankhoa2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2010
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Hic, mình không nghĩ là bạn ấy đùa. Mình đã phản bác lại và trêu bạn ấy rằng "đúng là kẻ lừa đảo" thì bạn ấy tức giận (tức giận cả vì thấy mình ko tin nữa). Chắc chắn bạn ấy không đùa đâu.
  4. dhchuyen_bk

    dhchuyen_bk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    1
    Mình đã từng làm ở công trường KeangNam này!, nhưng hiện giờ mình rút rồi!, chuyển sang đơn vị khác, giờ làm công trình BigC ở Vĩnh Phúc và ở Nam Định!.
    Mình khẳng định với bạn là giầy bảo hộ của họ ở đó không có Nam châm hay gì gì đó đâu!, vớ vẩn!. Giầy của họ chỉ có cái đế là rất tốt, đảm bảo dẵm phải đinh 10 phân cũng không thủng!, mũi giầy cũng vậy , rất tốt, xe oto 2 tấn cán qua cũng không bẹp xuống bàn chân!.
    Đối với các cán bộ và kỹ sư trên công trường thì khi lên làm việc phải trang bị đầy đủ hết các phương tiện bảo hộ và dụng cụ: Giầy, mũ,quần áo (bắt buộc phải đi bó chân để cho gọn quần tránh vướng vào vật gì trên công trường gây nên ngã) áo phải là loại có phản quang, phương tiên liên lạc (bộ đàm), thước mét, thước góc,máy ảnh...nhiều thứ lắm, còn với công nhân thì tùy!. Nhưng nói chung là công Việt Nam mình không ý thức được việc an toàn!, nhiều ông coi thường tính mạng lắm!. Nhắc nhở thì toàn làm chống đối!...chụp ảnh để phạt thì ra nằn nì xin xỏ, không xin được là hằn, là định đánh nhau!...bố láo!...
  5. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Tớ thì không phải là dân xây dựng nhưng hay tò mò ra coi mấy công trường. Nhưng chưa nghe nói, hay thấy giầy nam châm. Bác nghĩ coi một giòng điện mạnh cỡ nào để giữ người chặt xuống nền nhà cho khỏi té. Người đi đôi giầy này chắc phải lôi theo sợi dây điện cỡ 220V quá .

    Tớ kiếm trên mạng nhưng chỉ thấy giầy của NASA thôi.
  6. vankhoa2001

    vankhoa2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2010
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn về thông tin hữu ích nhé. Đọc xong bài viết của bạn thì mình yên tâm là mình đúng rồi, còn bạn mình, chắc là do nhầm lẫn nào đó mà bảo rằng đó là giầy nam châm thôi.

    Mình là dân anti-Xây dựng (nói đùa chút cho vui, ý mình là mình là dân văn ấy mà), chẳng hiểu gì xây dựng cả. Nên nghe người khác nói thế nào thì biết thế ấy, không cãi lại được. Cái vụ nam châm này, mình thì tin bạn ấy, nhưng bản thân cứ cảm thấy vô lý thế nào ấy, nên mới cần xác minh cho chính xác.

    À, sẵn có bạn ở đây, mình hỏi luôn 1 vấn đề nữa. Là khi xây cầu ấy, cái trụ cầu người ta đổ bê tông trên bờ, rồi mới đưa xuống hay là đổ trụ cầu trực tiếp dưới sông? Dân Xây dựng thì bảo là đổ trực tiếp, còn mình thì bảo là đổ trên bờ rồi mới đưa xuống, vì nếu đổ trực tiếp, gặp nước thì hỏng hết luôn. Nhưng bạn mình nói là hiện mới chỉ có công nghệ đổ trực tiếp, còn đổ gián tiếp trên bờ rồi mới đưa xuống như mình thì chưa có. Vậy theo bạn ai đúng ai sai? (Chắc là mình sai vì mấy người xây dựng đều nói giống bạn xây dựng kia:(()
  7. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Một lần nữa: tớ không phải dân xd.

    Tớ coi đài discovery thì có loại bê tông dùng dưới nước được.

    Bác dùng từ khoá pouring concrete under water mà kiếm trên mạng.
  8. vankhoa2001

    vankhoa2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2010
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Hì, cái bài bên trên của mình là mình nói với bạn dhchuyen_bk mà! ;)).

    Hic, cái cụm từ tiếng Anh bạn đưa bên trên là mình chịu chết đấy, tiếng Anh của mình tồi lắm:((. Nhưng mà tóm lại thì là vụ "đổ bê tông trên cạn" của mình là sai, phải đổ trực tiếp mới đúng, có phải vậy ko? Chán nhỉ? Mình đang hi vọng mình thắng!:-??
  9. dhchuyen_bk

    dhchuyen_bk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    1
    Mình không phải là dân xây dựng kết cấu, mình là kỹ sư M&E (Cơ-Điện) chủ yếu thi công các công trình thương mại, nên không rành nhiều về cầu cống và kết cấu bê tông cốt thép cho lắm!.
    Tuy nhiên có một điều để chắc chắn khẳng định với bạn là khi thi công cầu mà những nhịp có chân cầu nằm giữa sông, biển hay nói chung là dưới nước thì khi thi công làm hạng mục này người ta sẽ phải dùng bạt ngăn nước để quây lại cái vùng đó, ngăn nước vào, tạo thành một khu vực không có nước để khoan, đào và đóng cọc, hạ móng rồi mới đổ bê tông thành trụ cầu!....
  10. yeuChien

    yeuChien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2008
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    trước giờ nghe câu "lơ mơ như cơ học điện", giờ biết thêm 1 ông xây dựng nữa...

Chia sẻ trang này