1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn ý kiến sao về việc xét xử các tội giết người : Lượng hình - Niềm tin nội tâm - Án lệ - ...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lhdilinh, 11/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lhdilinh

    lhdilinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ý kiến sao về việc xét xử các tội giết người : Lượng hình - Niềm tin nội tâm - Án lệ - ...

    Mình có chút vấn đề muốn được tham khảo ý kiến các bạn: đó chính là việc xét xử các tội giết người.
    Đây là loại tội được xem là có tính nguy hiểm rất cao, tuy nhiên trên thực tế, việc xét xử tội phạm này còn nhiều vấn đề chưa thoả dáng lắm, chẳng hạn như:
    Giết người thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
    Hay đơn giãn hơn: Giết người là gì?
    mong các bạn góp ý
  2. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Tớ chưa hiểu bạn đang muốn trao đổi về các khái niệm liên quan đến Tội giết người? hay bạn bức xúc về thục tiễn xét xử đối với loại tội này?
    Bạn cho rằng việc xét xử còn nhiều vấn đề chưa thoả đáng? Có lẽ bạn nên đưa ra vài dẫn chứng thì hơn, nhỉ?
    Còn muốn tìm hiểu thế nào là hành vi Giết người hoặc giết người do vượt quá giwói hạn phòng vệ chính đáng? Bạn nên đọc thêm cuốn "BLKH BLHS", trong đó nói rất rõ về những điều mà bạn cần biết.
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tội giết người có nhiều dạng khác nhau, ở đây kevin xin nêu ra 1 số trường hợp trong quá trình xét xử khó định tội danh cụ thể Tỉ dụ như :
    - Đe dọa giết người
    - Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
    - Giết người trong tình trạng bị kích động mạnh
    - Phòng vệ chính đáng
    - v.v.v.
    Ở đây chúng ta cùng phân tích từng trường hợp cụ thể theo khoa học pháp lý Theo khỏang 3 điều 101 BLHS quy định phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạnnhân đối với người phạm tội hay đối với người thân thích của người đó....
    Có thể nói đây là một chế định pháp lý mà người ta đưa vào cấu thành tội phạm và là dấu hiệu bắt buộc khi kẻ phạm tội giết người trong tìnhtrạng bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với bị cáo hay đối với người thân thích của bị cáo, giống như dồn bị cáo vào đường cùng không có lối thóat về mặt tâm lý, quá sức chịu đựng, thì mức hình phạt cho tội giết người này thường là nhẹ, nếu không nói chỉ thuộc án treo mà thôi.
    Một người bình thường không mắc bệnh tâm thần hay bệnh gì đó làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của họ thì họ phải chịu tòan bộ trách nhiệm hình sự do họ gây ra, đó là lẽ đương nhiên, Tuy nhiên cũng có những trường hợp người đó có hành vi nguy hiểm cho xã hội trong lúc họ không còn sáng suốt và khả năng nhận thức về hành vi của mình không còn đầy đủ như lúc bình thường, vì lúc đó họ không còn đầy đủ tự chủ bản thân và không thấy hết được chất nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình. Đó là họ bị hạn chế về họat động ý chí.
    Tỉ dụ : Anh A thấy vợ mình đang quan hệ bất chính với thằng khác liền chạy về nhà xách dao chém cho thằng kia 1 phát.
    Thực tế thì trong việc này cần phải giám định Y học để biết được tình trạng của người này có bị kích động hay không, đối với khoa học pháp lý
    Ngòai ra người ta còn phải xem xét hòan cảnh giết người đó như thế nào, hòan cảnh phãm tội, mối quan hệ giữa bị cáo với nạn nhân v.v.v. Đối với tòa án, thì người ta chỉ áp dụng khoa học pháp lý như giám định tâm thần, mà thôi. Còn đối với Luật sư thì nên chú trọng đến các điểm quan trọng như, nghề nghiệp của bị cáo, tính tình, hòan cảnh sống, bệnh lý, quan hệ giữa bị cáo với nạn nhân, trình độ văn hóa v.v.v. đó là những điểm quan trọng để giúp họ giảm tội.
    + Thêm vấn đề nữa là nạn nhân là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng thì sao ?
  4. Tsai_mei

    Tsai_mei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu lhdilinh muốn hỏi về vấn đề gì.
    Chỉ xin nói thêm về "phòng vệ chính đáng":
    Ví dụ có một con tàu của hải quân chở vũ khí đạn dược hết trọng tải. Khi đang ở giữa biển thì có một cơn bão lớn, thuyền trưởng quyết định vất bớt xuống biển một nửa số vũ khí chở trên tàu để cứu tàu và thuỷ thủ đoàn. Hành vi này sẽ được coi là phòng vệ chính đáng nếu như:
    - Hành vi vất số vũ khí đó xảy ra khi con tàu đang trong cơn bão mà nguy cơ chắc chắn là nếu không vất bỏ để giảm tải trọng thì con tàu sẽ bị bão đánh chìm.
    - Nếu mới nghe tin cơn bão sắp đến (cho dù là trên cấp 12 đi nữa), nhưng chưa đứng trước nguy cơ bị chìm tàu mà đã vất số vũ khí này xuống biển thì không phải là phòng vệ chính đáng.
    Hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ đại loại cũng tương tự thế...
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa đọc quyển BLHS Việt Nam, có xem qua điều 106 nói về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vược quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
    Tại điều 98 BLHS cũng có quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Do đó khi xác định tội phạm này người ta phải căn cứ vào các dấu hiệu phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như điều 15 BLHS
    Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội phạm này với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hậu qua và ý thức chủ quan của người phạm tội đối với hậu quả xảy ra.
    Nếu người bị hại chỉ bị thương hoặc bị tổn hại đế sức khỏe mà tỉ lệ thương tật phải từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đưới 31% thì tội phòng vệ chính đáng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.
    Nếu người bị hại chết, mà cái chết phải do bị thương mà dẫn đến chết, chứ không phải vi nguyên nhân khác, Về phía người phạm tội không mong muốn, hoặc không bỏ mặc người bị hại chết , cái chết người bị hại chết là ngòai ý muốn của người phạm tội.
  6. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bạn trình bày vấn đề như trên có thể gây nhầm lẫn cho người khác. Tình huống con tàu gặp bão thích hợp cho việc làm dẫn chứng cho các "tình huống cấp thiết" của luật dân sự - là những tình huống khẩn cấp mà chủ thể có thể hy sinh, tạo ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại thực tế có thể xảy ra để bảo vệ phần quan trọng hơn khỏi bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại.
    Vấn đề "phòng vệ chính đáng" có những đặc trưng rất khác biệt so với ''tình huống cấp thiết" là:
    - Phòng vệ chính đáng luôn luôn là phòng vệ trước con người; nghĩa là nguoi bi tan cong phòng vệ trước chủ thể tấn công, chứ không bao giờ có sự "phòng vệ" trước các hiện tượng khách quan như bão lụt, động đất, hoả hoạn..v...v..
    - Phòng vệ chính đáng là những phản ứng đáp trả để tự vệ, và những phản ứng này có mục tiêu đối tượng là thủ pham; nghĩa là khi bạn đấm thẳng vào mặt người cầm dao tấn công bạn hoặc là giật con dao khỏi tay - các hành vi này đều nhằm vào người gây nguy hiểm. Mọi hành vi nhằm vào đối tượng khác đều không được coi là "phòng vệ chính đáng", ví dụ: bạn bị đối phương rút dao đâm mà bạn lại trả đòn vào người đứng cạnh đối phương thì không được coi là phòng vệ. Nếu như hành vi của bạn không nhằm vào đúng đối phương với mục tiêu đáp trả nhằm vô hiệu hoá mối nguy hiểm, thì cũng không được coi là phòng vệ; ví dụ: đối phương rút dao đâm, bạn không tấn công lại mà là phi thẳng từ tầng hai xuông đất để chạy, chẳng may bị gãy chân thì việc nhảy ra khỏi tầng hai cũng không gọi là phòng vệ; việc gãy chân không được coi là hậu quả của phòng vệ; mà chẳng may nhảy vào đầu người khác làm gãy cổ thì cũng chẳng được coi là "chính đáng".
    Một số vấn đề tiếp theo:
    - Phòng vệ chính đáng phải tức thời, đúng thời điểm bị tấn công; chứ hôm nay bị tấn công ngày mai vác dao đi lùng nó chém để "phòng vệ" thì không được. Phong ve som hon thoi diem bi tan cong cung kho duoc chap nhan.
    - Phòng vệ phải tương xứng mới được gọi là chính đáng; nghĩa là mức độ đáp trả phải tương xứng, không được vượt quá mức độ tấn công và chỉ nhằm mục đích loại trừ nguy hiểm cho chính bạn; ví dụ: đối phương vừa rút dao ra, bạn kê súng vào thái dương nó nã một phát thì không được; hoặc như đối phương đam bạn, bạn né được, sẵn hòn đá trong tay choảng một phát, nó ngã rồi...bạn bốc máu lên choảng tiếp một phát nữa nó chết hẳn thì đòn đánh bồi được xác định là vượt quá giới hạn.
    Đây là những vấn đề cơ bản tôi hiểu; có ai có kiến giải day du hơn nua xin bổ sung. Tuy nhiên có vấn đề này tôi cứ ấm ức mãi; như thế này: đối phương cầm xilanh đâm mình, ai cũng biết bị nhiễm HIV chỉ có chết; nhưng nếu đòn đap trả của mình tiễn nó về giời hoặc cho nó thành tàn phế binh thì mình không được phép, vì vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng. Akay chứ !
  7. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Van de nay có thể xem xét tình tiết " phạm tội do bị kích động mạnh " từ hành vi trái pháp luật của nạn nhân, điều này, trông một số điều luật cụ thể của Luật Hình su đã được đưa vào ******** tiết giảm nhẹ của tội cụ thể.
  8. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Có một vấn đề cũng tạm gọi là thú vị trong lĩnh vực xét xử, đó là "niềm tin nội tâm" , khái niệm thì rất mơ hồ nhưng trong nhiều trường hợp thẩm phán có quyền dựa vào niềm tin của mình để phán quyết. So sánh với vấn đề án lệ của pháp luật Anh - Mỹ, tuy rằng khập khiễng nhưng cho rằng khái niệm án lệ được công nhận ở Anh - Mỹ có tính minh bạch và tối ưu hơn vấn đề niềm tin nội tâm của pháp luật việt Nam.
    Niềm tin nội tâm là gì ? Là trong nhiều trường hợp, khi phải cân nhắc về một chi tiết mà không có sở cứ rõ ràng để dựa vào đó kết luận, thì thẩm phán được phép dựa vào ý chí chủ quan của mình để ra quyết định. Ví dụ: khung hình phạt một tội danh cụ thể là từ 3 năm đến 5 năm tù; vậy thì sự cân nhắc giữa khoảng xê dịch được phép này để ra phán quyết là 3 năm, bốn năm, bốn năm ruỡi hay 5 năm...thẩm phán quyết định dựa trên "niềm tin nội tâm " của mình; hay trong luật hôn nhân gia đình về cơ sở để ra quyết định cho phép ly hôn hay không cũng dựa chủ yếu vào niềm tin này.
    Án lệ là gì ? Án lệ là một vụ án được xét xử trong thực tiễn có kết quả tốt, đạt được các mục tiêu pháp luật đề ra, thoả mãn quyền lơi của các bên....nghĩa là kết quả xét xử đó được coi là tối ưu trong vụ án (dân sự hoặc hình sự hoặc hành chính, lao động...v..v..) cụ thể đó. Thì các vụ việc xảy ra sau này, nếu có các điều kiện tương đồng với vụ án trước đó, thì được phép noi theo mà xử tương tự.
    Tại sao niềm tin nội tâm lại đem ra so sánh với án lệ. Vì nếu như một vụ việc được xét xử mà noi theo đường lối của vụ án xét xử trước đó đã được công nhận là kết quả xét xử tối ưu, trong những tình huống khó cân nhắc, thì tốt hơn là chỉ đơn thuần noi theo niềm tin của người thẩm phán.
    Tại sao lại nhắc đến niềm tin nội tâm trong chủ đề này ? Vì trong trường hợp mà các bạn đề cập đến là " phạm tội trong trường hợp bị kích động mạnh" thì có một phần không nhỏ các tình tiết để xác định là thủ phạm có bị hành vi của nạn nhân kích động mạnh hay không , lại tuỳ thuộc vào sự cân nhắc dựa vào niềm tin nội tâm của thẩm phán. Lấy ví dụ thế này: một người bị kẻ khác cưỡng hiếp vợ mình, đối với người vô cùng yêu vợ và có máu ghen thì có thể xem là ''bị kích động mạnh" nhưng đối với người đã có thù oán với kẻ đó, lại hờ hững, lạnh nhạt, thậm chí có lối hành xử bạo ngược với vợ mình và chủ ý gây tội ác để trả thù...thì xác định có bị kích động mạnh hay không là rất khó và dựa vào niềm tin nội tâm của thẩm phán. Song, theo luật thì các trường hợp hành vi được coi là hành vi kích động mạnh chỉ công nhận khi đó là hành vi vi phạm pháp luật của nạn nhân đối với thủ phạm: xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín, xâm phạm sức khoẻ, tài sản ..v..v...Xác định thế nào là nghiêm trọng thì lại tuỳ thuộc vào thẩm phán.
    Về các vấn đề tiếp theo, giải trình cụ thể như thế này:
    - Đe doạ giết người, là một tội cụ thể, có cấu thành tội phạm riêng biệt và đã đưa vào bộ luật Hình sự đầy đủ theo điều khoản riêng; nên nêu ra như là một vấn đề khó khăn trong việc xác định là vô lý. Nếu có khó khăn thì chỉ khó khăn trong tình huống cụ thể, chứ không nêu ra chung chung như thế này được.
    - Các trường hợp tiếp theo cũng tương tự; đã có điều luật riêng, chỉ ngoại trừ ;''tình trạng kích đông mạnh" là khó, còn lại không thể đặt vấn đề chung chung như thế. Lý do như sau:
    Một hành vi được coi là tội phạm là hành vi đó được ghi nhận trong Luật hình sự (bao gồm luật chung ghi thành bộ luật và các điều khoản riêng nằm trong các văn bản khác nhau, như nghị quyết của Thường vụ quốc hội...v..v..). Một điều luật quy định về hành vi chỉ bao gồm một đoạn văn ngắn, song nó ghi nhận một cấu thành tội phạm tương ứng để định tội danh cho một hành vi. Cấu thành tội phạm đó bao gồm các phần : mặt chủ quan của tội phạm (ý chí chủ quan, gồm động cơ, mục đích, lỗi, trạng thái tâm lý, trạng thái nhận thức); mặt khách quan của tội phạm (hành vi, điều kiện khách quan tại nơi phạm tội..v..v.); chủ thể; khách thể; mối quan hệ giữa nguyên nhân vfa hậu quả. Căn cứ vào cấu thành đó thì xác định được, về mặt lý thuyết, là hành vi xảy ra thuộc tội nào.
    Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; được phân tích như sau:
    - Về chủ thể: là người đủ 18 tuổi trở lên, nhận thức bình thường, thể lực đủ để thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân mà không bị sai lệch hành vi do bệnh lý gây mất điều khiển tay chân, thân thể.....
    - Về chủ quan:
    + Lỗi: cố ý; tức cố tình thực hiện hành vi gây tổn hại sức khoẻ.
    + Mục đích: đã xác định rõ khi thực hiện hành vi là gây thiệt hại cho nạn nhân về thân thể, sức khoẻ chứ không nhằm mục đích khác như mục đích làm nạn nhân chết; mục đích quan hệ ******** với nạn nhân (những kẻ mắc chứng bạo dâm hoặc cưỡng hiếp nạn nhân một cách tập thể, hoặc với hành vi quá thô bạo cũng có thể dẫn đến chết người ) sẽ cấu thành tội phạm khác tương ứng.
    + Trạng thái tâm lý: bình thường; ở đây đáng xếp vấn đề này vào mục chủ thể nhưng tách thêm ra một phần ở đây cho rõ hơn; vì đối với một số tội khác thì trạng thái tâm lý cũng được xếp vào phần mặt chủ quan của tội phạm.
    - Về khách quan: hành vi khách quan là bất kỳ, có thể là tạt a xít, có thể là đâm chém, bắn vào tay vào chân, cào cấu, ném gạch ..v...v..
    - Khách thể: đối tượng xâm hại đến là sức khoẻ và thân thể của nạn nhân, chứ không phải là khách thể khác, ví dụ tài sản, như đi cướp giật dây chuyền làm nạn nhân ngã từ xe xuống đường gây chết người, hoặc đốt nhà làm chết người sẽ thuộc tội khác.
    - Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: hành vi gây ra phải trực tiếp dẫn đến thiệt hại về sức khoẻ; hậu quả thiệt hai về sức khoẻ phải chứng minh được mối liên quan trực tiếp cả về không gian và thời gian một cách khoa học; chứ chém nó một nhát mà năm mươi năm sau nó mới lăn ra chết thì không thể xem là có mối liên hệ nhân quả được.
    - Hậu quả "chết người" là hậu quả phát sinh ngoài ý muốn, không nằm trong mục tiêu nhằm đạt đến của thủ phạm, thủ phạm cũng không muốn nạn nhân chết.
    Qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng mỗi tội được xác minh , định tội một cách rõ ràng chứ không hề mơ hồ. Chỉ trong các tình huống cụ thể thì diễn biến của hành động khó được xác định hơn. Riêng tôi, có nhận xét rằng, trong tình trạng non trẻ chung của pháp luật Việt nam thì luật hình sự và khoa học luật hình sự có sự khách quan và chặt chẽ hơn các ngành luật khác trong thực định cũng như thực hiện.
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Trên thực tế án hình sự tội giết người ít ai dám xét tử theo niềm tin nội tâm để tăng án lắm bông mai ạ, chủ yếu dựa theo pháp luật và những căn cứ pháp lý cụ thể
    Thực chất tội đe dọa Giết người có rất nhiều điểm khác nhau cụ thể trong Khỏang 2 Điều 103 BLHS.
  10. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bác nói thế không thoả đáng. Nie`m tin nội tâm là một khái niệm rất ít được nhắc tới trong văn bản pháp luật chính thức, nhưng trong khoa học xét xử, thì Việt nam có công nhận. Và thực tế rằng xét xử theo niềm tin lại phổ biến hơn nhiều so với những gì người ta ước lượng hay thống kê được. Án oan sai không ít, tại vì đâu? một phần do tiêu cực; nhưng những vụ không tiêu cực mà vẫn sai thì do thẩm phán xét xử theo "niềm tin nội tâm" chứ không lẽ là theo khoa học, theo pháp luật đúng đắn hay sao ? Niềm tin nội tâm chính là niềm tin thông thường của con người thôi; đưa vào luật, người ta thêm hai chữ nội tâm cho thêm phần trịnh trọng và để cho nhân dân thấy là có căn cứ, và căn cứ đó là ở ..."nội tâm".

Chia sẻ trang này