1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn ý kiến sao về việc xét xử các tội giết người : Lượng hình - Niềm tin nội tâm - Án lệ - ...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lhdilinh, 11/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Án lệ thì trong này đã nói nhiều rồi ?oán lệ? là một hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và được hình thành thông qua các quyết định của toà án. Hiểu theo nghĩa hẹp, án lệ là một cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc sẽ xảy ra trong tương lai. Đây chính là phương pháp điển hình của sự hình thành, phát triển truyền thống pháp luật án lệ. từ trước đến nay, án lệ chưa được thừa nhận một cách chính thức là một nguồn trong hệ thống pháp luật nước ta, nhưng án lệ (hay còn được gọi là tiền lệ án) đang dần được công nhận như là một nguồn của pháp luật Việt Nam. Biểu hiện cụ thể cho việc này chính là việc sử dụng những quy định hướng dẫn xét xử trong nhiều Thông tư của Toà án nhân dân tối cao đối với các toà án cấp dưới trong quá trình xét xử mà những hướng dẫn này là kết quả thu được từ kinh nghiệm xét xử được Toà án nhân dân tối cao nghiên cứu và hệ thống hoá thành các quy định để hướng dẫn toà án cấp dưới trong công tác xét xử.
    tuy nhiên xét tính KHPl thì án lệ như em nói rất khó bàn trong KHPL, vì nó không mang tính khoa học lắm.
  2. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Dựa vào " niềm tin nội tâm " để mà quyết định mức hình phạt là 3 ; 3,5 hoặc 4 năm thì tôi chịu bác bôngmai_denhat rồi đó .Ko hiểu là Luật quy định phần định lượng trong LHS để làm gì nữa vậy bác ???
  3. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Công nhận thực tiễn xét xử tội phạm về các tội Giết người còn nhìu vấn đề thật...bức xúc nhưng nói ra cứ bị chặn ở cổ họng...mà nói đi nói lại cũng bởi cái anh tham nhũng., tham ô, hối lộ mà ra cả chứ chẳng phải cái gì.. Luật đó, quy định đó...cứ thẳng tay mà chém bọn giết người đi có phải hay hơn không...
  4. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Bác dùng những câu từ khủng khiếp thế , chẳng lẽ Luật quy định ra để trên giấy thôi ah` ?
    " thực tiễn xét xử ..." bác có một báo cáo hoặc là một thống kê nào của TANDTC không bác , nếu có thì bác cho em mượn với .
    " chặn ở cổ họng " , khiếp , bác nói thì bác cứ nói chứ có ai chẹn họng của bác ah` ?
    Chỉ một vài cá nhân , một vài vụ án có dấu hiệu tiêu cực mà bác có thể kết luận như vậy được thì tôi chịu bác đấy .
    Tất nhiên , việc bác nói hoặc viết thế nào thì tuỳ bác , nhưng box KHPL mà có những ý kiến như của bác trên đây thì cũng hơi buồn .
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Magic trình bày cũng có cái lý của Magic, vì thực tiễn xử lý án ở một số địa phương còn xử dụng án lệ nhiều quá, tỉ dụ như những tội mang tính hình sự , đòi hỏi quá trình xét xử phải có khoa học phân tích cụ thể, vậy mà vẫn còn nhiều nơi áp dụng án lệ, giống như xét xử để giải tỏa nỗi bức xúc của người dân, cứ bỏ mặc người ta oan hay không. Nên thường xuyên để tình trạng án oan xảy ra.
    Cái ngẹn của magic tôi rất thông cảm.
    Việc xử án hay phán quyết bằng niềm tin nội tâm hình như khá nguy hiểm, nên theo tôi không ai xét xử theo kiểu này trong các vụ án HS
  6. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Phần định lượng có đầy đủ trong bộ luật Hình sự đấy. Nhưng bác xem lại kỹ đi, có văn bản nào hướng dẫn tiếp theo cho phần định lượng đó không.
    Ví dụ: định khung hình phạt tội 148 đi; bộ luật ghi là "từ ba tháng đến hai năm" ; bây giờ bác đi kiếm cho tôi một câu nào trong văn bản bất kỳ ghi rõ là như thế này thì phạt sáu tháng, như thế kia thì phạt lên một năm, như thế khác nữa thì phạt lên mười tám tháng....Không có văn bản, thì quyết định dựa trên ý chí chủ quan của Thẩm phán chứ dựa vào cái gì nữa hả bác Nam.
    Định khung hình phạt là chung cho cấu thành tội phạm; còn định lượng cụ thể thì dựa vào niềm tin nội tâm của thẩm phán đấy; dĩ nhiên là quyết định của Thẩm phán chỉ được dao động trong khoảng quy định mà pháp luật cho phép thôi.
    Nếu bác hiểu nhầm ý tôi là Thẩm phán định lượng hình phạt tuỳ tiện vượt quá so với định khung mà điều luật cho phép thì bác xem lại cho. Còn nếu bác đã hiểu đúng rồi, muốn phản bác lại thì xin nêu lập luận cụ thể có dẫn chứng để tôi học hỏi thêm.
    Được bongmai_denhat sửa chữa / chuyển vào 20:03 ngày 13/05/2006
  7. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tranh thủ phản bác anh Kevil cái.
    Anh nói về án lệ; nhưng ở Việt nam không có án lệ. Cả nguyên tắc luật pháp cũng như thực tiễn xét xử không công nhận điều này.
    Cái mà anh dựa vào để làm căn cứ là các văn bản tổng kết thực tiễn xét xử hàng năm của Toà án tối cao mà các Toà án địa phương dựa vào để làm căn cứ xét xử trong những vụ việc chưa có văn bản chính thức. Tôi hiẻu rằng cái văn bản tổng kết kinh nghiệm xét xử này không phải là án lệ, mà là những quy định tạm thời thuộc thẩm quyền ban hành của Toà án Tối cao nhằm điều chỉnh những quan hệ pháp luật chưa có văn bản chính thức ở cấp cao hơn quy định mà thôi.
    Anh xem xét kỹ và so sánh văn bản này với án lệ thực chất của Anh, Mỹ xem nó có giống nhau không. Tôi thấy rằng không giống nhau. Lấy ví dụ cụ thể: Toà án tối cao ra văn bản tổng kết kinh nghiệm xét xử về các vụ việc liên quan đến "hụi, họ" và ghi rõ rằng :" Những vụ việc dân sự liên quan đến hoạt động hụi, họ thì Toà án không giải quyết". Rõ ràng điều được ghi nhận tại văn bản tổng kết trên đây có tính chất là một quy phạm pháp luật do Toà án nhân dân tối cao ban hành. Trong khi đó, các văn bản được công nhận là án lệ của Anh, Mỹ không mang hình thức và tính chất như trên, án lệ của Anh, Mỹ là văn bản ghi lại đầy đủ sụ việc đã xảy ra, quá trình xét xử của toà án và kết quả xét xử; chứ đâu có lập thành một quy phạm pháp luật như văn bản tổng kết kinh nghiệm xét xử của Toà án tối cao.
  8. Tsai_mei

    Tsai_mei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    - Ừa, đồng ý với bongmai: Bác Kevin lấy thông tin ở quái đâu mà nói là Toà án Việt Nam xét xử theo án lệ nhỉ. Cái món ?otiền lệ án? và ?oán bỏ túi? ở Việt nam bị cấm tiệt đấy. Ngay từ khi tớ học luật năm 1995 đã chả kiếm được lấy một vụ nào xét xử theo tiền lệ án để làm thuốc chứ nói gì bây giờ. Vụ nào mà xét xử theo án lệ bị cấp giám đốc huỷ ngay, lấy quái đâu ra oan sai cho bác nói.
    - Bác Kevin bẩu là ?oán lệ đang dần được công nhận như là một nguồn của pháp luật Việt Nam?. Chả hiểu bác nói thế nào! Cái gọi là tổng kết công tác xét xử hang năm mà TANDTC thực hiện bên cạnh tác dụng đánh giá cũng chủ yếu làm tài liệu cho đào tạo đội ngũ thẩm phán mà thôi và thực chất chủ yếu rút kinh nghiệm trong các sai phạm về tố tụng (cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến huỷ án ở cấp giám đốc và tái thẩm) - Chả có ý nghĩa gì là nguồn của pháp luật Việt Nam cả!!!!!
    - Về cái vụ oan sai thì thế này:
    Ở đâu chả có thể có oan sai, nói xin lỗi chứ các bác gõ chính tả còn phải sửa nói gì đến xét xử, nhưng mà tớ thấy không có cái vụ mà ?oxét xử để giải tỏa nỗi bức xúc của người dân, cứ bỏ mặc người ta oan hay không. Nên thường xuyên để tình trạng án oan xảy ra?
    1000 ông thẩm phán nếu cho giải quyết 1 vụ án thì chắc cũng phải có ít nhất 800 bản án khác nhau. Vậy oan sai là thế nào? Theo tớ thực chất của oan sai trong hình sự nó bắt đầu ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra. Có 2 nguyên nhân, đó là:
    1, Vận dụng luật
    2, Đánh giá chứng cứ.
    Mà sau cái 388, tớ thấy các cụ tiến hành tố tụng cứ là cẩn trọng lắm cơ. Không khéo thì mệt lắm (xin lỗi công khai nhé, bồi thường nhé - tiền ở đâu? Một năm ngân sách rót cho bao nhiêu đó mà xử vài cái án oan sai phải bồi thường thì bố con nhà nó chỉ có nước ăn cháo với lá bắp cải thôi - Ôi, mẹ ơi, con đói!). Các bác VKS cũng thế luôn, thấy chứng cứ không rõ ràng thì đố mấy ông công an thuyết phục được các bác ý phê chuẩn lệnh đấy! (Không chơi, tao phê chuẩn cho mày làm, mày làm sai nhưng tội tao chịu à? Chắc mới chơi! Thành ra có ối vụ nó phạm tội mà không dám bắt nó ngay đâu, cứ phải có chút chứng cứ rõ rang đã)
    Mấy lị Toà án cũng khôn lắm, bi giờ hồ sơ không đủ căn cứ là trả lại để điều tra bổ sung ngay, không thụ lý đâu (năm 2005, TAND HCMc trả lại cho VKS và CQĐT trên 200 hồ sơ đấy thôi). Cho nên không có cái vụ xử bừa như bác Kevin nói đâu.
    - Tớ bàn tý về cái ?oniềm tin nội tâm?: Đồng ý là luật quy định cho thẩm phán quyền khá rộng (tất nhiên là có cả hội đồng - nhưng chủ yếu là vai trò của thẩm phán). Cứ tỷ dụ như cái án giết người mà các bác đang bàn: Ái chà 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình nhé:
    >> 12 năm nhé chú >> Dạ, iem cảm ơn HĐXX ạ!
    >> Nhìn cái mặt bị cáo thấy ghét >> Cho mày 18 năm đi >> Không sai nhé!
    >> Á à, luật sư của chú nói nhiều quá, rác cả tai, anh không làm gì được nó nhưng với chú thì? >> 19 năm 6 tháng nhé! >> Ơ sao nặng thế ạ? >> Muốn ý kiến à? Kháng cáo đi, tớ không sai nhé! Có biết đọc không? Mở luật ra đọc lại đi nhé!
    Túm lại, thẩm phán có thẩm quyền quá rộng.
    Tuy vậy, thẩm phán phán quyết không chỉ dựa vào ý chủ quan thôi đâu. Mấu chốt nhất là vai trò của Luật sư. (Cái này chắc phải mở một topic mới các bác nhẩy)

  9. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Nếu bảo rằng "xử theo nỗi bức xúc của dân" và " xử để xoa dịu" thì không có. Mọi cơ quan ban ngành đều kiên quyết chối chuyện này; anh em cũng không ai đồng tình được. Chẳng vì tại các vị sử dụng ngôn ngữ không chuẩn.
    Phải nói rằng cái các vị có thể phản đối là việc xét xử "các vụ án trọng điểm". Án trọng điểm xét theo thực tế là án xử theo dư luận; mức hình phạt thường nghiêm khắc, nặng nề hơn các vụ thông thường cùng tội danh.
  10. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Hú hú bác "Đại_Mêu" ơi.... HÌnh như tui chỉ nói Việc xét xử án lệ chỉ là 1 vài trường hợp được áp dụng trong LDS thôi mừ ,còn Hình sự tui có nêu "từ trước đến nay, án lệ chưa được thừa nhận một cách chính thức là một nguồn trong hệ thống pháp luật nước ta"
    Bác có thể xem kỹ lại giúm nhé. Kiến thức pháp luật tui cũng thuộc dạng rẻ bèo, nên chỉ dám bàn tán lang mang thôi, có gì bác chỉ giáo.
    Còn chuyện áp dụng niềm tin nội tâm để phán quyết 1 vụ án tui thấy không ổn. Người ta ra toà chủ toạ hay hội đồng xét xử muốn phán xét cái gì, cũng phải : Tôi xin thay mặt (hoặc) nhân danh nhà nước .......Rồi căn cứ vào các điều luật mà định lượng tội danh. Tui nói vậy phải hông anh "Đại Miêu"

Chia sẻ trang này