1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn ý kiến sao về việc xét xử các tội giết người : Lượng hình - Niềm tin nội tâm - Án lệ - ...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lhdilinh, 11/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tsai_mei

    Tsai_mei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Tớ có một trường hợp thế này (án có thật):
    - Ku A mới ra tù vì phạm tội cố ý gây thương tích.
    - Ku thuê nhà ở Hà Nội ở, rủ chú B là hàng xóm nhậu. Mới nhậu được 30?T thì hết mịe nó mồi (bực thế chứ ) Ku A bảo chú B ?ođưa mượn xe tao ra làm tạm mấy cái đuôi heo coi?. Có xe rồi, Ku này chuồn luôn, xuống Hải Phòng nhưng không bán được xe.
    - Cú quá, Ku A quay về Hà Nội, lấy con Nouvo láng cóng đi cướp giật (đói quá, có con xe ngon mà chả có xu mẹ nào trong túi ). Ku cậu mới giật được sợi dây chuyền của con bé đi trên đường Bưởi thì bị tóm (thật khốn khổ thân cu cậu ).
    Toà ra bản án:
    + Áp dụng K1Đ139, điểm g K1Đ48 BLHS xử phạt 2 năm tù
    + Áp dụng điểm c, d K2Đ136 BLHS xử phạt 8 năm tù
    + Áp dụng Đ50 BLHS tổng hợp hình phạt chung là 10 năm tù.
    Dạ, oan ức cho iem quá, Bao đại nhân ơi!!!!
    **********
    Vụ này cũng đơn giản đúng không? Tớ muốn các bác để ý đến vấn đề hình phạt >> Qua đây cũng ít nhiều thấy phán quyết của Toà án căn cứ vào đâu để lượng hình, có hay không cái gọi là lượng hình với ?oniềm tin nội tâm?.
    Các bác thử cùng bàn nhé!

  2. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Á....á....còn cãi ! Bớ...bớ....nhào vô cho bầm dập bác kevil luôn đê....!
    Điềm đạm mà tranh luận thì tôi kiên quyết phản đối bác kevil nêu ra những quan điểm có tính chất cảm tính như thế. Xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Việt nam là nguyên tắc không công nhận án lệ, chứ không he^` có tư tưởng nào cho phép chia ra là dân su thì dược dùng án lệ mà hình sự thì lại không. Dù rằng sự khác biệt giữa hai ngành luật này là đương nhiên.
    Xin lấy cho bác kevil một dẫn chứng: Năm 2002, tại Thanh Hoá có một vụ tranh chấp về lao động; trong đó một người lao động được thuê để khai thác đá. Trong quá trình lao động đã xảy ra tai nạn; người lao động bị hỏng mắt cùng với những thương tích khác rất nặng. Tại thời điểm bị tai nạn, chủ sử dụng lao động đã có mặt kịp thời để động viên và hứa hẹn với người lao động bị tai nạn những đền bù tốt đẹp. Sau khi chuyển qua nhiều bệnh viện khác nhau, tỷ lệ thương tật vĩnh viễn là 90%, mất hoàn toàn sức lao động; những chi phí điều trị tốn kém người bị tai nạn phải gánh chịu toàn bộ mà không nhận được sự đền bù nào. Sau khi hoàn tất điều trị, người lao động đòi được đền bù thích đáng; còn người chủ sử dụng lao động kia không đồng ý. Xảy ra tranh chấp lao động, và tranh chấp này được giải quyết bằng con đường hoà giải - một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp lao động theo luật - với mức đền bù thoả thuận là 30 triệu đồng. Biên bản hoà giải thành đã được hai bên ký kết xong; người chủ lao động quên luôn. Theo luật lao động Việt nam thời điểm đó và cả bây giờ thì mọi tranh chấp đã hoà giải thành công thì không được đưa ra Toà án nữa, Toà án không còn thẩm quyền thụ lý và giải quyết; việc cưỡng chế thi hành các biên bản hoà giải thành thi` không có quy định nào cho phép hết. Do đó biên bản hoa` giải thành này không được thực hiện.
    Người lao động tiếp tục kiên trì đòi quyền lợi. Con đường chính thức là gui đơn ra Toà án hoặc yêu cầu cơ quan Thi hành án cưỡng chế thi hành thì đã bị luật pháp cấm tiệt rồi. Chỉ còn mỗi cách là gửi đơn khiếu kiện đi lung tung khắp nơi, giống như là các chatter thực hiện spam bài ấy; gửi từ Toà án tối cao đến Thủ tướng chính phủ đến Quốc hội và Đại biểu quốc hội..v..v..Nghĩa là sự việc trở nên rùm beng sau khi có các tờ báo tham gia phát tán các đơn keu cứu kia đi. Các cơ quan ban ngành đã phải ngồi lại họp bàn với nhau, gồm có đại diện của Bộ lao động thương binh và xã hội; đại diện của Toà án nhân dân tối cao; đại diện của Bộ Tư pháp....Sau các buổi họp cang thẳng, đưa ra nhận định rằng theo đúng luật lao động thì chẳng thể giải quyết được; vì luật đã quy định rõ là các tranh chấp lao động đã tiến hành hoà giải thành giữa các bên tranh chấp rồi thì Toà án không có quyền thụ lý; cơ quan Thi hành án không có quyền cưỡng chế thi hành; tất cả quyền lợi của người lao động chỉ dựa vào sự rộng lượng và tự nguyện thực hiện của tên chủ lao động vô cùng ngoan cố kia mà thôi.
    Cuối cùng, các bên thuộc lưc lượng quốc gia ca''nh ta? đã phải đưa ra một biện pháp giải quyết linh hoạt để chống lại tên chủ sử dụng lao động thuộc lưc lượng cực hữu kia. Đó là: công nhận khoản tiền 30 triệu đồng người sử dụng lao động đã hứa đền bù cho người lao động trong biên bản hoà giải thành kia là một khoản nợ dân sự chứ không phải là một khoản tiền đền bù trong tranh chấp lao động. Do đó các biện pháp buộc thực hiện đền bù sẽ tiến hành theo thủ tực dân sự, như: kiện ra Toà án để đòi nợ; yêu cầu cơ quan Thi hành án cưỡng chế thi hành một bản án dân sự về đòi nợ.
    Kết quả như trên là một kết quả được xem là một kết quả chưa từng có tiền lệ trong thực tiễn xét xử các tranh chấp lao động ở Việt nam. Tuy vậy, nó không được coi là một tiền lệ được phép noi theo để xét xử ở mọi vụ tranh chấp có nội dung tương tự. Quy định rất là tréo ngoe kia ở bộ luật lao động vẫn còn tồn tại và có hiệu lực; mỗi năm vẫn có hàng nghìn vụ hoà giải thành bị một bên quên thực hiện; nhưng viẹc tái lập một cuộc họp tương tự là không bao giờ tái diễn. Lý do là dù cách giải quyết kia thoả đáng; nhưng pháp luật Việt nam không công nhận án lệ cho nên cách thức giải quyết trên đây không được lặp lại dưói bất cứ hình thức nào.
    Bác Kevil thân mến ! Tôi mong muốn rất tha thiết rằng mọ ý kiến đưa ra đều phải bị phản bác một cách thẳng thừng; phang tới cùng. Tuy nhiên, mọi ý kiến đưa ra cần phải có lập luận và nêu được dẫn chứng nữa thì thoả đáng hơn. Trong vấn đề "niềm tin nội tâm", tôi đã nêu ra lập luận của mình và có dẫn chứng để chứng minh là các Thẩm phán đã được giao quyền hạn rộng, trong đó pháp luật cho phép Thẩm phán trong chừng mực cụ thể được ra phán quyét theo ý chí chủ quan của mình. Vậy, đề nghị rằng bác phản bác lập luận trên với những luận điểm và luận cứ xác đáng và có sức thuyết phục cao hơn chứ không nên bằng những nhận xét chủ quan. Cám ơn bác !
  3. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn hỏi lại bác Tsai_mei theo đúng vụ án trên:
    - Khoản 1 - Điều 139 co'''''''' ghi: " Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm" .
    - Khoản 2 - Điều 136 có ghi: " Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạt tù từ ba năm đến mười năm".
    Vậy, xin hỏi bác rằng:
    - Tại sao y lại bị phạt về tội lừa đảo là hai năm chứ không phải hai năm rưỡi hoặc tối đa luôn là ba năm, khi điều luật cho phép tăng nặng đến tối đa luôn.
    - Tai sao y lại bị phạt về tôi cướp giật là tám năm chứ không phải là tám năm rưỡi, chín năm, chín năm rưỡi hay mười năm luôn; dù rằng được phép tăng nặng tối đa đến mười năm.
    Đièu 48 ghi các tình tiết tăng nặng cho tội phạm khi định lượng hình phạt; nhưng không có thấy ghi rõ cách cộng, trừ chính xác từng năm, từng tháng cho một hành vi cụ thể khi bị cáo có các tình tiết tăng nặng đã nêu.
    Vậy, dựa vào văn bản nào để Thẩm phán ra phán quyết với các con số cụ thể về hình phạt tù như trên? Nếu không có văn bản, thì phải chăng Thẩm phán đã ra phán quyết cụ thể như trên dựa vào suy nghĩ của mình, sau khi cân nhắc thấy các con số đó nằm ở trong khoảng mà pháp luật cho phép - tức là trong định khung hình phạt.
    Phần định khung hình phạt, là điều khoản cứng mà người xét xử phải tuân thủ; nhưng khoảng dao động giữa hai mức cao nhất và thấp nhất trong định khung đó là khoảng mà Thẩm phán có quyền lựa chọn, cân nhắc. Sự lựa chon, cân nhắc đó của Thẩm phán chính là ý chí chủ quan - niềm tin nội tâm - mà tôi đề cập đến. Niềm tin nội tâm ở đây là việc người thẩm phán tin tưởng rằng mức hình phạt cụ thể mà mình đưa ra, nằm giữa khoảng định khung cho phép, và là một con số cụ thể, là xứng đáng với hành vi mà phạm nhân thực hiện.
    Dĩ nhiên rằng, nội dung mà tôi nêu trên đây chỉ là một trong các biểu hiện của "niềm tin nội tâm" trong tư pháp và xét xử ở Việt nam.
    Được bongmai_denhat sửa chữa / chuyển vào 23:13 ngày 14/05/2006
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    heheheh Chú Bông mai dê nhất dám kiu gọi mọi người chơi anh hả ? anh đọc bài viết của em anh muốn "tảo quả nhập ma" mất rồi. anh tóm tắt vài vấn đề để chúng ta tranh luận nhé :
    - Án lệ có áp dụng tại Việt Nam không ?
    - Thẩm phán Việt Nam có áp dụng niềm tin nội tâm trong quá trình xét xử ( cụ thể là định tội danh) không ?
    Quan điểm của BÔng Mai dê nhất nêu trên kia anh không dám bình luận, anh chỉ dám nêu chút thiển ý của anh để làm nghịch đảo quan điểm của em thôi nhé.
    Thứ nhứt ta thấy việc xét xử tài phán của thẩm phán tại tòa đòi hỏi đến tính minh bạch và nhất quán trong pháp luật, hay nói cách khác, một bản án phải thực sự thể hiện việc xét xử công minh, nên việc áp dụng pháp luật phải chuẩn xác là một yêu cầu hết sức là "sống còn", "cốt lõi" đối với việc giữ vững LÒNG TIN và CÔNG LÝ, tránh được tình trạng bán sơ khai, mịt mờ về pháp luật. mà cái em gọi là Niềm tin nội tâm á. ở đây em nên đổi tên nó lại thành NIỀM TIN CÔNG LÝ hay là NIỀM TIN PHÁP LUẬT nhé.
    Anh tỉ dụ tại phiên tòa xét xử ông thẩm phán xử dụng cái gọi là NIỀM TIN NỘI TÂM như em nói á, rồi phán quyết tội danh, thì có 2 trường hợp có thể xảy ra
    một là: SUY ÐOÁN CÓ LỢI CHO BỊ CÁO
    hai là: SUY ÐOÁN BẤT LỢI CHO BỊ CÁO
    đã nói là nội tâm mừ, phải dùng từ suy đóan thôi. cho nên 2 trường hợp trên sẽ sinh ra 2 vấn đề.
    Trường hợp 1 : người ta sẽ cho rằng thẩm phán này có ăn uống hay hối lộ gì đó hehehe
    Trường hợp 2: Người ta sẽ cho rằng ông thẩm phán này bị hâm, có mối thâm thù với bị cáo, hay thiếu nghiệp vụ v.v.v
    ====================
    Quay trở lại vấn đề án Lệ :
    - như trên đã nói ?oán lệ? là một hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và được hình thành thông qua các quyết định của toà án. án lệ có cái hay cái dở, hay nhất ở đây là giải quyết một việc như vạn việc. Nghĩa là, tình tiết sự việc cứ giống nhau là đương sự có kiện ra tòa cũng thua kiện, cũng nhận được giải quyết tương tự và không thể khiếu nại nữa. Ở Việt nam trong tình hình các vụ việc dân sự chất như núi tại các tòa, nếu không áp dụng án lệ cũng khó mà giải quyết hết việc.
    chết chết.., không còn chữ nào trong đầu rồi, để chút xíu xem em có khơi màu gì không rồi anh nặn óc viết tiếp....
  5. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Ông anh hay đùa. Vấn đề em nói rất nghiêm túc. Anh mà thay chu~ "niềm tin nội tâm" thành "niềm tin công lý" hay "niềm tin pháp luật" thì anh xuyên tạc một khái niệm trong khoa học pháp lý.
    Không thể lẫn lộn khái niệm mà em nêu ra với hai khái niệm của anh được.
    - Chủ thể của "niềm tin nội tâm" thường là các chủ thể có quyền tài phán; có quyền đại diện cho quyền lực Nhà nước để đưa ra các phán quyết giải quyết tranh chấp hoặc quyết định hoặc bản án trong hoạt động tư pháp. Đa số là Thẩm phán, Công tố viên.
    Còn chủ thể của "niềm tin công ly" hay " niềm tin pháp luật" là tất cả mọi công dân của nước Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
    - Nội dung của "niềm tin nội tâm" là ý thức, nhận thức chủ quan của các chủ thể trên đây đối với những sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan có ý nghĩa trong việc đưa ra những kết luận về sự việc hiện tượng đó. Những kết luận này là căn cứ cho việc đưa ra các phán quyết, quyết định, bản án có hiệu lực.
    Trong khi "niềm tin công lý" chỉ là nhận thức chung của con người đối với pháp luật, dựa vào những nhận thức này, con người điều chỉnh hành vi của mình. Những hành vi đó có thể có tính chất pháp luật, có thể có giá trị pháp luật nhưng không mang tính đại diện cho quyền lực Nhà nước; hoặc đại diện cho quyền lực Nhà nước nhưng không nằm trong lĩnh vực tư pháp (ví dụ: công chức của Bộ Tài nguyên và môi trường ra văn bản, quyết định về việc lập khu bảo tồn thiên nhiên).
    - " Niềm tin nội tâm" là một khái niệm trong khoa học pháp lý mà mục đích đưa ra nó là để giải quyết những vấn đề cụ thể trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

    Không có sự mâu thuẫn giữa "niềm tin nội tâm" và "pháp chế xã hội chủ nghĩa" và "niềm tin công lý" hay "niềm tin pháp luật".
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Người sử dụng quyền lực nhà nước để định tội, quyết định sự sống chết của người khác mà em cho rằng dùng NIỀM TIN NỘI TÂM thì phiêu lưu lắm. Thẩm phán khác với cha nhà thờ và mục sư, hay nhà sư nhé. mà anh nghĩ cũng có thể dùng niềm tin nội tâm, trừ khi nhà nước chưa có bộ luật quy định cụ thể.
    Chủ nghĩa duy vật khác chủ nghĩa duy tâm, duy vật ở đây là biện chứng, chứ không phải duy tâm siêu hình.
    - Ra tòa mà thẩm phán thấy bị can cùng họ với mình, thấy nó đáng thương, hay là nhân ngày sinh nhật của thẩm phán, ngày vui của thẩm phán, hay thẩm phán có việc buồn, mà dùng nôi tâm quyết định tội danh, thì á..á...á
  7. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Em đã nói là "niềm tin nội tâm" không mâu thuẫn với "pháp chế xã hội chủ nghĩa" ; pháp luạt khi cho phép (chinh thuc hay khong chinh thuc) người Thẩm phán lấy niềm tin của mình để làm căn cu cân nhắc hành vi tư pháp của mình thì cũng đã có những biện pháp để khống chế quyền năng của người thẩm phán trong giới hạn cho phép. Ví như việc định khung hình phạt là giới hạn mang tính khống chế quyền năng của Thẩm phán, thì quyền năng của Thẩm phán chỉ được cân nhắc mức án cụ thể giữa hai giới hạn " trần" và "sàn" của định khung hình phạt đó.
    Anh nêu ra chuyện: ra Toà, thẩm phán gặp ngày có chuyện buồn, bực mình phang cho bị cáo một mức án nặng ....trong khi đó giả sử một vụ trước đó cũng tương tự, thấy bị cáo trùng ngay sinh nhật voi minh nên vui vẻ cho nó một mức phạt nhẹ....Với giả thiết của anh thì em hỏi luôn vào giả thiết đó: Nặng hay nhẹ của mức án phạt là dựa vào đâu ? Theo anh vừa nói xong, thì là dựa vào tinh thần của người thẩm phán vui vẻ hay không. Có đúng vậy không ? Em hỏi tiếp, là nặng hay nhẹ mà nằm trong định khung hình phạt mà điều luật cho phép; thì chênh lệch giữa mức phạt của hai thằng này là sáu tháng hay một năm thì anh có bảo là Thẩm phán ra phán quyết sai luật hay không ? Không sai đúng không ? Ví dụ: tội này có mức phạt là từ 5 năm đến 10 năm, thằng thứ nhất gặp ngày Thẩm phán vui được hưởng 6 năm tù; thằng thứ hai gặp ngày Thẩm phán buồn nên lãnh luôn 6 năm 6 tháng tù. Em đố anh kết luận được là Thẩm phán xét xử sai luật đấy.
    Nếu không sai thì đương nhiên là Thẩm phán làm đúng luật. Mà Thẩm phán làm đúng luật thì lập luận của em sai ở đâu mà anh không chịu công nhận. Em không tranh luận về duy tâm hay duy vật để rơi vào ý đồ làm loãng chủ đề của anh. Hihihi. Anh nêu ra lập luận hay ví dụ nào em sẽ bám luôn vào lập luân, ví dụ đó để xoay, theo đúng phương án "bám lấy thắt lưng địch mà đánh".
    Em nói tiếp là việc cân nhắc vè định lượng hình phạt chỉ là một trong những biểu hiện của việc áp dụng "niềm tin nội tâm" vào hoạt động tư pháp đấy. Còn các biểu hiện khác của nó thì đa dạng và phong phú hơn rất rất nhiều; mà mọi biểu hiện này có một đặc trưng rất hay là đều nằm trong khuôn khổ pháp luật.
    Ví dụ thế này: Thời nay người ta có thể sử dụng công nghệ ADN để xác minh về mặt di truyền nhằm làm căn cứ cho việc kết luận một người là cha (hoặc mẹ) của một đứa trẻ khác hay không. Nhưng cách đây chục năm, ở Việt nam chưa có công nghệ này thì chỉ có thể xác minh bằng việc giám định nhóm máu và những bằng chứng khác như thư từ, đồ vật...v...v... Xác minh bằng các chứng cứ không phải ADN thì sai số rất lớn; vậy mà người ta vẫn phải sử dụng để kết luận. Vậy người ta bù đắp cái phần sai số đó bằng cái gì để đưa ra những kết luận mang tính chất 100%, ví dụ: "Công nhận đứa trẻ tên là A là con của ông B và bà C" chứ không phải là "Công nhận đứa trẻ tên A có đến 90% là con của ông B và bà C, 10% còn lại ....chúng tôi không khẳng định được là con của ai". Chỉ vì Hội đồng xét xử tin vào những chứng cứ đó.
    Anh đừng bảo đây là dẫn chứng thuộc luật Dân sự. Án Hình su cũng phải giám định con cái chứ.
    Được bongmai_denhat sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 15/05/2006
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    HÔm qua ngủ anh nằm chiêm bao, thấy vị thần Công lý,m chà , anh hỏi thần câu hỏi của chúng ta đang tranh luận nè, Thần công lý rất trang nghiêm, một tay cầm cân công lý, mặc áo la mã, đầu đội kim bôi, mũi cao, miệng rộng, duy chỉ có con mắt là anh không thấy, vì mắt thần bị bịt kín bởi 1 mảnh vải đen.
    Kevin hỏi thần : mang danh là Thần công lý định lượng sự công bằng cho thế gian vậy sao ngài lại bịt mắt ?
    Thần trả lời : Ta bịt mắt để bỏ qua những riêng tư cá nhân không thấy những người thân thích, mà xử việc một cách khách quan.
    Tôi hỏi tiếp : Vậy làm sao ngài thấy đường mà xét xử ? Con người phải có đủ giác quan mới cảm nhận được sự việc đúng sai ?
    Thần trả lời : Hahahah Ta xử lấy tiêu chí khách quan trứớc rồi sau đó mới tinh chất lượng vụ án.
    kvin hỏi : tất cả vụ việc phải nghe, phải thấy, phải đụng phải sờ.v.v mới xử lý vụ việc đúng chứ ?
    Thần trả lời : ha hahaha ta là thần, ta có quyền xử theo "NIỀM TIN NỘI TÂM"
    kevin pó tay, buồn bã thất thiểu xuống địa ngục xem Diêm vương xử án.
    Ở đây Dù là địa phủ, chốn âm ty gồm 18 tầng địa ngục. có 12 vị phán quan. Nhưng ông nào xử cũng có chứng cứ rõ ràng xét theo các điềuluật âm ty rất cụ thể. Nếu bị cáo không phục, có thể cho hồi dương v.v... Nhưng ngặt nổi một điều là có quá nhiều án Oan do Thần Công lý xét xử trên trần gian. Những Oan hồn đó kêu la thảm khốc, Lên tận cung đình. Ngọc hòang nghe vậy liền cho tìm hiểu lý do. Mới biết rằng Thần công lý tự mình lấy vải đen che mắt . để giữ gìn sự khách quan vô tư mà xử theo "Niềm tin Nội tâm".
    Ngọc hòang nổi giận đùng đùng, yêu cầu Thần Công lý phải tháo ngay cái khăn đen kia ra mà xét xử vụ việc đúng khoa học. chứ không bịt mắt mà đóan mò.
    Từ đó Thần công lý không còn bịt khăn nữa, tuy nhiên 1 số vùng vẫn còn bịt khăn đen cho Thần. ấy là Sai nguyên tắc vậy
    heheheh . Cái gọi là NIỀM TIN NỘI TÂM của bông mai Dê nhất chắc dựa vào thần công lý phải không ?
  9. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Anh Kevil định lòng vòng rồi; và ý kiến anh nêu chả có lập luận và dẫn chứng nào cả. Nếu nêu vấn đề như thế em không trả lời, vì vấn đề liên quan đến thần học em cũng có học hỏi đủ để tranh luận với anh; nhưng ở đây em không quan tâm đến lĩnh vực thần học đâu. Anh hãy nói rõ ra xem những dẫn chứng em đã nêu ở những bài viết trên đây thì Thẩm phán có sai luật hay không là tự khắc vấn đề rõ ra là Thẩm phán có quyền chủ động đưa phần chủ quan của mình vào kết quả xét xử, nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép hay không thôi.
    Bản chất vấn đề ban đầu là vấn đề xét xử tôi giết người, việc xét xử trong thưc tiễn như thế nào cũng là một phần của vấn đề đó. Đưa thêm những nội dung liên quan mà xảy ra tranh luận thì bông mai có nghĩa vụ tiếp ứng mọi phản chính một cách chu đáo thôi. Có lẽ cái tên topic mới đổi này không được ổn lắm.
  10. Tsai_mei

    Tsai_mei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Ớ ớ! Bác Kevin nói là ?oViệc xét xử án lệ chỉ là 1 vài trường hợp được áp dụng trong LDS thôi mừ? là căn cứ vào đâu thế???
    Nhân đây nhắc các bác đã là dân luật thì mình phải dùng từ ngữ đúng khoa học pháp lý nhé. Tớ thấy trong box KHPL này còn rất nhiều bác dùng từ ?ovụ án kinh tế?, ?ovụ án lao động?, ?ovụ án sở hữu trí tuệ? ? - đi vào quá khứ rồi nhé - dùng ?otranh chấp dân sự? trong lĩnh vực HĐ gì đấy (dân sự, lao động, thương mại) . Cũng nhắc các bác mình sửa cho quen đi, chứ quen mồm nói thế rồi bác nào là luật sư ra toà cũng cứ nói thế thì hổng được đâu.
    Tớ kể cho các bác nghe chuyện này:
    Cách đây khoảng gần 1 tháng, cô bé trợ lý của tớ đưa tớ ký một cái HĐ, rồi đưa khách hàng ký, xong rồi khi xem lại tớ phải tự tát vào mặt mình một cái. Nó thế này:
    ?oHỢP ĐỒNG KINH TẾ
    - Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/9/1989.
    - Căn cứ nghị định số 17/HĐBT ngày 16/02/1990 của HĐBT quy định chi tiết ban hành pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
    - Căn cứ quyết định số 18/HĐBT ngày 16/01/1991 của HĐBT ban hành về ký kết và thực hiện Hợp đồng kinh tế.
    - Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên?
    Ấy, bao nhiêu năm nay bà con anh em mình cứ nguyên thế mà nện, cô bé đó cứ lấy cái HĐ cũ sửa tên đi mà thôi, nó đâu có biết luật liếc gì, chả nhẽ mình tát nó. Chứ cái HĐ đó nếu ngon lành thì không sao, chẳng may phát sinh tranh chấp ra toà là tuyên vô hiệu ngay chứ còn gì.
    Bây giừ làm quái gì còn Hợp đồng kinh tế nữa cơ chứ, cái Pháp lệnh HĐKT chung sống suốt bao năm nay ?ođai? từ 01.01.06 rồi còn đâu mà cứ nện vào. Không nhắc thì thôi chứ khối bác bây giờ vẫn nghêng ngang dện nguyên văn như thế đấy!
    Tớ định bàn chút về cái câu đầu phản bác quan điểm của bác Kevin nhưng buồn ngủ quá, mai vậy. Nhưng mà nhắc bác, anh em mình là dân luật, luận điểm mí lị luận cứ là cứ phải rõ ràng, không có là không nói, không chắc là không chơi. Cái vụ án lệ tớ khẳng định với bác là không có, chứ không có chuyện ?omột vài trường hợp được áp dụng trong luật DS? như bác nói đâu!
    Ơ này, về cái bản án của các cụ thẩm phán trong ví dụ của tớ, không có ai bàn thêm à???

Chia sẻ trang này