1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn ý kiến sao về việc xét xử các tội giết người : Lượng hình - Niềm tin nội tâm - Án lệ - ...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lhdilinh, 11/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Ủa ủa ủa ..??...?..? Cái chủ đề bị đổi tên, hèn gì tìm hoài tưởng mod xóa mất, tính kiện, ai ngờ topic bị đổi tên. đang tám với Bông mai, mà đổi tên topic kiểu "chế nhạo" vầy"Các bạn ý kiến sao về việc xét xử các tội giết người : Từ "lượng hình" đá qua "niềm tin nội tâm" vòng vòng qua "án lệ ở Việt Nam" rùi tới xyz ... " ai dám "tám" nữa ?
    Xét cho cùng mấy vần đề ÁN LỆ ===> NIỀM TIN NỘI TÂM =======> LƯỢNG HÌNH ĐỊNH TỘI DANH. có liên quan nhau mừ ?
    Yêu cầu MOD xóa bỏ mấy ký hiệu phía sau " rùi tới xyz ... " giùm. Cảm ơn.
  2. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Nghe các bác máu me về việc dùng "án lệ" mà hình như cái "án lệ" mà các bác dùng lại chẳng liên quan gì đến cái "án lệ"(precedent) của toà án mỹ mà tớ biết
    Án lệ (precedent) được định nghĩa là " an instance, case, or decision that may serve as an example or justification for a later similar case". Các bác lưu ý giùm rằng án lệ chỉ được dùng làm ví dụ để bắt chước chứ không phải là khuôn vàng thước ngọc để các thẩm phán sau PHẢI làm như thía
    Trong ví dụ mà bác bông mai đưa ra về người lao động tại Thanh hoá . việc "công nhận khoản tiền 30 triệu đồng người sử dụng lao động đã hứa đền bù cho người lao động trong biên bản hoà giải thành kia là một khoản nợ dân sự chứ không phải là một khoản tiền đền bù trong tranh chấp lao động. " là một án lệ để các tranh chấp tương tự về sau có thể dùng để bắt chước chứ các thẩm phán sau không bị bắt buộc phải giải quyết tranh chấp như thía
    Thêm nữa cách tiến hành xét xử ở mỹ không giống như VN. Khi ra toà tranh chấp có hai "kiểu" xét xử . Dùng bồi thẩm đoàn hoặc không dùng bồi thẩm đoàn . Xét xử không dùng bồi thẩm đoàn thì thẩm phán hoàn toàn có quyền định tội trạng dựa theo cáo buộc/bào chữa của hai bên kiên. Xét xử với bồi thẩm đoàn thì thẩm phán chỉ đóng vai điều hành phiên toà . Bồi thẩm đoàn mới là người xét đoán tội trạng , vấn đề "niềm tin nội tâm" ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của bồi thẩm đoàn vì bồi thẩm đoàn hầu hết không có kiến thức pháp luật . họ xét đoán tội trạng chỉ qua cảm nghĩ/ấn tượng đối với lời buộc tội / bào chữa của hai bên kiện.
    Chính vì không thể dùng lý lẽ đối với đám bồi thẩm đoàn "ngớ ngẩn" này mà hai bên nguyên đơn hay bị đơn mới hay dùng án lệ để ví dụ rằng thì là ở trường hợp "tương tự" như thía thì người ta xử/kết luận như thía , như thía . Còn "tương tự" như thế nào thì còn tùy chán vào khả năng ăn nói của luật sư hai bên hơ hơ hơ có thế thì bọn luật sư mới có xiền chứ nhể
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Đây rồi, .... Chú giục anh quá, kiến thức anh kém cỏi mừ. Lý luận về Án Lệ tại Việt Nam xem ra bất thành văn, nhưng trên thực tế án lệ trong tương lai sẽ góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp
    em thấy đấy gần đây trong hoạt động lập pháp và tư pháp, như đổi mới quy trình soạn thảo và ban hành luật, điều chỉnh cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp.
    Em thấy các nuớc, cụ thể là Mỹ, họ giao cho Toà án Tư pháp theo hệ thống Anh - Mỹ (Common Law), chủ yếu là án lệ. Án lệ được xem là pháp luật để xét xử. các nước châu Âu lục địa lại theo hệ thống Civil Law, tức là hệ thống pháp luật thành văn. Nó lại thành lập cơ quan bảo hiến chuyên trách. Do đó, phải xuất phát từ thực tiễn đất nước và hệ thống pháp luật của nhà nước để tìm kiếm mô hình cho phù hợp.Không thể phủ định án lệ góp phần vào việc hoạch định đường hướng phát triển tương lai của nền luật pháp.Luật pháp không chỉ là những bản văn lập pháp và lập quy do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, mà còn bao gồm cả án lệ, tức là những phán quyết quan trọng đánh dấu một đường hướng mới trong việc giải thích luật hoặc giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.
    Hãy chờ xem nhé. rồi tranh luận tiếp.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 17/05/2006
  4. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Tớ không đồng ý ở điểm này.
    Ở Anh, toà Magistrates '' court phải tuyệt đối tuân thủ theo án lệ của toà Crown court, toà này phải tuân thủ án lệ của High Court => court of appeal =>supreme Court
    ở Mỹ toà án các bang và toà án liên bang phải tuân thủ quyết định của toà án tối cao liên bang.
    Nói chung thì toà án ở mức thấp phải tuân thủ các nguyên tắc đưa ra trong các án lệ của toà án mức cao.
    ở anh trước năm 66 toà án đã đưa ra một nguyên tắc thì chính toà đó phải tuân thủ nguyên tắc do mình đưa ra. sau 66 toà chambre de lord tự quyết định mình có thể không tuân thủ các án lệ của chính mình
    ở mỹ toà tối cao liên bang có thể không tuân thủ án lệ do chính toà này trước đó đưa ra.
    việc tuân thủ này là "obligatoire" có nghĩa là "PHẢI LÀM NHƯ THÍA° tất nhiên không phải là dập khuôn án lệ nhưng nếu hoàn cảnh vụ án tương tự thì nguyên tắc hình phạt đưa ra ở các vụ án trước đây của các toà cấp cao hơn phải được tuyệt đối tuân thủ. vì thế việc xử những vụ việc phổ biến khá lẹ, trong jugement chỉ đưa ra precedent rồi quyết định theo cái án lệ này.
    ở anh, mỹ hệ thống common law lấy case law làm gốc, không như hệ thống droit civil như ở pháp lấy luật (loi, law) làm chính.
  5. Tsai_mei

    Tsai_mei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Mấy bữa nay tớ bận quá không trả lời các bác được, mới lại bây giờ phải đi ngủ, 1h45 xem C1, nhưng thấy các bác cứ nói hoài về chuyện "án lệ" trong xét xử ở Việt Nam, rồi còn dẫn chứng chuyện luật Anh-Mỹ nữa, thấy đi chả đúng hướng gì cả. Xin nhắc các bác nhé:
    - Tư pháp hiện hành và kể cả trong quá trình cải cách tư pháp đang được tiến hành mà cụ Trần Đức Lương là chủ tịch Hội đồng cải cách tư pháp quốc gia ý (đến 2020) là không có án lệ nhé! Không và không!
    - Phải xem xét sâu xa và không nên so sánh với luật Mỹ - trả lời câu hỏi vì sao nó có còn mình thì không?
    + Nó tiến bộ hơn mình à? Luật pháp của nó ưu việt hơn mình à?
    Không có đâu!
    + Nó không có án oan sai à?
    Không có đâu!
    + Nó giải quyết án nhanh hơn mình nhờ có áp dụng án lệ à?
    Không có đâu!
    Vậy vấn đề là đâu!!???
    >> Các bác hãy để ý rằng. Phán quyết của mình căn cứ trên việc áp dụng quy phạm luật và được đưa ra bởi HĐXX. Luật Mỹ khác, nó phán quyết bằng Bồi thẩm đoàn (toàn những thằng mù luật) nên các cụ luật sư bên nó mới dùng những minh chứng trong các vụ án tương tự xảy ra trước đó để thuyết phục cái đám này và đánh vào chính cái gọi là "niềm tin nội tâm" của cái "hội đồng xét xử nghiệp dư" đó. Khổ quá, các bác cãi nhau về lý thuyết làm gì, nó khác nhau hoàn toàn thì làm sao mà so sánh!!!
    - Có cái thí dụ của mình thì chả ai thèm bàn. Chán!!!
    Ớ, đêm nay các bác bắt đội nào đấy???!!!!
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thì pháp luật Việt Nam về mặt chính thức trước giờ vẫn không thừa nhận Án lệ, tuy nhiên có những cái tương tự như Án lệ, tuy không được thừa nhận chính thức nhưng vẫn cứ tồn tại và có hiệu lực.
    Nguyên tắc xét xử của toà án là : độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, vậy những quy định về hướng dẫn xét xử của TAND tối cao có phải là pháp luật không ? nó có giá trị bắt buộc không ?
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    - Tớ được nghe luật sư Lê Công Định, trong một buổi giảng về pháp luật Anh-Mỹ đã nói rằng: án lệ của Anh-Mỹ không phải là bê nguyên cả cái bản án đó mà áp dụng (bongmai_denhat hiểu theo nghĩa này đúng không nhỉ?) mà áp dụng theo legal issue (vấn đề pháp lý mà bản án đó đặt ra). Cũng theo LS Định thì các luật gia và người xây dựng luật ở VN hay nhầm nội hàm của "án lệ" mà bảo rằng: VN không chấp nhận án lệ. Tớ thì cũng chưa đến tận Anh-Mỹ để tìm hiểu về hệ thống pháp luật của nó, cũng đứng ngoài nhìn ngó sơ sơ như các bác nên xen vào mấy câu vui vẻ đó thôi. (Chẳng qua hôm nay ăn cắp được giờ chỗ làm).
    - Đồng ý với chú Rệp (avatar của talking_blue) là ở Pháp theo droit civl lấy loi và règlement làm chính. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp quy phạm pháp luật không điều chỉnh nổi (có thể nói là đa số) tớ thấy dùng án lệ (jurisprudence) rất nhiều. Nhờ thế mà pháp luật của Pháp chi tiết đến từng khía cạnh nhỏ. Ngay như một quyển code ngoài điều Luật (loi, règlement) bao giờ cũng có giải thích của jurisprudence, thậm chí của doctrine.
    - Nhiều lúc tớ băn khoăn tự hỏi thật ra phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới làm gì cho phức tạp (?!). Sao cứ phải khăng khăng không chấp nhận án lệ như VN (?!). Thật ra mọi sự tập hợp những điểm gần gũi để phân chia thành các nhóm chuyên biệt đều chỉ là tương đối mà thôi. Nhưng âu như thế thì chúng ta mới có cái để bàn ở KHPL này chứ nhỉ?
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nghe đồn là nếu Toà cấp dưới ở VN mà không theo những quy định hướng dẫn xét xử của Toà tối cao thì bản án dễ bị kháng nghị. Thẩm phán nào hay bị kháng nghị thì ít có khả năng thăng tiến. Em bốc phét thế có đúng không hả người iêu?
  9. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Chào ấy
    ấy gọi anh BOB marley của tớ là Rệp thì buồn cho tớ quá, anh này dân Jamaica, thủ lĩnh của dòng reagea.
    tớ nói là cái rule of precedent nó là nguyên tắc, mà đã nguyên tắc là có tính chung chung, tớ không nói là bê nguyên cái phán quyết vào các vụ xét xử tiếp theo.
    Ở Anh , Mỹ bồi thẩm đoàn chỉ có ở các toà án mức thấp, toà án cấp cao không có bồi thẩm đoàn, thường thì jury được coi là "finder of fact", đưa ra quyết định "guilty" hay "not guilty", thẩm phán là người hướng dẫn jury về các vấn đề pháp lí. Toà án ở mức địa phương làng xã còn không có thẩm phán, có một bác clerk gì đấy tớ không nhớ rõ là người vừa làm giấy tờ hành chính vừa tư vấn cho bồi thẩm đoàn (thực ra tớ học không nhiều về phần này nhưng thấy rất thú vị nên nói ra đây, ai thấy thích thì tham gia)
    Ở mỹ procureur hay có kiểu bargain với avocat của bị cáo, tớ thấy rất là thú vị (ấy ở pháp xem Medium là biết). à đoạn này lan man quá rồi.
    Còn ở pháp thường thường toà án cấp dưới hay theo nguyên tắc xét xử của các toà cấp cao. Tuy nhiên điều này không bắt buộc. nếu mà toà cấp dưới (ví dụ toà tribunal administratif hoặc 1 instance hay cour d''appel mà muốn làm một cú revirement thì có hai khả năng một là bị cassé bởi Cour de Cassation hoặc Conseil d''Etat hai là hai toà tối cao này thấy có lí và chấp nhận. Tớ chỉ biết là jurisprudence ở pháp có vai trò hơi khác nhau trong juridiction civile và administrative nhưng không rõ lắm khác nhau thế nào => Constancy?
    tự dưng tớ buôn bán về tiền lệ án ở topic này, sợ mấy bạn kia không hài lòng,
  10. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Hơhơhơ cái tên Rệp này dám to gan không đồng ý với tớ cơ à tớ mà để cái .... "án lệ" này tồn tại thì mất uy tín làm sao mà lãnh đạo được nhể .
    Án lệ được dùng trong các lập luận tại toà . quan toà/luật sư..... dùng án lệ để hỗ trợ các luận điểm của mình khi tranh cãi . Toà dưới hay các thầy cãi miệt vườn dùng các án lệ hay đúng hơn các phán quyết của toà trên trong các trường hợp tương tự để đỡ mất thời gian suy nghĩ vì rằng thì là các bậc thông thái ở toà trên đã động não chán chê rồi mới đi đến những phán quyết như thế . Vì thế một khi đã đưa ra được các án lệ tươngtự thì ít ai dám/muốn phản bác . do đó trong thực tế nói rằng "toà án ở mức thấp phải tuân thủ các nguyên tắc đưa ra trong các án lệ của toà án mức cao" như bác Rệp thì cũng không bị sai lắm
    Nhưng các thẩm phán của toà cao cũng chẳng phải là thánh để không bao giờ bị sai lầm . Khi ra phán quyết (ruling) ở toà tối cao , mỗi thẩm phán đều kèm theo lý do (opinion),-tại sao lại là opinion chứ không là reason nhể - tại sao thẩm phán đó lại quyết định như thế . và các lý do mà các thẩm phán cũng không hoàn toàn giống nhau . hơhơhơ có bao nhiêu vụ án được các thẩm phán bở phiếu 9-0 nhể . Vì thế khi toà dưới/thẩm phán/luật sư không đồng ý với các án lệ đã có sẵn họ đều có quyền không dùng các án lệ này . Dĩ nhiên phe đối lại sẽ dùng lý do này để phản cáo (appeal) lên toà cao hơn . Nếu lý lẽ đưa ra để không dùng các án lệ có sẵn có đủ tính thuyết phục thì "ở mỹ toà tối cao liên bang có thể không tuân thủ án lệ do chính toà này trước đó đưa ra. " thế thì trên lý thuyết nói như tớ mới là đúng chứ nhể
    Hơhơhơ nếu bác Rệp đưa ra được một điều khoản luận nào bắt các toà dưới "obligatoire" các án lệ của toà trên thì lúc đó tớ mới chịu ...... chạy làng nhé

Chia sẻ trang này