1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn ý kiến sao về việc xét xử các tội giết người : Lượng hình - Niềm tin nội tâm - Án lệ - ...

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lhdilinh, 11/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Án lệ bắt nguồn từ Anh, điển hình của hệ thống Common law, với sự phức tạp của tổ chức Tòa án Hoàng gia bên cạnh các Tòa án khác, mà cơ quan quyền lực cao nhất Thượng nghị viện cũng đồng thời là Tòa án tối cao.
    Với Mỹ, quyền lực của TA tối cao là độc lập, kiêm luôn tư cách Hội đồng Bảo hiến, cân bằng với lập pháp và hành pháp.
    Chỉ có như vậy, truyền thống án lệ mới được thực thi. Bên cạnh đó, với quan điểm chính thống được luật hóa : phán quyết của Tòa án cấp trên phải được Tòa án cấp dưới tuân thủ, cùng với tỉnh mở của tổng thể pháp lý thì án lệ mới thực sự là cơ sở pháp lý, là chỗ dựa cho phán quyết của Tòa.
    Trong khi đó, với truyền thống lục địa (civil law), thói quen khái quát hóa, chuẩn mực hóa và trừu tượng hóa thành luật cùng với ưu thế hơn hẳn và sự tách biệt hoàn toàn của Nghị viện so với Tòa án thì án lệ hay phán quyết của Tòa án cấp trên chỉ là một tham khảo không bắt buộc cho các Tòa án cấp dưới : ai nghe thì nghe, kô nghe cũng chẳng chết, chẳng tiêu tùng gì ...
    Cứ nhìn vào Tòa thượng thẩm Nam Kỳ, Việt Nam trước 1945- tư cách là thuộc địa của Pháp, bê nguyên xi truyền thống luật lục địa của Pháp vào Việt Nam - , và xem các án lệ của nó ( trong cuốn sách của Trường Viễn Đông Bác Cổ ấy) thì thấy rằng chính nó cũng ra án lọan xị lên - án lệ sau và án lệ trước trái nhau một trời một vực.
    Như thế, với sự khác biệt như thế của truyến thống lục địa mà Việt Nam là cũng thuộc về, mà đòi án lệ có vai trò cao thì cũng lạ.

  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Để tớ nói cho bạn nghe thế này nhé:
    Chúng ta, Việt Nam ấy, theo truyền thống lục địa (civil law), nên án lệ chả là cái đinh gì sất.
    Mấy cái nghị quyết của Tòa án tối cáo chỉ là hướng dẫn nghiệp vụ cho công việc thui.
    Ban đầu, Tòa án tối cao thực hiện các báo cáo tổng kết, sau đó thì là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao, nhưng nội dung thì còn nhiều vấn đề phản bàn, vì :
    - Có rất nhiều trường hợp hợp, nội dung cụ thể của nghị quyết bị phản đối như :
    Nghị quyết gì năm 2001 hay 2002 hướng dẫn rằng:
    Hợp đồng kinh tế (theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ) không bị xem là vô hiệu khi tại thời điểm sảy ra tranh chấp các bên có đăng ký kinh doanh, trong khi đó Pháp lệnh 1989 lại quy định là hợp đồng vô hiệu khi một trong hai bên không có đăng ký kinh doanh, như vậy, TA TC đã chuyển từ vấn đề hợp đồng kinh tế có vô hiệu khi kô có đăng ký kinh doanh từ thời điểm ký kết đến thời điểm phát sinh tranh chấp.
    - TA TC kô phải là cơ quan có chức năng giải thích pháp luật mà trách nhiệm ấy thuộc về UBTV Quốc Hội và UBTV đã bắt đầu thực hiện chức năng này.
    Còn cái dzụ người Pháp hỗ trợ Tòa án tối cao lập và xuất bản quyển sách về các phán quyết giám đốc thẩm và tái thẩm của Tòa là nhằm nâng cao tính công khai và năng lực xét xử (vì sẽ có nhiều người bít và đóng góp ý kiến bình luận cho Tòa thì sẽ học hỏi được thêm + xử vớ vẩn thì dân chúng la ó thì quê độ).
    Sau đó thì, quyển sách đó được người ta xem là một nguồn tham khảo cho việc xét xử đối với những vụ án mà cơ sở quy phạm pháp luật chưa rõ ràng (vai trò giải thích luật không chính thức).
    Vừa - bị - ẹn hiểu chưa ?
    Chưa hiểu chữ nào thì bẩu típ đi, tớ cắt nghĩa cho.

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 28/05/2006
  3. vuabien

    vuabien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Phân tích vấn đề nào cũng nên có xuất phát điểm vững chắc. Chúng ta đang sống trong 1 thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Nên không thể vin vào "truyền thống" civil law mà chối bỏ án lệ được. Vấn đề hiện tại của chúng ta là nhanh chóng hoà nhập môi trường quốc tế, môi trường đó không tách rời được án lệ.Vì thằng khỏe nhất nó đang xài tẹt ga mà cho dù các pác nhà ta không thích hoặc chưa chuẩn bị kịp thì cũng phải cam kết thui Bạn thử hỏi dân trong TA xem giá trị pháp lý của các NQ do HĐTP TANDTC đưa ra xem có sức nặng thế nào Giữa lý thuyết ( chức năng của các cơ quan bảo vệ pháp luật) với thực tế khá khác nhau đấy. Nhất là chúng ta đang ở 1 nước châu á nên cách làm việc cũng không phải là directly and officely như bên giời tây đâu

Chia sẻ trang này