1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn yêu thích các bộ môn võ Việt Nam (Vovinam, Bình Định, Nhất Nam...) hãy vào đây thảo luận.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 28/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Các bạn yêu thích các bộ môn võ Việt Nam (Vovinam, Bình Định, Nhất Nam...) hãy vào đây thảo luận.

    Võ Việt Nam sẽ đi tới đâu?
    Hiện nay Vovinam là môn phái có tổ chức tốt nhất trong các bộ môn võ thuật Việt Nam. Phải chăng Vovinam là đại diện chính thức của nền võ học Việt Nam? Tôi hỏi như vậy là vì thấy các bạn Vovinam hô hào hơi bị nhiều về tính dân tộc trong bộ môn của mình. Sao các bạn không tự nhìn lại môn phái mình, Vovinam đã đóng được vai trò lịch sử gì chưa? Nếu không có Vovinam thì Việt Nam có mất đi bản sắc văn hoá dân tộc hay không? Trong khi các bộ môn võ cổ truyền, đặc biệt là võ Bình Định đã gắn liền với những sự kiện không thể tẩy xóa khỏi lịch sử Việt Nam. Đã vậy khi tôi thấy các bài bản của võ Bình Định bị các bạn "Thái dụng" và cải biên thì lại bị một câu trả lời là "đây là bài bản võ cổ truyền" (thật là lập lờ "thế nào là võ cổ truyền"). Có lẽ một ngày nào đó các bộ môn võ cổ truyền sẽ bị thất truyền để Vovinam một mình đứng ra nói chuyện với bạn bè thế giới? Các bạn yên tâm, ngày đó còn xa lắm. Cụ thể là ngày mà ông đạo Cao Đài đứng ra trước thế giới nói rằng tôn giáo của mình là quốc giáo của Việt Nam, là hệ tư tưởng chính thống của Việt Nam. Tôi nói như vậy có đúng không?
    Rồi, xong ông Vovinam, còn Võ cổ truyền, hiện nay Hội võ cổ truyền có trên 50% là các bộ môn du nhập từ Trung Quốc. Làm sao đây? Không lẽ bắt các ông gia nhập với môn Wushu bên Trung Quốc, Hay là lập một hội "Võ thuật cổ truyền Trung Quốc" tại Việt Nam. Cả hai đều không khả thi. Chưa kể các ông võ cổ truyền lại luyện tập chủ yếu là Silat và Wushu để thi quốc tế không à.
    Việc nghiên cứu cái bài thiệu cổ theo tôi thấy là thiếu tính hệ thống và hoàn toàn võ đoán chủ quan. Bài Tứ Hải thì bị thêm chữ "giai huynh đệ" vào, bài "Ngọc Trản" thì cho là cái giếng nơi Trọng Thuỷ tự tử (mấy ông thầy võ ngày xưa có ai quan tâm lắm ến sự kiện lịch sử này đâu). Không chừng một ngày nào đó "Thăng Long cước" được cho là lấy theo tên của kinh đô Thăng Long ngày xưa nữa. Có mấy người thực sự có tâm huyết như Vạn Thanh - Hư Linh Tử khăn gói vào SG học chữ Hán đâu (Cám ơn bạn Vobinhdinh đã mở mắt cho tôi về chi tiết này). Võ nhạc đã thất truyền, còn Nhạc võ chừng nào sẽ đi vào quên lãng?
    Bạn nào có tâm huyết với Võ Việt Nam hãy thảo luận về vấn đề trên.
  2. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0

    VietLong
    Member since May-15-02
    28 posts, 1 feedbacks, 1 points May-16-02, 08:04 PM (GMT)
    "Về vấn đề kỹ thuật của VoViNam"
    Tại hạ quan sát nhận thấy Vô Vi Nam kỹ thuật không phải là học hỏi từ các tinh hoa khác . Sáng tổ NL đem 2 bài quyền cổ truyền VN không rõ xuất xứ, nhưng thịnh hành ở vùng Bình Định là Lão Mai, và Ngọc Trản bổ sung vào Vô Vi Nam . Và sau đó ông và những người sau dựa vào võ thuật Việt Nam mà sáng tạo ra nhiều bài quyền, bài binh khí khác, và từ đó gạn lọc sáng chế ra các đòn chiến lược, phản đòn, song luyện v.v.
    =========================
    Trời đất !!!
    VS NL bổ sung Lão Mai, Ngọc Trản hồi nào đây !
    Sao cứ phải mượn danh Thày NL như thế nhỉ !
    [/quote]
    ==================
    Đến cái này mới " hãi hùng " !
    Tác giả là 1 môn sinh kỳ cựu; say mê quảng bá VVN, vừa qua tới Mỹ là mở võ đường VVN, lại đang học để lấy tiến sĩ ! Đoạn này đã bị phê bình nhưng vẫn lưu lại trên web : http://members.aol.com/chieutran/vovinam.htm
    Name: Tong-Minh-Duong
    E-mail address: duongtong@yahoo.com
    Comments: Tren trang luu but nay, tinh co doc duoc doi loi nhan xet nong can cua "hongnhatus@yahoo.com" ve VOVINAM.
    Toi cung co tim hieu ve VOVINAM, cung co hoc qua chut it vo Binh-Dinh, nen xin phep duoc co chut y kien:
    Toi thay ve vo thuat, VOVINAM bat nguon tu vo va vat co truyen cua nguoi Viet o mien bac Viet-Nam. To tien nguoi Viet, qua qua trinh chien dau de mo nuoc va giu nuoc tu may ngan nam, da kien toan duoc cac ky thuat xu dung tay chan va binh khi. Co Vo-Su Nguyen-Loc (nguoi sang lap VOVINAM), va Vo-Su Le-Sang (nguoi Chuong-Mon hien nay cua vOVINAM), da co cong duc ket, he thong hoa lai, va truyen dat lai cho nguoi doi nay.
    VOVINAM co mot qua trinh hinh thanh rat lau truoc khi nguoi Viet vao den Binh-Dinh. Thanh ra nhan xet cho rang bai ban cua VOVINAM "lay tu" vo Binh-Dinh ra la mot nhan xet rat ngu xuan. Nguoi dua ra nhan xet nay ro rang la mot nguoi Viet khong biet Viet su, khong co kien thuc ve vo hoc Viet-Nam.
    Tu nam 1938, nam lop vo dau tien cua VOVINAM duoc mo ra cho quan chung, den nay, so mon sinh VOVINAM da len den hon mot trieu nguoi. Hien nay VOVINAM da theo buoc chan cua nguoi Viet ma truyen ra khap the gioi. Khong co mot he thong ky thuat tinh dieu, khong co nhung dau oc xuat sac lanh dao, khong de gi phat trien nhu vay!
    VOVINAM co 21 "don chan the cong", moi don chan do khi danh ra, neu danh dung, deu co the lam hai mang nguoi; Nguoi co chut kien thuc ve vo hoc phai nhan ra dieu do.
    Mong qui anh chi em mon sinh VOVINAM vung tam luyen tap.
    Than men chuc Vo-Su Tran-Van-Chieu vui, khoe, manh tien tren duong doi, cung nhu tren con duong truyen ba vo thuat va vo dao cua dan toc Viet-Nam (VOVINAM).
    Tran trong
    Tong-Minh-Duong
    Tuesday, October 2nd 2001 - 03:48:45 AM
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 26/12/2003
    Gửi lúc 23:07, 26/12/03
    Các bạn hãy tham khảo ở trang "sưu tầm Vovinam-Việt võ Đạo" của vobinhdinh
  3. unrepeat

    unrepeat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Qua that toi rat la kho hieu khi hoi vien cua Lien doan vo co truyen viet nam den gan 90% la cac mon co xuat xu tu trung quoc, ban cuonglhvt cho rang tren 50% la hoi it. Theo toi neu da goi la vo co truyen viet nam thi nen ket nap thanh vien cua no la cac mon vo thuan viet, con khong thi keu no la lien doan vo thuat viet nam hoac lien doan vo thuat phuong dong cho chinh xac, hoac lap hoi vo co truyen trung hoa rieng di, gi dau ma toan thieu lam khong ma cung goi la vo co truyen viet nam thi nguoi ta se lam tuong vo viet nam la vo tau ca a.
  4. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Bạn biết gì về bài "tứ hải " mà dám nói chắc chắn nó không phải là "Tứ hải giai huynh đệ thảo pháp " mà cho đó là do người ta thêm vào . Còn bài bản của võ thuật Việt làm thế nào cậu biết là không có hệ thống và nghiên cứu rõ ràng . Những bài thiệu như Lão Mai Ngọc Trản , Tứ Hải etc thiệu vẫn còn đó chứ mất mát đi đâu mà cần phải nghiên cứu thêm bớt vào . Cuốn binh thư của triều nguyễn, những bài thiệu được ghi ché''p xuống bởi những võ quan cách đây mấy trăm năm vẫn còn . Bài bản được ghi chép bởi các gia đình ở các nơi khác nhau vào các thời điểm khác nhau bằng chử hán + nôm vẫn không khác nhau thì chúng ta cần phải thêm bớt vả cần nghiên cứu không ?
    Cái đáng tiếc là sự thật còn đó nhưng những người dạy võ bay giờ không dám châ''p nhận mình sai vì làm như vậy sẻ mất mặt mũi sư môn mình thì sao. Bao nhiêu năm nay mình nghĩ mình học võ thuật đất Việt nhưng đích thưc học võ tàu pha nhật thì sao? Có ai dám đối diện với sự thật không ?
    Còn về những sự tích về các bài quyền nếu không biết thì không nên phán người ta thêm bớt vào . Nhưng nó không quan trọng , những sự tích đó chỉ dạy người tập võ ta về lịch sử đất Việt và những bài học về tinh thần dân tộc của người võ sĩ . Có người học nó có người không .
    Cũng như mấy chữ Xã Đâm Kiền Lòn Bứt có mấy người biết ? Nhưng nói tới Ngũ Hành thì lắm kẻ thông . Cũng có mấy ai biết năm thế đơn sơ đó căn bản để luyện cho gân cốt ? Nhiều người chỉ múa qua loa cho biết rồi dồn thì giờ đi học Bát Đoạn Cẩm hay các thứ nội công khí công khác của tàu ? ....
    :tie^''p sau ...
    Võ Ta
  5. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho rằng võ thuật Việt Nam đều xuất phát từ Trung Hoa theo tôi hoàn toàn đúng nhưng các bác bảo chúng ta nên ra nhập liên đoàn ushu hay cái quái gì đấy của Trung Quốc thì không nên vì ông cha ta học hỏi võ thuật Trung Hoa nhưng không giữ nguyên bản chất của họ, mà đã có những cải biên để phù hợp với tố chất và sức khoẻ của người Việt Nam mình, với Võ thuật TH họ có những bài thiên về cương về nhu riêng biệt, nhưng các bậc tiền bối của ta đã sáng tạo ra những bài mà trong cương có nhu, và trong nhu có cương. Đến bây giờ đệ không còn nhớ hết tên các bài và thể thức đã được học chỉ còn nhớ Thượng Mã Quyền và Chân lực 2 của Bình Định Gia, hai bài này khi bắt đầu thường là nhưng đòn cương đầy uy lực nhưng khi vào bên trong có rất nhiều đòn nhu nối tiếp đòn cương, và về hình thức bài Thượng Mã cũng gần giống như bài Trường Quyền của Ushu. còn nói về binh khí thì cũng tương tự ví dụ như bên TH người ta sử dụng côn làm bằng chất liệu cứng còn o VN thường bằng song hoặc mây rất dẻo
      2B OR NOT 2B
  6. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0

    Cái gì võ thuật Việt Nam xuất phát từ Trung Hoa đây ? Các cậu có biết mình nói cái gì không vậy . Mỗi nước có nền võ thuật riêng, xin làm ơn mượn đầu heo nấu cháo . Tôi chán cái sư. xuyên tạc nhảm nhí của mấy người học võ lai tàu rồi . Võ thuật thời nay, người ta còn dấu nghề tùm lum, chứ đừng nói tới học rồi cải biến . Nền võ thuật đất Việt có hệ thống và cách luyện tập rõ ràng chứ không phải không có hệ thống như mấy bác học VoViNam hay các môn võ lai tàu Việt thường hay tuyên truyền đâu nhá . Còn Bình Định Gia có lai tàu thì đừng có lôi nó vào võ thuật Việt . Tôi thật chán mấy người mất gốc này quá rồi . Cũng vì đồng tiền và chút gốc gác họ xuyên tạc nguyên một nền văn hóa quên đi trong người họ mang nhiều máu Việt hơn cả tàu .
    Võ Việt của Người Việt và khác Võ Tàu xa, xin đừng mang mấy ông Võ Bình Định lai tàu hay võ Thiếu Lâm Tàu Sáu ra nói võ Việt nữa . Võ thuật đất Việt không phải Võ Bình Định đâu các bác à . Nhưng bài Ngọc Trản Lão Mai, Ngũ môn phá trận, Trực Chỉ Xiêu Xung thiên etc ... cũng chả phải võ thuật của riêng Bình Định mà nó nằm trong chương trình huấn luyện Võ quan của Triều Nguyễn đấy các bác à . Võ thuật đất Việt không phải chỉ có chừng đó bài bản mà các bác biết và làm ơn đừng cho nó là quyền Bình Định rồi kết luận bừa bãi . Nó có hệ thống và cách tập luyện rõ ràng rất tiếc những người biết thì không thích nói. Rất tiếc những người thích nói thì không hiểu gì cả .
    Làm ơn trước khi phát biểu thì nghĩ tới cái danh dự của tổ tiên mình, bao nhiêu năm phương bắc muốn đồng hoá và biến chúng ta thành một quận đều phải thất bại. Vó ngựa mông cổ dẫm nát châu âu càng quét châu Á mà còn phải dừng chân trước cái nước bé nhỏ Đại Việt này . Người Chàm người Thái phải nhường bước cho dân Việt , họ còn có môn võ của họ , các bác sao vội bán rẽ dân tộc tính của mình và nền võ học của mình thế .
    Võ Ta
  7. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với hầu hết những gì ông Võ Ta nói . Tuy nhiên, xin ông coi lại cái phần mà ông nói là: "Võ Bình Định không phải là võ ta". Cái này coi chừng người ta sẽ hiểu lầm đó . Từ xưa đến nay hễ nói đến võ Bình Định là ai ai cũng hiểu là võ Việt Nam . Nay ông lại nói là võ Bình Định không phải võ Ta, chẳng hóa ra người ta lại hiểu lầm võ dân tộc là võ tàu thì khổ .
    Võ Bình Định là danh từ người ta dùng cho các dòng võ, lò võ, làng võ, phái võ nguồn gốc võ-ta, ở xứ Bình Định, thì gọi là võ Bình Định, vậy thôi . Còn võ Tàu hay võ pha Tàu ở Bình Định thì làm sao gọi nó là võ Bình Định cho được? Chả lẽ bây giờ ông tới tỉnh Bình Định mở võ đường Aikido hay Taekwondo gì đó thì người ta lại gọi võ Aikido, Taekwondo là võ Bình Định hay sao?
    Hay là ông tới Sài Gòn hay Hà Nội mở lò võ Thiếu Lâm Tự thì không lẽ thiên hạ lại gọi đó là võ Sài Gòn hay võ Hà Nội ?
    Như vậy, võ Bình Định chính là võ Ta, võ VN, period . Võ Ta nào ở Bình Định thì gọi là võ Bình Định . Còn các lò Thiếu Lâm ai võ phái ngoại quốc khác dù được dạy ở Bình Định, nhưng vẫn là võ khác, không fải võ Bình-Định, ok?
  8. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Chú em đừng có nóng. Võ Ta nó bao gồm tất cả chứ chả phải của Bình Định không . Nhiều người mượn danh võ Bình Định như lại đi dạy võ tàu đấy . Nếu chú muốn chưng minh thi chi cần tìm mấy cuốn sách của võ sư Diệp Bảo Sanh xuất bản là biết thôi. Còn những bài bản người ta cho là võ Bình Định hoặc võ Tây Sơn thì thật là quá sai lầm, Mai Ngọc Trản Ngũ Môn Phá Trận, Trực Chỉ, Ô Du ( Tấn Nhất ) không phải là của Bình Định mà nói đúng hơn là võ luyện võ quan của triều đình nhà nguyễn , nhiều người biết tới nó bây giờ cho nó là võ Bình Định vì họ thấy nhiều người ở Bình Định biết . Nhưng thật ra từ nam chí bắc miễn ai được học qua chương trình huấn luyện võ quan đều biết nó cả. Ở miền bắc hay ở miền trung hay nam . Bài bản của Võ Ta không chỉ giới hạn ở những bài võ của nhà Nguyễn ( Cái mà nhiều người hay lầm là võ Bình Định ) Thật ra dân Bình Định lúc xưa chả bao giờ gọi là võ Bình Định cả, chỉ võ Ta hay võ chàm võ tàu thôi . Cái cụm từ võ Bình Định nó xúat hiện khi các người võ sư đi dạy o xa nhớ cội nguồn nên gán cho nó cái tên . Còn nhiều người vì muốn mượn cái oai danh của võ Tây Sơn nên gán nó vào luôn, chứ họ thật sự dạy cái võ của những người tàn sát nhà Tây Sơn đấy .
    Còn chuyện võ tàu rồi gọi là võ Việt thì thiếu gì, chú em coi cai liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam bây giờ là thấy thôi . Hay cái vụ võ Việt biến thành võ Thiếu Lâm cũng không có hiếm . Vì những lý do cấm đoán lúc xưa của nhà nguyễn và của thực dân pháp, nhiều người phải nói võ mình là thiếu lâm để dạy lại cho con cháu tránh căp mắt dòm ngó của những con chó săn .
    Còn thời nay có nhiê`u môn võ vay mượn tàu nhật gộm lại gọi là võ Việt Nam thì cũng chả hiếm . Nên tui nói " Võ Bình Định " của những anh pha tàu pha ta không phải võ Việt Nam . Võ Bình Định chỉ là một phần của võ Việt nam mà thôi.
    Võ Ta
  9. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Cho mấy người nào vẫn nghĩ võ Ta là "xuất phát từ Trung Hoa" thì tham khảo nhá:
    VietLong
    Member since May-15-02
    28 posts May-17-02, 01:36 AM (GMT)
    "Võ Tàu & Võ Ta"
    Có thiểu số người cứ nhất định cho rằng Võ Ta và Võ Tàu ảnh hưởng nhau và giống nhau . Thậm chí có những người nặng óc thờ phượng Thiên Triều nên cho rằng võ ta bắt chước Tàu, thậm chí hãi hùng hơn, xuất phát từ Trung Quốc, nói như vậy cho những kẻ chưa tập võ, thiếu hiểu biết về võ học Việt Hoa, và trẻ em thì còn được. Chứ mấy lão võ sư mà nghe mấy câu này thì sẽ cười rụng răng bể bụng.
    Như các bạn đã biết, văn hóa VN và Tàu có rất nhiều sự tương đồng và ảnh hưởng nhau rất nhiều . Tàu đô hộ nước Nam gần 1000 năm, và sau này quân Minh đô hộ 10 năm. Từ thực phẩm, tranh vẽ, văn chương, kiến trúc, phương pháp tổ chức, giáo dục, y phục, phong tục tập quán, nhạc, thơ v.v. VN đều ảnh hưởng của Trung Hoa.
    Tại sao ảnh hưởng???? Là vì NGƯỜI TÀU MUỐN ĐỒNG HÓA DÂN VIỆT CHO NÊN ĐÃ BẮT BUỘC, ÉP BUỘC (Không lẽ bọn chúng "ép buộc" dân ta học luôn cả tinh hoa võ học, kỹ thuật chém giết của chúng để đập lại chúng, hehe) dân ta tuân theo chúng, bắt chước chúng, học hỏi theo chúng. Chưa kể người Việt cũng có đầu óc học hỏi cái mới, cái lạ, cái nào hay thì học, cái nào dở thì bỏ. Do đó chúng ta ảnh hưởng Trung Quốc là vì Trung Quốc bắt ta theo, và đồng thời ta cũng muốn học những cái hay của người khác.
    Nhưng có 2 môn mà Tàu & Việt không ảnh hưởng nhau hoặc rất ít ảnh hưởng. Đó là BINH PHÁP & VÕ HỌC. Tại sao ? Là tại vì ngày xưa không có súng đạn, võ học (kỹ thuật đánh nhau) chính là vũ khí của người xưa . Tiền nhân Việt Hoa dùng binh pháp và võ nghệ để chém giết nhau, tranh nhau từng tấc đất. Người Tàu sống ở đất Việt với tư cách là một người đô hộ, người chủ, kẻ cai trị, còn người Việt với tư cách là một dân tộc bị Hán tộc nô lệ, là người bị trị. 5000 năm lịch sử Hán Việt, Nam Bắc luôn luôn trong thế ngoài mặt thì hòa nhưng bên trong thì đề phòng cảnh giác, miệng thì hòa hiểu nhưng bên trong chứa toàn dao găm, côn kiếm.
    Đế quốc Tàu từ xưa đến nay lúc nào cũng ôm mộng thôn tính Đại Việt và bành trướng xuống nam. Còn VN ta lúc nào cũng dè dặt và cẩn thận đối với "ông thiên tử khổng lồ phía bắc".
    Từ xưa đa số Việt & Hoa đã bất hòa . Người Việt thì gọi người Tàu là "Chệt" một cách không tôn trọng. Còn người Tàu thì gọi mình là "Nam Man" một cách khinh bỉ . Ông con trời Trung Hoa luôn coi tộc họ là trung tâm của vũ trụ, các dân tộc xung quanh đều là man, di, nhung, địch.
    Nếu vậy ngày xưa võ học và binh pháp là 2 vũ khí để chống nhau, để bảo tồn xứ sở. Thì ngày xưa có thể nào một người Tàu dạy người Việt võ công hay binh pháp, hay người Việt dạy người Tàu võ công hay binh pháp? (kỹ thuật giết nhau xáp lá cà, và kỹ thuật quân sự)
    Huống hồ người Hán & Việt đều rất đa nghi . Dạy con cháu hay đồng bào mình mà còn giấu nghề sợ nó phản, làm mai một thất truyền nhiều kỹ thuật. Thì thử hỏi làm sao có thể dạy cho kẻ ngoại tộc, mà tộc ấy lại chính là tộc mà mình không thích ? Chưa kể bỏ thời gian tâm huyết để truyền dạy tuyệt kỹ và đào tạo 1 môn đồ không dễ dàng gì, mà đòi hỏi sự biết dạy và lòng kiên trì nhẫn nại .
    Thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh, vua Lê chúa Trịnh ở Bắc hà thân Mãn Thanh. Bên Trung thổ thì những người Hán không thần phục nhà Thanh, không thích tộc Mãn Châu, hay tận trung với Minh triều đều tìm cách trốn thoát qua nước khác. Có một số định xuống phương nam để lập nghiệp, nhưng triều Lê - Trịnh lại bang giao với nhà Thanh. Cho nên những người Minh Hương đó phải đi thuyền trôi dạt vào Đàng Trong (Nam hà) . Người Tàu đặt chân vào miền Nam, và đây là lần đầu tiên người Tàu đến đây sống bình thường, với tư cách là bạn mà không phải là kẻ cai trị, và người Việt ở Đàng Trong cũng không phải là người bị trị, tinh thần hòa hiếu mới có nổi .
    Người Minh Hương có một số biết võ công. Họ truyền bá võ Tàu vô VN bắt đầu từ đây . Nhưng chỉ là thiểu số mà thôi, và võ Tàu trong thời gian này cũng không thịnh hành cho lắm và rất ít người nghe nói . Vả lại võ Tàu chỉ thích hợp với người phương Bắc to con, đánh mạnh, mà không mấy thích hợp với người phương Nam tầm vóc nhỏ hơn, hơi yếu hơn nhưng linh hoạt nhanh lẹ hơn.
    Thời gian trôi qua ... Pháp xâm lăng VN. Mấy chục năm đầu bọn thực dân cấm tuyệt dân chúng luyện võ. Cho nên dân Việt chỉ còn cách tập lén, học võ ban đêm. Thời gian sau kỹ thuật súng đạn của Pháp cũng như của nghĩa quân kháng chiến lên cao . Người Việt dần dần dùng súng chứ không dùng võ, kiếm đao, hay tên độc để chống Pháp. Cho nên càng ngày cái đạo luật cấm tập võ chỉ còn trong giấy tờ chứ thực dân Pháp không còn nghiêm cấm bắt bớ gắt gao như xưa . Giới võ học nước nhà cảm nhận được điều đó cho nên nền võ học VN lại thịnh hành trở lại . Cùng lúc này, võ Tàu (đa số là Thiếu Lâm), võ Nhật, lan tràn tới VN. Thực dân cũng muốn triệt tiêu tinh thần dân tộc và võ học dân tộc của ta cho nên khuyến khích phát huy các môn võ ngoại lai .
    Các bạn cũng biết là khi VN nằm trong bàn tay của mẫu quốc "Đại Pháp" thì VN coi như là thuộc địa của Pháp. Vì vậy không còn sự phòng thủ ở biên giới chống Bắc triều . Huống hồ nhà Nguyễn và nhiều nhà kháng chiến lúc đó muốn dựa vào Mãn Thanh để chống Pháp. Pháp thì không sợ và không cần phải đề phòng nhà Thanh cho nên không cần phòng thủ biên giới . Do đó mà người Hoa chạy qua ta ngày càng đông đúc. Võ Tàu bắt đầu phát triển mạnh ở nước ta từ đây . Để đáp ứng với nhu cầu phân biệt, cho nên từ ngữ "Võ Ta" và "Võ Tàu" mới được ra đời để phân biệt võ VN và võ Trung Quốc, v.v.
    Xin tham khảo thêm ở những chủ đề khác.
    Như vậy cũng đủ để suy ra rồi nhé, võ Việt khác hẳn, khác xa võ Tàu . Từ xưa với nhu cầu tranh đấu để tồn tại, người Việt đã có một hệ thống, bài bản võ học để sanh tồn . Nước Việt "tứ bề thọ địch" . Tây có Xiêm La và Ai Lao, Nam có Chiêm Thành, Chân Lạp luôn luôn xảy ra chiến tranh và tranh chấp biên giới, phía Bắc thì khỏi nói, còn phía Đông thì hải tặc Tàu ô hoành hành .
    Các võ sư, huấn luyện viên ngày này cũng công nhận là kỹ thuật võ Ta rất khác với kỹ thuật võ Tàu .
    Chúng ta ảnh hưởng Tàu nhiều quá về khía cạnh văn hóa phong tục, văn học, văn minh, cho nên có lẽ chúng ta đã tưởng tượng quá nhiều, tưởng cái gì hay của ta "chắc" cũng là được Tàu dạy cho thì ta mới biết, còn không có Tàu thì chắc chúng ta "không biết gì hết" (?) . Nô lệ tinh thần mà không hay .
    Thật sự thì trước thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh, trước khi Mãn Thanh nhập quan thì dân ta làm quái gì biết đến võ Tàu võ Thiếu Lâm là cái gì . Ngoại trừ lâu lâu chiến tranh xảy ra mới xảy ra một lần . Võ Tàu bắt đầu truyền bá vào VN kể từ lúc mấy cựu thần Minh triều (Minh hương) tỵ nạn chính trị Mãn Thanh xuống phương nam tỵ nạn . Nhưng ngay lúc đó võ Tàu cũng chỉ có trong phạm vi gia đình, không truyền bá hoặc rất ít truyền bá ra ngoài . Dân ta không ai thèm học, vì có người thì kỳ thị, có người thì thấy xa lạ không quen, lý do chính là võ việt thích hợp với thể tạng người Việt hơn là võ tàu .
    Võ Tàu chỉ thật sự thịnh hành ở đất ta vào thời bắt đầu Pháp thuộc. Lúc đó bọn Pháp "bảo hộ" xứ ta cho nên nó cần quái gì phòng thủ biên giới bọn Tàu, mà nó có súng sợ gì thằng Tàu mà fải phòng ngự biên giới . Triều đình Huế lúc đó cũng muốn lợi dụng quân Tàu Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và mượn tay quân Mãn Thanh chống Pháp cho nên không canh phòng biên ải . Cho nên người Hoa di dân qua ta ngày càng đông, từ lúc đó .
    Hơn nữa, lúc đầu Pháp cấm tập võ vì mấy thằng lính nô lệ Phi Châu to con học Capoera và mấy thằng bự con da trắng của liên quân Pháp - Tây Ban Nha từng học kỹ thuật tác chiến ở Âu Châu, học Boxing và Savate, mà qua ta lúc đánh xáp lá cà bị mấy cha lính kiểng ở hoàng thành Huế đánh như con nít (cho nên sau này bọn chúng không dám đánh xáp lá cà với nghĩa quân, quân Huế, mà toàn là đứng xa pháo kích, và triệt để cấm tuyệt đối việc luyện võ)
    Sau này người ta xài súng chống Pháp chứ không ai thèm dùng đao kiếm đánh Tây như xưa nữa . Cho nên bọn Pháp thấy có cấm tập võ hay không cấm cũng vô tác dụng, vả lại người ta tập lén nó cũng không kiểm soát hết được . Đây chỉ còn là "luật ma" trên giấy tờ mà thôi . Sau này nhà cầm quyền mẫu quốc nâng đỡ cho các môn võ có nguồn gốc ngoài An Nam, như là các hệ Thiếu Lâm, Karate, Aikido, Jujutsu v.v. để triệt hạ võ ta và tinh thần dân tộc của chúng ta, đồng thời gây chia rẽ trong các làng võ VN gây ra một dạo các võ sĩ ta đánh nhau lia chia, tới nỗi đem hòm tới mỗi cuộc đấu vì biết có người bị đánh chết . Các võ đường võ ta lúc đó đều luyện cho gà nhà những miếng võ hiểm độc sát hại tính mạng kẻ địch trong chớp mắt, vô tình tụi Pháp đã giúp cho võ ta thêm nguy hiểm .
    Còn về môn phái Bình Định Gia . Các bạn làm ơn lưu ý chữ "Gia" ở phía sau nhé . Đừng lầm tưởng nó là võ Bình Định . Đây là một dòng võ lai Tàu . Do sự kết hợp giữa võ Ta của tướng Tây Sơn Võ Văn Dũng và võ Trung Quốc gia truyền của nhà cụ Trần Đại Chí, 1 võ sư người Minh hương.
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm của bác Vota về nguồn gốc của môn võ mà ngày nay ta gọi là võ Bình Định rất đáng được quan tâm. Bác cứ post tiếp bài lên đi, tôi ủng hộ việc này hết mình. Tôi chưa có đủ cơ sở để chấp nhận hoặc phản bác giả thuyết này. Chỉ có một thắc mắc nhỏ là nếu như vậy thì phải có rất nhiều văn bản chữ Hán về môn võ này lắm, nếu thế thì tại sao lại có quá nhiều version về thiệu của võ Bình Định và các câu thiệu này khác nhau rất nhiều? Ta có thể giải thích rằng các thầy võ Bình Định không biết chữ Hán, nhưng tại sao các thế võ của các thầy lại hoàn toàn khác nhau thế không hề có đủ tính hệ thống của một cuộc thi, mà thời Nguyễn cũng không cách xa chúng ta lắm.
    Trong khi đó ở Okinawa ta thấy rằng các bài võ của các phái của Karate cũng không khác nhau lắm, mặc dù Okinawate xuất hiện cũng đã lâu và đây là một môn võ hoàn toàn dân gian.

Chia sẻ trang này