1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn yêu thích các bộ môn võ Việt Nam (Vovinam, Bình Định, Nhất Nam...) hãy vào đây thảo luận.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 28/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Thật sự rất nhiều bài văn chữ hán nôm về các bài thiệu này . Cái thắc mắc của bạn về quá nhiều bài bản thì cũng không khó giải thích . Phần đông các bài thiệu được lưu hành là sai, nhiều người không học đến nơi đến chốn múa quyền qua loa, chứ không am tường được cái huyền diệu của từng chiêu thức võ thuộc Việt. Sự khác biệt về đòn thế hay bài bản cũng do những người thầy xưa muốn thoát con mắt của bọn thực dân nên sửa đổi bài bản của mình, nhưng căn bản võ thuật vẫn không khác nếu người thầy học đến nơi đến chốn . Nhiều người có cơ hội học dăm ba bài quyền thì cũng truyền lại, có cái sai cái đúng vì bản thân họ cũng không hiểu hết những đòn thế được đánh vì mục đích gì, và tại sao phải có một góc độ nào đó . Nói chung phần đông chỉ tập chứ không hiểu tại sao. Sau này do ảnh hưởng của những môn võ ngoại ban, những người tập sau này muốn cải tiến bài quyền để hợp với những gì họ hiẻu về võ thuật. Người này người nọ thêm bớt vào . Có những kẻ vì muốn bán võ nên chế biến bài quyền , mượn tên tuổi của những bài võ nổi tiếng đất việt đặc tên cho quyền của mình chế ra ( trường hợp VoviNam và nhiều môn phái khác ) Vì mục đích gì thì không rõ , nhưng những việc họ làm gây ra một sự nhầm lẫn lớp về các bài bản . Thời buổi này ai cũng cho mình đúng và ai cũng khư khư tập những cái mình học, vì ma^ý chữ tôn sư trọng đạo, nhiều người học không dám lên tiếng cải lại thầy mình hoặc bỏ đinh những cai sai lầm . Hoặc những kẻ không biết gì hết thì cứ chấp nhận những sai lầm đó . Thời nay, võ thuật đất Việt cũng không được phát huy, vì quá nhiều kẻ nói bậy bạ trên sách báo . Nào là võ Bình Định băt nguồn từ thiếu lâm nên thiếu nội công căn bản, nào là võ thuật VietNam thiều cách mĩ thuật nên càn phải sửa chửa , nhiều người vì cái tinh thần cầu tiến và muốn sữa chưa cái "dở" của bài quyền mình nên tự quyền thay đổi vô tình đánh mất đi những cái tinh tuý cha ông mình để lại . Vì cái lối dạy luyện chí của võ ta trước, nhiều người học không được nên nghĩ thầy mình giấu nghề, họ đi học nội công và cách dụng lực của người tàu rồi cải biến cho phù hợp với những gì mình học sau này, đây là hiện của nhữnng kẻ chê Võ Ta không có hệ thống căn bản và gốc gác từ võ tàu .
    Thật sự nếu người luyện võ ta không có tính nhẫn nại thì họ khó có thể lãnh ngộ cái hay của sự đơ giản và thấy được cái huyền diệu của những thế võ và cái đẹp của những thế võ họ cho là kém mĩ thuật . :)
    Võ Ta
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Vota ạ, thực ra tôi đã rời võ trường cũng gần chục năm rồi. Hiện tại cũng không hiểu rằng hiện tại có những gì mới trong việc phát triển võ ta nữa. Quan điểm của bác (võ Bình Định là võ của triều Nguyễn) thật độc đáo và cũng có cơ sở nhưng hiện tại tôi nghĩ nó chưa phải là quan điểm phổ biến và có quá nhiều quan điểm khác chống báng. Thực ra, con nhà võ không hẳn ai cũng bảo thủ cho thầy của mình đâu (bây giờ đã là thế kỷ 21 rồi). Hiện tại tôi rất muốn biết là quan điểm của bác là do sự truyền thụ của sư môn hay do bác đọc được. Nếu có thể xin bác tiết lộ danh tính của sư môn hoặc tên tài liệu mà bác đọc.
    Còn về ý kiến phản biện tôi xin đưa ra một số ý như sau:
    1. Có quan điểm cho rằng Võ Bình Định phổ biến dùng roi là vì nhà Nguyễn cấm dân vùng này sử dụng binh khí sắc bén như đao và thương.
    2. Võ Tân Khánh có rất nhiều bài cũng có tên và thiệu giống như võ Bình Định. Truyền thuyết cho rằng Bà Trà, người được coi là tổ của võ Tân Khánh là con của một gia đình bộ tướng Tây Sơn. Dĩ nhiên đây chỉ là truyền thuyết nhưng bác cũng nên tham khảo.
    3. Tiểu sử của cố Võ sư Trương Thanh Đăng (Sa Long Cương) có nói đến việc ông được ngoại tổ truyền dạy về tâm lý chiến đấu và có nói rằng ngoại tổ của cố VS TTĐ là người dạy các võ sĩ đi thi cử nhân võ triều Nguyễn. Nhưng về quan điểm, cố VS TTĐ vẫn cho rằng võ Bình Định là do các tướng Tây Sơn tập hợp và hệ thống hoá.
    4. Các bài Nhạc võ ở Bình Định được xem như do Tây Sơn truyền lại.
    Rất vui được thảo luận với bác, xin mời bác tiếp.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:46 ngày 01/01/2004
  3. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Võ tôi học là võ ta, tôi không biết môn phái nào khác, tôi học từ bà tôi, và mấy chú bên nội, và từ một người anh gốc An Vinh Bình Định, còn tôi la dân Gò Nỗi Quảng Nam . Còn những gì tôi nói là từ những tư liệu tôi tìm kiếm được và tôi đã học. Những bài thiệu của nhà họ Trương, của họ Đào, và của họ Hồ ở Bình Định , hiện giờ đang nằm trong ban nghiên cứu võ thuật Bình Định, và từ cuốn Binh pháp thư của triều đình nhà nguyễn và từ trong nhà. Cuốn Binh Pháp Thư này bay giờ cũng có một cuốn tại tổ đường Bạch Hổ . Tổ tiên họ là bộ tướng của Nguyễn Hữu Cảnh để lại . Trong cuốn Binh Thư Pháp có phần Võ Kinh và 15 bài võ quan. Những bài này còn đươc chú của giao sư Nguyễn Đình Hoà chép lai . Giao sư Nguyễn Đình Hoà là cháu nội của cụ cử nhân võ Nguyễn Đình Tốn người thanh hoá, cách tay mặt của Hoàng Diệu. Tôi cũng đang mong tìm dược nhiều dữ liệu hơn .
    Những tài liệu tôi tìm thấy và dối chiếu thì nó không khác nhau. Không phải tất cả những bài ở Bình Định đều ở trong phần võ quan. Tôi chỉ nói những bài được nổi tiếng như Ngọc Trản, Ngũ môn phá trận, Ô du , Trực chỉ , Xiêu Xung Thiên...etc ...
    Cái này có nhưng trong vòng mấy mươi năm sau đó vì lý do cần thiết để chống pháp, trường võ cử Bình Định được mở lại . Những binh khí sắc bén được cho tập rộng rãi lại . Không có nghĩa những binh khí này trong thời gian bị cấm không có ai tập, những binh sĩ và gia đình của các võ quan vẫn luyện tập . Dòng họ Trương là một ví dụ .
    Tôi cũng mong được thấy về cuốn sách của bà Trà do nhà xuất bản sông bé, và tận mắt thấy những đừơng quyền không phai võ thiếu lâm để mà học hỏi thêm . Bài thiệu giống nhau thì không có gì phải ngạc nhiên , vì nó không có nhiều bài . Những bài trong chương trình huấn luyện của nhà nguyển có trước thời Tây Sơn, việc luyện võ trong dân gian chỉ cấm sau thời nguyễn Ánh, nếu võ thuật mà các tướng lãnh Tây Sơn tập có giống thì cũng dể hiểu thôi. Nói chung là võ thuật đàng trong .
    Nếu là người dạy các võ đi thi võ cử nhân, nếu vậy thì trong 15 bài của võ quan ông ta phải biết và chính sư trưởng cũng phải biết . Ngoại trừ những bài như Thần Đồng, thiền sư, phụng hoàng, những bài khác sư trưởng dạy đều có tên trong những bài dạy võ quan cả, ( thật sự ngoại trừ xiêu xung thiên, phần lớn các bài thiệu về binh khí như Tấn Nhất, sư trưởng dạy dều thiếu sót rát nhiều , nếu thật sự sư trưởng học tất cả những bài này từ cử nhân Võ Trương Trạch thì sẽ không có tình trạng thiếu sot thiệu một cách đáng sợ vậy ) . Nói đúng ra những bài bản sư trưởng dạy chả phải do các tướng lãnh tây sơn đúc kết mà đã có từ trước thời tây sơn . Những bài vũ khí và quyền pháp của các tướng lãnh tây sơn trong Tây Sơn Danh Tuơng Mộ Hùng Thao và Lục Lăng bảo chúa không có nhắc đến . Nhửng bài như Tứ Hải, Thần Dồng, Thiền Sư, Phụng Hoàng , Thái Sơn Côn thì thấy xuất hiện trong tài liệu của cụ Đào ( Đinh) Thống ( Con cháu của Đinh Văn Nhưng ) . Nhưng bài này có lẻ sư trưởng học được từ họ Đinh ở An Vinh . Bài Tứ Hải sư trưởng chỉ dạy là bài duy nhất thiệu và cách đánh còn giống bài của họ Đinh. Trong khi đó những bài khác xuất hiện trong chương trình huấn luyện của nhà nguyễn và có trước đời Tây Sơn, vậy thử hỏi làm thế nào nhà nguyễn sài đồ của Tây Sơn để lại, và làm thế nào các tướng lãnh Tây Sơn đảo ngược thời gian.

    Cái này tôi đồng ý, tôi chỉ nói những bài võ người ta cho là võ bình định thật sự là võ được phổ biến trong cả nước chứ không riêng Bình Định. Hệ thống võ thuật Bình còn nhiều gia đình khác bài bản khác mà phần đông nhiều người không biết . Nền võ thuật Tây Sơn cũng rất ít người biết đến. Nhiều người cứ gán càng các bài bản đó cho nhà Tây Sơn , nhưng sự thật có thể khác xa .
    Võ thuật nhà tây sơn vẫn còn ở đất Bình Định và các nơi khác chứ không phải không có, nhưng có lẻ nó không bao gồm tất cả các bài bản đang thinh hành, nhà nguyễn trả thù nhà tây sơn đến mấy đời họ không để các thứ của Tây Sơn vào chương trình giảng dạy làm gì cả . Những bài roi Lữ vọng thần đồng hoặc những bài roi có thiệu bằng chữ nôm đều rút ra từ trường côn diễn quốc âm ca . Các võ sư chia bài này ra làm nhièu phần nhằm để dể truyền lại.
    Võ Ta
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì rõ ràng bác và gia đình là một vốn quý trong nền võ học dân tộc rồi. Xin lĩnh giáo. Thực ra theo tôi thấy hình như chúng ta nên trình bày một cách hệ thống sẽ dễ hiểu hơn (vì ngay ban đầu tôi lại tưởng rằng bác nói là tất cả các bài của môn võ ta gọi là Bình Định đều thuộc Võ quan). Chẳng hạn, điều quan trọng trước tiên bác nên phân loại, bài nào là võ quan, bài nào là Võ Bình Định tiền Tây Sơn, bài nào là Võ Bình Định sau Tây Sơn, bài nào là do hậu bối nghĩ ra (chỉ nên liệt kê tên bài ra thôi, không nhất thiết phải trình bày hết các version). Quan điểm của bác về Hùng Kê Quyền như thế nào? Còn những bài thiệu chữ Nôm nữa, tôi thấy các bài thiệu này có vẻ "khiên cưỡng" như thế nào ấy, không biết là có phải do "tinh thần dân tộc" một cách thái quá mà người ta "sáng chế" ra các bài thiệu này không nữa? Tôi thấy ý bác cho rằng các bài võ quan khắp Nam chí Bắc nơi nào cũng có, ý kiến này có hơi chủ quan không, bác hãy trình bày bằng chứng ở miền Bắc. Tôi thấy các bài này chủ yếu phổ biến ở miền Trung và miền Nam cũng biết một ít.
    À, còn về thầy Vạn Thanh nữa, trước đây tôi ngỡ là thầy học võ ở chùa Long Phước chứ. Bây giờ mới biết thầy là truyền nhân duy nhất của một môn võ. Tôi thấy các bài bản của môn này không có nào giống với võ Bình Định cả.
    Xin mời bác tiếp.
  5. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Các bài chữ nôm bạn thấy có vấn đền vì phần lớn các bài bạn biết đều sai ráo . :) sai do phát âm hoặc sai do người học lóm .
    Tôi không trách cậu có nhận xét như vây . Những bài tôi thấy trên net, và trong sách vở do những người xuất bản lại thiếu xót nhiều và nhiều khi đánh mất đi mấy cái chìa khoá .
    Còn Hùng Kê Quyền, mà vỏ cổ truyền đang dạy tôi hết y'' kiến :-)) )
    Còn bài võ quan tôi nói vì cụ nguyễn Đình Tốn ở Hà Nội đấy, Lên yên thế cũng không ít người biết mấy bài đó, nên nhớ những bài võ quan lưu hành ở đàng trong nên miền trung và miền nam nhiều thì không có gì ngạc nhiên cả . :)
    Truyền nhân duy nhất thì cũng không đúng, :) vì mỗi đời truyền lại hai hoặc một người . Biết bao nhiêu đời đã trải qua, có kẻ không học hết, nhưng nhiều lúc cũng chả cần học hết, những đường roi của Hồ Ngạnh cũng có dính líu đến cái cuốn binh thư do ong Nguyễn trung Như soạn đấy chứ , nói chung ở Việt Nam còn lắm bài bản hoặc tài liệu chưa được ra ánh sáng thôi .
    Võ Ta
  6. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Trích đoạn:
    "Kỹ thuật: ?o Vuốt tỳ nhãn ?o, ?o Văng cột tấn ?o, ?o Vả hà bàn ?o của vùng võ Yên Thế là kết quả có được của bao đời nhằm chống lại các thế đánh trường đao, trường thương, trường quyền của người Trung Quốc. Ngay như thế: gồng, bốc, vét của vùng vật Hà tây, vùng võ Liễu đôi cũng là một biến tướng của kỹ thuật ?o Lăng xà võ ?o , ?o Nơm úp ?o của đất võ Thái Bình, xứ Nghệ, thể thức này có khả năng khắc chế các môn công, trụ bán, đánh lấn đòn của dòng võ vùng Quảng đông, Quảng tây ...
    Ngay binh khí, một phần biểu ngẫu của thuật luyện quyền cũng chứa đủ tinh thần ?o Nê công ?o (1) và truyền thống luyện võ kiểu ?o làng xã ?o của người Việt . Chất dân gian thực dụng ngưng đọng trong các hiện vật khai quật ở mỗi từng văn hoá, từ Đông sơn, Phùng nguyên, Đồng đậu đến thời Đinh, Lý , Trần, Lê... từ vũ khí đánh gần: dao găm, kiếm ngắn ; lưỡi thô, dày nặng , đến vũ khí đánh xa: cung nỏ, lưỡi qua đồng, giáo lao... so sánh chủng loại binh khí này với một số chủng loại binh khí của người Trung quốc như: xích, chuỳ, bát xà mâu, việt phủ, kiếm dài... chúng ta càng nhận thấy nét riêng của thủ pháp đánh cận đòn có hiệu quả của người Việt nhằm chống lại lối công ồ ạt, giáp lá cà của một đội quân có thể vóc to lớn, người đông, có trường thương. Hoặc tìm hiểu thêm những khí đạo tập luyện: từ cối đã xách tay , bể bùn tập tấn, nhuỗi trận dồ tập đối đòn... Chúng ta càng có quyền tự hào với trí tuệ tích luỹ từ ngàn năm của tổ tiên, biết dựa vào mỗi cảnh, sinh kế và công cụ thuận tay để gom đúc tạo nên sức mạnh cho mình."
    VS Ngô Xuân Bính

    Mời các bạn vào tham khảo tất cả bài viết trong các chủ đề Sưu Tầm Tổng Quát Võ Thuật Việt Nam, Sưu Tầm Võ Bình Định, Sưu Tầm Võ Tây Sơn, để biết thêm .
    Trích đoạn:
    "Việc chao múa loạn ngẫu, kèm theo những tiếng thét man rợ, những động tác gợi nên hình ảnh quái đản, đe nẹt là có thực ở các môn võ cổ xưa của người Việt. Hình thái nguyên sơ thậm chí chỉ dừng ở hình thức bắt ?o nhại ?o một số giống vật, chính là bản năng sinh tồn của muôn vật, của kẻ yếu chống kẻ mạnh. Thực ra việc làm rối loạn gây hoang mang hốt hoảng cho kẻ địch ở phút choáng ban đầu thực có kết quả. Khoa tâm lý trong thi đấu thể thao hện đại cũng không thể phủ nhận được tính tích cực của hiện tượng tâm lý nêu trên. Võ Hét của vùng Nghệ an, Thanh hoá ngày nay còn bảo lưu được khá nhiều phương thức tập, là hiện thân của kỹ thuật này."
    Hehe, anh Võ Ta làm ơn nói với chú Vovit về vụ này . Tôi trong mấy forum nó không biết gì hết mà cứ cãi hoài về vụ võ Héc hay là võ Hét . Nó chỉ biết nghe lời người ta nói bậy mà không có khả năng suy luận . Rất nhiều người đã hiểu lầm vì đọc bài viết "Võ Nhất Nam" của ông Muôn, có lẽ ổng đã đánh máy sai chữ Hét thành Héc, làm mọi người lại tưởng vậy .
  7. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài viết của võ sư Tân Khánh Bà Trà, Ô. Hồ Tường:
    "Võ ta là các môn võ có xuất xứ từ Việt Nam, do chính con người Việt Nam sáng tạo, một mặt đáp ứng nhu cầu chiến đấu để sinh tồn, mặt khác vừa để rèn luyện sức khỏe cũng như hun đúc tinh thần thượng võ. Trước đây, người ta thường chia võ ta làm hai loại chính: Võ kinh và võ lâm. Võ kinh là loại võ ta được các triều đại phong kiến đúc kết lại dể huấn luyện và khảo thí cho binh lính ở kinh đô, kết hợp với binh thơ, đồ trận, nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ và mở mang bờ cõi. Còn võ lâm là loại võ phổ biết trong nhân dân cả nước. Sỡ dĩ gọi võ lâm là vì ngày xưa, ngoài kinh đô là làng mạc tiếp giáp với rừng rậm, cho nên võ của dân chúng sử dụng chủ yếu là nơi rừng rậm, mà rừng còn gọi là lâm theo chữ Nho. Cả võ kinh và võ lâm đều bao gồm đủ các môn: quyền cước, binh khí, vật và công phu.
    Quyền cước của võ ta bao gồm những đòn tay, đòn chân tấn công hay phòng thủ, cộng với việc sử dụng các bộ phận khác của cơ thể như: dầu, vai, hông, mông... theo chiều hướng khác nhau để tạo thêm hiệu quả - hầu hết các môn võ ta đều có những bài tập tổng hợp toàn bộ các căn bản nói trên gọi là bài quyền (hay quờn, thảo) theo từng trình độ thấp lên cao. Binh khí của võ ta vô cùng phong phú, cũng đủ loại trường đoản khác nhau. Có người nói rằng võ ta có 18 loại binh khí giống như võ Tàu, và gọi là thập bát ban võ nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng binh khí của võ ta xem ra nhiều hơn 18 loại; trong đó có nhiều loại khá đặc sắc, như: sợi dây thừng, chiếc khăn dài... Võ ta còn có vật. Môn vật trong võ ta cũng có đủ các tư thế vật như các môn Judo, Sambo, Sumo. Đặc biệt, trong võ ta, môn vật đã phát triển mạnh và trở thành một bộ môn riêng. Riêng môn công phu trong võ ta, cho đến nay, vẫn chưa thể thống kê được là có bao nhiêu môn. Một số môn vẫn thường được nhắc tới như: xỉa mũi bàn tay xuyên thủng qua thân cây chuối, nhảy cao lên ngang (hay vượt qua) nóc nhà tranh...
    Võ ta phát triển suốt chiều dài lịch sử, từ Bắc vào Nam, tạo nên những vùng đất võ khá nổi tiếng như: Yên Thế ở Bắc bộ, Bình Định ở Trung bộ, Tân Khánh Bà Trà ở Nam bộ... Tuy vậy, võ ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những bài quyền, bài binh khí giống nhau từ tên gọi, bài thiệu (tức những câu thơ chỉ tên đòn thế trong bài) cho đến các đòn thế kỷ thuật chính yếu trong bài. Chẳng hạn như các bài: Ngọc Trản Quyền, Lão Mai Quyền, Siêu Xung Thiên...
    Trong khi đó, võ Tàu dùng để chỉ các môn võ có gốc gác từ Trung Quốc du nhập sang Việt Nam. Võ Tàu có rất nhiều môn phái, bên cạnh hai môn Thiếu Lâm và Võ Đang, còn có các môn khác như: Vịnh Xuân, Đường Lang, Thái Lý Phật, Hồng Quyền, Hồng Gia Quyền, Thái Gia Quyền... Riêng về môn phái Võ Đang mà nhiều người cho rằng biểu trưng của nó là Thái Cực Quyền, thực ra thì bản thân Thái Cực Quyền đã phân chia ra vô số hệ phái: Trần gia, Dương gia, Trịnh gia, Triệu gia, Ngô gia... với những kỹ thuật đặc trưng hầu như khác nhau hoàn toàn.
    Cũng như võ Ta, các môn phái của võ Tàu đều có vô số những bài quyền, bài binh khí các loại hoàn toàn khác nhau. Mỗi bài như vậy cũng có những bài thiệu ghi tên đòn thế như trong võ ta. Về mặt kỹ thuật, mỗi một môn phái trong võ Tàu có những dặc trưng riêng thể hiện trong các bài quyền, bài binh khí của môn phái đó. Chẳng hạn như hầu hết các trường phái Thái Cực Quyền đều thể hiện bài quyền và bài binh khí của mình thật chậm rãi và vô lực, trong khi đó Hồng quyền thì đặc biệt chú trọng đến việc nén khí trong ***g ngực kết hợp với các dộng tác vận chuyển những cơ bắp ở tứ chi khi thi triển quyền pháp...
    Thế thì võ ta và võ Tàu khá nhau ra sao? Việc nhận diện những điểm khác nhau giữa võ Ta và võ Tàu khó có thể kể hết được trong phạm vi một bài viết ngắn. Trong bài này, với những kinh nghiệm bình thường của bản thân, chúng tôi xin nêu lên một vài điểm dị biệt giữa võ Ta và võ Tàu dễ nhận biết nhất. Đó là:
    - Các bài thiệu của võ Ta thường là một bài thơ (tứ tự, ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát), trong khi đó bài thiệu của võ Tàu là các nhóm từ gọi tên đòn thế, nằm rời rạc, không bắt vần nhau.
    - Bài quyền và bài binh khí võ Ta thường chỉ triển khai chủ yếu theo một đường thẳng; trong khi đó các bài võ Tàu phát triển theo khá nhiều hướng (ba hướng, bốn hướng, tám hướng...)
    - Kỹ thuật ra đòn trong bài quyền hay bài binh khí của võ Ta thường liên hoàn, tạo thành các mắt xích liền nhau. Còn kỹ thuật ra đòn trong các bài võ Tàu hầu hết đều có những điểm dừng nhất định, như để tạo hình cho từng đòn thế và thể hiện sự phát lực.
    PS/ Bạn nào có kiến thức uyên bác về võ học Việt - Hoa, hãy lên đây bàn thêm về sự khác nhau giữa võ Tàu và võ Ta .
  8. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Nhận xét trên của võ sư Hồ Tường, VS Hồ Tường học võ từ VS Từ Thiện Hồ Văn Lành ( Bà Trà Tân Khánh ), mà VS Hồ Văn Lành cũng từng học qua võ Tàu với ông Huỳnh Bá Phước . Do đó võ sư Hồ Tường biết võ Tàu và võ Ta, sự nhật xét của võ sư Hồ Tường đáng tin cậy .
    Võ Ta không có sàn qua sàn lại nhiều như võ ngoại! Võ Ta chỉ di chuyển và thay đổi phương hướng khi mình đã đến tầm tấn công hay bị tấn công . Trong võ Ta sàn qua sàn lại gọi là "Rê", một điều cấm kỵ, còn cách gọi khác là "đi chợ". (Sưu Tầm)
    Tiện đây xin bàn thêm về vấn đề "võ Ta ra đòn liền nhau", "còn võ Tàu có điểm dừng nhất định" của ông Hồ Tường....
    (Cái này dành cho dân võ Ta thứ thiệt, chính gốc, và hiểu về gân cốt, cơ bắp, và cách tập gân trong lúc đánh quyền)
    Vì sự xử dụng gân cơ của võ Tàu và võ Việt khác nhau, khi người tập võ Tàu, nhất là Thiếu lâm, khi dừng thì họ phải tốn thời gian nhả gân và cơ, nên đòn thế của họ không tiếp nối được . Còn lối xử dụng gân cơ của võ Ta thì khác, khi đòn bung ra tới điểm cuối thì nó phải dừng chớ không cần thả lỏng và để lấy lại gân cơ để bung ra đòn tiếp, bởi vậy võ sĩ võ Ta vẫn tiếp tục phát đòn như thường . Đây là cái nét khác biệt rất rõ ràng giữa võ ta và võ Trung Hoa . Nếu người nào tập căn bản võ Ta tới mức độ nào đó họ sẽ nhận ra sự khác biệt ngay . Trong võ VN khi một đòn vừa dứt thì đòn khác có thể bung ra liền, nên quyền võ ta là quyền tiếp .
    ( sưu tầm )
  9. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hihi, thưa các bác võ vườn, các bác nên rửa tai hay rửa mắt tham khảo thêm chứ chỉ quen copy vài đoạn trích " nực cười" của người khác thế này quả là mạt cho nền võ vườn. Đầu tiên là anh Đức Khang gì đó trích những đoạn ngây ngô cho là của ông Lê Sáng bây giờ lại anh VoBĩnhĐịnh trích đoạn ngây thơ cho là của Võ sư Hồ Tường. Haha, đầu tiên chỉ có VVN mới là đạo của võ đạo bây giờ lại Võ ta ra đòn liên tục, võ Tầu ko!
  10. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Bác nói cũng đúng, copy và trích mà không biết thì gay thêm tai hại . :) Nhưng mà nói thật nhé, nếu bác không biết thì đừng có lôi và nói cái giọng điệu võ vườn này nọ. Chưa chắc những người post bài trên đây biết võ vườn là cái quái gì đâu. Họ chỉ vì lòng nhiệt tâm về nền võ học Việt thôi . Nếu họ biết thì họ không có lôi VoViNam, hay ba cái võ lai tàu vào làm gì . Dân võ vườn chánh tông nó không rườm rà với ba cái võ đạo triết lý thần bí búa xăng băng của mấy dân nước ngoài đâu .
    Tôi chỉ biết cái câu khuyên nhủ của dân võ vườn là vậy nè ,
    " Khuyên ai luyện võ cho tinh
    Giữ thân giữ nước công trình nghìn thu"
    Còn ba cái lù xù đạo đức gì đó dân võ vườn chả biết đâu . Tụi tui bình dân lắm, xả đâm kiền lòng bứt, trảm trồng chần, thung đầu thụt cổ thì mới rành chứ ba cái võ đạo cao siêu thì mù tịt nên đừng gán cho cái dân võ vườn mấy cái chữ võ đạo khó nghe lắm .
    Võ Ta

Chia sẻ trang này