1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn yêu thích các bộ môn võ Việt Nam (Vovinam, Bình Định, Nhất Nam...) hãy vào đây thảo luận.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 28/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Ông cần (rất cần) rửa mắt và rửa tai, đồng thời im miệng khi không chắc chắn điều gì hết, trước khi chỉ trích này no . Ông có khái niệm gì về gân cơ không ? Ông có biết đọc chữ không ? VS Hồ Tường không hề nói là võ ta ra đòn liên tục, võ Tàu không . Ông ta nói là lúc đánh bài quyền . Đây là trích từ bài viết của VS Hồ Tường, còn Đức Khang viết cũng là trích từ VS Lê Sáng . Ông lập lờ nói "cho là" của VS này VS nọ là thế nào ? Ông muốn đả kích chỉ trích sao cũng được, nhưng hãy giải thích tại sao nó "ngây ngô". Bây giờ tôi nói mấy lời của ông mới đúng là quá sức ngây ngô thì sao . Và ông cũng đừng giở giọng võ vườn này võ vườn nọ như thế nữa, không tốt đâu .
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi kính trọng sự hiểu biết của Vota, tôi mến mộ tính kiên trì tìm tòi của vobinhdinh. Nhưng có phải là con nhà võ nhất thiết là khi bị người ta châm biếm lại phải nhảy đông đổng lên thế không. Như thế thì khác gì học võ để đi "uýnh lộn" tối ngày. Vả lại, khoan hẵn nói đến võ đạo cao xa, người học võ trước hết phải phân biệt được đâu là "đối thủ" đâu là "kẻ thù". Ra đòn với "đối thủ" mà ra như ra với "kẻ thù" là nguy to (ý tôi đang nói về đánh võ mồm ấy mà).
    Mà bác võ ta ơi, bác chú ý giùm mấy dấu hỏi và dấu ngã một chút, đọc bài của bác đương hay, lâu lâu lại bị một hạt sạn lại thấy khó chịu.
    Vâng, chúng tôi học võ ta lai tàu. Nhưng cũng đừng quá khắt khe thế đối với chúng tôi. Chúng tôi sống ở miền Nam, cách xa miền đất võ, lại không phải con nhà nòi. Tôi rất mong được học hỏi thêm nhưng không mong được nghe những câu trả lời đại loại "Của chúng tôi là đúng, của các ông là tầm bậy, rất bậy". Không chấp nhận những cái cao siêu thì thôi, nhưng tôi mong các bác không làm mất phong độ con nhà võ (nhất là võ Việt).
    Thân ái.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 03/01/2004
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi mong rằng những lời trên của tôi không làm các bác giận.
    Nào, hãy thảo luận tiếp đi.
    Tôi thấy võ Tân Khánh cũng không pha tạp nhiều võ Tàu lắm đâu. Ta tưởng nó pha nhiều võ Tàu là vì thầy trò VS Từ Thiện đi học ở cụ Đoàn Tâm Ảnh về để bổ túc thêm thôi chứ ở Tân Khánh các bài võ giống Bình Định nhiều lắm.
    Còn vụ Tàu Sáu, tôi thấy cụ Diệp Trường Phát cũng không có tội lỗi gì đâu, việc các thầu võ ở Bình Định trao đổi và học hỏi thêm của nhau là việc rất phổ biến. Tội lỗi là ở chỗ ông Diệp Bảo Sanh tự dưng in sách và phong cho cụ làm "***** của Võ Bình Định An Thái" gây phẫn nộ cho quần hùng.
    Mà về quyển sách này tôi cũng có điều thắc mắc, không biết các bài bản trong đó có phải là võ Thiếu Lâm như người ta vẫn tưởng không. Tôi thấy các bài Thất Bộ, Tam Cước Hổ, Tứ Môn, Miêu Tẩy Diện không hề phổ biến trong làng võ Thiếu Lâm ở Trung Quốc (nếu tôi không muốn nói là chưa hề nghe nói đến những danh từ này).
    Về bài Miêu Tẩy Diện, tôi có một thắc mắc nhỏ. Ông thầy dạy võ Bình Định thứ 2 của tôi (thầy của ông đầu tiên) có dạy tôi bài này. Tôi thấy nó khác hẳn bài của ông Diệp Bảo Sanh ở trong sách và có thiệu đàng hoàng (bằng thơ Thất ngôn tứ tuyệt). Trong đó có câu "Phản mã phi hồi liên nã túc". Tôi rất mong bác Vota không nói rằng bài thiệu này là do ông thầy của tôi chế biến ra. Ông thầy của tôi (đã quá cố) nói rằng ông học võ ở Bình Định với 5 ông thầy tên Sơn. Tôi đã quên mất tên mấy ông này chỉ có nhớ một người là VS Hà Trọng Sơn.
    Tôi thấy ông thầy thứ 2 này có nhiều bài bản lạ lắm. Bài Phượng Hoàng thì thiệu dài hơn hẳn bài của Sa Long Cương và làm toàn bằng thơ ngũ ngôn, chứ không phải câu dài câu ngắn như của Sa Long Cương.
    Một bài lạ nữa là bài "Lão Mai quờn Ngọc Trản", rất lạ phải không. Thiệu là:
    Lão Mai quờn Ngọc Trản.
    Tấn bộ đản song quyền.
    Đê đầu tầm thọ tấn.
    ......."
    Bài "Chấp thủ đẳng côn" thì được đặt tên là "Thước ông Tề".
    "Chấp thủ đẳng côn.
    Khuynh thân ký túc.
    Hoành thân bái tổ.
    Lập bộ thần đồng.
    ...."
    Bài Thiền Sư thì đặt tên là Kim Ngưu.
    "Kim ngưu chiếu giốc.
    Hồ điệp chung thân.
    Lão tổ dương tân.
    ............"
    Không có đoạn "Lược địa đồ thành".
    Bài Lão mai thì lại đặt là "Mai hoa"
    "Mai hoa độc thọ nhất chi vinh.
    Lưỡng túc khinh linh tấn bộ hành.
    ..........."
    tên Lão Mai lại đặt cho một bài khác tôi quên mất thiệu rồi và giải thích là "Khỉ già" (Dĩ nhiên là tôi biết cách giải thích này hoàn toàn sai).
    Đó là nói về ông thầy thứ 2, còn ông thầy đầu tiên (cũng đã quá cố, và là học trò của ông thầy thứ 2). Ông này lại dạy rất ít võ Bình Định mà chủ yếu là các bài trong Thập Bát La Hán của cụ Đoàn Tâm Ảnh (tôi không thích lắm). Ở ông này tôi học được bài Ngọc Trản. Bài này hoàn toàn khác với bài Ngọc Trản của SLC. Thế "Tả hữu tấn khai" là thế "lòn" hay còn gọi là "mài" sau đó là "thập tự" "hồi phát địa hổ". Thế "Phụ tử tương tuỳ" đọc là "Phụ tử tương trì" và là thế lên gối cắm chỏ. Theo tôi biết, Võ đường SLC có 2 bài Ngọc Trản, 1 bài dạy ở cấp Hồng Đai Nhị đẳng có thiệu, bài còn lại không có thiệu chỉ dạy cho cấp cao. Tại sao 1 bài "võ quan" lại có quá nhiều khảo dị vậy.
    Vả lại theo như lời của Sư trưởng, cấp bậc của Võ ta ngày xưa là theo những bài quyền chính trong cấp đó.
    YẾN PHI
    THẦN ĐỒNG.
    LÃO MAI.
    NGỌC TRẢN.
    Vậy thì trong các cấp đó thì cấp nào là của Võ Bình Định, cấp nào là của võ quan?
    Thêm một câu hỏi nữa: "Thảo" có người giải thích là đồng nghĩa với "thiệu", có người lại nói là chính là bài quyền hay binh khí. Ý kiến của các bác như thế nào?
    Cuối cùng là một giả thiết: Ngày xưa triều đình nhà Nguyễn đặt ra những bài bản "Võ quan" phải chăng là bản chất cũng giống như là Liên đoàn võ cổ truyền ngày nay đặt ra một số bài bản bắt buộc trong quá trình thi đấu mà thôi. Có chăng là thời đó chữ Hán còn phổ biến nên việc làm này cũng tương đối dễ dàng hơn ngày nay. Vả lại tôi thấy dùng chữ đàng trong cũng chưa hoàn toàn đúng, vì thời Nguyễn đất nước ta đã thống nhất rồi mà.
    Đó là thêm một vài ý kiến để các bác tham khảo.
  4. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    xin lõi nhé, tôi không có ý võ nào hơn võ nào lai hay không lai mà chê hay dỡ . Tôi chỉ muốn dành cái sự trong trắng cho những bài quyền đất Việt thôi . Tôi chỉ muốn nói " Đất Việt có võ, có hệ thống, và bài thiệu chữ hán nôm có vần có điệu và có ý nghĩa " chứ không phải như được tuyên truyền . " Nào là võ Bình Định bắt nguồn từ Thiếu Lâm nên thiếu phần hiểu biết về nội công " hay " Võ Việt thoát thai từ võ tàu nhưng nhờ ong cha ta cải tiến " . Tôi rất ghét những phương pháp tuyên truyền có mục đích làm dân Việt có một ý nghĩ thấp kém kiểu này . Thời buổi này có lắm kẻ treo đầu heo bán thịt chó, thật sự người tập cũng không biết mình đang tập cái gì hoặc lời thiệu đúng hay sai . Nhiều ông thầy có tiếng tăm lại phát biểu nhiều cái không đúng với sự thật rồi kết luận nhiều cái nghe lạnh tóc gáy . Nếu theo đúng câu thiệu thì thế ta trị thế của tàu, nhưng không biết mấy ông đó học từ đâu, nó trở thành thế của võ tàu , rồi kết luận là võ ta từ tàu mà ra . Nói đúng ra học chỉ muốn đề cao môn võ tàu mà họ học để dạy kiếm tiền, nhưng cũng đồng thời không biết vô tình hay cố ý bôi nhọ nền võ học Việt . Tôi chỉ muốn nói, các bài thiệu mà các anh đang học đều có sách vở để lại . Còn mấy chuyện khác nếu tôi có gì sai thì xin lỗi vậy. Nhiều lúc sự thật mất lòng nhưng tôi không có gì khác . Tôi rất vụng về trong mối giao thiệp .
    Võ Ta
  5. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Chỉ vì tôi bực bội vì có mấy người thật sự không biết võ Ta, vô kiến thức, nhưng thích lên forum chỉ trích này nọ, thốt lời khinh khi, không biết thì dựa cột mà nghe . Nhất là mấy tay VX thấy nói bài quyền trong võ Ta nếu đi đúng, thì là quyền tiếp, thì nhột . Liền lên đây hỗn xược .
    Tôi học hỏi từ anh Võ Ta rất nhiều . Các bạn nào thích võ Việt cứ hỏi Võ Ta .
    Bạn Cuong à, quyền thuật chỉ là phụ . Kỹ thuật căn bản của võ Ta mới là chính . Nếu bạn học được kỹ thuật căn bản, thì bạn sẽ thấy ra được bài quyền nào là võ Ta chính gốc, bài quyền nào là pha trộn . Hay đòn nào mới là võ Ta, đòn nào là võ ngoại .
    Phương pháp tập luyện của võ Ta là luyện chí trước luyện công . Nếu bạn không đánh ít nhất 500 đòn mỗi ngày, thì xin lỗi, bạn luyện tập không là cách của võ Ta . Anh Võ Ta đánh 5000 lần mỗi ngày, trong vòng 3 giờ, 1 động tác, là chuyện thường . Luyện "chí" trước luyện "công". Muốn đấm mạnh, không cần nội công, luyện gân, tập đấm hoài, sẽ mạnh . Đánh quyền thật sự bạn có biết tập gân trong bài quyền hay không ? Hay chỉ biết nó là để tập những thế chiến đấu ? Luyện gân là căn bản của võ Ta đó, nếu tập đúng, đấm đá mạnh, bộ tấn vững chãi . Trong các bài quyền truyền thống, có rất nhiều đòn là để tập gân, nhưng rất tiếc ít người không có khái niệm về gân cốt, cho nên khi họ thấy nó không có tác dụng chiến đấu, họ bỏ bớt .
    Kỹ thuật căn bản của võ Ta gồm Ngũ Hành (Xả Đâm Kiền Lòn Bức), Tứ Trụ, Bát Bộ, Tràn, Trảm, Trầm, Hụp, Lặn, Lòn etc... cái này hỏi Võ Ta, tôi không rành . Nói chung khi bạn học được căn bản, bạn thấy người ta đánh bạn sẽ biết đó là võ Ta hay võ khác, cái căn bản nó nằm trong đó . Hoặc ngược lại, người biết võ Ta thấy bạn, sẽ biết bạn là dân võ Ta chính gốc .
    Thật ra bài bản võ Ta còn nhiều, có rất nhiều bài quyền mà bạn Cuong nói tới, còn nhiều võ đường có version chính gốc . Nhưng rất tiếc, vì thiếu sót phần kĩ thuật căn bản của võ Ta, cho nên chưa học được cái tinh túy . Vì khi thiếu sót phần căn bản, có 1 số đòn mình sẽ không biết tại sao phải đánh như vậy . Học được phần căn bản rồi, bạn sẽ thấy ra hết . Cái khó ló cái khôn .
    Anh Võ Ta hiện đang ở San Jose, có ông anh kết nghĩa dạy võ Ta ở đó . Bạn nào ở San Jose hâm mộ võ Việt, có thể tìm học . Ai chưa phục, có thể kiếm Võ Ta "đụng" trận rồi biết liền chứ gì :) Sẽ biết dân võ Ta "xả" như thế nào . Đây cũng ko phải là lần đầu người ta kiếm anh Võ Ta vì võ thuật .
  6. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hihi, thưa các bác võ vườn,
    1. Gọi võ vườn ko phải khinh thường mà vì em quen gọi thế.
    2. Em ko cần biết các bác hay võ vườn nhà các bác tinh thâm thế nào song tự vỗ ngực bảo rằng môn phái của mình mới là đạo của võ đạo là lố bịch, nhận xét võ ta ra đòn liên tục, liền lạc võ tầu không thế là ngây thơ, ko biết gì.
    3. Có ý kiến với các bác thế này: Phàm chuyện học, người ta cần thậm hiểu, nhập tâm được cái lõi của vấn đề chứ đừng vay mượn tầm chương trích cú. Ông nào, nổi tiếng hay giỏi giang vài ba thế đấm cái đá chưa chắc cái gì cũng là đúng. Hơn nữa, tự hào bản sắc riêng của dân tộc qua cái võ ta cũng đúng nhưng cần có sự tỉnh táo, đừng bốc quá lên thế.
    Kính.
  7. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    VDTXA :) lo tập VX của chú đi, con mắt của chú còn quờ quạng lắm đây , nên nhìn người ta viết không rõ, nên nói lộn chổ hoài . Có lẻ chú cứ lầm mấy bác vovinam nên cứ lay hoay đêm ba cái chữ võ đạo vào , hoặc chú bị bịnh bí nên nói bên này nó lọt vào bên kia, không thông suốt tí nào :) .
    Lần cuối võ vườn này không có võ đạo, và cũng làm ơn đừng có đêm mấy chú VoViNam ( võ tàu+ võ nhật ) rồi gán nó cái tên võ vườn nữa. Các chú học VX thì biết VX đi, nếu chú kém trình độ không phân biệt được thì làm ơn đừng phát biểu linh tinh nữa.
    Trong võ thuật ai cũng có cái hay cả, nên tôi chả muốn hơn thua , võ thuật do người tập, VX của nhà chú hay,( tôi chỉ nghe qua chứ chưa chừng thấy) , nhưng tôi cũng tin tưởng có người lãnh hội được và luyện tới nơi tới chốn . Còn ba cái đạo chú muốn chửi vovinam thì chú cứ việc đừng có móc vào võ vườn nữa, tôi chúa ghét những kẻ lập lờ . Chú lo thanh toán mấy đứa thiên hạ vô địch của chú đi .
    Võ Ta
  8. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Anh có thể post bài thiệu Phụng Hoàng lên không một vài câu cũng được rồi . Có phải nó như vậy không
    Phụng hoàng sinh thiết vĩ
    Mãnh hổ đấu tha thi
    ... Nếu như vậy thì nó là bài Phụng Hoàng Anh Thảo Pháp . Đúng gốc bài Phụng Hoàng đi chung với Thiền Sư Thần Đồng rồi đó . Thật sự bài thiền sư thì theo bản chữ hán để lại
    nó bắt đầu
    Thiền sư thảo pháp
    Liệt địa đồ thành
    Kim ngưu chiếu giác ( dân Bình Định đọc giác là giốc )
    Hồng Điệp dẫn thân
    ...
    Còn Thần Đồng Thảo Pháp
    Thủ bái thần đồng
    Ngư ông trì thế
    Sổ bộ xuy phong
    Phản hồi toạ địa......
    nói chung những bài này có thiệu khác với Sa Long Cương ... Còn bài Lão Mai tôi cũng có nghe người đọc giống anh diễn tả, nhưng bài lão mai tôi thấy được từ các bài bản củ có tên là Thảo Quyền, ở quê tôi bài này là Quyền Nhất, đòi hỏi nhiều kĩ thuật cao, hội tụ các tinh hoa của quyền thuật . Cũng theo lời của giáo sư Nguyễn Đình Hoà , cháu nội của cụ võ cử Nguyễn Đình Tốn, thì bài Lão Mai cũng là bài có kỹ thuật cao nhất, trong khi đó Ngọc Trản là bài dạy các kĩ thuật căn bản . Ở Bình Định giòng họ Đinh cũng dạy hai bài Ngọc Trản, một bài toàn kĩ thuật căn bản, còn một bài là tập hơp cách tinh túy đòi hỏi người đánh phải có một trình độ cao, có thể khống chế tứ chi ra hai ba đòn cùng một lúc ở trên không . Tôi chưa có dịp thấy qua bài Ngọc Trản ở trình độ cao của Sa Long Cương nên không biết .
    Còn anh hỏi các cấp bực của Sa Long Cương thì tôi không biết trả lời sao, cả hai bài Ngọc Trản Lảo Mai đều là bài cao cả, hai bài không thua không kém . Một bên thì tự hào là âm dương quyền, một bên tự hào là quyền nhất, nói chung nó là hai bài thảo của võ quan. Không có cao thấp rồi .
    Còn chử Thảo . theo các sách chép là chữ này ? thảo (10n)
    theo những bài bản, bài roi là thảo côn, bài kiếm la thảo kiếm , quyền thì thảo quyền,, nói chung là bài viét chưa chấm dứt .
    Còn thắc măc của anh, thì những bài trong võ quan đã có từ thời Nguyễn hữu Cảnh, nên tôi nói đàng trong, vì lúc đó còn là thời Trịnh Nguyễn phân tranh, vì tôi không có tài liệu nào ở ngoài bắc cả nên không dám kết luận . :) có lẻ tôi sai. :)
    Võ Ta
  9. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hihi
  10. tinhchu

    tinhchu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Nghe bạn nói tui thấy đã quá !!!! Nhưng trước giờ tui hơi bị mù mờ , chỉ mới nghe nói chứ chưa tận mắt thấy võ Ta bao giờ .Tui cũng có tìm hiểu một số môn võ cổ truyền và một số môn võ Tàu, nhưng tui thấy chúng có quá nhiều đặc điểm giống nhau , hay nói cách khác là kỹ thuật căn bản hầu hết đều có xuất xứ từ võ Tàu . Điều này có thể là trình độ của tui ko đủ để hiểu được hoặc là do đó ko phải là võ Ta thật sự . Nếu thật sự như bạn nói thì thiệt là đã khi có một dòng võ của riêng dân mình và tui cũng rất có hứng thú để tìm hiểu về nó. Bạn có thể vui lòng giới thiệu cho mình một vài nơi có dạy được ko ??(ở Tp HCM càng tốt) hoặc cho mình biết về nguồn tài liệu nói về võ Ta được ko??Hy vọng là bạn ko ngại khi giúp mình tìm hiểu về môn võ dân tộc .Cho mình cám ơn trước nhé

Chia sẻ trang này