1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn yêu thích các bộ môn võ Việt Nam (Vovinam, Bình Định, Nhất Nam...) hãy vào đây thảo luận.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 28/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Được tranh luận với anh bạn có nhiều kiến thức thật thú vị. Mong anh bạn thẳng thắng và vui vẻ để cùng nhau biết thêm nhiều điều mới lạ. Anh nêu ra vài điểm tôi thấy hơi bị có vấn đề:
    - Ra trận binh lính có võ thuật cao thì thắng địch: điều này không chắc chắn. Như lính Lê-Trịnh lúc được Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy thì đánh đâu thắng đó, nhưng sau đó khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc chỉ một trận là tan tành mây khói. Lính Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ thì bách chiến bách thắng, sau khi Nguyễn Huệ mất thì quân Tây Sơn thua chạy dài dài. Ngày xưa quân lính chỉ tập những thế hữu dụng trong lúc trận mạc, chứ không tập lung tung bài quyền này bài đao nọ. Chỉ có tướng lĩnh chỉ huy là giỏi võ nghệ thôi. Lúc ta đánh nhau với Tàu, thì tinh thần quân lính, mưu lược chỉ huy, lòng đoàn kết quyết định nhiều hơn.
    - Không biết anh bạn lấy đâu ra những tài liệu về ***** Ngạnh như thế. Những gì còn lại do các vị tiền bối đưa ra là đáng tin cậy? Không chắc. Sử sách còn kể chuyện Lê Lợi được kiếm thần, Nguyễn Nhạc được ngựa thần. Đó là những mưu kế của con nhà võ để nâng cao uy tín. ***** Ngạnh cũng là con nhà võ, cụ học võ Kinh, võ Tàu, rồi qua kinh nghiệm chiến đấu mà lập ra phái roi của cụ. Bạn tôi nói là người dân Tây Sơn kể lại thời Pháp thuộc cụ giúp đàn em cướp nhà người giàu vì nghe nói nhà giàu đó có tên hầu người Miên múa song kiếm loang loáng đàn em không dám xông vào. Mà đã là con nhà võ thì rất háo hức có dịp tỉ thí. Sau này có kẻ tố ra và cụ bị đi tù. Con nhà võ dám đội đá vá trời liều lĩnh như thế đấy. Vì thế nếu cụ có đưa ra bằng chứng giả để nêu cao uy thế của cụ thì không có gì lạ. Điều này không làm giảm đi chút nào uy danh của cụ là tay roi tài giỏi nhất Việt Nam.
    - Một học trò của ***** Ngạnh nói với anh bạn tôi là chuyện Hư Linh Tử chỉ là bịp thôi. Người khám phá ra Hư Linh Tử là võ sư Kim Dũng, một người rất cơ hội ở Bình Định và không có uy tín lắm trong làng võ. Ông võ sư học trò Hồ Ngạnh bảo vì võ Bình Định lúc đó trọng thực dụng, chuyên tập đòn thế để đấu võ đài, không có nhiều bài bản, nên khi Hư Linh Tử ra mắt thì nhiều người ít kiến thức hoan nghênh nhiệt liệt.
    - Những tài liệu của Hư Linh Tử đã được đưa ra viện sử học để nghiên cứu chưa? Tôi rất mong bạn chỉ ra để tôi được mở mang kiến thức.
    - Chuyện Hư Linh Tử cũng gợi nhớ chuyện võ Thiếu Lâm Tàu. Nhà nước cấp lương cho các vận động viên cạo đầu tập quyền cước vũ khí rồi lâu lâu đi biểu diễn gọi là quốc hồn quốc túy Trung Hoa. Nhưng những võ sư Tàu thật sự rất ghét bọn này.
    Nói năng lung tung, tôi muốn tóm tắt lại như thế này:
    - Nước ta trải qua nhiều loạn lạc, những tài liệu còn lại không đáng tin cậy, nhất là lại từ con nhà võ ít được học chữ, trừ khi được các nhà nghiên cứu sử học xác nhận.
    - Nước ta có kiếm hai lưỡi nhẹ, khi sử dụng trọng sự linh hoạt uyển chuyển có đâm có chém. Đao nặng hơn, khi dùng chú trọng sức nặng chém là chủ yếu. Gươm chỉ có một lưỡi, giống như kiếm Nhật, các võ sư Trung Hoa xếp vào loại đao. Trong băng, học trò Hư Linh Tử dùng kiếm hai lưỡi cũng giống như đao, lại hay có những thế luồn qua đầu. Còn phép đánh thương và đánh roi của họ cũng không khác mấy. Vì thế anh bạn tôi nghi ngờ, cũng như nhiều vị võ sư khác. (Tôi không nghĩ anh bạn tôi cực đoan chỉ coi võ của anh là nhất, vì anh có khen ngợi hoặc khâm phục những võ sư Việt Nam hoặc Tàu khác tài giỏi).
  2. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Nhìn vào cây kiếm, thì tôi chưởi lâu rồi, còn về bài bản và thiệu, thì tôi không dám, cái đó tôi không có thẩm quyền, những gì anh nói về anh bạn anh chưởi sao giống ông anh tôi quá. Những cách luồn gươm của võ việt mà sai kiếm tàu không chưởi cũng uổng . Nhưng có lẻ anh chỉ thấy mấy bài mà sau này người ta về quay lại thôi, khi võ sư Đông Hải đã gia nhập liên đoàn võ cổ truyền, còn bài bản trước đó và những đường gươm, lúc thầy Thích Hạnh Hoà sai đệ tử biểu diễn thì khác xa đó . Đừng vội kết án quá lẹ, ở Việt Nam bây giờ kiếm một lưỡi liên đoàn võ thuật cổ truyền chả có cho sử dụng thì làm sao mà biểu diễn đây . Cái liên đoàn võ thuật tàu này có thế lực lắm đấy .
    Còn bài bản tôi nói có những nhà nghiên cứu sử và võ học làm chứ . Tài liệu cũng còn chứ . Còn ba cái truyền thuyết người này nói người kia nói thì cho ra một bên. Dù ông ta là võ sư dạy võ Bình Định đi chăng nữa . Tôi đi tìm sự thật về võ thuật Việt Nam, nên tôi không dám kết luận về gốc tích mấy bài đó .
    Vạn Thanh Nguyễn Đông Hải , trước khi hoàn tục cũng đã làm thầy chùa, lúc Thầy Thích Hạnh Hoà đưa ra thì Vạn Thanh chưa quá 20 . Nên nói ông ta tạo dựng ra hết hay bịp thiên hạ thì hơn quá đó . Vả lại những người như Thích Hạnh Hoà Thích Tâm Ấn họ cũng chẳng gạt chúng ta làm gì . Nên tôi tạm tin, và cũng đang tìm tài liệu để xem thực hư .
    Còn về ***** Ngạnh học võ Tàu thì tôi không biết rồi đó . Vậy ai là thầy ông ta ? Hay đây cũng là cái lối lập luận lập lờ đây?
    Võ Ta
  3. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Võ Ta,
    Tôi không hiểu tại sao không cho múa gươm. Hình chụp cảnh triều Nguyễn tôi thấy nhiều quan cầm gươm hầu, ắt phải có bài múa gươm chứ.
    Tôi thì thực sự không phải cố tình chơi ông Vạn Thanh Hư Linh Tử gì đâu. Tôi chỉ muốn tìm hiểu và học thêm về võ học Việt Nam. Vì thế có xem băng video quay các bài võ của ông. Nhưng xem xong thì thất vọng quá. Cái sự lộn sòng đánh lận con đen như thế thật chán. Ông võ sư bạn tôi bảo: muốn thành lập ra môn võ phải lăn lộn nhiều, đến lúc đã có uy tín, mới đưa ra môn phái của mình, và phải có nền tảng vững vàng mới không bị lung lạc phân hóa. Những ví dụ có thể bổ ích là Thái cực quyền, Bát quái chưởng của Tàu hoặc Sa Long Cương, roi Hồ Ngạnh của Việt chỉ mới thành lập đây, nhưng có cơ sở vững chắc nên không dễ bị phân hóa. Còn môn phái Hư Linh Tử không có cơ sở vững lại ham cái phù du nên vừa mới ra đời đã bị Wushu Tàu làm thay đổi bài bản. Võ Việt Nam là võ chiến đấu nên: không có sự hoa hòe phùng xòe, mà đánh đòn chắc, tấn vững, đá thấp, mỗi cú ra sức toàn thân cuồn cuộn dồn ra đầu cú đấm cú đá, không cứng nhắc, mà trong nhu có cương, trong cương có nhu, ... Những điều đó người ngoại đạo đứng xem cho là xấu không đẹp như đá cao Thái Cực Đao, đi vòng của Aikido, bay kẹp cổ của Vovinam, nhưng chỉ có võ sư thực thụ mới tán thưởng cái ?oxấu? đó. Vì khi chiến đấu, phải đánh trúng địch trong chớp nhoáng, thời gian đâu mà quơ quào múa may cho đẹp.
    Bây giờ nói đến những chuyện kể về Hồ Ngạnh. Dĩ nhiên là chỉ có truyền miệng chứ làm sao có sách vở. Người bạn tôi kể lại là khi xưa ai cũng biết là Hồ Ngạnh học võ Ta võ Tàu, chứ không hề nói là học võ Tây Sơn. Hồ Ngạnh đã từng dạy võ cho hoàng tử nhà Nguyễn. Võ Tây Sơn, sau khi Nguyễn Ánh tiêu diệt Tây Sơn, thì có lẽ đã thất thoát nhiều lắm rồi. Những thứ liên hệ đến Tây Sơn chỉ có truyền miệng chứ ghi chép lại thì mất đầu ba họ như chơi. Sau 150 năm nhà Nguyễn thì những điều truyền miệng đó có còn đáng tin không? Nhưng tôi cho là đất Tây Sơn là đất võ, nhiều nhân tài võ thích tụ về để tỉ thí học hỏi nhau, dân giang hồ cần lánh nạn cũng tìm về nơi hẻo lánh dễ trốn lên xứ Thượng, con cháu những danh tướng khởi nghĩa Tây Sơn đổi tên họ sống sót lại, những điều đó tạo nên cái tinh thần thượng võ của dân chúng, và võ thuật Tây Sơn cũng kỳ ảo hơn. Vì thế nói võ thuật ở Tây Sơn ngày nay, Tây Sơn là về tinh thần, chứ bài bản thì không chắc. Khi triều Nguyễn bắt có tổ chức thi Võ, dân Bình Định có nhiều người thi đậu là do vậy. Còn những người nói là bài võ của Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng thì không đáng tin lắm đâu. Trước đây ai cũng nói là Hồ Ngạnh học võ Ta võ Tàu, sau năm 75 người ta đề cao Tây Sơn, ghét Tàu nên chuyện học võ Tàu chìm xuồng luôn. Tôi cũng không thích Tàu nhưng khi nghiên cứu thì sự thực vẫn phải là sự thực.
    Ngày nay người học võ có nhiều kiến thức văn hóa hơn xưa, vì vậy chúng ta không nên nhắm mắt nghe theo, mà nên suy luận rõ ràng, và nếu cái gì không hợp lý thì không nên tin. Ngay cả các thầy tu cũng có khi không trung thực. Tôi rất tôn sùng các vị tu hành chân chính như đức Đạt Lai Lạt Ma, thầy Thích Thanh Từ, ni cô Trí Hải, nhưng cũng đã chứng kiến những sư hổ mang lười nhác, ngu và dâm của Việt Nam ta.
    Trên đây chỉ là ý kiến, dĩ nhiên có nhiều chủ quan của tôi. Mong rằng nếu các bạn có ý kiến hay sẽ mở rộng tầm mắt của tôi và nhiều bạn quan tâm đến võ học Việt Nam.
  4. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Tại sao không cho múa gươm à :) Hỏi mấy ông học võ tàu trong liên đoàn võ cổ truyền ấy . Mục đích là gì thì từ từ suy nghĩ đi.
    Ông bạn xem qua băng quay của ai vậy và do ai đánh ?
    Tôi chả có biết ba cái vụ môn phái, nhiều lúc không hiểu sao mấy người khoái lập phái thế, ***** Ngạnh có bao giờ lập phái đâu? Ở thuận truyền cũng lắm tay roi cự phách . Đâu phải tới đời Hồ Ngạnh rồi mới có tiếng . Những bài bản ông ta dạy, cũng đâu phải chỉ riêng mình ông ta có, cũng chả có gì khác biệt và lập dị . Nếu họ có gì khác thì lập phái cũng nên nói .
    Tôi không bao giờ nghĩ ***** Ngạnh Hay Cụ Trương Thanh Đăng có ý lập phái cả. Sư trưởng vẫn gọi quyền Thiếu Lâm và Bình Định lấy cái tên võ đường là Sa Long Cương vì mê cái nhân vật Huyết Hùng , ông ta có bao giờ ra phái đau, thì làm sao có môn phái đây . Sau này học trò gán vào cái hệ phái nghe cho oai. Còn cái Long Hổ Không Hồng, thì tôi không biết rồi, chắc mới xuất hiện sau này thôi, lúc xưa không nghe Thầy Thích Hạnh Hoà nói .Cũng vì miếng ăn thôi, nhiều người ra dạy cho võ cổ truyền phải thay đổi bài quyền của họ hoăc vũ khí, nếu không họ không được dạy võ . Mà nếu dạy thì phải dạy theo kiểu võ cổ truyền khi học trò mình đi thi thì mới được huy chương chứ . Còn không lấy quái gì mà quảng cáo đây.
    Ông bạn sao tin lời truyền miệng lẹ thế. Từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng nghe qua ***** Ngạnh học võ tàu . Hông hiểu sao ông bạn nghe đâu hay vậy, những ông thầy của ***** Ngạnh có ông nào là dân võ Tàu đâu? Mà ông bạn phát biểu ngon ơ, cụ học võ ta võ tàu . :) Nếu ông bạn đặc được dấu hỏi về gốc gác của Vạn Thanh thì ông bạn cũng nên nhìn lại những gì mình nghe giùm tôi tí . Nếu dựa trên cơ sở võ học, thì tôi chả thấy cái chút tàu nào trong lối đánh roi của ***** Ngạnh cả .
    Còn nói về các võ sỉ thi đậu tiến sĩ của nhà nguyễn thì dân Bình Định không có nhiều đâu, xem bản võ tạo sĩ thì không có mấy người từ Bình Định . Số lượng cũng như các miền đất võ khác ở Việt Nam . Bài bản của dân Bình Định tập cũng chả có khác mấy bài bản các xứ khác .
    Gần đây người ta còn phát hiện ra bút tích của vua Quang Trung trong chùa mà, nhà Nguyễn dù có trả thù bao nhiêu họ cũng phải tránh Chùa chiền ra, do hoàn cảnh chiến tranh, nên nhiều chi tiết và tài liệu không được xuất hiện . Hiện tượng tạo môn lập phái phát triển sau này thôi ( chắc do ảnh hưởng của Tàu và Nhật) . Lúc đó do việc truyền thông còn kém nên mạnh anh nào anh náy tạo dựng bài bản và truyền thuyết. Chế ra không biết bao nhiêu bài quyền trùng tên với các bài nỗi tiếng của đất Việt. Nhiều người lúc xưa học được vài ba đường hoặc họ quên hẳn, sau này vì miếng ăn nên cũng ráng sáng tác ra quyền .
    Có nhiều ông thầy vì học không tới nơi tới chốn nên sợ học trò mình hơn, giữ lại dăm ba miếng . Sách báo lại tạo dựng ra lắm truyền thuyết chả ăn nhập vào đâu . :) Thời nay thì khác rồi , những chứng tích lịch sử cũng dần dần xuất hiện, những chuyện bậy bạ cũng dần dần được phanh phui. Giống như Môn VoViNam, vì muốn có chút võ cổ truyền Việt Nam, nên đêm hai bài quyền bá láp của người nào đó chế rồi đặc cái tên Ngọc Trản Lão Mai ngon ơ ( Chắc họ nghĩ mấy thằng kia chế được thì mình chế được ) . Cái suy nghĩ này lang tràng lắm . :) Võ đường nào cũng muốn mình có bài bản cổ truyền mà . Nên mạnh ai náy tạo quyền . Khi hỏi thì đổ thừa lý do ( Tại vì khẩu truyền nên tam sao thất bổn ) .... Nói đúng ra thì nếu họ võ ta thì học câu thiệu nào thì biết đòn đó . Dù có do khẩu truyền thì chi sai cách phát âm của địa phương nhưng đòn thế vẫn đúng nét . Ký hiệu của võ ta của họ vẫn lộ ra khi đi quyền . Thời nay nhiều người đánh một mạch không biết chiêu nào ra chiêu nào cứ đọc bài thiệu như cái tên chứ chả hiểu thiệu . Người xưa nói biết thiệu là biết bài, vì họ học có căn bản, biết tên các đòn thế . Nên khi đọc thiệu họ biết cần phải làm gì, ví dụ thế thần đồng đánh như thế nào, thế Xuy Phong đánh như thế nào etc.... Nên nói đúng ra vì quá nhiều cái bậy nên bây giờ cái bậy thành cái thật ... cái thật thành cái giả . Chỉ là phương pháp tuyên truyền . Một phần những kẻ muốn phá hoại đã thành công, nhưng sự thật vẫn là sự thật , những chứng cớ khảo cổ vài tài liệu sẻ từ từ xuất hiện đế chứng minh cái thật khác với cái giả ra sao .
    Thời gian sẻ làm sáng tỏ tất cả .
    Võ Ta
  5. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Chú em ohmy, chú em có bằng chứng hay tài liệu gì thuyết phục một tí thì hãy lên đây đả kích ông Vạn Thanh . Chứ nói chuyện cái kiểu chủ quan và bằng lời nói suông của một ông võ sư "Bình Định" nào đó không ma nào biết thì không êm đâu nhá . Huống chi cái trò "theo lời của bạn tôi một võ sư ______ (điền vào khoảng trống) .... xưa lắm rồi em ơi . Còn vụ chú em nói ***** Ngạnh học võ Tàu lại còn khả ố hơn nữa, lại còn bịa ra là "ai" cũng biết ***** Ngạnh học võ Ta và võ Tàu, láo xược hết sức . Từ trước tới giờ thằng này chưa bao giờ nghe ma nào nói hay báo chí sách vở nào dám bịa đặt rằng ***** Ngạnh học võ Tàu cả . Nếu chú em có bằng chứng, sử liệu, biết tên những ông thầy võ Tàu của ổng, thấy ông ta đi quyền đi roi và dẫn chứng được những đường nét nào trong bài bản của ông ta là võ Tàu thì hãy lên tiếng nhé, còn nếu không, chỉ là xuyên tạc bịp bợm, mục đích của chú em thì khỏi cần hỏi cũng biết .
    Anh Võ Ta hãy trị thằng này cho kỹ, cái bọn này ý đồ của nó thì tôi cũng biết, và chắc anh cũng không lạ . Tụi này đi đâu thấy dòng võ Ta chính gốc là tụi nó nhào vô phá đám . VS Ngô Xuân Bính của võ Hét thì bị tụi nó đồn rùm lên là qua Nga bị hải quan đánh ngất xỉu tại chỗ, ba hồi thì nói ông ta qua Nga đánh đài bị đánh thương nặng phải vô bịnh viện cấp cứu, môn sinh Nhất Nam bị đánh te tua etc... Rồi bên anh, tụi nó đồn cậu Quyền đánh với võ sĩ Shanshou đệ tử Lê Cung bị đánh bầm dập "tơi tả". Tới bây giờ thì ông Hư Linh Tử là nạn nhân của tụi này, dân võ Ta nào nổi bậc lên một chút là bị mấy thằng nô lệ tinh thần nó ghét .
  6. salongcuong

    salongcuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Thấy cái giọng điệu lý luận pùn cười của mấy tay khoái xuyên tạc võ Việt này làm tớ hơi nóng mặt nhưng nghĩ lại thì thấy luận điệu giống nhau từ các forum, rất mắc cười . Bực thật, qua Việt Kiếm thì thấy có 1 bố hô vua Quang Trung "học võ Tàu". Giờ sang đây lại thấy có một chú bô bô "ai cũng biết" võ sư Hồ Ngạnh học võ Tàu Khựa, hoho . Nên sửa chữ Ai Cũng Biết thành ra Không Có Bố Nào Biết thì đúng hơn đấy .
    Lại còn có nhìu ní nuận nghe mà lạnh tóc gáy, nổi da gà, phủ nhận các bài quyền, bài vũ khí của tiền nhân . Hehe vô bằng vô chứng mà dám lên đây tuyên bố ngon lành các bài bản triều đình thời xưa là do thời nay chế ra . Rồi còn ông Hồ Ngạnh nhờ học võ Tàu lẫn võ ta mà tay roi được nổi tiếng nhất nước, phách roi Hồ Ngạnh là "gần đây" . Lần đầu tiên tớ cũng được nghe nói mấy bài cổ xưa Lão Mai, Ngọc Trản là ..... "gần đây" . Mấy chú này phát biểu nhiều câu nghe nóng lạnh thật đấy . Tớ cũng không biết nói sao . Hay nhỉ .
  7. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên tôi xin trả lời anh Võ Ta trước.
    Tôi cảm ơn anh đã rất hòa nhã trong lúc tranh luận với tôi. Nói ngược lại với suy nghĩ thông thường của mọi người rất dễ bị hiểu lầm là phá rối, có tinh thần nô lệ, ... Tôi nghe một võ sư cỡ 50-60 nói lại là ***** Ngạnh có học võ Tàu, người bạn tôi cũng nói là anh nghe người khác nói là ***** Ngạnh học võ Tàu. Ông thầy Tàu này trước kia là võ sư lưu lạc sang Việt Nam, rồi đi buôn. Có lần cướp sang thuyền ông, ông chỉ dùng một cây mác đâm mấy chục tên cướp rớt xuống sông như sung rụng. Sau ông hối hận đã giết nhiều người nên đã đi tu. Rồi duyên ngộ sao đó Hồ Ngạnh học võ với ông thầy Tàu. Cái chuyện này có vẻ đáng tin vì những người tôi biết đều rất tôn sùng Hồ Ngạnh, chẳng lẽ đi bêu xấu thần tượng của mình sao. Cái chuyện học võ Tàu để bổ sung cho võ Việt ta có gì xấu mà sao anh khó chịu. Nhiều khi học võ Tàu, Nhật chỉ là để thấy những cái hay của võ Việt mà lâu nay ta không thấy, chứ không chỉ là học đòn thế mới. Võ Tàu nó có cái hay hơn Việt là có hệ thống, có lý luận, phân tích rất khúc chiết. Các anh cứ đọc một cuốn võ Tàu, ví dụ như cuốn Thái Cực Quyền luận thì sẽ rõ. Võ Việt có cuốn sách nào về lý luận không? Người có tinh thần dân tộc không chỉ khư khư giữ cái của mình, mà phải học hỏi, biết mình biết người mới trăm trận trăm thắng chứ. Một ví dụ tốt là võ sư Trương Thanh Đăng của Sa Long Cương. Ông học võ Tàu để cải tiến cách dạy võ Việt có hệ thống hơn cách dạy của các võ sư Việt Nam khác. Khi mở võ đường, ông dạy võ Thiếu Lâm riêng, võ Ta riêng. Trên bàn thờ tổ có thờ Quang Trung. Như thế có ai nói là ông nô lệ không? Tôi nghĩ ***** Ngạnh có thể khi học võ Tàu cụ thấy có những đường thương hay đường côn Tàu hay có thể bổ sung cho roi Việt. Nếu đó là sự thật thì có gì là xấu. Chuyện này tôi chỉ nghe kể, mong là chuyện để chia xẻ cùng các bạn, vì bây giờ không ai dại đi làm chứng chuyện một thần tượng võ thuật Việt Nam lại đi học võ Tàu. Nhưng cái tinh thần dân tộc ta có khi rất tức cười. Ta cứ khăng khăng Tàu riêng Việt riêng chứ có biết các anh hùng dân tộc ta như Lý Bôn (Lý Nam Đế), Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ), Trần Hưng Đạo đều là gốc Tàu chỉ một hai đời sang ở Việt Nam ta không? Nhưng khi ở Việt thì các vị đều vì quyền lợi Việt ta mà chống lại bọn đế quốc phương Bắc đấy. Và chúng ta ai cũng đều tự hào là con cháu các vị, có phải không?
    Anh cũng nói là vì miếng ăn người ta mới đổi bài võ cho hợp thời để có huy chương. Đấy là cái thiếu nội lực của các anh võ sư non tay. Ngày xưa người ta nói ?onghèo học văn, giàu học võ?. Lý do thì nhiều, nhưng khi giàu có học võ người ta mới chuyên tâm được. Còn nghèo muốn học võ được thì phải bền chí. Không thể chỉ vì miếng ăn mà vội thay đổi bài bản của mình. Đó mới là cái lương tâm võ thuật, cái tinh thần thượng võ.
    Lời nói không hết, mong được tiếp tục trao đổi chuyện võ với anh.
    Xin trả lời các anh vobinhdinh và salongcuong. Các anh chỉ bực mình tôi mà không đọc các lý luận ở trên kia của tôi. Mong các anh đọc và nếu thấy lý luận tôi sai thì cứ bác, và nếu tôi thấy các anh đúng thì tôi xin nghe lời, chứ đừng thấy tôi nói khác lại ghét mà cho là bậy, là phá rối, là nô lệ tinh thần. Làm người Việt, ai lại có tinh thần nô lệ? Tôi không thích Vovinam, nhưng phải công nhận các vị võ sư có tinh thần dân tộc, có óc tổ chức khoa học hơn các võ sư Việt cổ truyền của ta, nhưng tôi phản đối kiểu cái gì cũng đưa vào. Một điều nữa là tôi vẫn kính trọng các võ sư Hồ Ngạnh, Trương Thanh Đăng đấy chứ, không phải là thấy ngôi sao võ thuật Việt Nam nào là tôi ghét đâu. Ở đây tôi chỉ muốn thật giả phân biệt trong trường hợp ông Vạn Thanh thôi. Mong được trao đổi thêm với các anh.
  8. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Về phương pháp khoa học và triết lý võ thuật, ohmy biết được bao nhiêu ? còn lý thuyết suông ư, tớ đọc chán lắm, thôi nói cái ví dụ nhỏ nhé, mấy người đạo gia thì lý thuyết dữ lắm còn thiền học thì chả có gì hết, có ai dám nói đạo cao hơn phật không? Có chưa chắc hay không có chưa chắc dở, người có trình độ yếu kém không có cơ hội ngộ nhận thì cũng chả trách .
    Võ ta đã có một hệ thống rõ ràng rồi, những kẻ không biết, thì đâu có cơ hội thấy . Nếu không biết thì nín cái miệng đi bô bô nói như là biết, rồi chê bai mình không bằng người ta, người ta có cái hay của người dân Việt có cái hay của dân Việt, lối đánh lối suy nghĩ là cái hồn võ nó tạc một khuông hình của võ sĩ đất Việt .
    Sư trưởng Trương thanh Đăng học võ Kinh võ tàu thì đó là quyền của ông ta, ông ta hệ thống hoá lại những gì ông ta học được chứ không có hệ thống hoá lại cái môn võ ta đâu cậu . Cái bát bộ chân quyền của SLC cũng là cũa SLC chứ không phải là gì cả . Hệ thống võ thuật đất Việt đã có đầy đủ lắm rồi không ai đêm ngũ hành bỏ vao trong bát bộ cả . Đây là câu nói của dân Võ Ta ở Bình Định nè :
    " Ngũ hành vi thủ
    Bát Bộ vi căn "
    Bộ tay thì có ngũ hành, năm đòn tay đó có tên, Xả, Đâm, Kiền, Lòn, Bứt hay, Thủy, kim, mộc, thổ hỏa, cọng thêm năm bài quyền, bài nắm đấm, bài tay đao, bài tay chưởng, bài cùi chỏ và bài chuyên sử dụng ngón tay, Bát bộ sài cho bộ chân, Long Tấn, Hổ tấn, Hạc Tấn, Hầu Tấn, Kê Tấn, Nhạn Tấn, Xà Tấn, Phụng Tấn . Có tám bài quyền kèm theo nó là , Hồng Hổ Quyền, Thanh Xà Quyền, Bạch Hạc Quyền, Phụng Hoàng Quyền, Kim Kê Quyền, Hắc Hầu Quyền, Lạc Nhạn Quyền, Hùynh Long Quyền . Cọng thêm bày mươi hai thế chiến đấu, bảy mươi hai thế chiến đấu đơn này được thấy rải rác trong trong cái bài quyền, Lão Mai, Ngọc Trản, Tứ Hải Thiền Sư etc ... Như Tả, Hữu Mê Vân Thiết Tảo, Thiền Sư Tống Khách, Tiên ông tọa thạch, Kim ngưu chiếu giác, Hắc ngưu nhập thạch, Song câu vọng nguyệt etc... Phương pháp tập luyện của võ thuật đất Việt rất đơn giản, góp gọn vào hai chử " Tinh luyện " ba cái lý luận láo suông chả có được cái gì nếu không bước qua cái cửa ải đầu tiên là chinh phục lấy bản thân . Nên nói cho cùng, không có ba cái quyền luận, thì mới có tâm truyền, quyền luận chỉ làm người tập đi lạc đường thôi . Lúc xưa người tập võ ta học tới đâu thì biết tới đó, khi nào tập được rồi thì thầy chỉ tiếp, vì có học trước chỉ tập hư người hoặc múa máy lung tung thôi.
    Sư trưởng trương Thanh Đăng hệ thống lại võ thuật đất việt ư? Vovinam tổ chức và hệ thống hoá ư, thật kì khôi . Một luận điệu láo khoét, sư trưởng biết được bao nhiêu mà hệ thống này với hệ thống nọ, quyền thuật ông ta học cũng chả phải của nhà Tây Sơn, Những bài quyền bài roi bài đao, Sư Trưởng Trương Thanh Đăng cũng học lại từ các con cháu của tướng nhà nguyễn. Thờ Quang Trung là việc riêng của sư trưởng và các người dân Bình Định tiếc nuối vị anh hùng dân tộc, nhưng bài bản hiện giờ đang được dạy, là bài bản có liên quan tới võ kinh, hoăc xuất hiện trước thời tây sơn. Còn nói về hệ thống thì phải nói về cách luyện gân cốt, cho tay và chân, nếu không chỉ múa chứ có phải đánh võ đâu, Trong vovinam hệ thống chổ nào vạy, hay Salongcuong, nếu có hệ thống thì tất cả môn sinh phải có kí hiệu chân tay giống nhau, chứ không phải mạnh người nào đánh kiểu đó . Sư trưởng hoặc Vovinam chỉ hệ thống lại những gì họ đã học mà thôi. Nếu sư trưởng không có dạy hệ thống võ ta vì sư trưởng không có cơ hội học cái hệ thống đó chứ không phải sư trưởng không có học và dạy có nghĩa là võ thuật đất Việt thiếu hệ thống . Tôi không giống anh không có nghĩa tôi không hiểu được cái huyền diệu của bản thể .
    Những đòn những thế, mà các môn võ khác cho là kém khoa học thì trong võ ta nó là những thế luyện gân cho thân thể, những kẻ nào chưa luyện được cái chí và cái ý thì thấy mấy đòn đó chả có gì, nhưng nếu luyện qua rồi thì mới hiểu được, võ ta phải có cái hiễu biết và xác nhận với chính bản thân mình chứ không phải lý thuyết suông, nói mà làm không được.
    Còn cái vụ phịa về chuyện của ***** Ngạnh thì làm ơn nếu không có chứng cớ thì đừng có đêm ra nói làm gì. Nếu không có chứng cớ thì đừng đêm ba cái truyền thuyết vào mà nói. Tôi ngán cái vụ này rồi . Nếu không có chứng cớ thì đừng nói .
    Còn ohmy muốn nói về tính cách khoa học hay hệ thống võ học Việt Tàu thì mời vào, tôi chán ghét ba cái truyền thuyết nhảm nhí lắm, với mục đích chà đạp hay đề cao .
    Võ Ta
  9. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh Võ Ta đã trả lời nhanh. Thôi dẹp chuyện Hồ Ngạnh học võ Tàu đi. Vì tôi không thể có bằng chứng được, chỉ nghe kể lại trong lúc đàm luận thôi. Nếu các anh không thích thì tôi thực tình xin lỗi vậy.
    Nhưng trong bài trả lời trước đây anh cũng đã công nhận là ông Vạn Thanh Hư Linh Tử có thể đã đổi bài bản như bài kiếm cho giống Wushu đó. Như thế là không có nội lực, và không trung thực rồi. Vì thế cũng không chắc trường phái của ông dạy võ thuần Việt như mọi người nghĩ.
    Qua cái chuyện võ Ta võ Tàu. Anh nói rằng võ ta chỉ một chữ tinh luyện thì không đúng đâu. Đọc trên mạng thấy mấy anh Thái Cực Quyền, Hình Ý Quyền, Karate tập cỡ 5-8 giờ mỗi ngày, không kể thời gian dạy võ, như thế không tinh luyện sao? Nhưng họ có sách quyền luận lý thuyết để sau khi tập đến một mức độ nào đó phải đọc để nghiệm ra những ẩn khuất trong các đòn thế, trong bộ pháp, trong nội công... Họ có lợi điểm hơn ta không? Nếu chỉ thuần kinh nghiệm bản thân thì không đạt đến mức độ cao được. Cái lợi điểm của sách là thu thập lại những kinh nghiệm của người trước, để người đi sau có thể bỏ qua các sai lầm mà nhảy đến mức độ cao hơn. Có anh học võ ta đến cả năm không phát ra đòn vai được, đọc sách võ Tàu, ngộ ra được và đánh được ngay. Nếu ta có sách, có phương pháp, thì nhiều người sẽ tiến bộ nhanh hơn, chứ không phải khổ sở mày mò như thế, anh có đồng ý không? Tôi hoàn toàn đồng ý với anh là phải tập trước rồi mới nói chuyện võ lý. Nếu chỉ lý thuyết suông thì chỉ là cải lương kiếm hiệp thôi.
    Tôi không nói là võ sư Trương Thanh Đăng thay đổi bài bản, hoặc hệ thống hóa võ ta cho giống võ Tàu đâu. Tôi chỉ nói là ông sắp xếp cách dạy cho có khoa học thôi. Còn tôi có nói là Vovinam tổ chức và hệ thống hóa gì đâu. Tôi chỉ nói là các vị võ sư (Nguyễn Lộc là điển hình) có óc tổ chức và làm việc khoa học. Ví dụ, có hệ thống lên đai rõ ràng, bài bản rõ ràng cho từng cấp bậc. Cái đó hay dở thì không cần phải bàn, nhưng làm việc thế thì rõ là có khoa học hơn các võ sư cổ truyền rồi. Và nếu không có óc tổ chức thì làm sao bành trướng Vovinam được như vậy?
    Tôi cũng không hề nói là võ Việt ta dở hơn võ Tàu. Nếu đánh nhau thì anh Việt không thua anh Tàu. Tôi chỉ phàn nàn là ta không ghi chép lại kinh nghiệm, đúc kết lại những nguyên tắc để lại cho đời sau. Nếu không hâm mộ môn võ Việt Nam thì tôi không tội gì tìm hiểu và cãi nhau để bị người ta chưởi như tát nước thế này :-). Nếu là kẻ nô lệ tinh thần của Tàu thì tôi không tội gì tìm hiểu lịch sử Việt Nam nhiều như thế. Nhưng ta phải công bằng. Những cái tập gân anh tưởng là chỉ của Việt Nam, các môn võ Tàu cũng có đấy, ví dụ Thái Cực Quyền có triền ty kình phát lực bằng vặn xoắn tay, chân, thân. Hình Ý Quyền, Vĩnh Xuân Quyền cũng có luyện gân đấy.
    Một cái tôi thấy hơi hài hước là chữ Việt thay thế chữ Hán đã bao nhiêu năm rồi (ít nhất là từ năm 1945) mà các các thế đánh, các bài thiệu vẫn dùng chữ Hán. Như thế thì cái tinh thần độc lập ở đâu? Mong rằng các anh có kiến thức và có lòng hãy cùng tìm bản gốc mà mau mau dịch ra tiếng Việt để võ ta trở nên Việt hoàn toàn.
    Một chút phê bình không liên quan đến võ thuật. Các anh kết tội tôi có ý đồ xấu, tinh thần nô lệ, nhưng tôi viết tiếng Việt gắng không sai chính tả. Mong các anh cẩn thận vì chữ Việt cũng là cái hồn của người Việt, còn hơn cả võ Việt đấy.
  10. vota

    vota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Ohmy, nói tới nói lui ông bạn cũng cóc biết tập gân của võ Ta ra sao, ba cái chuyện xoắn gân đó ông bạn muốn tập thì cứ tự nhiên, nếu sau này sinh con, hay bộ phận sinh dục có bị vấn đề thì cứ việc đi . Còn hàm hung bạt bối, hư đỉnh linh khinh ect, Ba cái lý luận đó ohmy thích học thì cứ việc . Còn tớ chả màng . Vì nó chả có giúp gì cho việc luyện võ ta cả. Thằng nào mơ tưởng tới ba cái đồ của tàu thì cứ việc . Khi nào thằng tàu nào đánh mấy cái kiền bén thì lúc đó tôi tham khảo tới lý thuyết của bọn họ . Còn không thôi dẹp . Không thể nào bỏ bộ máy xe huyndai vào xe mecedes được. Còn nguyên lý của võ ta à :) tôi nói rồi ông bạn không phải học võ ta, tôi nói qua rồi cũng đâu có biết. Nói vịt nghe sấm cũng vậy thôi . Còn ohmy có cái dị ứng thì nói mẹ ra cho rồi dân tập võ mà lém la lém lút đếch ra cái gì cả . Còn tên đòn thế ba cái bá láp đó, thì người xưa để lại, tôi dể lắm khóc lau nước mắt, ôm đầu bỏ chạy tuột quần ngồi ị, chó đái ba chân cũng đủ chơi rồi . Nói tới nói lui khó lắm, ông bạn ở arizona, nếu có dịp qua san jose tôi sẵn sàng lảnh hội mấy cái kình ông bạn học được. Võ thuật nói nhiều không biết đụng vào mới thấy được cái thâm sâu phải không nào . Trên tin thần học hỏi, tôi sẵn sàng trao đổi . Nếu ai đó làm tôi phục thì tôi học. Xưa giờ tôi cũng găp khối danh sư từ bên tàu và đài loan qua mỹ nhưng họ cũng vậy thôi. Chôn chân một chổ, chỉ mềm khi đứng im chứ khi di động thì cũng như con số không . :) Võ ta chọn di động làm chính không đứng im trao đổi sức lực với thiên hạ, tôi chưa thấy qua võ tàu nào làm nhiều động tác cùng lúc mà đủ kình lực hoặc khi di chuyển mà vẫn cho người ta ăn đòn mập mình . :)
    Đai đă?ng a?, câ?n sao? Nếu luyện vof đúng thi? ba?n thê? mi?nh nó đa? lộ ra rô?i chứ câ?n pha?i mang cái đai to tô? bố va?o a?, cái đai ohmy có biết đê? la?m gi? không ? Cột lưng quâ?n đấy . Nếu tập vof đê? đối diện với chính mi?nh, tự ki? luật ba?n thân mi?nh, có câ?n ngươ?i khác khoát cái đai va?o cho mi?nh không ?
    Co?n vê? vụ chánh ta?, chánh pha?i, thi? ca?m ơn ohmy có lo?ng chi? ba?o. Tôi la? dân miê?n trung nên ba cái vụ ho?i ngaf na?y tôi do?m lăm , chân tha?nh ca?m tạ lo?ng ha?o tâm cu?a anh . Tiếng Việt tôi se? khắc phục , nói cho nó văn hoa chút . Co?n vụ vof thuật thi? tôi cứ việc la?m chuyện cu?a tôi, Vof Việt mang hô?n Việt tôi không thê? bo? lơ đê? nhưfng ngươ?i muốn cha? đạp được . Nếu ai có bă?ng chứng thi? nói co?n không thi? dẹp ba cái chuyện xuyên tạc â?n núp khác nhau . Trong đây chúng ta nói vê? vof thuật thi? hafy nói vê? vof thuật. Lâ?n sau đư?ng có đi lạc đê? nưfa nhé .
    Võ Ta
    Được vota sửa chữa / chuyển vào 11:37 ngày 24/01/2004

Chia sẻ trang này