1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Bệnh Thường Găp_Cách Phòng tránh và Điều trị

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 07/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Các Bệnh Thường Găp_Cách Phòng tránh và Điều trị

    Chào các bạn.Như đã hứa mình sẽ mở thêm 1 đề tài mới.Ở đây là những kiến thức thông thường, cơ bản nhất giúp bạn có thêm những hiểu biết đề chăm sóc sức khoẻ của bản thân và ủa những người thân của bạn ngày một tốt hơn.Những bài tôi đưa là những bài tôi sưu tầm và theo những kinh nghiệm tôi có.Mong các bạn sẽ luôn được khoẻ mạnh

    ---------------------------------------------------------------------------------------
    BỆNH CÚM


    *Là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm lây truyền nhanh, thường thành dịch

    1. Triệu chứng

    - Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng, thể thường gặp là: sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng một ngày, bệnh khởi phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-400 ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đầu đau như búa bổ, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón. Sau đó nhiệt độ giảm dần, các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 5-7 ngày. Một số bệnh nhân cao tuổi hay bị mệt nhược kéo dài, sự bình phục chậm.

    - Bệnh cúm ở trẻ em dưới 5 tuổi thường nhẹ, sốt như cảm lạnh. ở tré sơ sinh, biểu hiện: viêm tai, viễm chũm, viêm thanh quản cấp, có khi nhiễm độc thần kinh nặng nề.

    - Ngoài ra còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ, giống cảm lạnh: chỉ có hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh.

    2. Biến chứng

    - Hô hấp là biến chứng chủ yếu và nặng nhất: viêm phổi tiên phát và thứ phát trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất: nhiệt độ không giảm vào ngày 3-5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong nếu không điều trị.

    - Bệnh cúm còn đánh thức những bệnh tiềm tàng như viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu...

    - Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai hay gây biến chứng phổi hoặc xảy thai. Nếu mắc trong 3 tháng đầu có thể gặp bệnh lý thai, nhất là về hệ thần kinh trung ương, không gây quái thai.

    - Bệnh cúm ác tính hiếm gặp nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường, rồi xuất hiện hội chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong do thiếu oxy máu không khắc phục được

    3. Điều trị

    - Chủ yếu là điều trị triệu chứng đối với thể không biến chứng: điều trị tại nhà, nghỉ ngơi, nằm giường, uống nhiều nước, dùng thức ăn lỏng ấm, bổ, đủ vitamin, giàu vitamin C

    - Thuốc: hạ sốt, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi. Không dùng kháng sinh để dự phòng biến chứng bội nhiễm

    4. Phòng lây nhiễm:

    - Khi chớm bệnh cúm, cần kịp thời triển khai các biện pháp phòng bệnh ngăn chặn dịch lan truyền

    - Khi phát hiện bệnh nhân, nên cách li tại nhà, cách li phân tán không tập trung

    - Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì người lành, nhân viên y tế mang khẩu trang dày 4 lớp gạc, tránh tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần (dưới 1m).

    - Khi bệnh lan tràn thành dịch, cần tạm thời đóng cửa các trường học, không tổ chức các buổi tập trung đông người

    - Dùng các biện pháp dự phòng đặc hiệu: kháng virus, interferon, vacxin...
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH


    1.Khái niệm
    -Theo Hội thảo quốc tế tại Anh 1965, viêm phế quản mạn là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác (lao, apxe, giãn phế quản...)
    - Có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở.
    Nguyên nhân chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể
    Yếu tố thuận lợi làm suy giảm sức chống đỡ của niêm mạc là khói thuốc lá và không khí ô nhiễm
    2. Triệu chứng thay đổi khác nhau tùy từng giai đoạn:
    - Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml (đầy một đáy bao diêm) về sau tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
    - Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.
    - Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
    3. Điều trị
    - Tùy từng trường hợp cụ thể, về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp
    Phòng bệnh: dự phòng 3 cấp: 1. dự phòng căn nguyên, loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản); 2. dự phòng "chậm trễ": phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc; 3. dự phòng "tàn phế": tích cực điều trị dù đã muộn, hạn chế tàn phế, đẩy lùi tử vong
    - Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc
    - Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng
    - Giảm uống rượu
    - Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em
    - Điều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp.
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    VIÊM MŨI DỊ ỨNG


    *Là bệnh dị ứng của toàn thân có biều hiện tại chỗ, thường là những cơn hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.
    1. Nguyên nhân
    - Dị nguyên gây bệnh bao gồm: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm; một số thức ăn như dâu, dứa, tôm cua, cá; một số thuốc như aspirin, quinin; hoặc vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn coli...
    2. Triệu chứng
    - Hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi kéo dài, thường kèm theo bội nhiễm
    Phân loại: có hai loại
    ã Viêm mũi dị ứng do phấn hoa: triệu chứng rõ rệt, phát hiện dễ dàng, điều trị có hiệu quả. Bệnh gặp ở người thành thị, xuất hiện vào thời kỳ đầu của mùa hoa.
    - Triệu chứng : hắt hơi từng cơn dài, trong nhiều giờ, nước mũi trong, nhiều, ướt đẫm mùi xoa, nhưng không gây hoen ố; ngạt mũi, có cảm giác ngứa khó chịu; nhức đầu, đôi khi cảm giác căng ở vùng xoang mặt.
    - Cảm giác rát bỏng ở kết mạc, vòm họng, mắt đỏ, nước mắt ràn dụa, bệnh nhân sợ ánh sáng nhất là vào buổi sáng khi thức dậy.
    - Cơn xuất hiện nhiều lần trong ngày, tối dịu đi. Các triệu chứng nặng thêm khi bệnh nhân đi ra ngoài, dạo phố hoặc về nông thôn và người bệnh thấy dễ chịu khi đóng cửa trong nhà hoặc khi trời mưa. Viêm mũi này ít khi gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi
    ã Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: rất thường gặp.
    - Sổ mũi thường xuất hiện khi thức dậy, giảm đi trong ngày và xuất hiện trở lại khi gặp luồng gió, gặp lạnh, tiếp xúc với bụi. Thời gian đầu nước mũi trong, sau đó đặc lại thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt, có khi viêm loét vùng tiền đình mũi;
    - Hắt hơi xuất hiện trước sổ mũi, hắt hơi hàng tràng, trường hợp nặng hắt hơi liên tục nhiều giờ trong ngày, gây mệt mỏi, giảm trí nhớ;
    - Ngạt mũi thay đổi tùy từng thời gian, thời tiết và theo mùa, mũi tắc không đều nhau, phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản.
    - ngoài ra còn xuất hiện cảm giác ngứa trong mũi, đau thắt ở gốc mũi, có tiết dịch ứ đọng trong vòm họng làm bệnh nhân luôn phải khạc nhổ.
    - Thăm khám niêm mạc mũi: phù nề, nhợt nhạt, phủ dịch nhày loãng, hoặc mủ đặc trắng, vàng, xanh khi có bội nhiễm, ngoài cơn niêm mạc bình thường, không có thay đổi gì đáng kể. Có thể có polip to nhẵn không chảy máu
    3. Điều trị
    * Tại chỗ: giải quyết nề niêm mạc, sung huyết, xuất tiết, nhiễm trùng ở mũi, xoang. Chọc rửa xoang để chẩn đoán và điều trị
    * Toàn thân: dùng kháng histamin: phenergan( promethazine) 25mgx2-6viên/ngày; hismanal (astemizole): người lớn 10mgx1viên/ngày, trẻ em trên 2 tuổi 2mg (1ml siro)10kg cân nặng/ngày hoặc một số thuốc chống dị ứng khác như terfenadin, primalan...
    - Kháng sinh kết hợp với corticoid nếu có bội nhiễm
    * Điều trị đặc hiệu: giải mẫn cảm
    4. Phòng bệnh: khó, chủ yếu là bảo vệ môi trường sống, tránh các yếu tố tác động của dị nguyên. Người có bệnh dị ứng cần sống ở nơi thoáng mát, không khí trong lành. Bệnh có tính chất di truyền nên nam nữ có cơ địa dị ứng không nên lấy nhau.
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    VIÊM XOANG CẤP MẠN TÍNH


    * Là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, phân loại viêm xoang cấp và mạn tính thực chất chỉ là phân biệt cách xử trí: cấp thường điều trị nội khoa, còn mạn thì phải điều trị ngoại.
    Viêm xoang cấp theo thứ tự thường gặp là: viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang ****. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc.
    1. Nguyên nhân: phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi...do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn.
    - Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên
    ** Yếu tố thuận lợi: môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh, vẹo vách ngăn, dị ứng, u lành, u độc ở mũi; tình trạng của phổi, phế quản: viêm xoang- giãn phế quản, kết hợp viêm xoang- giãn phế quản với dị tật tim sang phải
    ** Các thể viêm xoang cấp tính
    *.1. Viêm xoang trán cấp: ít khi đơn thuần, thường phối hợp với viêm xoang sàng trước. Khởi đầu như một sổ mũi thông thường kéo dài 5-6 ngày rồi xuất hiện những cơn đau đặc biệt của viêm xoang trán: cơn đau phía trên ổ mắt, một bên và có 2 chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa, lúc đó mũi chảy nhiều mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống, đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi kèm chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau, da vùng xoang tưng cảm giác, chỉ sờ cũng đau, ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên- trong ổ mắt cũng đau nhói
    *.2. Viêm xoang hàm cấp: bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt, một bên, đau xuyên về một phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Có điểm đau rõ dưới ổ mắt, hốc mũi xung huyết, thường tiến triển tốt trong 10 ngày.
    - Trường hợp viêm xoang do răng, thường có sâu răng hàm nhỏ hoặc răng hàm, ổ áp xe quanh răng, mủ chảy vào trong xoang. Bệnh nhân đau nhức răng dữ dội, lợi quanh răng thường sưng, vài ngày sau mủ thối đổ ồ ạt vào xoang. Nhổ bỏ răng sâu bệnh khỏi nhanh chóng
    *.3. Viêm xoang sàng cấp ở trẻ em: Có thể gặp ở thời kỳ 2-4 tuổi. Triệu chứng biểu hiện chủ yếu ở mắt: sau khi sổ mũi, mí mắt trên và dưới nề đỏ, sưng húp, không mở được mắt, nhiệt độ không cao, vạch mí không thấy có tổn thương nhãn cầu.
    *.4. Viêm xương tủy hàm trên, giả dạng viêm xoang hàm: xuất hiện ở trẻ còn bú thường từ 1-3 tháng, thường do nhiễm tụ cầu khuẩn của xương hàm trên. Triệu chứng: nhiễm khuẩn nặng: mí mắt dưới mọng đỏ, má sưng, mũi chảy mủ, lợi răng cũng thấy sưng, có khi có lỗ rò
    2. Điều trị
    - Chống nhiễm khuẩn và dẫn lưu: kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, corticoid được dùng khi có ứ đọng mủ, dùng thuốc giảm xung huyết.
    2.1. Viêm xoang mạn tính
    Viêm xoang trở thành mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xoang do răng. Mạn tính liên quan đến sự biến đổi không phục hổi của niêm mạc
    * Nguyên nhân: tương tự viêm xoang cấp.
    * Triệu chứng:
    - Nhiều người không cảm thấy đau, nhưng nhức đầu hoặc nhức vùng mặt
    - Ngạt mũi, mũi chảy nhày mủ kéo dài tái phát.
    - ở trẻ nhỏ do nuốt phải chất dịch tiết thường gây viêm phế quản tái diến, viêm dạ dày-ruột non, ho từng cơn
    * Điều trị : Tùy thuộc niêm mạc lót có tổn thương không mà điều trị bảo tồn hay điều trị ngoại
    - Điều trị bảo tồn: kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch. chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa răng
    - Điều trị tiệt căn (sau khi điều trị bảo tồn thất bại) bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi hoặc qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang ****, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi phẫu nhằm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang.
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM


    1. Khái niệm
    - ở trẻ em, có nhiều kiểu viêm phế quản: viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản giả hen. Nghiên cứu dịch tễ học thực tễ cho thấy: viêm phế quản và hen có tiếng rít chỉ là một và đều là một bệnh có biểu hiện phản ứng quá mức của phế quản
    - Hen phế quản thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh
    - Nhiều khi cơn hen xuất hiện dưới dạng viêm phế quản hay viêm mũi- phế quản: cơn hen đầu tiên xuất hiện thường là sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp, đôi khi đó là do bụi, lông súc vật, hơi khói của bếp than tổ ong, phấn hoa, khói thuốc lá.... Có trường hợp cơn hen xuất hiện sau một thời gian cắt amidan, gắng sức trong khi chạy bộ, tiêm thuốc hay tiêm chủng, thay đổi khí hậu, môi trường sống... Hen thường kèm theo sốt, viêm họng.
    2. Triệu chứng của các thể hen phế quản
    - Viêm phế quản co thắt: có thể trẻ chỉ biều hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không tháy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Nhưng hậu quả của cơn ho dữ dội chính là do trẻ bị viêm phế quản co thắt, đôi khi ăn song trẻ bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho.
    - Viêm phế quản khó thở nhiều: hen cũng có thể biều hiện dưới dạng một viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho, nhiều dịch tiết ra và không giống như hen kinh điển, bắt đầu và kết thúc không đột ngột
    - Hen gắng sức: khác hẳn với khó thở gắng sức, kiểu hen này thường xuất hiện sau gắng sức ở trẻ em như leo cầu thang, chạy nhảy nhiều, hoặc có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột.
    - Hen ác tính: khi các cơn hen liên tiếp xảy ra vào chiều và đêm, không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản ở liều thường dùng.
    Tiến triển bệnh: rất thất thường, một số trường hợp ổn định nhưng sau 15 năm lại bị hen lại, thậm chí sau 20-30 năm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì làm giảm đáng kêt tần suất hen người lớn, nhất là các thể nặng
    3. Xử trí
    - Khi lên cơn hen: Cho người bệnh ra chỗ nơi thoáng khí, nơi không khí trong lành
    - Cho uống nhiều chất lỏng, như nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở, hoặc hít hơi nước.
    - Cơn hen nhẹ: dùng ephedrin hoặc teophylin
    - Cơn hen nặng: tiêm adrenalin( người lớn 1/2 ống; trẻ em 1/4 ống. Có thể dùng liền như thế 3 lần, mỗi lần cách nhau nửa giờ theo chỉ dẫn của thầy thuốc)
    Nếu người ốm có sốt, hoặc nên cơn hen kéo dài trên 3 ngày: cho uống kháng sinh tetroxyclin hoặc erytromyxin
    4. Phòng bệnh
    - Người bị hen cần tránh ăn hoặc hít những vật gì thường gây cơn hen
    Cần giữ sạch sẽ nhà ở nơi làm việc.
    Không để gà và các loại súc vật khác như chim, chó, mèo trong nhà.
    Phơi nắng giường, đệm, chăn gối.
    Nếu cần thì chuyển đến nơi ở trong lành hơn .
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    HEN


    1. Khái quát
    Người bị hen thường khó thở, không sốt , không lây
    - Hen xảy ra ở mọi lứa tuổi . Hen thuờng nặng vào một số tháng trong năm và hay lên cơn hen vào ban đêm
    - Cơn hen có thể đến khi ăn hoặc hít phải vật gì gây dị ứng với người đó. ở trẻ em, cơn hen thường bắt đầu bằng cảm lạnh thông thường
    2. Xử trí
    - Khi lên cơn hen: Cho người bệnh ra chỗ nơi thoáng khí, nơi không khí trong lành
    - Cho uống nhiều chất lỏng, như nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở, hoặc hít hơi nước.
    - Cơn hen nhẹ: dùng ephedrin hoặc teophylin
    - Cơn hen nặng: tiêm adrenalin( người lớn 1/2 ống; trẻ em 1/4 ống. Có thể dùng liền như thế 3 lần, mỗi lần cách nhau nửa giờ theo chỉ dẫn của thầy thuốc)
    Nếu người ốm có sốt, hoặc nên cơn hen kéo dài trên 3 ngày: cho uống kháng sinh tetroxyclin hoặc erytromyxin
    3. Phòng bệnh
    - Người bị hen cần tránh ăn hoặc hít những vật gì thường gây cơn hen
    Cần giữ sạch sẽ nhà ở nơi làm việc.
    Không để gà và các loại súc vật khác như chim, chó, mèo trong nhà.
    Phơi nắng giường, đệm, chăn gối.
    Nếu cần thì chuyển đến nơi ở trong lành hơn .
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    HO


    1. Vài nét khái quát
    - Ho là phản ứng của cơ thể để đẩy đờm và các mần bệnh từ trong họng hay phổi ra ngoài.
    - Ho không phải là một bệnh.
    - Ho là triệu chứng của nhiều bệnh có liên quan đến họng, phổi và phế quản.
    - Có nhiều loại ho:
    . Ho khan (có đờm hoặc không có đờm): Hay gặp khi bị cảm lạnh, cúm, hút thuốc.
    . Ho có nhiều hoặc ít đờm: Hay gặp trong viêm phế quản, viêm phổi.
    . Ho có kèm thở rít hoặc khó thở: hay gặp ở người bị bệnh tim.
    . Ho dai dẳng: Gặp ở người bị lao, hút thuốc công nhân mỏ, người hen, viêm phế quản mãn. giãn phế nang.
    . Ho ra máu: Lao, viêm phổi
    2. Xử trí
    - Bất cứ loại ho nào cũng nên uống nhiều nước để đờm loãng ra.
    - Có thể hít hơi nước nóng hoặc xông nước nóng.
    - Đối với ho khan: dùng xiro ho, bổ phế
    - Nếu ho khan nặng hơn làm không ngủ được : dùng xiro ho và codein hoặc uống aspirin với codein.
    - Nếu có nhiều đờm hoặc thở rít: không dùng codein.
    - Với bất cứ loại ho nào: Không nên hút thuốc
    - Ngoài ra cần tìm xem ho do bệnh nào thì điều trị bệnh đó.
    - Nếu ho kéo dài, ho ra máu, ra mủ hoặc có đờm thuốc khó thở liên tục phải đi khám bệnh.
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    VIÊM PHỔI


    1. Khái quát:
    - Viêm phổi là hiện tương nhiễm trùng cấp tính ở phổi.
    - Nguyên nhân gây viêm phổi: Sởi, ho gà, cúm, viêm phế quản, hen hoặc bất kì bệnh nặng nào khác.
    2. Triệu chứng
    - Thở nhanh, nông đôi khi thở rít và cánh mũi phập phồng.
    - Ho: Thường có đờm vàng, có thể dính máu.
    - Có thể đau ngực.
    - Trẻ em em đang bị ốm nặng mà thở nông trên 50 lần/1 phút là có thể đang bị viêm phổi.
    3. Xử trí
    - Phải dùng kháng sinh như: penixilin, sunphamit.
    - Trường hợp nặng: Tiêm penixilin procain: Người lớn tiêm ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 400 000 đơn vị. Hay tiêm ampixilin: người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500 mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng 1/2 đến 1/4 lần người lớn.
    - Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, paracetamol, axetaminophen
    - Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng.
    - Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng.
    - Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    NGẠT MŨI VÀ SỔ MŨI


    * Ngạt mũi và sổ mũi có thể do cảm lạnh hoặc do dị ứng. Chất nhầy mũi nhiều có thể gây viêm tai ở trẻ con hay viêm xoang ở nguời lớn
    * Xử trí
    - Trẻ nhỏ: dùng bơm tiêm (không có kim tiêm) hút sạch chất nhờn trong mũi
    - Trẻ lớn hay người lớn: cho ít nước muối vào lòng bàn tay và hít vào mũi làm chất nhầy loãng ra
    - Hít hơi nuớc nóng giúp làm thông mũi
    - Khi bị sổ mũi và ngạt mũi nên lau mũi chứ đừng xì mũi vì xì mũi có thể gây viêm tai và viêm xoang
    - Người hay bị viêm tai hoặc viêm xoang, sau khi bị cảm lạnh dễ bị ngạt mũi và sổ mũi, muốn ngăn chặn bệnh thì sau khi bị cảm lạnh cần nhỏ thuốc nhỏ mũi giảm xung huyết mũi như pheninerphin mỗi mũi 2-3 giọt /1lần; không nhỏ quá 3 lần trên 1 ngày và không nhỏ quá 3 ngày.
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    BỆNH ZONA


    * Thủ phạm gây bệnh zona cùng một loại gây bệnh thủy đậu. Khi bị thủy đậu, virus xâm nhập vào cơ thể, khư trú vĩnh viễn ở đó và lúc khỏi bệnh nó ẩn náu vào các hạch thần kinh ở rễ tủy sống hoặc ở não. Virus đột ngột xuất hiện trở lại khi hệ miễn dịch suy giảm như khi ốm, tuổi tác, stress ...
    1. Triệu chứng
    Phát ban đỏ, sau nổi mụn ở mặt da, thường khu trú dọc theo đường đi của dây thần kinh cảm giác (ở ngực, dọc theo chiều dài một vài xương sườn - 50% các trường hợp), ở bụng, thắt lưng, mắt .... Ðau rát như bỏng và ngứa ở các chỗ có mụn. Bệnh dễ chẩn đoán, hiếm khi xuất hiện zona lần thứ hai trên một người.
    Bệnh chỉ phát triển ở trẻ em trước 4 tuổi do lúc mẹ mang thai mắc thủy đậu, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Bệnh lây truyền do tiếp xúc ngoài da với các tổn thương khi các mụn nước này đầy virus. Vì thế cần cách ly bệnh nhân và tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai.
    2. Ðiều trị
    Ngoại trừ zona tác động tới dây thần kinh thị giác, còn nói chung bệnh diễn biến lành tính, khỏi sau 2-10 tuần. Dùng các loại thuốc sát trùng tại chỗ, thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm. Dùng các thuốc giảm đau thông thường là đủ (như paracetamon hoặc aspirin), nếu không đỡ dùng các thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc loại bezodiazepine.
    3. Phòng bệnh
    Hiện chưa có biện pháp nào, ngoài tiêm chủng phòng thủy đậu.

Chia sẻ trang này