1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Bệnh Thường Găp_Cách Phòng tránh và Điều trị

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 07/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    MỤN NHỌT


    * Mụn nhọt hay gặp ở trẻ yếu, do nhiễm khuẩn cấp tính loại tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) ở lỗ chân lông gây viêm nang lông và các tổ chức xung quanh. Khi mới bắt đầu, trên da thấy xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Sau đó nhọt vỡ, ở chỗ mụn mủ chảy ra, có cả ngòi trắng xanh hơi xốp, để lại một hõm sâu. Chỗ lõm này sẽ đầy lại nhanh chóng và nhọt khỏi trong vòng 8-10 ngày.
    * Biến chứng: vì do tụ cầu nên khi biến chứng vào thận gây viêm cầu thận cấp, vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.
    Có những trường hợp nhiều nhọt mọc sát nhau thành cụm, kết hợp với nhau thành mảng đỏ, lớn rất đau. Trong mảng đỏ này có nhiều nhọt, khi vỡ ra thành nhiều lỗ như tổ ong. Bị loại nhọt này trẻ rất đau, sốt cao, quấy khóc nhiều, cơ thể suy nhược và dễ có các biến chứng.
    * Ðiều trị: lúc nhọt mới mọc chỉ có 1-2 cái, dùng cồn iod bôi vào đúng chỗ nhọt, cũng có thể dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ và bôi các thuốc sát khuẩn như cồn iod, thuốc đỏ, thuốc mỡ kháng sinh.
    Trường hợp nhọt mọc liên tiếp, nên đi khám tìm nguyên nhân để điều trị thích hợp. Ðặc biệt nhọt mọc ở vùng môi, cánh mũi không nên tự nặn vì dễ gây biến chứng nhiễm trùng máu.
    * Phòng bệnh: tắm rửa sạch sẽ cho trẻ và phòng chống nóng tốt
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    NHỨC ĐẦU VÀ ĐAU NỬA ĐẦU


    1. Nhức đầu
    - Nhức đầu đơn thuần: thường khỏi sau khi nghỉ ngơi hoặc uống aspirin, hoặc dùng một miếng vải tẩm nước nóng áp vào gáy và xoa nhẹ lên cổ và vai
    - Nhức đầu nặng có thể là dấu hiệu của viêm màng não
    - Nhức đầu hay tái phát có thể là dấu hiệu của 1 bệnh kinh niên hoặc do ăn uống kém: cần ăn tốt và ngủ đầy đủ. Nếu nhức đầu mãi không khỏi phải đi khám bệnh
    2. Đau nửa đầu
    - Cơn đau nửa đầu điển hình bằng mờ mắt, nhìn thấy một số chấm sáng bất thường, hoặc tê một tay,một chân. Sau đó nhức nửa đầu dữ dội có thể kéo dài hàng giờ, hàng ngày, thường kèm theo nôn. Đau nửa đầu rất khó chịu nhưng không nguy hiểm.
    - Xử trí: dùng các thuốc dân gian hay thuốc tây y thường có tác dụng.
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    KIỆT NƯỚC


    I. Khái niệm
    - Kiệt nước là khi có thể mất nhiều nước hơn là nhận nước vào. Điều này thường xảy ra khi bị ỉa chảy nặng kèm theo nôn. Kiệt nước cũng có thể gặp ở người ốm nặng lâu ngày không ăn uống được
    - Tuổi nào cũng có thể bị kiệt nước, nhưng kiệt nước xảy ra nhanh hơn và nguy hiểm hơn nếu là trẻ nhỏ
    Những dấu hiệu của kiệt nước :
    1. Đái ít, nước tiểu vàng sẫm hoặc không có nước tiểu,
    2. Sút cân đột ngột
    3. Miệng khô
    4. Mắt lõm, không có nước mắt
    5. Thóp lõm
    6. Da kém đàn hồi hay da không căng
    7. Mạch nhanh nhỏ ; thở sâu
    II. Xử lý kiệt nước
    - Cho uống nhiều nước: nước sôi nguội, nước chè, nước canh...
    - Cho uống nước ozerol pha theo hướng dẫn. Nếu không có ozerol thì pha lấy: dùng hai thìa canh đường và nửa thìa cà phê muối cho vào một lít nước sôi để nguội. Người lớn cho uống khoảng 3 lít /ngày, trẻ nhỏ 1 lít/ ngày, uống liên tục đến khi đi tiểu bình thường. Tiếp tục cho uống, kể cả trường hợp người kiệt bị nôn mửa. Nếu người bệnh không uống được đủ nước thì phải truyền dịch.
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    SAY NẮNG, SAY NÓNG


    1. Khái niệm
    Là hiện tượng trúng nóng, trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc một nhiệt độ quá cao như trong hầm lò, một số nguyên nhân thuận lợi nhất định như gắng sức, đau ốm, ẩm ướt
    - Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hống ngoại, còn say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Say nắng thường nặng hơn say nóng, có thể gây tử vong.
    2. Yếu tố thuận lợi
    - Nhiệt độ môi trường tăng quá cao: nông dân làm việc ngoài trời, binh lính tập trận, khách du lịch.
    - Trẻ em cảm sốt nhẹ được bố mẹ chăm sóc không đúng qui cách: đóng kín cửa, chùm chăn kín mít...
    3. Triệu chứng
    - Ở trẻ sơ sinh: là bệnh cảnh của tình trạng mất nước toàn thể cấp, có thể nhanh chóng dẫn tới hôn mê, co giật, dễ gây tử vong.
    - Ở người lớn và trẻ lớn, các triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng dần nếu không cứu chữa hoặc cứu chữa không đúng cách.
    Mới đầu: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó: chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít. Sốt cao có khi lên tới 42-440. Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật.
    **Chú ý : trong say nắng bệnh nặng ngay từ đầu, sốt rất cao 43-440, có nhiều dấu hiệu thương tổn thần kinh rất rõ, có thể hồi phục hoặc khó hồi phục, có thể tụ máu dưới màng cứng và trong não. Các thương tổn thần kinh hay xảy ra ở người có xơ vữa động mạch.
    4. Xử trí chung
    - Hạ thân nhiệt xuống dần từng bước, càng sớm càng tốt: đặt nạn nhân nằm chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, cho uống nước lạnh có muối. Chườm lạnh bằng nước đá khắp người, ở đầu thì chườm trán và gáy. Hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng). Nếu chườm lạnh phải liên tục thay khăn, nhúng lại vào nước lạnh.
    - Theo dõi đến khi thân nhiệt hạ xuống đến 380 đưa bệnh nhân vào nằm nghỉ chỗ mát.
    Trưòng hợp nặng hơn phải đưa bệnh nhân đến tuyến y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
    5. Phòng bệnh
    - Khi lao động ngoài trời phải đội mũ nón. Khi đi cấy phải tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Khi khát phải uống nhiều nước co pha muối, mỗi giờ phải uống một lượng muối chừng một nhúm.
    - Cần hướng dẫn các bà mẹ trong việc chăm sóc con đau ốm cũng như cách xử lý khi trẻ bị sốt cao: chườm đá đầu, gáy, đùi, bụng.. uống paracetamol..
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    BỆNH SÂU RĂNG


    * Sâu răng làm tiêu men răng, ngà răng, các tổ chức không có tế bào. Bệnh không tự khỏi.
    1. Nguyên nhân
    - Do bẩm sinh, do hình thể: rãnh, lõm trên mặt nhai dễ bị sâu
    - Do thức ăn: nhất là đường - nguồn thức ăn của vi khuẩn
    Triệu chứng: tê hoặc buốt khi uống nước nóng quá hoặc lạnh quá, sau đó là đau.
    2. Dự phòng:
    - Chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải quay 450 về phía lợi, chải kỹ rìa lợi và cổ răng.
    - Súc miệng, nên súc lần cuối với nước chè (chè tươi, chè hạt, nước vôi) trong vài phút vì chè có nhiều flo.
    - Nên tập cho trẻ từ tuổi mẫu giáo thói quen chải răng, tránh ăn bánh, kẹo giữa các bữa ăn. Nếu ăn nên súc miệng ngay.
    - Dùng nước máy, muối ăn, sữa chứa flo, dùng kem đánh răng có flo giảm được 30% sâu răng.
    - Dùng chất nhựa phủ lên mặt nhai.
    3. Điều trị: khi bị sâu răng cần điều trị sớm bằng khoan răng, trám răng. Cần điều trị sớm, không đợi răng đau mới chữa.
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    THIÊN ĐẦU THỐNG


    * Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, là hậu quả của áp lực trong mắt quá cao. Ðây là nguyên nhân phổ biến gây mù. Muốn đề phòng mù, điều quan trọng là phải biết dấu hiệu của bệnh và phải đi khám ngay. Thiên đầu thống có 2 loại:
    I. Thiên đầu thống cấp
    - Triệu chứng: bệnh bắt đầu bằng nhức đầu hay nhức mắt đột ngột. Mắt đỏ, nhìn lóa, ấn vào nhãn cầu thấy cứng như hòn bi, con ngươi bên mắt đau nở to hơn bên mắt thường. Người bệnh có thể nôn.
    - Ðiều trị: nếu không được chữa trị sớm, thiên đầu thống cấp sẽ gây mù trong vòng vài ba ngày. Bệnh thường phải mổ.
    II. Thiên đầu thống kinh niên
    - Triệu chứng: áp lực trong mắt tăng từ từ, thường không nhức mắt, nhìn mờ dần. Bắt đầu mờ khi nhìn sang bên cạnh và thường người ốm không cảm thấy mình nhìn kém đi.
    Phòng bệnh
    - Những người trên 40 tuổi hoặc có họ hàng với người đã bị thiên đầu thống, hàng năm phải đi đo áp lực mắt một lần.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 20:20 ngày 07/01/2007
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    BỆNH LẬU

    * Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường ******** thường gặp nhất hiện nay ở nước ta. Nhiễm lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae) có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng trên lâm sàng.
    1. Bệnh lậu ở nam:
    Ða số nam giới bị bệnh thường có triệu chứng ra mủ niệu đạo kèm theo đái buốt, vì vậy họ thường đi khám sớm, nhưng cũng không đủ sớm để tránh lây truyền cho ********. Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Biểu hiện mủ chảy ra từ trong niệu đạo, màu vàng hoặc vàng xanh, số lượng thường nhiều và kèm theo đái buốt, đái dắt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với các biến chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt ... gây vô sinh.
    2. Bệnh lậu ở nữ:
    Có tới 50-80% không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên hay bị các biến chứng như viêm tiểu khung dẫn đến vô sinh và chửa ngoài tử cung. Phụ nữ có thai bị lậu không được điều trị có thể bị sảy thai và gây lậu mắt trẻ sơ sinh.
    Biểu hiện bệnh cấp tính với các triệu chứng đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, nâu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, mùi hôi.
    Ðiều trị bệnh lậu không biến chứng. Dùng một trong các loại thuốc sau:
    - Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
    - Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.
    - Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
    Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia trachomatis, rất thường gặp cùng với bệnh lậu.
    - Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày
    - Tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày
    - Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày
    - Azithromycin (zithromax) 500mg, uống 2 viên liều duy nhất
    (Không dùng doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, và trẻ dưới 7 tuổi)
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    VIÊM GAN


    1. Khái niệm
    Là hiện tượng viêm nhiễm do virus gây bệnh ở gan. Bệnh thường nhẹ ở trẻ con và nặng hơn ở người có tuổi.
    Các loại chính: viêm gan A do virus viêm gan A (HAV) gây ra; viêm gan B do virus viêm gan B (HBV); viêm gan không A, không B (ký hiệu NANBV)
    Triệu chứng lâm sàng: có thể chia làm 3 thời kỳ: tiền hoàng đản, hoàng đản và thời kỳ lại sức (đối với HBV và HAV)
    2. Các triệu chứng chung:
    - Hội chứng giả cúm: sốt nhẹ, đau cơ, đau khớp
    - Hội chứng tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc ỉa chảy
    - Hội chứng vàng da: nước tiểu vàng, phân hơi bạc màu
    - Gan to, ấn tức
    3. Xét nghiệm:
    - Transaminaza tăng
    - SGPT và SGPT tăng cao
    - Bilirubin tăng
    - HbSAg, HBeAg, HbSAb dương tính
    4. Điều trị : đối với viêm gan cấp thể thông thường
    - Nghỉ ngơi.
    - Chế độ ăn: ít mỡ, nhiều đường, tăng protid. Nếu người bệnh chán ăn thì chủ yếu là cho đường, uống nước hoa quả. Kiêng mỡ và thức ăn có chứa chất béo.
    - Có thể dùng vitamin C, thuốc nhuận mật (Sorbitol), cao actiso, nhân trần...
    5. Phòng bệnh
    - Phòng viêm gan B: chống lây lan qua đường ******** và qua tiêm truyền, ngày nay người ta đang nghiên cứu về tác dụng của gama globulin thông thường (ISG), gama globulin đặc hiệu với viêm gan B (HBIG), vacxin phòng viêm gan B.
    - Phòng viêm gan A: đường lây chủ yếu là qua phân, miệng. Vì vậy, giữ tốt nguồn nước, nguồn thực phẩm không để bị ô nhiễm phân có HAV kết hợp với việc ăn chín, uống sôi là nguyên tắc cơ bản nhất.
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    VIÊM KHỚP (ĐAU KHỚP, SƯNG KHỚP)


    I/ Đối với người có tuổi:
    - Người có tuổi bị đau khớp hoặc viêm khớp kinh niên thì không chữa khỏi hẳn được.
    - Một số cách xử lý làm bệnh giảm đau:
    ã Nghỉ ngơi: nên tránh lao động nặng và vận động mạnh làm cho khớp đau. Nếu viêm khớp có sốt: Ngủ ban ngày có tác dụng tốt.
    ã Đắp gạc nóng: Dùng vải thấm nước nóng đắp lên khớp đau.
    ã Uống aspirin giảm đau: uống 100 mg mỗi ngày, chia 4 lần đến 6 lần. Nếu thấy ù tai uống bớt đi. Nếu uống aspirin cùng với thức ăn, hoặc sữa, hoặc natribicacbonat, hoặc uống nhiều nước để tránh hại dạ dày.
    ã Làm những động tác vận động đơn giản để giữ nguyên hoặc làm tăng khả năng vận động của các khớp đau.
    ã Nếu chỉ có một khớp bị sưng, nóng và có sốt, có lẽ khớp bị viêm phải dùng kháng sinh như penixilin.
    B/ Đối với trẻ em và người trẻ:
    Đau khớp có thể là dấu hiệu của một số bệnh như thấp khớp hay lao khớp, cần đi khám bệnh.
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bệnh trĩ
    .[​IMG][​IMG]

    "Đau khổ như những ai đau khổ vì bệnh trĩ...". Câu nói này diễn tả được phần nào nỗi khó chịu của một người bị mắc. chứng này. Nhiều người Pháp khẳng định rằng đại đế Napoleon của họ lẽ ra đã không thua trận xiểng niểng tại Waterloo nếu ngài... không mắc bệnh trĩ! Chuyện này có thể làm một huyền thoại, nhưng cũng nói lên được tác động của bệnh trĩ lên con người
    Khi lỡ mang chứng này, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhất là những lúc ngồi trong toilet... rên rỉ, chịu đựng. Nói sao cho xiết cái cảm giác đọa đày.

    Với kiến thức y học ngày nay, bệnh trĩ thường được các bác sĩ kiềm chế không mấy khó khăn. Những kiến thức chuyên môn dưới đây (được thu thập từ kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa về trĩ) sẽ có thể giúp bạn tiêu trừ, hoặc ít ra cũng làm giảm bớt nỗi đau khổ vì bệnh này.

    1. Chú trọng về ăn uống
    Việc ăn uống đúng cách có thể làm một người bị bệnh trĩ nặng giảm hơn một nửa nỗi khó chịu, và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình.
    - Hãy uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.
    - Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

    2. Dùng dầu thoa hậu môn
    Chuyện này cũng dễ hiểu nếu bạn từng bị bệnh trĩ. Một chút dầu sẽ làm trơn hậu môn, và làm phân dễ ra hơn. Có thể mua loại petroleum jelly bán trong các nhà thuốc Tây. Dùng một que quấn bông gòn hoặc ngón tay thoa vào bên trong hậu môn, sâu chừng 1, 2 phân là đủ.

    3. Đừng rặn, và đừng khiêng nặng
    Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế... Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa.
    * Lưu ý: Nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ.

    4. Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn
    Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo nên bệnh. Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút/4 tiếng đồng hồ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.

    5. Công dụng của kem thoa trĩ
    Các loại kem thoa trĩ (hemorrhoid cream) có bán tự do tại các tiệm thuốc Tây. Kem này thường có công dụng làm cho chỗ trĩ không đau đớn khi thoa vào. Kem chỉ có công dụng giảm đau trong một lúc mà thôi, không phải là thuốc trị bệnh. Khi trĩ sưng lên và ló ra ngoài hậu môn, bạn có thể đến bác sĩ cắt bỏ; phẫu thuật tương đối dễ dàng, không nguy hiểm, và không tốn quá nhiều tiền.

    6. Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh
    Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng loại giấy lau mặt bán trong hộp loại giữ ẩm (moisturized facial tissue), nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn. Phải dùng giấy lau mặt vì hiện trên thị trường không có loại giấy vệ sinh có giữ ẩm - moisturized toilet tissue).

    7. Ngâm nước ấm
    Việc ngâm nước ấm thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Bác sĩ Byron tại Louisiana (Mỹ) xác nhận như vậy dựa theo kinh nghiệm chẩn trị nhiều năm. Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm vừa đủ ngập qua hậu môn rồi ngồi bó gối hay ngồi chồm hỗm trong bồn cho đến khi hết đau.

    8. Mẹo vặt:
    Mỗi ngày uống hai viên collinsonia canadensis, có thể chữa được các triệu chứng của bệnh trĩ. Thuốc này có bán tại một số tiệm thuốc Tây. Tuy nhiên, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi uống bất cứ thuốc gì lạ

Chia sẻ trang này