1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Bệnh Thường Găp_Cách Phòng tránh và Điều trị

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 07/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Táo bón
    Bệnh này không lạ lùng gì với bất cứ ai. Tuy nó không được liệt kê vào một trong những bệnh nguy hiểm nhưng việc đi đại tiện, hậu môn rách và chảy máu... thường làm người bệnh cảm thấy đau đớn. Nghiêm trọng hơn, những động tác rặn của hậu môn để cố sức tống phân ra còn có thể dẫn đến các chứng bệnh đau đớn hơn, khó trị liệu hơn như trĩ và cao huyết áp.

    Thật ra, muốn tránh bệnh này không có gì khó khăn cả. Thông thường, căn nguyên của nó không ngoài những yếu tố sau: ăn quá ít chất xơ (fiber), uống quá ít nước, ảnh hưởng tình cảm như buồn, lo lắng..., thiếu vận động, có ảnh hưởng phụ của một số thuốc trị bệnh khác.
    Qua những nguyên nhân trên, hẳn bạn đã thấy được phần nào cách chữa trị căn bệnh tuy thông thường nhưng quái ác này.

    1. Uống nhiều nước
    Trung bình một người lớn cần uống từ một lít rưỡi đến hai lít rưỡi mỗi ngày. Nếu bạn uống ít nước và đang bị táo bón, đây là vấn đề chính của bạn. Hãy uống nhiều nước hoặc các chất như trà, nước trái cây, nước ngọt...

    2. Ăn nhiều chất xơ
    Thiếu chất xơ (fiber) là nguyên nhân thông thường của bệnh này. Người bị táo bón thường là những người có thói quen ăn nhiều thịt, ăn ít đậu, trái cây, rau cải... Những chất này là nguồn cung cấp chất xơ cần thiết trong cơ thể. Chẳng hạn như một trái táo sẽ cung cấp khoảng một phần mười tổng số chất xơ cần dùng mỗi ngày. Một chén đậu cung cấp một phần ba nhu cầu chất xơ. Trong các loại đậu nấu chín, bắp rang, lạc, hạt điều... cũng có rất nhiều chất xơ.

    3. Ăn bớt dầu lại
    Theo kinh nghiệm của bác sĩ Grady, chuyên khoa về trị liệu dinh dưỡng, thì mọi thứ dầu ăn như dầu salad, dầu đậu nành... đều không tốt cho việc tiêu hóa. Chúng có khuynh hướng tạo thành một lớp màng bọc chung quanh thành dạ dày, làm cho sự tiêu hóa và hấp thụ chất bổ dưỡng tại dạ dày và ruột non trở nên khó khăn hơn, đồng thời cũng làm tiến trình tiêu hóa bị đình trệ (có khi đến hai mươi giờ đồng hồ). Sự đình trệ này làm các thực phẩm bị lên men thối, tạo chứng sình bụng, và có thể sinh ra một số chất độc có hại cho cơ thể.
    Bác sĩ này cũng nới thêm rằng các loại dầu ăn này chỉ không tốt cho bộ máy tiêu hóa nếu tiêu thụ dưới dạng dầu ăn. Với dạng nguyên thủy của nó như salad, đậu nành... thì hoàn toàn không có hại vì chất dầu tiết ra rất ít, không đủ tạo thành lớp màng che dạ dày và thành ruột.

    4. Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày
    Chúng ta nhiều lúc chạy theo thời giờ đến nỗi ăn uống không đều, không đúng bữa. Việc bài tiết cũng vì thế mà trở nên thất thường. Nhiều lúc bạn có nhu cầu đi đại tiện, nhưng vì không phải lúc, hoặc vì bận rộn, đành nhịn lại chờ khi khác. Đó là một trong những nguyên nhân chính tạo ra bệnh táo bón.
    Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn nên tự do tập cho mình một thói quen đi toilet vào một giờ giấc nhất định trong ngày, lúc mà bạn có đủ thì giờ. Thường sau một bữa ăn là tốt nhất. Chẳng hạn, bạn hãy tập vào ngồi trong toilet chừng mười phút sau bữa ăn tối. Sau vài ba ngày, bạn sẽ có thói quen đại tiện vào buổi tối, và sẽ không cảm thấy có nhu cầu cũng như phải "nán lại" trong những lúc bận rộn nữa. Nhận định này được bác sĩ Marvin, Trưởng khoa Trị liệu dạ dày tại Bệnh viện Baltimore, đưa ra.

    5. Thuốc trị táo bón loại uống
    Có hai loại thuốc trị táo bón được bán trên thị trường, đều gọi chung là laxative. Loại hóa học có công hiệu nhanh nhưng không nên dùng nhiều, vì thuốc này dễ gây lệ thuộc thuốc, bệnh nhân phải dùng nó mỗi lần muốn đi đại tiện, nếu bỏ thuốc sẽ bị táo bón.
    Loại thứ hai cũng gọi là laxative, nhưng thường có thêm chữ "natural" (thiên nhiên) hoặc "vegetable" (làm từ thực vật). Những thuốc này thường được bào chế từ những loại thực vật có nhiều chất xơ. Khi dùng thuốc này, bệnh nhân phải uống với nhiều nước để làm cho chất xơ này nở ra, như vậy mới có công hiệu. Nhìn chung, loại này tốt hơn loại hóa học nhiều và không gây lệ thuộc thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhớ là nếu không uống nhiều nước theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, chất xơ có thể tích tụ lại trong dạ dày hoặc đường ruột, gây đầy bụng, khó tiêu.

    6. Thuốc trị táo bón loại nhét qua hậu môn.
    Nếu bạn thật sự đau khổ vì chứng táo bón của mình và muốn giải quyết thật nhanh thì đây là giải pháp tốt. Thuốc được bán trên thị trường dưới 2 tên gọi là "enema" và "suppository". Tuy nhiên, loại thuốc nhét hậu môn này là lựa chọn cuối cùng và không nên dùng thường xuyên, vì chúng có thể gây lệ thuộc thuốc và ăn mòn ruột già.

    7. Những thực phẩm, thuốc men có hại
    Những thực phẩm có khuynh hướng làm đầy bụng, no hơi như đậu, bắp cải, bông cải trắng... đều không tốt nếu bạn bị táo bón.
    Một số thuốc có chứa chất canxi cũng không tốt (như thuốc chữa bệnh dạ dày). Các thuốc trị dị ứng (antihistamine), thuốc lợi tiểu diuretic, thuốc ngủ narcotic, thuốc làm dịu đau sedative... cũng là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên chứng táo bón.

    8. Rặn
    Động tác này không có lợi cho người bị táo bón; nó dễ làm hậu môn bị chảy máu, gây ra những biến chứng nguy hại. Ngoài ra, hành động rặn, ngược với lối suy nghĩ thông thường, lại làm hậu môn co lại, khiến phân khó ra hơn! Mặt khác, hành động này cũng làm áp suất máu trong người vọt cao lên.
    Nhìn chung, hành động rặn phân xét ra có hại nhiều hơn lợi. Và nếu bạn có thể áp dụng đúng mức những phương pháp được đề cập đến ở trên, việc rặn phân có lẽ đã không còn cần thiết nữa.

    9. Mẹo vặt:
    - Uống từ 1 đến 3 thìa canh dầu mineral trước khi đi ngủ để làm trơn hậu môn và hết táo bón vào sáng hôm sau. Dầu này có màu trắng trong suốt, bán tại các tiệm thuốc Tây.
    - Giống lươn nước ngọt cũng giúp bớt táo bón. Sau bữa ăn có món lươn, bạn sẽ thấy việc đại tiện dễ dàng hơn vào hôm sau.
  2. thuy_ed

    thuy_ed Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    5.059
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn và đã bình chọn chủ đề hữu ích
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn rất nhiều.Mình sẽ cố gắng post nhiều bài hữu ích hơn nữa
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bệnh tiêu chảy
    Hiện tượng tiêu chảy chẳng qua là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể chống lại những chất mà nó không thích, bằng cách tống những chất này ra ngoài.
    Và đây cũng là lý do khiến đa số bác sĩ thường không cho thuốc men gì cả khi bạn đến khám về bệnh tiêu chảy. Hãy để cơ thể tự đề kháng, vậy sẽ tốt hơn. Đó là lý luận của đa số bác sĩ tại châu Âu trong kỷ nguyên y khoa hiện đại (khác với việc cho thuốc chống tiêu chảy của các bác sĩ ở thế hệ trước). Các bác sĩ hiện đại còn nói thêm rằng, việc dùng thuốc chống tiêu chảy có thể làm bệnh kéo dài lâu hơn. Chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp bất khả kháng như đang bận việc quan trọng.
    Dù theo trường phái nào, cũ hay mới, các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn ứng phó một cách hữu hiệu với bệnh tiêu chảy.

    1. Bạn có bị phản ứng với sữa không?
    Đau bụng và tiêu chảy vì sữa là một trong những lý do phổ thông nhất. Vì thế, nếu bạn đang uống sữa mà bị tiêu chảy, hãy ngưng uống, bệnh sẽ tự động hết.

    2. Bệnh tiêu chảy có thể bắt nguồn từ thuốc đau dạ dày
    Các thuốc trị bệnh về dạ dày hoặc chống lại sình bụng (antigas) thường có magiê, chất này có tác dụng kích thích tiêu chảy sau khi uống. Hai loại thuốc thông dụng nhất là Mylanta và Maalox đều có magiê. Nếu bạn thường bị tiêu chảy vì lý do trên, hãy đọc kỹ nhãn hiệu của thuốc dạ dày, antacid hoặc antigas mà mình thường mua, tránh mua loại chứa magiê hydroxide.
    Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh và ký ninh cũng có thể gây tiêu chảy.

    3. Nên ăn uống như thế nào trong thời gian bị tiêu chảy?
    3.1. Uống nhiều nước: Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn. Việc uống nước nhiều có thể sẽ làm bạn tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn.
    Chứng tiêu chảy cũng làm bạn mất đi một số đường và muối khoáng trong cơ thể. Song song với nước, bạn nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một thìa cà phê đường cùng một chút xíu muối (cỡ bằng đầu đũa) trong một lít nước lọc. Dĩ nhiên, bạn có thể pha thêm nước cam hay nước chanh nếu cần hương vị thơm ngon.
    Có một loại chất lỏng tuyệt đối không nên uống là sữa. Dù bạn có bị nhạy cảm với sữa hay không, chất này vẫn thường làm tiêu chảy nặng hơn. Các loại nước ngọt có hơi cũng không nên uống nhiều.
    3.2. Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... Nên tránh những loại trái cây có bột như lê, đào, mận... cùng những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá .
    Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở; tránh những loại súp mầu đục như súp đậu hay khoai tây.

    4. Nên uống thuốc gì?
    Như đã nói ở trên, bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc gì để chống lại cơn tiêu chảy, vì nó sẽ làm chất độc nán lại trong cơ thể lâu hơn và có thể gây những tác hại khác.
    Dù sao, có đôi lúc bạn cần ngừng cơn tiêu chảy vì quá mệt hoặc quá bận rộn, có thể dùng các loại sau đây:
    - Pepto-Bismol hoặc Kaopectate: tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình.
    - Imodium: tiêu chảy nặng.
    Những thuốc này đều có bán tự do trong các tiệm thuốc tây.
    Ngoài ra, những thực phẩm có khuynh hướng tạo bệnh táo bón như trà đậm, chuối... cũng có kết quả tương đối tốt với chứng tiêu chảy nhẹ.

    ** Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác. Hãy rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi cầu.
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Sốt
    Sốt là một từ ngữ thông dụng để mô tả tình trạng thân nhiệt lên rất cao (trên 100 độ F hoặc 38 độ C). Thân nhiệt con người có thể tăng lên vì nhiều lý do như tập thể dục, uống rượu, thời tiết quá nóng, bệnh... Sự gia tăng này thường làm cho bạn cảm thấy khó chịu, và nếu số đo đọc được trên nhiệt kế lên trên 40 độ C, bạn có thể đang ở trong tình trạng nguy hiểm.
    Thật ra, không phải bất cứ cơn sốt nào cũng nguy hiểm. Theo bác sĩ Stephen tại Đại học Columbia, có những cơn sốt có lợi. Đó có thể là những phản ứng của cơ thể để chống lại vi khuẩn gây hại, có thể là dấu hiệu cơ thể đang phản ứng với mục đích làm một cơn bệnh chóng khỏi, hoặc do bạn dùng một loại thuốc kháng sinh và thuốc này phát sinh hiệu quả...
    Nhìn chung, nếu bị sốt nhẹ, hãy đừng vội làm gì cả, mà chỉ cẩn thận theo dõi thân nhiệt của mình. Chỉ bắt đầu làm giảm cơn sốt nếu có những hiện tượng sau đây:
    - Có cảm giám tê dại ở cổ song song với cơn sốt.
    - Thân nhiệt lên cao hơn 40 độ C.
    - Cơn sốt kéo dài hơn 5 ngày.
    - Cơn sốt của hài nhi nhỏ hơn 4 tháng.
    Dù cơn sốt thuộc loại nguy hiểm hay không, những phương pháp dưới đây đều có thể giúp bạn ứng phó một cách hữu hiệu và kịp lúc.

    1. Uống nhiều nước
    Trong cơn sốt, cơ thể thường ra mồ hôi. Đó là phản ứng tự nhiên để làm giảm cơn sốt. Khi mồ hôi đổ ra nhiều, cơ thể cần thêm nước để bù đắp lại số bị mất. Do đó, việc uống nhiều nước là chuyện hết sức cần thiết. Dĩ nhiên, ngoài nước lọc ra, bạn có thể uống nước trái cây, nước trà.. miễn là đừng uống rượu hoặc bia. Men rượu có thể làm thân nhiệt tăng vọt lên.

    2. Đắp nước lạnh lên trán và lau những nơi quá nóng
    Biện pháp này nên dùng khi thân nhiệt lên quá cao. Dùng một khăn nhúng nước lạnh đắp lên trán, thay 5-10 phút một lần.
    Đồng thời, khi thân nhiệt lên cao, dùng khăn nhúng nước ấm lau những chỗ kín như nách, háng. Nước bốc hơi tại những chỗ này sẽ làm thân nhiệt hạ xuống.

    3. Tắm nước ấm
    Nếu bạn cảm thấy khó chịu hay rùng mình vì cảm giác nóng hoặc lạnh của cơn sốt, có thể ngâm mình trong một bồn nước ấm (chỉ ấm thôi, không nóng quá. Nhiệt độ của bồn nước cần thấp hơn thân nhiệt để có thể hấp thụ sức nóng tỏa ra từ cơ thể. Thường thì nhiệt độ của nước bồn nên bằng với nhiệt độ của không khí trong nhà.
    Sau khi tắm, nên lau khô và mặc quần áo vừa đủ ấm.

    4. Uống thuốc giảm sốt
    Thường thì để tự cơn sốt giảm sẽ tốt hơn. Dù sao, nếu bạn thấy khó chịu, có thể uống các thuốc giảm sốt như aspirin và acetaminophen (hoặc tylenol). Nên uống theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc (liều lượng trung bình là 2 viên mỗi 3 tiếng). Không nên dùng aspirin cho những người bị dị ứng với thuốc này và trẻ em dưới 21 tháng tuổi.

    5. Có nên trùm chăn hoặc mặc quần áo thật ấm không?
    Trái với thành kiến cổ xưa tại Việt Nam rằng người bị sốt phải trùm chăn thật kín và mặc quần áo thật ấm, hãy để cơ thể bạn tự nhiên. Cởi bớt y phục ra hoặc mặc thêm vào là tùy theo bạn thấy nóng hay lạnh, sao cho cảm thấy thoải mái là được. Đối với hài nhi chưa biết nói, nên theo dõi cẩn thận xem chúng đang cảm thấy nóng hay lạnh.
    Về nhiệt độ trong phòng cũng vậy, nên giữ khoảng 20-25 độ C, không nên quá nóng. Mở cửa sổ vừa phải để không khí tươi mát lùa vào (nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh thì đóng cửa sổ và dùng máy điều hòa không khí). Nhìn chung, cơ thể con người là bộ máy huyền diệu nhất, hãy làm những gì cơ thể cảm thấy thoải mái, bệnh sẽ mau lành hơn.

    6. Về ăn uống
    Một số bác sĩ cho rằng chỉ nên uống nước trái cây trong thời gian bị bệnh. Một số khác lại cho rằng nên ăn để bù đắp vào số năng lượng bị hao hụt. Hai phương pháp này đều có lý và đều dựa trên những căn bản y học vững chắc. Điều này cho thấy, việc chọn phương pháp nào là tùy thuộc nơi bạn, và chúng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơn bệnh (miễn là đừng ăn quá nhiều và ăn những thực phẩm quá khó tiêu). Ảnh hưởng tâm lý cũng rất quan trọng. Có nhiều bệnh nhân chỉ bị sốt nhẹ, nhưng lại nằm trên giường cả tuần lễ chỉ vì những thực phẩm họ ăn (như cháo, súp) mỗi ngày làm họ có cảm tưởng là mình còn bệnh rất nặng.
  6. friendship_forever_8x

    friendship_forever_8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    12.976
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi.............Bác share tài liệu về các bệnh:
    Sốt rét, đau mắt, tiêu chảy, cảm cúm, sốt xuất huyết....... Nói chung là các bệnh mà bà con dân tộc thường mắc ấy ạh.
    Em đang cần tài liệu để viết báo cáo tổng hợp về cách phòng, triệu chứng, cách chữa......Sơ lược nhất thôi ah. Kô cần dài quá, chi tiết, và nhiều thuật ngữ chuyên môn đâu ạh.
    Thanks bác trước
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    TĂNG HUYẾT ÁP - CÁCH NHẬN BIẾT, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA
    1- Huyết áp là gì?
    Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi là huyết áp động mạch).Khi tim co bóp, máu sẽ được tống ra ngoài và ép vào thành động mạch làm thành mạch căng ra. Số đo sức căng thành động mạch khi máu dội vào là huyết áp tâm thu hay huyết áp cao nhất. vào thời điểm này nếu lấy tay sờ vào các động mạch cổ, bẹn sẽ thấy mạch đập. Sau khi co bóp tim sẽ dãn ra và thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu, số đo vào thời điểm này là huyết áp tâm trương hay huyết áp thấp nhất.
    2- Sự dao động của huyết áp
    Ở người bình thường HA ban ngày cao hơn ban đêm, HA hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và HA cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh? đều có thể làm HA tăng lên. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm HA hạ xuống.
    Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ mũi) hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm HA tăng lên.Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy?hoặc dùng thuốc dãn mạch có thể gây hạ HA.
    3- Thế nào là tăng huyết áp?
    HA lên xuống trong những điều kiện nhất định là bình thường. Tăng HA là khi HA của bạn lúc nào cũng cao hơn mức bình thường lúc tim co bóp (tâm thu), và hoặc lúc tim dãn ra (tâm trương).
    HA được gọi là tăng khi >140/90mmHg sau khi đo lập đi lập lại nhiều lần và đúng cách.
    Người ta không chẩn đoán tăng HA qua 1 lần đo. Khi người ta đo HA của bạn và thấy >140/90mmHg, thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn trở lại đo HA thêm hơn 2 lần nữa trong khoảng thời gian ít nhất là 4 tuần mới có thể khẳng định là bạn có tăng HA hay không trừ khi đo 1 lần HA ³ 180/110mmHg hoặc có tổn thương cơ quan đích ( tim, thận, não, mạch máu).
    4- Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
    Một người từ lâu có HA=90/50mmHg vẫn làm việc bình thường, không có gì nguy hiểm.Một người lớn từ lâu có HA = 130/80mmHg, nay vì lý do gì đó HA hạ xuống còn 90/50mmHg cần được khám.
    5- Tại sao người ta lấy mốc 140/90mmHg là tăng. Tại sao phải hạ huyết áp? Nó có lợi gì?
    Từ nghiên cứu lớn về dịch tể (Framingham) thấy rằng những người tăng HA (³ 140/90mmHg ) bị tai biến mạch máu não tăng 4 lần và suy tim tăng 6 lần so với người có HA kiểm soát bình thường.
    Khi người tăng HA được kiểm soát HA tốt thì giảm được 35% - 40% nguy cơ ñoät quî, giaûm 20 ?" 25% nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm > 50% nguy cơ suy tim.
    6- Phân độ tăng HA
    Để biết bệnh tăng HA nặng hay nhẹ, khi nào cần điều trị và khi nào cần điều trị tích cực, năm 2003, Liên Ủy ban Quốc gia về tăng HA của Hoa Kỳ ( JNC) đưa ra phân độ ở người ³ 18 tuổi.
    Loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
    Bình thường <120 <80
    Tiền tăng HA 120-139 80-89
    Tăng HA
    Giai đoạn 1 140-159 90-99
    Giai đoạn 2 >160 >100
    Tăng HA tâm thu đơn thuần >140 <90

    7- Nhận biết bị tăng HA như thế nào?
    Cách tốt nhất để biết bị bệnh tăng HA là đo HA đúng phương pháp bằng HA kế. Phương pháp đo tại nhà (chính bạn tự đo hoặc người nhà) và đo tại phòng khám ( bác sĩ hoặc y tá đo).Cách đo huyết áp:
    Tình trạng bệnh nhân: không hút thuốc lá hoặc uống café 15-30 phút trước khi đo.
    Tư thế đo: bệnh nhân nằm ngữa hoặc ngồi nghỉ 5 phút trước khi đo. Cánh tay đo để ngang mức tim.
    Trang bị: túi hơi phải bao trọn chu vi cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay, nếu túi hơi nhỏ thị trị số HA cao giả.
    Phương pháp tiến hành:
    + Bơm nhanh túi hơi vượt quá trị số tâm thu 20-30mmHg (được nhận biết bằng mất mạch quay) và xả túi hơi chậm 3mmHg/giây.
    + Chỉ số HA tâm thu là khi xuất hiện tiếng đập đầu tiên.
    + Chỉ số tâm trương là khi mất hẳn tiếng mạch đập.
    8- Tại sao bị tăng huyết áp?
    Khoảng 93-95% trường hợp tăng HA vẫn chưa biết được nguyên nhân. Loại tăng HA này gọi là tăng HA nguyên phát. 5-7% còn lại là tăng HA thứ phát tức là có nguyên nhân ( ví dụ: bệnh thận, bệnh cường giáp, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, dùng thuốc?). Nếu tìm được nguyên nhân và điều trị triệt để nguyên nhân đó thì tăng HA có thể khỏi hẳn.
    9- Hậu quả tăng huyết áp lên các cơ quan đích như thế nào?- Tim : gây dày thành tâm thất trái, loạn nhịp sau đó dẫn đến suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim..- Não: xuất huyết não, nhũn não, cơn thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ- Thận: suy thận- Mạch máu: phình và bóc tách động mạch chủ, tổn thương mạch máu đáy mắt.
    10- Các nguy cơ của tăng huyết ápTăng HA nguyên phát là tăng HA không tìm được nguyên nhân, nhưng có nhiều yếu tố có thể phối hợp với nhau để làm tăng HA:
    Tuổi: tuổi càng cao tỉ lệ tăng HA càng cao : hơn 1/2 những người từ 60-69 tuổi và gần 3/4 những người lớn hơn 70 tuổi bị tăng HA.
    Di truyền: cha, mẹ bị tăng HA sẽ có con có khả năng dễ tăng HA hơn so với người khác.
    Giới tính: nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi.
    Béo phì : làm tăng co mạch máu nên tăng HA, rối loạn chuyển hóa mỡ. Người có chỉ số khối lượng cơ thể BMI (BMI =P/h2: P trọng lượng cơ thể tính bằng kg, h: chiều cao tính bằng m) bằng 26 bị tăng HA gấp 4 lần và tiểu đường gấp 6 lần so với người có BMI = 21.
    Tiểu đường- Hút thuốc lá : làm tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại.
    Ít vận động
    Stress : có 2 loại stress, loại từ các áp lực bên ngoài như công việc, cuộc sống gia đình và loại từ bên trong bản thân như trạng thái lo âu, trầm cảm. Khi stress cơ thể sẽ phản ứng tăng nhịp tim và HA sẽ tăng lên.
    Thói quen ăn mặn: làm giữ muối, nước gây tăng thể tích máu do đó tăng HA .
    11- Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc?
    Giảm cân : béo phì hoặc quá cân nếu giảm 10kg để BMI nằm trong khoảng 18,5-24,5 làm giảm HA tâm thu 5-20mmHg.Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa ít mỡ bão hòa, ít mỡ toàn phần làm giảm HA tâm thu 8-14mmHg. Giảm lượng muối ăn vào hàng ngày, không ăn quá 1 muỗng cà phê muối ( < 6g NaCl) mỗi ngày, bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm. Vận động thể lực: tham gia vào các hoạt động thể lực vừa sức như đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày và mọi ngày trong tuần. Hạn chế hay uống rượu bia vừa phải : uống ít hơn 80ml rượu mạnh, 600ml bia và 250ml rượu vang trong 1 ngày. Bỏ thuốc lá.
    Hạn chế căng thẳng, nghỉ ngơi thư giãn, giải trí.
    12- Khi nào thì bắt đầu dùng thuốc điều trị tăng huyết áp?
    Sau khi đã dùng các biện pháp không dùng thuốc từ 3-6 tháng ( trừ khi đo HA > 180/110mmHg thì điều trị ngay) như trên mà HA bạn vẫn chưa hạ về mục tiêu, lúc này dùng thuốc. Mục tiêu là HA < 140/90mmHg, nếu có đái tháo đường hay bệnh thận mãn thì HA < 130/80mmHg.
    Ngày nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị tăng HA, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau và thích hợp với từng người bệnh khác nhau ( tuổi, bệnh kèm theo, tăng HA có gây tổn thương cơ quan đích nào chưa...). Vì vậy bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và cho thuốc thích hợp, để bệnh nhân được hưởng lợi nhiều nhất về bảo vệ tim mạch từ thuốc được cho.
    Người bệnh cần điều trị lâu dài, liên tục nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị.Do điều trị lâu dài nên người bệnh cần hiểu về bệnh, tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Nên tham gia các chương trình sinh hoạt khoa học giữa các chuyên gia và bệnh nhân bệnh tăng HA.
    Cần theo chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi thuốc, nếu có triệu chứng gì lạ nên hỏi bác sĩ điều trị. Ngày nay có nhiều dạng thuốc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhóm thành 1 viên, chỉ dùng ngày 1 lần, nên người bệnh tuân thủ điều trị dễ dàng hơn.Trong khi dùng thuốc thì vẫn phải thực hiện biện pháp không dùng thuốc.
    13- Khi bị bệnh tăng huyết áp cần làm những xét nghiệm cơ bản gì?
    1. Đếm số lượng hồng cầu trong máu
    2. Đo lượng đường trong máu
    3. Thử chức năng thận
    4. Đo các thành phần mỡ trong máu
    5. Đo điện tâm đồ
    6. Chụp X quang tim phổi
    7. Siêu âm tim nếu có điều kiện
    8. Tổng phân tích nước tiểu
    14- Nên có thái độ thế nào để sống tốt khi bị bệnh tăng huyết áp?
    Bắt đầu và tiếp tục điều trị ngay cả khi bạn không có triệu chứng khó chịu do tăng HA gây ra vì tăng HA có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu như không kiểm soát tốt.
    Việc kiểm soát HA tốt mang lại nhiều lợi ích quan trọng hơn nhiều so với vài tác dụng phụ tạm thời do thuốc gây ra.Đừng nản chí vì có thể dùng thuốc suốt đời.Nên tái khám định kỳKhông tự mua thuốc hạ HA uống
    Không chỉ uống thuốc khi HA tăng cao và ngưng thuốc khi HA về bình thường.
    Không dùng lại toa thuốc cũ trong 1 thời gian dài không tái khám.
    (Theo BS Trần Văn Hùng)

  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    10 Dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer

    Làm thế nào bạn có thể nhận biết được bệnh Alzheimer (một dạng sa sút trí tuệ thường gặp nhất ở người lớn tuổi)?
    Hãy lưu ý 10 dấu hiệu báo động sau đây:
    Suy giảm trí nhớ làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể quên những nhiệm vụ được giao phó, giới hạn thời gian của công việc, hay tên họ các bạn đồng sự, tuy nhiên vấn đề đáng chú ý ở các bệnh nhân Alzheimer là ở chỗ sự đãng trí và lầm lẫn xảy ra rất thường xuyên ở nhà cũng như tại nơi làm việc của họ.
    Khó khăn trong việc thực hiện những công việc quen thuộc hàng ngày. Những người có công việc bận rộn càng lúc càng thêm quẫn trí và lầm lẫn. Ví dụ, bạn có thể thỉnh thoảng bỏ quên dụng cụ trong vườn nhà hay quên tới bữa ăn, còn các bệnh nhân Alzheimer được giao phó việc nấu ăn không chỉ thường xuyên quên bữa ăn mà còn quên luôn cả việc chuẩn bị nấu bữa ăn đó.
    Những vấn đề về ngôn ngữ. Chắc chắn mỗi người chúng ta ai cũng có khi gặp trở ngại khi tìm một ngôn từ chính xác để diễn đạt ý mình. Nhưng điều trở ngại này lại thường xuyên xảy ra cho các bệnh nhân Alzheimer ngay cả với những từ ngữ rất đơn giản và họ thường phải thay thế bằng những từ ngữ khác không phù hợp, làm cho lời nói trở nên khó hiểu.
    Mất định hướng về không gian và thời gian. Nhất thời quên ngày tháng hay không nhớ mình cần mua gì tại cửa hiệu là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng quên mất mình đang đi trên đường nào, không nhớ nhà mình ở đâu, tại sao mình đến nơi này, làm cách nào để về nhà, ?là những dấu hiệu rất thường gặp ở các người bệnh Alzheimer.
    Khả năng phán đoán, suy xét bị suy giảm hoặc nghèo nàn. Việc quyết định không mang theo áo len hoặc áo khoác để đi ngoài trời đêm lạnh giá là một lỗi thông thường của mọi người. Nhưng bệnh nhân Alzheimer lại ăn mặc không phù hợp rất đáng chú ý, ví dụ như mặc áo ngủ vào cửa hiệu hoặc mặc rất nhiều áo khoác vào những ngày trời nóng bức.
    Khó khăn trong suy nghĩ trừu tượng. Việc cân đối, quyết toán sổ tiết kiệm có thể là một thử thách cho nhiều người bình thường, tất nhiên, nhưng đối với người bệnh Alzheimer, việc nhận biết và làm những phép tính toán cơ bản cũng là điều khó khăn và có thể không thực hiện được.
    Sắp xếp sai vị trí các vật dụng. Đôi lúc mọi người ai cũng có thể để túi xách hay chìa khóa sai vị trí. Nhưng bệnh nhân Alzheimer thì khác, họ có thể đặt một cái bàn ủi vào tủ lạnh, hay một cái đồng hồ đeo tay vào lọ đường, để rồi không nhớ nổi mình đã để quên ở đâu.
    Thay đổi tính khí và lối cư xử. Ai cũng đã từng có lúc hết sức vui mừng hay những khi cực kỳ buồn bã ?" đó là một phần của cuộc sống loài người. Nhưng vấn đề là người bệnh Alzheimer biểu lộ những sự thay đổi tính khí một cách nhanh chóng, thường xuyên và thường không có lý do.
    Thay đổi nhân cách. Nhân cách của bạn có thay đổi ở một mức độ nhất định tùy theo tuổi. Còn người bệnh Alzheimer lại thay đổi nhân cách một cách đột ngột , có thể rất nhanh chóng hoạc sau một khoảng thời gian. Thường họ ban đầu dễ chịu, dịu dàng, nhưng sau đó trở nên cáu kỉnh, khó chịu, hay ngờ vực, lo lắng sợ hãi,?
    Mất năng lực sáng tạo. Khi bạn mệt mỏi do công việc nhà, hoạt động kinh doanh hay các nghĩa vụ xã hội, khả năng sáng tạo của bạn có thể bị thuyên giảm một thời gian là điều bình thường. Nhưng người bệnh Alzheimer thì luôn không thấy cảm hứng và thu hút vào những công việc quen thuộc của họ nữa.
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Suy nhược cơ thể

    Hội chứng suy nhược mạn tính (SNMT) là một tình trạng rối loạn phức tạp đặc trưng bởi sự mệt mỏi sâu rộng, không cải thiện khi nghỉ ngơi và có lẽ ảnh hưởng xấu đối với thể chất lẫn tinh thần người bệnh. Trong tất cả các loại bệnh mạn tính thì Suy nhược mạn tính là một bệnh bí ẩn và khó hiểu nhất: không có nguyên nhân rõ ràng, không có thước đo cụ thể, và rất ít lựa chọn điều trị hiệu quả.
    Hội chứng SNMT có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm trùng như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm trùng đường ruột; có thể xảy ra trong khi hoặc ngay sau một tình trạng stress nặng; hoặc bắt đầu từ từ không hề có nguyên nhân cụ thể rõ ràng nào. Nó bòn rút sức lực và năng lượng của bạn, và đôi khi phục hồi sau nhiều năm. Những người từng sống khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực nay bỗng nhiên suy nhược nặng nề, luôn cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, đau cơ và hạch lympho.
    Hội chứng SNMT phổ biến ở nữ hơn nam giới, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường tập trung ở độ 25-45.
    1. Triệu chứng
    Hội chứng SNMT có biểu hiện gần giống như bệnh nhiễm virus thông thường. Tuy nhiên nhiễm virus thông thường triệu chứng sẽ giảm dần trong vài ngày hay 1-2 tuần, trong khi SNMT kéo dài vài háng đến vài năm, có thể xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu báo trước. Có 8 triệu chứng thường gặp là:
    - Mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ.
    - Đau cổ họng.
    - Các hạch lympho ở cổ, nách to (vừa) và đau.
    - Đau nhức chuyển từ khớp này đến khớp khác mà không có dấu hiệu viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, đau.
    - Đau cơ không giải thích được nguyên nhân.
    - Rối loạn giấc ngủ.
    - Có thể nhức đầu nặng.
    - Kiệt sức mau chóng chỉ sau những công việc bình thường.
    - Theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention), tiêu chuẩn chẩn đoán hộ chứng SNMT khi suy nhược mệt mỏi không giải thích được kéo dài 6 tháng trở lên với ít nhất 4/8 triệu chứng chính trên.
    **) Ngoài ra còn có nhiều triệu chứng khác cũng có thể gặp như:
    - Đau bụng.
    - Đau ngực.
    - Phù.
    - Ho kéo dài.
    - Tiêu chảy hoặc táo bón.
    - Chóng mặt.
    - Khô môi, mắt.
    - Nhịp tim không đều.
    - Đau tai.
    - Đau hàm, mỏi hàm.
    - Buồn nôn.
    - Đổ mồ hôi trộm ban đêm.
    - Thở nông, mệt.
    - Cảm giác.
    - Sụt cân.
    - Thay đổi tâm lý, như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu,?Triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu tiên, sau đó một số ít hết bệnh hoàn toàn trong khi một tỷ lệ nhỏ khác không thể phục hồi lại được. Đa số còn lại có cải thiện dần dần, song không thể đạt được thể trạng như lúc ban đầu chưa mắc bệnh.
    2. Nguyên nhân
    Hiện chưa rõ ràng. Có nhiều nguyên nhân có khả năng dẫn đến SNMT như:
    - Thiếu máu thiếu sắt
    - Hạ đường huyết
    - Dị ứng với nhiều yếu tố môi trường
    - Nhiễm trùng toàn thân, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
    - Suy giảm miễn dịch
    - Thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi, tuyến yên, hoặc tuyến thượng thận.
    - Huyết áp thấp mạn tính, trung bình.SNMT cũng có thể là kết quả của hiện tượng tự miễn đáp ứng với quá trình viêm mạn tính của các đường dẫn truyền thần kinh, nhưng không thể đo lường được như các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp hay Lupus. Cũng có thể do nhiễm virus gây biến chứng suy giảm miễn dịch,?
    Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, SNMT không có nguyên nhân hay những bệnh căn cụ thể nào nặng nề bên dưới. Việc xác định và mô tả SNMT là hết sức khó khăn nếu như không có kiến thức Y khoa cũng như không hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này.
    * Yếu tố nguy cơ
    Nữ mắc bệnh SNMT cao gấp 2-4 lần so với nam giới (nhưng giới tính chưa được chứng minh là yếu tố nguy cơ chính thức của bệnh này)
    Vì nguyên nhân chưa được xác định nên hiện người ta vẫn chưa biết chính xác các yếu tố nguy cơ.
    3. Chẩn đoán
    Bằng cách loại trừ hết các bệnh lý khác gây ra suy nhược và những triệu chứng và tình trạng tương tự như SNMT. Cũng không có xét nghiệm nào xác định tình trạng này.
    **) Cần loại trừ một số nguyên nhân thường gặp như:
    - Bệnh nhân đang mắc các bệnh gây suy nhược, như suy giáp trạng, ngưng thở lúc ngủ.
    - Dùng các thuốc có thể gây suy nhược
    - Bệnh cũ tái phát nhiều lần.
    - Gần đây có bệnh trầm cảm (được chẩn đoán) hoặc những rối loạn tâm thần khác như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ hay rối loạn ăn.
    - Nghiện rượu, chất gây nghiện khác, ...
    - Béo phì nặng, tính theo chỉ số khối cơ thể BMI >45kg/m2 (BMI= cân nặng cơ thể/ bình phương chiều cao).Biến chứng
    *** Một số biến chứng có thể gặp do SNMT như:
    - Cô lập và tách biệt với xã hội
    - Hạn chế trong lối sống
    - Trầm cảm
    4. Điều trị:
    Hiện chưa có phương pháp đặc biệt nào chữa trị SNMT. Nói chung để cải thiện các triệu chứng bệnh cần phải phối hợp các bước sau:
    Thay đổi lối sống. Cần tránh hoặc giảm stress tâm lý và sinh lý, nhằm tiết kiệm năng lượng cho những hoạt động cần thiết trong công việc hay ở nhà.
    Rèn luyện thân thể, tập thể dục dần dần và đều đặn. Dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc của bạn, nên rèn luyện thân thể từ từ và tăng dần sức chịu đựng, giúp ngăn ngừa và làm giảm tình trạng suy nhược cơ bắp do không hoạt động lâu dài, đồng thời nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể sẽ được cải thiện đáng kể.
    Điều trị các vấn dề về tâm thần, như trầm cảm, bằng thay đổi hành vi và dùng thuốc, như chống trầm cảm 3 vòng hay chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs). Các thuốc này giúp bạn kiểm soát cơn đau và cải thiện giấc ngủ.
    Giảm đau. Acetaminophen hoặc các thuốc khác viêm non-steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen giúp giảm đau đầu, đau cơ và đau khớp do SNMT.
    Điều trị các triệu chứng giống dị ứng. Antihistamin và chống nghẹt mũi chứa pseudoephedrine có thể hữu dụng ho triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi...
    Điều trị huyết áp thấp: dùng fludrocortisone (Florinef), một dạng cortisone giúp giữ nước trong cơ thể làm tăng huyết áp, đã được nghiên cứu sử dụng cho SNMT. Phòng ngừa
    Chưa có biện pháp thích đáng vì chưa rõ yếu tố nguy cơ.
    Tự chăm sóc bản thân
    Bạn nên học cách kiểm soát các triệu chứng duy nược nhằm cải thiện chức năng các cơ quan cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia về dinh dưỡng, về các thuốc phục hồi sức khỏe sẽ đánh giá và hướg dẫn bạn một cách cụ thể làm cách nào để bạn thường thấy cuộc sống thoải mái hơn. Cố gắng giữ gìn sức khỏe bình thường, có thể theo các bước sau:
    Giảm stress. Tránh hoặc giảm tress gắng sức và tâm lý. Nên có thời gian thư giãn mỗi ngày. Đừng nên thay đổi thói quen hay nhịp độ làm việc hàng ngày hàng ngày.
    Ngủ đủ giấc là hết sức cần thiết. Hãy tập thói quen vào giường ngủ cùng giờ mỗi ngày, nên ngủ sớm,...
    Rèn luyện thân thể thường xuyên. Khởi đầu, tập thể dục có thể làm bạn mệt mỏi, đau cơ khớp nhiều hơn, nhưng đừng nên ngưng tập, vì rèn luyện điều độ giúp cải thiện các triệu chứng rất nhiều.
    Điều tiết công việc và cuộc sống. Nếu bạn làm việc quá nhiều vào một ngày bạn hấy khỏe khoắn và thoải mái, bạn sẽ phải chịu đựng một ngày mệt mỏi hơn nhiều sau đó.
    Duy trì một lối sống lành mạnh. Chế độ ăn cân bằng, hạn chế rượu, càphê, ngưng thuốc lá, thư giãn và tập thể dục hàng ngày.
    Tìm những công việc phù hợp với sở thích và sức lực của mình,...
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Dự phòng và xử trí bệnh quai bị

    Quai bị là bệnh nhiễm khuẩn do Myxo virus gây ra. Lây truyền qua nước bọt và nước tiểu của người bệnh. Bệnh phổ biến ở trẻ 3 ?" 14 tuổi, thường 5 ?" 9 tuổi và thanh niên 18 ?" 20 tuổi. Miễn dịch sau khi bị bệnh quai bị khá bền vững. Biến chứng do bệnh quai bị ít, tuy nhiên rất nặng nề. Có thể gây vô sinh đối với bé trai sau này vo viêm tinh hoàn, gây đái tháo đường do vi6em tụy kéo dài.
    Triệu chứng lâm sàng
    Thời gian ủ bệnh từ 15 ?" 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan.

    Viêm tuyến mang tai
    Là có thể thường nhất và điển hình nhất, trẻ sốt 380C ?" 390C, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Có khi viêm cả tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, nên mặt bạnh ra, nước bọt ít và quánh. Sau 4 ?" 5 ngày hết sốt, sưng đau, giảm dần và khỏi.

    Viêm tinh hoàn
    Hay gặp ở tuổi thanh niên (20% -30% các ca), thường xảy ra vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 sau khi viêm tuyến mang tai. Sốt cao trở lại, tinh hoàn sưng tấy, đỏ, bìu căng co khi kéo dài cả tuần. Sau 2 ?" 6 tháng tinh hoàn bị viêm nhỏ hơn bình thường.

    Xử trí: Mặc quần áo chặt để treo tinh hoàn, chườm nóng; nằm nghỉ từ 5 ?" 7 ngày; dùng Prednisolone 1 ?" 2mg/kg/ngày trong 7?"10 ngày, Vitamine E liên tục 1?"2 tháng để tái tạo khả năng sinh tinh trùng sau viêm.

    Viêm buồng trứng
    Chỉ gặp ở phụ nữ dậy thì, sốt, đau bụng dưới có thể xuất huyết tử cung nhẹ trong vài ngày.

    Viêm tụy cấp
    Thường chỉ gặp ở người lớn, rất hiếm ở trẻ em, sốt, đau bụng cấp, tiêu chảy, biếng ăn.
    Xử trí: ăn thức ăn lỏng, truyền Dextrose 10%, giảm đau bằng Atropine.

    Viêm não ?" màng não
    Sốt 380C ?" 390C kèm theo rét run; có dấu hiệu màng não (nhức đầu, nôn ói, ly bì, cổ gượng); có thể co giật, hôn mê.

    Để dự phòng bệnh này cần cách ly bệnh nhi tại nhà từ 9 ?" 10 ngày, người tiếp xúc nên đeo khẩu trang. Nằm nghỉ trong giai đoạn viêm cấp để đề phòng biến chứng, tiêm vắc-xin MMR nấu có (Measles-mumps-Rubella) cho trẻ 12 ?" 15 tháng và lập lại lúc 4 tuổi

Chia sẻ trang này