1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Bệnh Thường Găp_Cách Phòng tránh và Điều trị

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 07/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Gan nhiễm mỡ

    Gan bị nhiễm mỡ khi mỡ , chủ yếu là triglyceride (TG ) vượt quá 5% trọng lượng gan. Theo một định nghĩa khác, gan bị nhiễm mỡ khi mỡ tích tụ trong hơn quá nửa tổng số tế bào gan. Gan nhiễm mỡ là từ mô tả trạng thái nhu mô gan và biểu hiện sự đáp ứng của gan đối với các tác nhân độc hại gan.

    Cơ chế bệnh lý
    Các nguyên nhân của gan nhiễm mỡ được tóm tắt trong bảng 1. Người ta chưa hiểu rõ cơ chế bệnh lý của bệnh gan nhiễm mỡ.

    Gan có vai trò chủ yếu trong chuyển hóa lipid. Gan thu tóm acid béo tự do từ các và từ mô mỡ
    (micell chuyên chở acid béo do ruột non hấp thụ). Trong ty lạp thể tế bào gan , một phần acid béo tự do được oxy hóa thành CO2 và cetone , phần lớn acid béo còn lại được kết hợp với lipid hỗn hợp như TG, phospholipid, và cholesterol ester hóa. Tế bào gan cũng tổng hợp acid béo tự do mới.
    TG kết hợp với apoprotein, phospholipid và cholesterol được tống xuất khỏi tế bào gan dưới dạng lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL: Very Low Density Lipoprotein). Lipoprotein được tổng hợp và chuyển hoá trong gan và micell; LDL và HDL ( protein tỷ trọng cao ) cũng được chuyển hoá tại tế bào gan.

    Trên lý thuyết , có 4 cơ chế gây ra gan nhiễm mỡ :
    Gia tăng hấp thụ chất béo từ thực phẩm tại hồi tràng. Chất béo trong micell được đưa vào máu và từ đó vào gan. Ngoài ra, acid béo tự do được huy động từ mô mỡ bởi rượu, corticosteroid và trên bệnh nhân bệnh đái tháo đường.
    Gia tăng lượng acid béo tự do , do tăng tổng hợp và giảm chuyển hóa do oxy hóa trong ty lạp thể;
    Giảm tống xuất TG từ tế bào gan. Gan không tổng hợp được apoprotein dẫn đến khó khăn trong việc tống xuất TG dưới dạng VLDL, do đó hình thành gan nhiễm mỡ. Đó là cơ chế sinh bệnh quan trọng của gan nhiễm mỡ do các chất độc gan ( CCl4, phospho vàng, etionine ), do vài loại thuốc ( trụ sinh, tetracycline ngăn chặn sản xuất protein ), do ăn uống ít protein , do bênh lý hồi tràng xuất tiết, hoặc do suy dinh dưỡng (Kwashiorkor). Trên một số bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ, có gia tăng tổng hợp protein apoB ?" MRNA, sự gia tăng tổng hợp trên phụ thuộc vào gen và dẫn đến giảm tổng hợp apoprotein B trong tế bào gan.
    Tăng lưu lượng carbohydrate trong gan, carbohydrate này được chuyển hóa thành acid béo tự do (Ví dụ : bệnh đái tháo đường).
    Triệu chứng lâm sàng, định bệnh
    Gan nhiễm mỡ có thể lan tỏa hoặc khu trú. Thể lan tỏa thường gặp nhất trên lâm sàng. Trên siêu âm, gan nhiễm mỡ khu trú được xác định, khi phát hiện nhiều vùng cho phản âm dày, thường khu trú dưới bao Glisson, trong khoảng 9 ?" 22% trường hợp. Dạng gan nhiễm mỡ khu trú trên cần được phân biệt với các dạng bệnh lý khu trú khác của gan nhờ sinh thiết - chọc dò bằng kim nhỏ dưới sự hướng dẫn của siêu âm hoặc chụp hình cắt lớp. Các dạng bệnh lý khu trú này thường có nhiều ổ, khỏi hẳn với thời gian và được phát hiện trên bệnh nhân đái tháo đường, người nghiện rượu, người béo phì, bệnh nhân được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng dịch truyền và bệnh nhân Cushing.

    Về triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa và mô bệnh học , không có khác biệt giữa gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Triệu chứng và diễn tiến bệnh gan nhiễm mỡ tùy thuộc vào sự thoái hóa nặng hay nhẹ của gan, thời gian mắc bệnh và khả năng loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

    Triệu chứng lâm sàng thường không điển hình. Bệnh nhân thường không có triệu chứng, hoặc có cảm giác khó chịụ hay nằng nặng vùng hạ sườn phải, đôi khi buồn nôn hay ói mửa ; trường hợp bệnh nặng có sa sút tổng trạng với dấu hiệu suy gan. Thăm khám thấy gan to đều, mềm hoặc rắn chắc.
    Gan nhiễm mỡ không biến chứng và diễn tiến không lâu , như sau thời gian ngắn lạm dụng rượu hoặc sau dùng thuốc , thường không có triệu chứng và không có thay đổi quan trọng kết quả sinh hóa. Trong gan nhiễm mỡ diễn tiến lâu ngày (như trong béo phì và đái tháo đường ), gan hơi to, bụng trướng và đau.

    Trong rối loạn nặng chức năng gan ( như gan nhiễm mỡ thể cấp của thai nghén hoặc sau dùng thuốc độc hại gan ), cũng như trong sự trở nặng bệnh gan nhiễm mỡ đã có (như nhiễm virus cấp trên bệnh nhân đái tháo đường và trên người nghiện rượu ), triệu chứng bao gồm đau nơi góc phần tư trên phải, vàng da, tăng enzym gan do ứ mật ( alkaline phosphatase, gamma glutamyl transpeptidase ) , tăng men transaminase, rối loạn thời gian đông máu prothrombin, và cuối cùng triệu chứng suy gan.

    Định bệnh dựa trên tiểu sử bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm sinh học, siêu âm hoặc chụp hình cắt lớp gan, và quan trọng nhất là sinh thiết gan. Xét nghiệm sinh học thường không khớp với mô bệnh học gan. Gamma glutamyl transpeptidase thường tăng, men transaminase và phosphatase alkaline bình thường hoặc tăng nhẹ. Gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của gia tăng men transaminase ở người hiến máu khỏe mạnh.

    Phân tích tiền sử bệnh rất quan trọng. Các dữ liệu liên quan đến thói quen ăn uống, dinh dưỡng , nghiện rượu, bệnh mãn tính, lạm dụng thuốc lâu dài , rối loạn chuyển hóa và nội tiết (như đái tháo đường, bệnh bướu cổ ), hội chứng hấp thụ kém và độ suy tuần hoàn hay thận , đều rất quan trọng.
    Nên nghi ngờ gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân nghiện rượu nặng, đái tháo đường không kiểm soát tốt, béo phì , tăng lipid máu và suy dinh dưỡng (những bệnh nhân trên thường có gan to) và trong trường hợp tăng nhẹ và lâu dài các thông số xét nghiệm chức năng gan. Tuy nhiên, thông số xét nghiệm bất thường chỉ có trong khoảng 30 ?" 40% trường hợp gan nhiễm mỡ.

    Định bệnh gan nhiễm mỡ thường bằng siêu âm. Trên siêu âm , gan có thể cho phản âm dầy hoặc phản âm bình thường. Lách và tĩnh mạch gan cũng bình thường. Trường hợp khó định bệnh , chụp hình cắt lớp được dùng đến và cho hình ảnh ít đậm hơn bình thưòng, hình ảnh này không đậm bằng hình ảnh cuả lách và thận. Gần đây, cộng hưởng tư hạt nhân (MRI)ø giúp phát hiện và định lượng sự thâm nhiễm chất béo ở gan. Phương pháp định bệnh tốt nhất là sinh thiết gan. Sinh thiết gan đặc biệt hữu ích khi có nhiều yếu tố làm xấu đi tiên lượng bệnh gan nhiễm mỡ (suy tim, nhiễm virus, điều trị lâu dài với thuốc ) hoặc khi cả triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm sinh học đều chỉ rõ có gia tăng viêm nhiễm hoặc phát triển xơ gan.

    Điều trị
    Tiên lượng bệnh gan nhiễm mỡ thường tốt , trong đa số trường hợp bệnh không tiến triển và không dẫn đến xơ gan. Tuy nhiên, trong bệnh gan nhiễm mỡ tối cấp và trong nghiện rượu kinh nhiên, tiện lượng rất xấu. Nguyên tắc căn bản cuả điều trị gan nhiễm mỡ là loại bỏ hay giảm thiểu nguyên nhân gây bệnh, hoặc điều trị đúng cách bệnh đã gây ra gan nhiễm mỡ.

    Điều trị bao gồm : dinh dưỡng cân bằng đối với bệnh nhân béo phì và tăng lipid máu, ngưng uống rượu và ngưng dùng thuốc độc haị gan, ổn định đường huyết trong đái tháo đường, cân bằng dinh dưỡng trong nuôi ăn hoàn toàn bằng dịch truyền. Những nét chính trong điều trị gan nhiễm mỡ bao gồm điều trị bằng dinh dưỡng và dùng thuốc đặc hiệu dài ngày chống lại nguyên nhân gây bệnh.

    Dinh dưỡng phải được thiết lập riêng rẽ cho từng bệnh nhân, và bao gồm ít lipid no và cho nhiều calo, lượng thích hợp protein, sinh tố đặc biệt là nhóm B. Cung cấp cho bệnh nhân các acid amin cần thiết như choline và methionine là điều rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ các acid amin trên có vai trò quan trọng trong chuyển hoá phospholipid cuả màng tế bào và giúp gia tăng tống xuất VLDL ra khỏi tế bào gan.

    Vài tác giả khuyên nên thêm acít béo no (như dầu dừa ) vào khẩu phần bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ do rượu. Các acid béo trên, bằng phương cách điều hòa giảm, làm giảm peroxy hóa lipid trong tế bào gan, tiến trình peroxy hóa lipid này là tác nhân quan trọng gây tổn thương gan do rượu.

    Vài tác giả khác khuyên điều trị gan nhiễm mỡ bằng phospholipid cần thiết (EPL). Phospholipid là thành phần cấu trúc màng tế bào, có vai trò quan trọng trong chuyển hoá và tiến trình oxy hóa. Khi tế bào bị tổn thưong do tổn thương màng tế bào, phospholipid được giải phóng. Cung cấp cho bệnh nhân EPL ngoại sinh giúp tái tạo màng tế bào và cải thiện chức năng chuyển hóa của tế bào gan. Nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng tỏ điều trị với EPL làm giảm tích tụ mỡ trong gan và bình thường hóa các thông số sinh hóa bất thường của gan. Nhiều chứng cớ chứng thực EPL bảo vệ màng tế bào gan bằng cách giảm peroxy hóa lipid, cải thiện hoạt động enzyme của màng tế bào, giảm tích tụ mỡ và giảm tổn thương hoại tử tế bào gan cùng lúc tăng khả năng hồi sinh tế bào.

    BẢNG 1 . NGUYÊN NHÂN GAN NHIỄM MỠ.
    ĐỘC CHẤT:
    · Rượu
    · Thuốc ( corticosteroid , methotrexate , 5- fluorouracyl, valproic acid , amiodarone , nifedifine , tetracycline liều cao , oestrogen và sinh tố )
    · Độc chất ( CCl4 và chloral carbohydrate , phốt pho vàng , amanityne , cocaine )

    DINH DƯỠNG :
    · Béo phì
    · Ăn uống không đúng cách ( ăn nhiều hoặc suy dinh dưỡng protein , kwashiokor , dinh dưỡng với mất cân đối acít amin choline và methionine )
    · Bệnh lý tụy
    · Dinh dưỡng hoàn toàn bằng dịch truyền ( TPN )
    · Nối hổng tràng - hồi tràng

    NGUYÊN NHÂN NỘI TIẾT VÀ DINH DƯỠNG :
    · Tiểu đường
    · Tăng lipít máu tiên phát và thứ phát
    · Gan nhiễm mỡ thể tối cấp cuả thai kỳ
    · Giai đoạn sớm bệnh Wilson và bệnh đái tháo đồng đen
    · Bệnh abetaprotein máu , bệnh glycogen , galactoza huyết , bệnh tích tụ cholesterol ester , rối loạn oxy hóa acít béo trong ty lạp thể có nguồn gốc gen.
    NGUYÊN NHÂN KHÁC :
    · Viêm đại tràng mãn
    · Bệnh hồi tràng xuất tiết
    · Hội chứng Reye
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bệnh sốt rét và những điều cần biết
    ** Trong các loài muỗi, có hai nhóm đốt máu người và có thể truyền bệnh.
    - Nhóm Anophen: giống Anopheles được biết đến nhiều nhất do vai trò truyền sốt rét. Nhưng ở một số nơi, chúng cũng truyền bệnh giun chỉ.
    - Nhóm culicine, gồm các giống sau:
    + Culex: truyền bệnh giun chỉ và một số bệnh virus.
    + Aedes: truyền bệnh dengue (sốt xuất huyết), bệnh sốt vàng và các bệnh virus khác, và cũng có khi truyền bệnh giun chỉ.
    + Mansonia: truyền bệnh giun chỉ brugia.
    + Haemagogus và Sabethes: truyền bệnh sốt vàng vùng rừng rậm ở Trung và Nam Mỹ.
    [​IMG]

    Muỗi Anopheles:
    Trên thế giới có khoảng hơn 380 loài Anopheles. Hơn 60 loài bị thu hút bởi con người và có thể truyền sốt rét. Một số loài Anopheles khác cũng đồng thời là vật truyền bệnh giun chỉ và các bệnh virus.
    Những điểm phân biệt muỗi Anopheles với các muỗi khác là:
    » Chiều dài của pan bằng chiều dài của vòi.
    » Khi ở tư thế nghỉ, vòi và thân muỗi thường hợp thành với mặt phẳng muỗi đậu một góc nhọn. Góc này thay đổi tùy loài và trong một số trường hợp tạo nên một góc gần bằng góc vuông.
    Loài Anopheles culicifacies, một loài truyền bệnh ở Nam Á là một ngoại lệ, có thân hầu như song song với mặt bằng muỗi đậu, bề ngoài giống muỗi Culex.
    Vòng đời:
    Nơi cư trú của bọ gậy thường thay đổi theo từng loài, nhưng thường thích nơi có ánh sáng mặt trời, và thường thấy ở nơi có cây cỏ, các đám rong rêu. Nơi muỗi thích đẻ nhất là các vũng nước, rãnh nước, những nơi nước lặng trong suối nước chảy chậm, ruộng nước, kẽ lá của một số loài cây bì sinh và vũng nước mưa. Những dụng cụ chứa nước nhân tạo như vại, bể tắm, bể nước, két nước tầng thượng thường không thích hợp, loại trừ trường hợp của loài Anopheles stephensi ở vùng Tây Nam Á.
    Trứng muỗi được đẻ từng chiếc, nổi trên mặt nước cho tới khi nở. Trứng hình dài thon khoảng 1mm có hai phao ở hai bên. Trứng nở sau 2-3 ngày. Bọ gậy nằm ngang trên mặt nước, ăn các hạt hữu cơ nhỏ. Ở vùng nhiệt đới, thời gian từ khi trứng nở tới muỗi trưởng thành khoảng 11-13 ngày.
    Tập tính:
    Muỗi Anopheles hoạt động từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc. Mỗi loài có một giờ đốt mồi cao điểm riêng, và cũng có sự biến đổi trong việc đốt mồi trong nhà hay ngoài nhà.
    Muỗi Anopheles bay vào nhà đốt mồi thường đậu lại trong nhà vài giờ sau khi đốt mồi. Sau đó, nó bay ra nơi nghỉ ngoài nhà, ở các bụi cây, vũng chân loài gặm nhấm, khe, kẽ cây hoặc kẽ đất, các hốc dưới gầm cầu. Cũng có thể là muỗi nghỉ trong suốt thời gian cần thiết để tiêu máu và phát triển trứng. Muỗi thường nghỉ trong nhà ở những nơi khô hoặc thoáng gió khi những nơi trú ẩn an toàn ngoài nhà. Một khi trứng đã phát triển đầy đủ, muỗi có trứng rời khỏi nơi trú ẩn và bay tìm nơi thích hợp để đẻ.
    Một số loài Anopheles đốt cả người và súc vật. Tuy nhiên, chúng khác nhau về mức độ thích đốt người hay đốt súc vật. Một số loài chủ yếu đốt súc vật, trong khi một số khác chỉ đốt người.
    Các loài đốt người là những loài truyền sốt rét nguy hiểm nhất.

    Các loài Anopheles truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam:
    Ở Việt Nam đã xác định có hơn 60 loài Anopheles, trong các loài muỗi thấy thoa trùng (yếu tố chủ yếu để xác định là muỗi truyền sốt rét) được công bố là An. aconitus, An. dirus, An. jeyporiensis, An. maculatus, An. minimus, An. sinensis, An. sundaicus, An. subpictus, An. vagus, An. internystus.
    Trong đó An. minimus, An. dirus là vector chủ yếu ở vùng rừng núi; An. sundaicus, An. subpictus là vector chủ yếu ở vùng nước lợ, Các loài còn lại là vector thứ yếu.
    Một số loài được nghi ngờ truyền sốt rét ở Việt Nam: An. campestris, An. culicifacies, An. lesteri.

    » An. minimus phân bố chủ yếu vùng rừng núi, trú ẩn trong nhà, hút máu người trong nhà nhưng vẫn có khả năng sống ngoài nhà hút máu súc vật. Muỗi phát triển quanh năm.

    » An. dirus trước đây thường định loài là An. balabacensis, hiện nay đã xác định là An. dirus và An. takasagoensis và chỉ An. dirus truyền sốt rét. Ổ ấu trùng An. dirus là các vũng nước trong không có ánh nắng rọi vào do đó mật độ cao vào mùa mưa. Muỗi ưa ngoài nhà, sống hoang dại, ưa hút máu người nên bay vào nhà hút máu.

    » An. sundaicus và An. subpictus: ưa vùng đồng bằng ven biển, nước lợ, mật độ phụ thuộc những cây thủy sinh và lượng mưa. Trú ẩn trong nhà, hút máu người và súc vật.
    Vài nét bệnh sốt rét:
    Bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét thuộc giống Plasmodium gây nên. Ở người do 4 loài P. falciparum, P. vivax, P. malariae và P.ovale; chỉ các loài Anopheles mới truyền ký sinh trùng sốt rét cho người. Trong các nghiên cứu dịch tể bệnh sốt rét., người ta thấy có 3 yếu tố liên quan chặt chẽ nhau tạo nên hệ thống ?" Anopheles - Người rất phức tạp và rất khác nhau ở mỗi địa phương, mỗi vùng dịch.
    Mối quan hệ ký sinh trùng sốt rét - người:
    Ký sinh trùng sốt rét gây bệnh ở người là 4 loài trên trong đó P. falciparum là loại gây sốt rét ác tính, tỉ lệ tử vong, nhất là ở trẻ em. P. vivax và P. ovale gây sốt cách nhật lành tính, đôi khi P.vivax cũng gây ác tính (xem thêm ở phần ký sinh trùng gây sốt rét).
    Mối quan hệ ký sinh trùng sốt rét ?" Anopheles:
    Ký sinh trùng sốt rét của loài hầu, khỉ, người (primate) chỉ được truyền bởi Anopheles. Trên thế giới có khoảng 400 loài Anopheles được biết, trong đó có khoảng hơn 60 loài được coi là vector chính truyền ký sinh trùng sốt rét và các loài khác coi như vector phụ tùy từng địa phương.
    Khi muỗi Anopheles cái hút máu người bệnh có giao bào ký sinh trùng sốt rét vào dạ dày, ký sinh trùng lần lượt phát triển các giai đoạn theo chu kỳ hữu tính trong muỗi (xem ở phần ký sinh trùng sốt rét), giai đoạn phát triển cuối cùng là thoa trùng xâm nhập vào tuyến nước bọt của muỗi và tập trung trong những tế bào hình chùm và ở ống tiết của tuyến nước bọt. Lúc này muỗi trở nên có khả năng gây nhiễm và ngay lần hút máu sau đó, thoa trùng sẽ được bơm cùng nước bọt vào ký chủ (trong chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét, trường hợp này muỗi là ký chủ vĩnh viễn còn người và động vật có xương sống là ký chủ trung gian).
    Làm thế nào để phòng bệnh sốt rét và những bệnh khác do côn trùng gây nên?
    Bệnh sốt rét là gì?
    Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm từ muỗi mang mầm bệnh sang người. Triệu chứng của bềnh thường là sốt cao, ớn lạnh, đau đầu và toàn thân mỏI mệt. Vi khuẩn sốt rét sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ đi tới gan. Vi khuẩn sốt rét có thể ở lại trong gan của người bệnh trong mọt thời gian dài nhưng loại bệnh sốt rét nặng nhất thường là vi khuẩn sốt rét chỉ ở lại trong gan hai tuần sau khi xâm nhập cơ thể người bệnh.
    Tại sao bệnh sốt rét lại nguy hiểm?
    Chúng ta vẫn chưa tìm ra vắc-xim để phòng ngừa bệnh sốt rét. Bệnh sốt rét dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm và có thể chết. Người bệnh có thể chết sau 12 giờ đồng hồ sau khi có triệu chứng của bệnh. Thật là quan trọng nếu như tất cả chúng ta có thể phòng ngừa muỗi chích và đem theo thuốc phòng ngừa khi đi du lịch và một thời gian sau khi chúng ta đi du lịch về.
    Nếu như tôi đã từng bị bệnh sốt rét, có phải tôi đã được bảo vệ?
    Cơ thể của những người từng bị bệnh sốt rét nhiều lần sẽ xuầt hiện hê, thống miễn dịch lạị vi khuẩn. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch chỉ tồn tại trong vòng một hay hai năm sau khi nhiễm bệnh. Vì thế, bạn không thể nào phòng ngừa lại được vi khuẩn sốt rét mặc dù bạn đã nhiều lần bị bệnh.
    Làm thế nào để phòng ngừa muỗi đốt?
    Sau đây là những cách mà bạn có thể làm để phòng ngừa muỗi đốt hay những côn trùng khác. Nó không những giúp bạn phòng ngừa bệnh sốt rét mà còn bảo vệ bạn đối với những bệnh nguy hiểm khác như là: Sốt vàng da, Viêm não Nhật Bản và sốt Đăng-gơ. Muỗi mang mầm bệnh sốt rét thường đốt trong thời gian từ hoàng hôn cho đến bình minh, nhưng muỗi đốt vào ban ngày có thể ngay ra những bệnh khác, vì vậy chúng ta cần nên tránh bị muỗi đốt.
    Những cách đơn giản để phòng ngừa muỗi đốt, bao gồm:
    --Mặc đồ bảo vệ (quần dài và áo daì tay)
    --Dùng máy lạnh và đóng cửa sổ với tấm màn chắn có thể hạn chế và ngăn ngừa được muỗi đốt.
    --Nên dùng mùng khi đi ngủ vào ban đêm. Tốt nhất nên dùng mùng đã được xử lý với hóa chất (INT-Thuốc trừ sâu) để chống muỗi. Bạn có thể mua mùng chống muỗi đã được xử lý với hóa chất hoặc bạn có thể xử lý hóa chất với permethrin. Chúng ta có thể dùng lều để tránh muỗi, đó là một cách tiện lợi nhưng hơi đắt. Bạn có thể mua liều ở một số tiệm hay là trên internet.
    Thật là quan trọng để dùng thuốc ngừa muỗi. Thuốc ngừa muỗi tốt nhất là DEET (N,N Diethyl metaloluamin). Bạn nên xử dụng những thuốc có 25-50% DEET. Những thuốc đó có bán rộng rãi ở những tiệm thuốc hay những cửa hang tập hóa hay những tiệm tiện lợi. Có rất nhiều loại thuốc được bán hiên nay (chẳng hạn: Repel, Off, Cutters), vì thế bạn nên đọc hướng dẫn cẩn thận những thành phần của thuốc để xem coi thử có chứa DEET và tìm đúng loại thuốc và phần trăm của DEET trong đó. Bạn có thể kiếm được những sản phẩm kem sức có chứa thành phần nhẹ của DEET (chẳng hạn như là: Ulthrathon, Sawyer). Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại thuốc có chứa ít hơn 25% DEET nhưng hiệu quả cũng tốt. Thuốc nên được thoa nhiều lần, mỗi lần có hiệu quả 4-6 tiếng đồng hồ và tốt nhất nên thoa trước khi đi ngủ. Phụ nữ đang mang thai hay trẻ em có thể xử dụng thuốc nhưng nên đề phòng đừng để thuốc vào mắt hay miệng. Vì vậy phải thận trọng đừng để thuốc vào tay hay ngang tầm với của trẻ nhỏ.
    Để đạt đựoc hiệu quả cao, bạn nên khử trùng áo quần với permethin và thoa DEET vào da để bảo vệ. Permethin, loại hóa chất được xử dụng ở mùng, không độc hại và khi áo quần được xử lý vời permethin có hiệu quả trong mấy tuần. Ở Mỹ, permethin đựoc bán rộng rãi trong các tiệm (như là: REI Coop) và bạn có thể mua từ internet. Cách tốt nhất là nên mua những hóa chất và ngâm trong áo quần. Nếu như bạn có thắc mắc thì nên liên lạc với bác sĩ hay y tá để được hướng dẫn. Trên thị trường còn có nhiều loại thuốc phòng ngừa khác nhưng nó không được tốt và hiệu quả như DEET.
    Tôi có thể dùng thuốc DEET sức thuốc vào da và dùng Permethrin lên áo quần của trẻ nhỏ được không?
    Vâng. DEET được an toàn cho trẻ em. Nhưng đừng nên sức quá nhiều lần hơn theo chỉ dẫn ở dưới đáy chai thuốc. Đối với trẻ nhỏ, không nên dùng thuốc quá gần ở mẳt hay tay bởi vì trẻ nhỏ có thể bỏ vào miệng. Khử trùng mùng với thuốc là phương pháp an toàn và thuận lợi cho trẻ nhỏ, bạn có thể dùng ở những khu vực gần chỗ ngủ.
    Những loại thuốc nào tôi nên dùng để trị bệnh?
    Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hữu hiệu và bạn nên tham khảo với bác sĩ hay y tá để biết loại thuốc nào tốt cho bạn và con bạn. Nếu như bạn dự định đi tới những khu vực mà sốt rét đang nguy hiểm cho bạn và con bạn, bạn nên uống thuốc và làm theo chỉ dẫn. Nên nhớ rằng bạn phải tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn một tháng sau khi đã rời khoải khu vực có bênh sốt rét. Bạn phải kiểm tra là bạn đã hiểu thật kĩ cách xử dụng thuốc trước khi rời phòng mạch của bác sĩ.
    (Cắt theo đường viền này)
    Những điều nên nhớ trong khi đang đi du lịch (Mang theo chỉ dẫn này với giấy tờ):
    Dùng mùng, thuốc chống muỗi và uống thuốc theo chĩ dẫn.
    Nếu như bạn được chẩn đoán là bị sốt rét trong khi đi du lịch thì nên điều trị theo chỉ dẫn kết hợp với dùng thuốc để phòng ngừa bệnh sốt rét.
    Nếu như bạn bi sốt sau khi du lịch trở về, hay là một năm sau khi đi du lịch, bạn phải nhớ nói với bác sĩ rằng bạn đã tới khu vực có bệnh sốt rét và đề nghị được thử nghiệm.
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Tiêu chảy (Phần 1)

    1. Nguyên nhân và phương pháp điều trị
    * Nguyên nhân của tiêu chảy cấp là gì ?
    Nhiễm virus của dạ dày và ruột là nguyên nhân rất thường gặp trong tiêu chảy, quặn bụng, ói, và thỉnh thoảng có sốt và đau toàn thân. Viêm đường tiêu hóa do virus thường tự khỏi sau một vài ngày đến 1 tuần và không cần dùng kháng sinh. Nếu tiêu chảy nặng thì việc quan trọng là ngăn ngừa mất nước và rối loạn điện giải, nhất là trẻ nhỏ và người già.
    Ngộ độc thức ăn là bịnh do độc tố của vi trùng. Với một số vi trùng, những độc tố được tạo ra trong thức ăn trước khi ăn nhưng cũng có một số vi trùng khác thì độc tố xảy ra sau khi thức ăn được ăn vào. Những trường hợp độc tố được tạo ra trước khi ăn thì triệu chứng xuất hiện trong vòng vài giờ. Trong khi thời gian ngộ độc dài hơn so với những trường hợp độc tố được tạo trong ruột. Trong những trường hợp trễ thì sau ăn 7-15 giờ mới xuất hiện triệu chứng. Khi ăn thức ăn chứa độc tố hoặc những vi khuẩn tạo nên độc tố thì thường có đau bụng, tiêu chảy, ói. Những triệu chứng do độc tố trong thức ăn thì thường kéo dài ít hơn 24 giờ. Kháng sinh không hiệu quả đối với ngộ độc thức ăn. Ðiều chỉnh và ngăn ngừa mất nước là yếu tố quan trọng nhất.
    Tiêu chảy ở những người du lịch là tiêu chảy cấp, gây ra bởi nhiễm trùng đường tiêu hóa do E.coli. Những du khách đến những nước thuộc vùng nhiệt đới và vệ sinh kém có thể mắc bịnh tiêu chảy này. Vi trùng E.coli gây ra tiêu chảy thường được thấy trong thức ăn như trái cây, rau cải, đồ biển, thịt sống, nước và nước đá. Những độc tố được tạo ra bởi vi khuẩn khởi phát bệnh tiêu chảy đột ngột, đau quặn bụng, buồn nôn, và đôi khi gây ói. Những triệu chứng này thường xảy ra 3-7 ngày sau khi tới vùng đó và thường tự hết sau vài ngày đến một tuần. Pepto- Bismol và kháng sinh Cipro, Septra có thể giúp giảm mức độ và thời gian tiêu chảy. Ðiều chỉnh và ngăn ngừa mất nước là điều quan trọng. Ðôi khi vi trùng hoặc ký sinh trùng khác có thể gây ra bịnh tiêu chảy này (như shigella, giardia, campylobacter, và những nguyên khác).
    Viêm ruột do vi trùng, là có sự xâm nhập trực tiếp của vi trùng vào lớp trong của vách ruột non, đại tràng và gây ra viêm. Vi trùng này bao gồm : campylobacter hỗng tràng, chủng E.coli xâm nhập (như EPEC), shigella, và salmonella. Những bịnh này thường mắc phải do uống nước ô nhiễm, ăn thức ăn lây nhiễm như rau cải, thịt gia cầm và những sản phẩm làm từ bơ. Những triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt, đau quặn bụng, mắc rặn đi cầu, căng bụng khi đi tiêu và phân có thể có đàm máu.
    Viêm ruột do vi trùng thường hết trong vài ngày đến 2 tuần dù có kháng sinh hay không. Kháng sinh có thể làm ngắn thời gian bịnh chỉ còn 1-2 ngày nhưng thường dùng khi bịnh nặng (sốt cao hoặc đau bụng, mất nước và tiêu máu), kéo dài (hơn 2 tuần) hoặc những người yếu (trẻ quá nhỏ hoặc người quá già).
    C.Difficile là vi trùng ảnh hưởng đến đại tràng. Thay vì xâm nhập vào đại tràng, nó tạo ra độc tố gây viêm đại tràng tạo nên những triệu chứng như sốt, đau bụng, và tiêu chảy. Kiểu nhiễm trùng này thường xảy ra nhất trong những bịnh nhân đang dùng kháng sinh hoặc vừa dùng xong một đợt kháng sinh. Những kháng sinh chuyên biệt như metronidazole (flagyl) và vancomycin (vancocin) được dùng để điều trị loại vi trùng này.

    Giardiasis là bịnh tiêu chảy do ký sinh trùng Giardia lamblia. Thường nhất là nhiễm trùng ruột non ở trẻ em, khách du lịch và những người thường sống không cố định, dùng nước ô nhiễm hoặc ao hồ. Nó là nguyên nhân thường gặp ở những trẻ không được huấn luyện vệ sinh ở những nhà trẻ, Giardia gây ra tiêu chảy với đau bụng, quặn bụng và đầy hơi. Nó cũng có thể gây ra tiêu chảy mãn tính với phân hôi, phù và giảm cân.
    Thuốc có thể gây ra tiêu chảy. Thuốc thường gây ra tiêu chảy là antacid, thuốc bổ chứa magie. Những loại thuốc khác gây ra tiêu chảy là thuốc kháng viêm non- steroid (NSAIDs), hóa trị liệu, kháng sinh, thuốc chống loạn nhịp, và thuốc trị cao huyết áp. Một số thuốc thường gây tiêu chảy là misoprostol (Cytotec), quinidine, olsalazine, colchicine, metoclopramide (Reglan) và cisapride (Propulsid).
    Carbohydrate được hấp thu kém là nguyên nhân tiêu chảy. Khi nó không được hấp thụ ở ruột, nó tích tụ dịch trong đại tràng và vi trùng sử dụng nó sinh ra khí. Như thế một lượng carbohydrate quá nhiều trong ruột có thể sinh hơi, quặn, và tiêu chảy. Lactose là một carbohydrate được tìm thấy trong sữa và trong những sản phẩm của bơ. Những người không dung nạp lactose vì trong ruột non có men lactase thấp, men này cần thiết cho sự hấp thu lactose. Một carbohydrate được hấp thu kém khác là sorbitol, thường có trong kẹo cao su, kẹo bạc hà không đường hoặc thức ăn. Fructose thường thấy trong trái cây và rượu nhẹ là loại carbohydrate kém hấp thu.
    ** Nguyên nhân tiêu chảy mãn là gì ?
    Nhiều loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy. Chẳng hạn hội chứng đại tràng kích thích, sự tăng sinh vi trùng quá mức, bịnh Crohn, viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng, polyp đại tràng (villous adenoma), Celiac Sprue, bệnh cường giáp, bịnh Addison, giardiasis và những ký sinh trùng khác, những ảnh hưởng phụ của thuốc nhuận tràng, và không dung nạp lactose.
    *** Tiêu chảy cấp được điều trị như thế nào?
    Những điểm chính trong điều trị tiêu chảy cấp là :
    1.1 Biết khi nào cần gọi bác sĩ.
    1.2 Ngăn ngừa và điều chỉnh mất nước.
    1.3 Dùng thuốc để giảm tần số, độ lỏng của phân và giảm đau quặn bụng.
    1.4 Trị nhiễm trùng với kháng sinh (khi có chỉ định).
    **** Khi nào cần đến bác sĩ trong điều trị bịnh tiêu chảy?
    Ðối với trẻ bị tiêu chảy cấp cần tham vấn bác sĩ khoa nhi để tránh rối loạn điện giải. Bù nước đường uống là cách thay thế dịch bị mất do tiêu chảy, ói gây ra. Dùng dung dịch bù nước quá nhanh có thể dẫn đến tăng natri trong máu và tăng nguy cơ biến chứng thần kinh (như chóng mặt ). Dùng nước hoặc dịch mà không chứa điện giải có thể gây ra nguy hiểm tương đương với hạ natri trong máu.
    ***** Tiêu chảy cấp ở phụ nữ có thai.
    Tiêu chảy cấp trên những bịnh nhân có sẵn bịnh ruột mãn tính như viêm loét đại tràng hoặc bịnh Crohn. Tiêu chảy trên những bịnh nhân này có thể làm xấu hơn bịnh gốc đã có và đòi hỏi phải dùng thuốc. Hơn nữa những thuốc chống tiêu chảy có thể làm nặng thêm từ nhẹ thành nặng của bịnh viêm loét đại tràng.
    Tiêu chảy ở những người bị bịnh như tiểu đường, bịnh tim, AIDS.
    Tiêu máu có thể do vi trùng xâm nhập hoặc có bịnh viêm loét đại tràng và bịnh Crohn.
    Sốt cao (hơn 101 độ F hay 380 C).
    Căng và đau bụng từ trung bình đến nặng. Mất nước trung bình và nặng.
    Ói kéo dài có thể làm trở ngại việc bù nước đường uống.
    Tiêu chảy trong và sau khi dùng kháng sinh có thể do C.difficile và cần dùng kháng sinh chuyên biệt.
    Tiêu chảy sau khi đi du lịch đến các nước đang phát triển hoặc do cấm trại trên núi thường do Giardiasis và cần dùng thuốc chuyên biệt.
    Người lớn tiêu chảy cấp và nặng mà không giảm sau 48 giờ.
    Trẻ em và người lớn bị tiêu chảy cấp
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Tiêu chảy (Phần 2)
    ******. Mất nước được ngăn ngừa và điều chỉnh như thế nào?
    Mất nước xảy ra khi mất nhiều dịch và chất điện giải trong cơ thể. Mất nước thường xảy ra trong những bịnh nhân tiêu chảy cấp với lượng phân mất quá lớn và ở những đứa bé hoặc sơ sinh bị nhiễm virus hoặc vi trùng. Những bịnh nhân mất nước nhẹ có thể có khát và khô miệng. Mất nước từ trung bình đến nặng có thể gây ra những triệu chứng như : ngất tư thế ( ngất do đứng lên làm giảm lượng máu và làm hạ huyết áp tư thế), giảm lượng nước tiểu, mệt, sốc, suy thận, lú lẫn, toan máu (do quá nhiều acid trong máu) và hôn mê.
    Dung dịch bù nước đường uống chứa carbohydrate (glucose hoặc nước gạo) và chất điện giải (natri, kali, clor, citrate hoặc bicarbonat). Tổ Chức Y Tế Thế Giới tạo ra gói ORS giúp bù nước nhanh chóng cho những bịnh nhân bị bịnh tả. Gói ORS chứa glucose và chất điện giải. Glucose trong gói ORS có vai trò quan trọng vì nó giúp ruột non hấp thu nhanh chóng nước và điện giải. Mục đích chất điện giải là ngăn ngừa và điều trị rối loạn điện giải. Ở Mỹ, có những sản phẩm được trộn rất thuận tiện tương tự như gói ORS của Tổ Chức Y Tế Thế Giới có thể nhanh chóng giúp bù nước và ngăn ngừa mất nước. Ví dụ như Pedialyte, Rehydralyte, Infalyte, và Resol.
    Hầu hết những sản phẩm thương mại dạng ORS đều chứa đường. Infalyte là chất duy nhất chứa carbohydrate của gạo thay cho glucose. Về hiệu quả, đa số bác sĩ cho rằng không có sự khác nhau lắm giữa glucose và carbohydrate của gạo trong gói ORS.
    *******. Mất nước sơ sinh và trẻ nhỏ được điều trị như thế nào ?
    Ða số tiêu chảy ở trẻ em là do virus và thường tồn tại thời gian ngắn. Kháng sinh không được dùng trong những trường hợp tiêu chảy do virus. Tuy nhiên nếu sốt, ói, và phân lỏng có thể kèm những nhiễm trùng khác như viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng máu, và viêm màng não. Những bịnh này cần dùng kháng sinh sớm. Trẻ nhỏ với tiêu chảy cấp cũng nhanh chóng dẫn đến mất nước nặng, và cần bù nước sớm. Vì lý do này mà những trẻ nhỏ yếu nên được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa nhi để xác định và điều trị nhiễm trùng cũng như cung cấp những chỉ dẫn trong việc sử dụng đúng đắn các dung dịch bù nước đường uống.
    Những trẻ nhỏ với mất nước trung bình tới nặng nên được điều trị bằng truyền dịch trong bịnh viện. Bác sĩ chuyên khoa nhi có thể quyết định điều trị ở nhà bằng bù nước đường uống những trường hợp mất nước nhẹ khi tiêu chảy do virus.
    Những trẻ bú mẹ vẫn tiếp tục bú trong suốt thời gian bù nước. Việc cho ăn nên ngắt quảng trong những trường hợp có ói. Trong thời gian tiêu chảy do virus và một thời gian ngắn sau khi hồi phục thì cơ thể có thể không dung nạp lactose do sự khiếm khuyết tạm thời men lactase (men cần thiết cho việc tiêu hoá lactose trong sữa) trong ruột non. Những bịnh nhân không dung nạp glucose có thể làm tiêu chảy càng tệ hơn và quặn bụng khi ăn những sản phẩm của bơ. Do vậy sau thời gian bù nước bằng ORS thì thức ăn không có lactose không được pha loãng và nước trái cây pha loãng nên được dùng. Những sản phẩm của sữa nên được tăng dần khi trẻ hồi phục.
    *******. Việc điều trị mất nước ở trẻ lớn và người lớn như thế nào?
    Những trường hợp tiêu chảy nhẹ, nước ép trái cây pha loãng, rượu nhẹ có đường, rượu thể thao như Gatorate và nước được sử dụng để ngăn mất nước. Caffeine và những sản phẩm bơ chứa lactose nên tránh tạm thời vì chúng có thể làm nặng hơn bịnh tiêu chảy. Nếu không có nôn ói thì thức ăn khô nên cho liên tục. Những thức ăn được dung nạp tốt trong thời gian tiêu chảy là gạo, ngũ cốc, chuối, và những sản phẩm không có lactose.
    ORS được sử dụng cho những trường hợp tiêu chảy kèm mất nước ở những trẻ trên 10 tuổi và người lớn. Những dung dịch này nên cho trung bình 50ml/kg/ 4-6 giờ đối với mất nước nhẹ và 100ml/kg / 6 giờ trong những trường hợp mất nước trung bình. Sau khi bù nước, dung dịch ORS có thể được sử dụng duy trì lượng nước từ 100ml - 200 ml qua 2 giờ cho đến khi ngừng tiêu chảy. Theo dõi những hướng dẫn trong nhãn của dung dịch để chỉnh lượng thích hợp theo cân nặng của bạn. Sau khi bù mất nước thì những trẻ lớn và người lớn nên được cho ăn khô ngay khi ói và buồn ói hết. Việc ăn uống nên được bắt đầu với gạo, ngũ cốc, khoai tây và những thức ăn ít mỡ, không có lactose. Ăn uống bình thường khi hết tiêu chảy.
    ********. Những thuốc gì được dùng để điều trị tiêu chảy ?
    Ba loại thuốc chống tiêu chảy thể dùng:
    Những thuốc chống nhu động ruột- như loperamid (Imodium) và diphenoxylate (lomotil).
    Những phức hợp dựa trên Bismuth như pep- Bismol.
    Những chất hấp phụ như Attapulgite (Kaopectate,Donnagel) và Polycarbophil (Equalavtin ).
    Những tác nhân chống nhu động ruột. Loperamide (imodium) và diphenoxylate (Lomotil). Những tác nhân này tương tự như á phiện (như Codeine). Giống như á phiện chúng gây dãn cơ trơn của ruột và làm chậm di chuyển các chất trong ruột do đó có thì giờ để ruột hấp thu dịch. Ðiều này làm ít dịch tiết ra trong phân. Giãn cơ trơn của ruột cũng làm giảm triệu chứng quặn bụng.

    Vào năm 1976 FDA chấp nhận loperamide (imodium) trong việc điều trị giảm tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn trong những trường hợp bịnh viêm ruột ( bịnh Crohn và viêm loét đại tràng). Hiệu quả của loperamide có thể so sánh với diphenoxylate (Lomotil). Mặc dù Loperamide có thành phần hóa học liên quan với á phiện như codeine và morphine, nhưng nó không có tác dụng giảm đau như á phiện. Hơn nữa ở liều dùng cho tiêu chảy loperamide không gây nghiện.
    Lomotil là phức hợp hai thuốc diphenoxylate và atropine được sử dụng để điều trị tiêu chảy cấp. Mặc dù diphenoxylate là một loại á phiện nhân tạo mà thành phần hóa học của nó liên quan với meperidine (Demerol), nó không có tính chất giảm đau như những Narcotic khác. Tuy nhiên ở liều cao như những á phiện khác diphenoxylate có thể gây ra sảng khoái và phụ thuộc thuốc. Ðể ngăn ngừa sự lạm dụng Diphenoxylate đối với những ảnh hưởng về tính sảng khoái người ta thêm vào một lượng nhỏ atropine. Vì thế nếu Lomotil được dùng cao hơn liều được khuyên thì những ảnh hưởng phụ do quá nhiều atropine sẽ xảy ra. FDA chấp nhận Lomotil vào năm 1960.
    Khi sử dụng theo chỉ dẫn thì hai loại thuốc này an toàn và dung nạp tốt. Tuy nhiên có một số chú ý như sau :
    1/ Loperamide và diphenoxylate với atropine sẽ không được sử dụng mà không có sự cho phép của bác sĩ để điều trị tiêu chảy ( không sử dụng trong những trường hợp tiêu chảy gây ra do viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng, viêm đại tràng do C.difficile và viêm ruột do vi trùng xâm nhập). Sử dụng thuốc này trong những tình trạng trên sẽ làm cho bịnh nhiễm trùng kéo dài và nặng hơn.
    2/ Những thuốc này không sử dụng cho những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
    3/ Những thuốc này gây lơ mơ hoặc hoa mắt và khi sử dụng cần chú ý với những người lái xe hoặc thực hiện những việc yêu cầu nhanh nhẹn và phối hợp.
    4/ Ða số tiêu chảy cấp cải thiện sau 48 giờ. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc xấu hơn thì nên khám bác sĩ.
    Những phức hợp bismuth
    Những loại thuốc từ Bismuth có khắp thế giới như Bismuth subnitrate, bismusth subsalicylate, colloidal bismuth subcitrate và những sản phẩm khác. Bismuth subsalicylate (Pepto - Bismol) là thuốc có thể dùng đại trà dưới dạng dịch, hoặc những thuốc viên. Nó chứa hai thành phần tích cực bismuth và salicylate. Bismuth được tin là gắn kết với những độc tố của vi trùng, virus và có những tính chất của kháng sinh. Salicylate (aspirin) có tính kháng viêm. Pepto- Bismol thường được sử dụng điều trị tiêu chảy cấp, ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy của người du lịch.
    Pepto- Bismol được dung nạp tốt. Những tác dụng phụ là phân và lưỡi sậm màu. Những chú ý gồm:
    Pepto- Bismol chứa aspirin. Bịnh nhân dị ứng với aspirin nên tránh dùng Pepto-Bismol. Dị ứng thật sự đối với aspirin thì hiếm. Dị ứng aspirin xảy ra bao gồm nổi mề đay, khó thở, và sốc trong vòng 3 giờ sau khi dùng aspirin. Dị ứng aspirin thường gặp nhất ở những người bị suyễn, mề đay, và polyp mũi.
    Pepto- Bismol và những sản phẩm của aspirin sẽ không dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên bị phát ban, cúm, và những nhiễm virus khác. Những trường hợp hiếm hơn là hội chứng Reye cũng có liên quan với sử dụng aspirin trong dân số này. Hội chứng Reye là một bịnh trầm trọng được đặc trưng bởi tổn thương gan, ói, và đôi khi hôn mê. Tỉ lệ tử vong là 50% và những người còn sống trong số đó có thể để lại những tổn thương não vĩnh viễn.
    Pepto-Bismol không nên sử dụng cùng với những thuốc aspirin khác vì sự kết hợp làm cho aspirin tăng quá nhiều dẫn đến những triệu chứng do độc tố aspirin như cảm giác chuông reo bên tai.
    Aspirin trong Pepto-Bismol có thể làm nặng thêm bịnh loét dạ dày- tá tràng và có thể dẫn đến chảy máu.
    Pepto- Bismol không nên dùng ở trẻ dưới 2 tuổi.
    Aspirin trong Pepto- Bismol có thể tương tác với những thuốc khác. Một ví dụ là sự tương tác với thuốc kháng đông (Coumadin) làm tăng nguy cơ chảy máu.
    Những chất hấp phụ
    Attapugite là loại thuốc uống không hấp thu mà được dùng điều trị tiêu chảy. Cơ chế của nó là gắn kết với một số lớn vi khuẩn, độc tố và ngăn ngừa mất nước. Attapugite giảm tần số nhu động ruột, làm cứng phân và giảm quặn bụng là triệu chứng thường liên quan đến tiêu chảy. Những sản phẩm chứa attapugite bao gồm Donnagel, Kaopectate, và Diasorb.
    Polycarbophil (Equalavtin) là một nhựa thông tổng hợp mà hoạt động giống như chất hấp phụ. Khả năng hấp thụ của nó lên đến 60 lần so với trọng lượng của nó trong nước.
    Attapulgite và polycarbophil không được hấp thụ vào máu và như thế không có ảnh hưởng phụ ngoài đường tiêu hoá. Nói chung chúng được dung nạp tốt nhưng đôi khi táo bón và đầy hơi cũng có thể xảy ra. Những chất hấp phụ có thể hấp thụ những thuốc được dùng chung và cản trở sự hấp thụ của những thuốc này. Những bịnh nhân đang dùng những thuốc khác thì nên báo cho bác sĩ và dược sĩ biết để chú ý nhằm ngăn ngừa sự gắn kết của những thuốc này với chất hấp phụ.
    **********. Kháng sinh có vai trò gì trong điều trị tiêu chảy?
    Hầu hết những viêm ruột do vi trùng diễn ra cấp, tự giới hạn và không yêu cầu kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh thường được sử dụng trong những trường hợp :
    Những bịnh nhân với triệu chứng dai dẳng và trầm trọng.
    Những bịnh nhân có thêm bịnh làm suy nhược cơ thể.
    Những bịnh nhân nhiễm ký sinh trùng.
    Những bịnh nhân viêm đại tràng do C.difficile.
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Một số bài thuốc nam chữa tiêu chảy cấp
    Về mùa lạnh, trẻ em dễ bị tiêu chảy cấp do mặc không đủ ấm, thức ăn nấu không kỹ hoặc để lạnh. Theo y học cổ truyền, tiêu chảy do lạnh xảy ra khi hàn thấp xâm nhập vào trung tiêu. Trẻ em trung khí kém nên dễ sinh đau bụng, đi ngoài lỏng.
    Dưới đây là một số bài thuốc nam đơn giản để điều trị chứng tiêu chảy cấp do lạnh ở trẻ em:
    - Vỏ quýt khô 10 g, búp ổi 20 g, gừng tươi (nướng chín) 10 g.
    Cho 1 bát nước, đun sôi kỹ còn nửa bát, uống nóng.
    - Gừng tươi (nướng cháy vỏ) 8 g. Riềng, củ sả, búp ổi mỗi thứ 12 g, sao vàng. Đổ 500 ml nước, sắc còn 200 ml, uống 2 lần trong ngày.
    - Nụ sim 8 g, búp ổi 15 g, hoắc hương 15 g. Cho 500 ml nước, đun kỹ, còn 200 ml, uống 2 lần trong ngày, uống nóng.
    - Lá hoắc hương 50 g, lá tía tô 20 g, bán hạ 20 g, vỏ vối 10 g.
    Tất cả tán bột, rây mịn, dùng nước hồ thành viên. Trẻ em uống ngày 4 g, chia 2 lần. Chữa tiêu chảy do lạnh, có đau bụng nôn mửa, đầy bụng, ợ chua.
    - Gạo rang vàng sẫm 50 g, chè xanh 30 g, gừng nướng 10 g, đường đỏ 20 g. Cho 500 ml nước, sắc kỹ còn 250 ml, uống lúc nóng, 4 lần trong ngày.
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 09:32 ngày 13/01/2007
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc dùng thuốc trị tiêu chảy
    Các thuốc trị tiêu chảy thường dùng làm mất triệu chứng này bằng cách giảm sự co thắt của ruột, giảm sự tiết dịch qua phân, hoặc làm cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột. Do đó, người bệnh bớt đau bụng, giảm đại tiện.
    Theo cơ chế tác dụng, thuốc trị tiêu chảy được chia làm 3 loại.
    - Làm giảm hay liệt nhu động ruột: Đây là thuốc cho tác dụng cầm tiêu chảy nhanh, mạnh nhưng phải rất thận trọng vì có nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, có thuốc gây nghiện và không được dùng cho em. Ví dụ paregoric chứa cao thuốc phiện (gây nghiện), chống chỉ định đối với trẻ dưới 5 tuổi. Diphenoxylat, loperamid là thuốc tổng hợp không gây nghiện, ít tác dụng hơn nhưng vẫn tránh dùng ở trẻ dưới 2 tuổi.
    - Thuốc là vi sinh vật giúp ổn định tạp khuẩn ruột: Trong ruột già của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, gọi là hệ tạp khuẩn ruột. Khi hệ này bị rối loạn, vi khuẩn có ích bị chết đi, một số vi khuẩn gây bệnh tăng sinh thì sẽ dẫn đến tiêu chảy. Hiện có nhiều thuốc là chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích như men, vi khuẩn... giúp tái lập cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột.
    - Thuốc là chất hấp phụ: Chất hấp phụ là chất trơ về mặt hóa học và có cấu trúc đặc biệt để hút giữ những thứ làm kích thích niêm mạc như vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, siêu vi, khí sinh ra trong ống tiêu hóa. Khi được thải ra ngoài, nó kéo theo các chất đã hút giữ. Chất hấp phụ không hòa tan và không được hấp thu nên tương đối an toàn, thích hợp để điều trị tiêu chảy có kèm chướng bụng, tiêu chảy do đường tiêu hóa bị nhiễm độc (ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn). Than hoạt tính là chất hấp phụ đã được dùng lâu đời. Để trị tiêu chảy, than hoạt thường được phối hợp với thuốc chống co thắt, thuốc sát khuẩn đường ruột.
    - Chỉ dùng thuốc hấp phụ trước hoặc sau khi dùng thuốc khác ít nhất 2 giờ. Nếu không, chất hấp phụ sẽ cản trở sự hấp thu của thuốc uống cùng với nó.
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Đề phòng tiêu chảy cấp tính vào mùa hè
    Bệnh tiêu chảy xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch.
    Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp và có nhiều nguyên nhân. Nếu chỉ bị tiêu chảy một vài lần trong ngày thì không đáng ngại, nhưng khi ?ođi? quá nhiều và kéo dài thì phải chữa trị tích cực, kết hợp điều trị triệu chứng với nguyên nhân. Tiêu chảy là một hội chứng đặc trưng bởi sự đẩy phân nhanh, phân nhiều nước và khối lượng trên 300g/ngày.
    Những nguyên nhân thường gây tiêu chảy
    Nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp sau:
    - Do vi khuẩn (như thương hàn, phó thương hàn, tụ cầu, cholera?), virus (Rotavirus, parvovirus?), ký sinh trùng (Lỵ amib và trực trùng, giardia, lamblia?)
    - Nhiễm độc các chất như thủy ngân, Asen, động vật (cá nóc, thịt cóc) hay thực vật (nấm độc), toan máu...
    - Nguyên nhân khác như dị ứng thức ăn (thịt rừng, hải sản), dùng kháng sinh (gây tiêu chảy màng giả hay xuất tiết), viêm tai xương chũm, bấn loạn tinh thần (lo lắng hay sợ hãi quá mức), vệ sinh ăn uống và môi trường nhiễm bẩn (ăn rau quả sống không rửa kỹ, nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn để ruồi nhặng bu...).
    Tóm lại, do ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất độc xâm nhập đường tiêu hóa và gây tiêu chảy.
    Các triệu chứng nổi bật
    Tùy theo nguyên nhân mà tiêu chảy cấp có những triệu chứng nổi bật:
    - Bắt đầu từ từ hay đột ngột
    - Số lần đi cầu có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày)
    - Đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn)
    - Buồn nôn hay nôn
    Một số hội chứng liên quan đến nguyên nhân như hội chứng nhiễm khuẩn (sốt, lưỡi bẩn, mệt nhọc?), nhiễm độc (tùy từng chất, có biểu hiện khác nhau), mất nước và điện giải (khát nước, khô miệng, mắt trũng, da nhăn, tứ chi lạnh, chuột rút, rối loạn nhịp tim, tiểu ít hay không nước tiểu?), trụy tim mạch (mạch nhanh và nhỏ, huyết áp thấp hay không đo được?). Tiêu chảy do Rotavirus nổi lên 3 triệu chứng: sốt, nôn và mất nước.
    Mất nước do tiêu chảy có thể chia làm 3 độ:
    - Độ 1 (mất nước nhẹ): Tiêu chảy khoảng 4-6 lần/ngày, không nôn và khát, tiểu tiện bình thường.
    - Độ 2 (mất nước vừa): Tiêu chảy 5-10 lần/ngày, nôn và khát nước, mệt mỏi, tiểu ít, môi khô.
    - Độ 3 (mất nước nặng): Tiêu chảy trên 10 lần/ngày, rất khát nước, tiểu ít hay không có nước tiểu, môi khô nẻ, li bì, mắt trũng sâu, da nhăn nheo.
    Điều trị
    Để trị liệu đạt kết quả nhanh, cần làm xét nghiệm phân (soi tươi, nuôi cấy), làm điện giải đồ, công thức máu, hematocrit, kháng sinh đồ (nếu có điều kiện) v.v... Trong điều trị tiêu chảy cấp, bù nước kịp thời và đầy đủ là yếu tố quyết định thành công, có thể dùng Oresol 1 gói pha với 1 lít nước chín hoặc Eletrolade 5g với 250ml nước hay Hydrid 1 viên với 100ml nước v.v... Thuốc pha xong phải dùng trong 24 giờ và bảo quản trong tủ lạnh. Cần lưu ý các chống chỉ định của thuốc.
    1. Bù nước: mất nước độ 1: uống 50 ml/kg cân nặng x 4-6 giờ. Độ 2 uống 100 ml/kg x 4-6 giờ. Độ 3 phải nhập viện.
    2. Thuốc
    - Loại không đặc hiệu:
    Than thảo mộc 5-10 g hay Loperamide 2 mg. Người lớn khởi đầu 2 viên, tiếp theo dùng 1 viên mỗi lần đi cầu phân lỏng, tối đa 8 viên/ngày x 5 ngày, hay Lopedium 2mg liều như trên. Hai loại này không dùng khi tắc ruột, không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, có sốt hay phân lẫn máu, viêm loét kết tràng cấp tính hay màng giả, phụ nữ có thai và cho con bú.
    - Loại đặc hiệu: Do thương hàn và phó thương hàn, lỵ trực trùng gây tiêu chảy thì dùng Ciprofloxacin 500mg, 1 viên x 2 lần/ngày x 5-7 ngày, Ofloxacin, Levofloxacin... Nếu kháng các loại trên, thay bằng Azithromycin. Nếu do E.coli, dùng Levofloxacin 500mg 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày. Ceftazidine v.v... Do kiết lỵ dùng Émetin, Klion v.v... Do dị ứng: Cézil 10mg 1 viên/ngày, Clarytyne v.v... Nếu do ngộ độc thì tùy nguyên nhân mà giải độc.
    3. Ăn uống: Uống nhiều nước (nước đường, nước rau quả, nước cháo). Khi đã giảm tiêu chảy, ăn đặc dần, vài hôm sau ăn bình thường.
    Đề phòng tiêu chảy:
    - Cần ăn chín, uống sôi
    - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
    - Ăn rau quả sống phải rửa thật kỹ (tốt nhất rửa trực tiếp dưới vòi nước)
    - Thức ăn phải đậy kỹ để tránh ruồi nhặng
    - Không ăn thức ăn bị ô nhiễm, không đi cầu ra sông, xuống ao, ra đồng
    - Không ăn thịt các loại động vật như cá nóc, cóc, các loại nấm chưa biết rõ.
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Một số điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết
    [​IMG]
    Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là gì?
    Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong ở trẻ em các tỉnh phía Nam. Số trẻ sốt xuất huyết đang tăng dồn dập tại 2 bệnh viện nhi đồng ở TP HCM. Sự hiểu biết về bệnh sẽ giúp bạn bảo vệ gia đình, nhất là trẻ em, trong mùa dịch.
    Bệnh SXH do virus Dengue gây ra. Cho đến nay, nó vẫn là một bệnh rất nguy hiểm; những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do trụy tim mạch (sốc) và do xuất huyết ồ ạt.
    Ai có thể bị SXH?
    Tất cả mọi người đều có thể bị SXH. Ở các tỉnh phía Nam hiện nay, hầu hết các trường hợp SXH (70%) xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi. Trẻ dưới 12 tháng tuổi vẫn có thể bị SXH nặng.
    Làm sao biết trẻ bị bệnh SXH?
    Nếu trẻ bị sốt cao (39-40 độ C) từ 2 ngày trở lên, phải nghĩ ngay đến bệnh SXH và đưa đến cơ sở y tế để được khám và theo dõi. Khi cần, các bác sĩ sẽ cho các cháu thử máu để theo dõi diễn tiến của bệnh.
    Trẻ đang theo dõi SXH có thể điều trị tại nhà không?
    Trong 10 trường hợp bị SXH, chỉ một hoặc hai trường hợp trở nặng (có biến chứng) phải được nhập viện ngay và chữa trị tại bệnh viện. Các trường hợp còn lại được điều trị ngoại trú và tái khám theo dõi mỗi ngày tại cơ sở y tế cho đến hết ngày thứ 7 của bệnh. Khi trẻ hết sốt, thèm ăn, chạy chơi là an toàn.
    Nên làm gì khi trẻ bị SXH?
    Khi trẻ sốt cao, cho uống thuốc hạ sốt paracetamol, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng co giật. Không nên cạo gió, cắt lể vì những cách này gây đau, chảy máu, nhiễm trùng.
    Tuyệt đối không tự ý cho uống thuốc aspirine, ibuprofen vì có thể gây chảy máu dạ dày. Nên cho trẻ uống nhiều nước (cam, chanh, oresol, nước chín nguội), ăn thức ăn lỏng nhẹ, nằm nghỉ ngơi và theo dõi các dấu hiệu trở nặng của bệnh.
    Cách theo dõi tại nhà như thế nào?
    Phải theo dõi sát các cháu, không được lơ là. Thời điểm nguy hiểm nhất là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6 của bệnh), trẻ có thể trở nặng và sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.
    Các dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH: Nôn nhiều, đau bụng, bứt rứt, lăn lộn, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi tiêu ra máu. Trẻ hết sốt nếu có một trong các dấu hiệu trên phải được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
    Hiện có thuốc tiêm phòng SXH không?
    Cho đến nay, vẫn chưa có vacxin phòng ngừa hiệu quả bệnh SXH. Các nghiên cứu về vacxin này vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, phải nhiều năm nữa mới có thể phổ biến.
    Bệnh SXH có thể lây trực tiếp từ người sang người không?
    Bệnh SXH không lây trực tiếp từ người sang người. Trẻ bị lây bệnh là do bị muỗi vằn đốt (chích).
    Làm thế nào để phòng ngừa bệnh SXH?
    Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh SXH. Sau khi đốt trẻ bị bệnh SXH, muỗi vằn nhiễm virus Dengue và sau đó khi chích trẻ khác, nó sẽ làm lây bệnh SXH. Muỗi vằn sống trong nhà và đốt trẻ vào ban ngày. Như vậy, để phòng bệnh SXH, trước hết phải tránh muỗi bằng cách cho trẻ ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, xoa kem chống muỗi ở da, dùng nhang, thuốc phun diệt muỗi trong nhà.
    Muỗi vằn đẻ trứng và trứng phát triển thành lăng quăng nơi nước trong. Do đó, phải tiêu diệt hết lăng quăng bằng cách dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, dẹp bỏ các nơi đọng nước như lu, máng, lon, hộp, gáo dừa, vỏ xe
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Nguyên nhân - Cách điều trị - Phòng ngừa

    .[​IMG]
    Bệnh sốt xuất huyết là gì ?
    Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue, muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh, đây là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà.
    Biểu hiện là xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch, dễ đưa đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng mức.
    Những ai dễ mắc bệnh này ? Bệnh thường xảy ra vào mùa và nơi nào ?
    Bệnh này thường xãy ra ở trẻ em tuổi từ 2-9 tuổi, càng lớn càng ít bị. Ðặc biệt trẻ càng bụ bẩm khi mắc bệnh dễ có khuynh hướng diễn tiến nặng.
    Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 6-10 âm lịch và giảm dần vào các tháng cuối năm.
    Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém.
    Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ra sao ?
    Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài 2-7 ngày.
    Xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chổ chích, chảy máu cam, ói ra máu.
    Gan to.
    Sốc với mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm, kẹp, hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt ..
    Kèm theo một số triệu chứng không đặc hiệu như : chán ăn, đau cơ, đau khớp, đau bụng.
    Chẩn đoán bệnh này bằng cách nào?
    Chẩn đoán bệnh này dựa vào:
    Triệu chứng của bệnh.
    Xét nghiệm máu có tình trạng cô đặc máu.
    Ðiều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
    Khi đã nghĩ tới bệnh sốt xuất huyết thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
    Hiện tại đa số được khuyên là không nên dùng thuốc hạ nhiệt nhóm Salicylates vì có thể gây xuất huyết và làm toan huyết. Thuốc được sử dụng nhiều nhất là paracétamol, lau mát để hạ sốt.
    Truyền dịch.
    Dưỡng khí.
    Thuốc an thần.
    Hạn chế một số thủ thuật gây chảy máu, đặc biệt là chọc hút ở các tĩnh mạch lớn.
    Trong trường hợp có tràn dịch màng phổi, gây khó thở, có thể chọc dò thoát dịch để giải quyết tạm thời tình trạng suy hô hấp.
    Sự theo dõi được tiến hành liên tục cụ thể là : Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ mỗi 15 - 30 phút một lần hoặc sát hơn, cho đến khi ổn định, lượng dịch truyền, lượng nước tiểu.

    Bệnh sốt xuất huyết được phòng ngừa thế nào ?
    Theo dõi tất cả các trường hợp có sốt.
    Dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm để chẩn đoán sớm, đồng thời có biện pháp điều trị thích hợp.
    Diệt lăng quăng.
    Dọn dẹp các nơi bùn lầy, nước đọng nhất là các vật chứa nước cặn như chén bể, lon bia, vỏ xe, vỏ chai ?
    Các biện pháp khác: hun khói xua muỗi, diệt lăng quăng bằng cách nuôi cá bảy màu, ngủ mùng, dùng hóa chất ngăn cản muỗi đốt.
    Hiện vẫn chưa có thuốc chủng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Do đó việc phòng bệnh bằng các biện pháp trên vẫn còn có hiệu quả
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bệnh thiếu máu

    Bệnh thiếu máu xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu (RBCs) khoẻ mạnh trong cơ thể xuống quá thấp. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ do RBCs chứa hemoglobin, có nhiệm vụ đưa khí oxy đến các mô của cơ thể. Bệnh thiếu máu có thể gây ra các biến chứng khác nhau, bao gồm gây mệt mỏi và gây áp lực lên các cơ quan của cơ thể.
    Bệnh thiếu máu có thể do nhiều vấn đề gây ra, nhưng có 3 nguyên nhân chính gây ra thiếu máu:
    - Sự phá hủy quá mức của RBCs
    - Mất máu
    - Sự sản sinh RBCs không đủ
    Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do các rối loạn di truyền, các vấn đề dinh dưỡng (như thiếu sắt hay thiếu vitamin), bệnh truyền nhiễm, một số dạng bệnh ung thư hay do dược phẩm hoặc độc chất.
    Thiếu máu do sự phá hủy RBCs
    Thiếu máu do Hemolytic ("hemo" có nghĩa là máu, "lytic" có nghĩa là phá hủy) xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm (bình thường, chu kỳ sống của RBCs 120 ngày. Ở bệnh thiếu máu do hemolytic, chu kỳ sống của chúng ngắn hơn) và tủy xương (mô mềm, xốp bên trong xương tạo các tế bào máu mới) không thể theo kịp nhu cầu của cơ thể đối với các tế bào mới. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
    Thỉnh thoảng, các căn bệnh truyền nhiễm hay các loại thuốc nào đó như kháng sinh hay thuốc chống tai biến ngập máu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.
    Ở bệnh thiếu máu do hemolytic tự miễn dịch, hệ miễn dịch nhầm RBCs là những kẻ xâm nhập từ ngoài và bắt đầu phá hủy chúng.
    Ở những trẻ khác, các khiếm khuyết di truyền ở các tế bào hồng cầu dẫn tới thiếu máu. Các dạng phổ biến của bệnh thiếu máu do hemolytic di truyền bao gồm thiếu máu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm (thường thấy trong bệnh thiếu máu di truyền nặng), thiếu thalassemia, và glucose- 6-phosphate dehydrogenase.
    Thiếu máu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm là một dạng nặng của thiếu máu, thường gặp ở người châu Phi, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến người Saudi Arab, Ấn Độ và hạ Địa Trung Hải. Ở bệnh này, hemoglobin hình thành các que dài khi nó thải khí oxy, kéo dài các tế bào hồng cầu sang dạng lưỡi liềm bất thường. Điều này dẫn tới phá hủy sớm RBCs, làm hạ thấp lượng hemoglobin thường xuyên, và làm tái phát cơn đau cũng như các vấn đề có thể ảnh hưởng đến gần như mọi hệ cơ quan trong cơ thể.
    Thalassemia là một dạng nặng của bệnh thiếu máu: RBCs bị phá hủy nhanh chóng và chất sắt lắng xuống trong da và các cơ quan quan trọng.
    Thiếu máu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) thường ảnh hưởng đến nam giới châu Phi, nó cũng xuất hiện ở nhiều nhóm người khác. Ở bệnh này, RBCs hoặc là không tạo đủ enzyme G6PD hoặc enzyme G6PD được sản sinh nhiều/ít bất thường và không hoạt động đúng chức năng. Nếu một người nào đó sinh ra bị thiếu G6PD mà lại bị mắc bệnh nhiễm trùng, dùng các loại thuốc nào đó hay bị nhiễm phải một chất nào đó, RBCs của cơ thể bị áp lực quá mức. Nếu không có đủ G6PD để bảo vệ chúng, nhiều tế bào hồng cầu sẽ bị phá hủy sớm.
    Thiếu máu do mất máu
    Mất máu cũng có thể gây thiếu máu, nguyên nhân có thể do mất quá nhiều máu do bị thương, phẫu thuật hay các vấn đề trong khả năng đông máu. Mất máu kéo dài, chậm hơn như xuất huyết do bệnh viêm đường ruột cũng có thể gây thiếu máu. Đôi khi thiếu máu do kinh nguyệt nhiều (ở thiếu nữ và phụ nữ). Một vài dạng ung thư ở trẻ cũng có thể gây thiếu máu aplastic như có thể là các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến khả năng tủy xương tạo ra tế bào máu.
    Thiếu máu cũng có thể xảy ra khi cơ thể không có khả năng sản xuất đủ RBCs khỏe mạnh do thiếu sắt. Sắt là yếu tố quan trọng để sản sinh hemoglobin. Chế độ ăn ít sắt có thể dẫn tới thiếu sắt, nguyên nhân thường thấy nhất gây bệnh thiếu máu ở trẻ. Thiếu máu thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến trẻ ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
    Trẻ gái đang tuổi dậy thì cũng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt cao do kinh nguyệt, mất máu hàng tháng đòi hỏi tăng lượng sắt tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày.

Chia sẻ trang này