1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Bệnh Thường Găp_Cách Phòng tránh và Điều trị

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 07/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Thiếu máu - Nguyên nhân - Triệu chứng - Phương pháp điều trị
    Thiếu máu là gì ?
    Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hay lượng hemoglobin thấp hơn mức bình thường.
    Thiếu máu được phát hiện như thế nào ?
    Thiếu máu thường được phát hiện và chẩn đoán khi làm xét nghiệm máu.
    Công thức máu là gì ?
    Công thức máu là người ta đếm từng loại tế bào có trong máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Ngày nay, có nhiều loại máy đếm tự động, cho kết quả 6 thông số của công thức máu :
    Số lượng hồng cầu.
    Hematocrit.
    Hemoglobin.
    Số lượng bạch cầu.
    Các loại tế bào máu khác.
    Số lượng tiểu cầu.
    Chỉ có ba thông số đầu trong số 6 thông số trên giúp chẩn đoán thiếu máu. Đó là: hồng cầu, hematocrit, và hemoglobin.
    Hồng cầu là gì ?
    Tế bào máu đỏ là loại tế bào chiếm số lượng nhiều nhất trong máu. Mỗi người có hàng triệu hồng cầu, đó là những tế bào nhỏ hình đĩa lõm 2 mặt. Đếm tế bào hồng cầu để xác định xem có giảm ( thiếu máu ) hay tăng (đa hồng cầu) số lượng tế bào hồng cầu.
    Trong công thức máu, người ta xác định được số lượng, kích thước của hồng cầu. Hình dạng của tế bào hồng cầu cũng có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Tất cả những dữ kiện này, số lượng, kích thước, hình dạng thường dùng để chẩn đoán thiếu máu. Nếu có thiếu máu, bác sĩ sẽ xác định thiếu máu loại gì.
    Hematocrit là gì ?
    Hematocrit rất thuận lợi trong việc xác định có hay không có sự tăng, giảm hay bình thường tế bào hồng cầu. Hematocrit đặc trưng cho việc đo số lượng hồng cầu.
    Hematocrit được thực hiện như thế nào ?
    Hematocrit thường được thực hiện bằng cách chích máu ở đầu ngón tay và nhỏ giọt máu vào trong một ống bằng thuỷ tinh nhỏ. Sau đó máu được cho quay li tâm. Khi đó người ta đo tỷ lệ hồng cầu bên dưới với chiều cao cột máu. Nếu tỷ lệ này 45 %. Thì hematocrit là 45 %.
    Hemoglobin là gì ?
    Hemoglobin là một huyết cầu tố. Nó làm cho tế bào hồng cầu cũng như máu có màu đỏ. Về mặt chức năng, hemoglobin là một hợp chất hoá học gắn oxi và chuyên chở oxi từ phổi đến khắp các mô trong cơ thể. Vai trò chủ yếu của oxi là giúp tế bào tạo ra năng lượng. Máu cũng vận chuyển cả carbon dioxide ( CO 2 ), là sản phẩm trong quá trình chuyển hoá năng lượng, nó được mang đến phổi và thải ra ngoài không khí.
    Tại sao lượng hemoglobin trung bình lại thấp ?
    Một số người bị thiếu máu có lượng hemoglobin trung bình thấp. Thường những người này có số lượng hồng cầu thấp và cả hematocrit cũng thấp.
    Thiếu máu gây ra hậu quả gì ?
    Thiếu máu làm cho lượng oxi vận chuyển trong cơ thể kém hơn bình thường. Người bị thiếu máu sẽ bị thiếu oxi.
    Triệu chứng của thiếu máu là gì ?
    Người bị thiếu máu cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi, da dẻ xanh xao, hồi hộp, thở ngắn.
    Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu ?
    Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra.
    Có phải thiếu máu là do vấn đề không đủ sắt hay không?
    Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới, vì họ bị mất máu do kinh nguyệt mỗi tháng. Thiếu máu do thiếu sắt cũng thường gặp ở nữ.
    Ở người lớn, thiếu máu do thiếu sắt thường do mất máu lâu ngày. Thiếu máu này có thể do kinh nguyệt, hay do mất máu ít nhưng kéo dài ( có thể khó phát hiện) như trong bệnh giun móc, loét dạ dày- tá tràng, ung thư đại tràng.
    Thiếu máu cũng có thể là do xuất huyết dạ dày- ruột khi dùng một số thuốc để trị đau nhức thông thường như : aspirin, diclofenac và ibuprofen (ADVIL, MOTRIN).
    Ở trẻ em, thiếu máu thiếu sắt thường do chế độ ăn uống thiếu chất sắt.
    Nguyên nhân gây mất máu cấp có giống như mất máu mãn hay không?
    Nguyên nhân mất máu cấp thường do xuất huyết từ đường tiêu hoá như: xuất huyết do loét, do vỡ tĩnh mạch thực quản dãn. Hoặc do nguyên nhân từ ngoài đường tiệu hoá như: do chấn thương. Các loại mất máu cấp thường diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
    Thiếu máu có phải là do yếu tố gen không ?
    Câu trả lời rõ ràng và dứt khoát là ?ocó?. Rối loạn do di truyền có thể làm cho đời sống của hồng cầu ngắn lại và gây ra thiếu máu, như trong bệnh hồng cầu hình liềm. Rối loạn di truyền cũng có thể gây ra thiếu máu do giảm sản xuất hemoglobin như trong bệnh alpha thalassemia và beta thalassemia.
    Nguyên nhân nào khác gây ra thiếu máu không?
    Thiếu Vitamin B12 gây ra thiếu máu.
    Thiếu acid folic cũng là yếu tố gây ra thiếu máu.
    Thiếu máu do vỡ hồng cầu ( tán huyết , do kháng thể bám trên bề mặt hồng cầu.
    Bệnh rỗng ống tủy xương cũng có thể gây ra thiếu máu. Chẳng hạn, ung thư di căn đến tủy xương hay ung thư tủy xương ( như bệnh bạch cầu hay bệnh đau tủy ), có thể làm cho tủy xương mất khả năng sản xuất hồng cầu, kết quả là gây thiếu máu.
    Một số thuốc trị liệu ung thư cũng có thể làm tổn thương tủy xương, làm giảm sản xuất hồng cầu, kết quả là gây ra thiếu máu.
    Cuối cùng, ở bệnh nhân bị suy thận, do thiếu hormone cần thiết để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.
    Nguyên nhân gây thiếu máu rất nhiều.
    Điều trị thiếu máu như thế nào ?
    Điều trị thiếu máu rất thay đổi. Trước tiên, là điều trị nguyên nhân gây thiếu máu. Chẳng hạn, thiếu máu do mất máu từ ổ loét dạ dày. Điều trị là dùng thuốc trị loét. Cũng vậy, phẫu thuật thường cần thiết để cắt bỏ khối ung thư đại tràng, dùng thuốc xổ lãi để trị giun móc. Đó là những nguyên nhân gây ra thiếu máu mãn tính. Đôi khi bổ sung thêm chất sắt cũng rất cần thiết để trị chứng thiếu máu do thiếu sắt. Nhiều lúc thiếu máu nặng cần phải truyền máu. Chích Vitamin B12 cũng cần cho những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu lớn hay thiếu máu do những nguyên nhân khác gây thiếu B12.
    Ở một số bệnh nhân mắc bệnh lý tủy xương ( hay tổn thương tủy do hoá trị ) hay bệnh nhân bị suy thận, epoetin alfa (Procrit, Epogen ) có thể được sử dụng để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.
    Tương lai của bệnh thiếu máu như thế nào ?
    Tiên lượng bệnh thiếu máu có nhiều thay đổi. Đôi lúc thiếu máu lại dễ chữa trị, đôi lúc không trị được. Ngược lại, việc điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra thiếu máu.

  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Viêm amiđan
    Viêm amiđan là gì?
    Viêm amiđan là một bệnh lí viêm nhiễm của amiđan (còn gọi là hạnh nhân khẩu cái).
    Có hai hạnh nhân nằm hai bên ở thành sau cổ, thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Giống như các thành phần khác của hệ miễn dịch, trong hạnh nhân khẩu cái chứa các tế bào có nhiệm vụ đặc biệt đó là bắt và tiêu diệt các loại vi trùng, virus (siêu vi). Nếu ổ nhiễm trùng nằm ngay tại amiđan, nó sẽ sưng phồng lên, đỏ, và có thể xuất hiện lốm đốm màu trắng (còn gọi là giả mạc).
    Viêm amiđan có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường nhất là thanh thiếu nhi. Ðặc trưng của bệnh là cảm giác đau ở cổ và khó nuốt.
    Viêm amiđan thường tự giới hạn, tuy nhiên sẽ tiến triển nhanh và tốt hơn nếu điều trị. Bệnh ít khi gây biến chứng.
    Nguyên nhân nào gây ra viêm ami-đan?
    Bệnh có thể do lây nhiễm virus hay vi trùng qua không khí (đường hô hấp), qua tiếp xúc tay chân, và lây khi hôn nhau.
    Có nhiều chủng virus và vi trùng có thể gây bệnh này. Ví dụ virus Epstein - Barr (gây bệnh sốt tuyến) là nguyên nhân khá phổ biến. Thường gặp nhiều ở người trẻ tuổi, nhất là người sống tập thể, trong các kí túc xá nơi mà sinh hoạt hàng ngày có nhiều sự đụng chạm, chung chạ. Liên cầu khuẩn nhóm A là loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất. Giai đoạn ủ bệnh (giai đoạn từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) thường từ 2 đến 4 ngày, đôi khi thời gian này còn ngắn hơn nữa.
    Triệu chứng của viên amiđan là gì?
    Ðau họng kéo dài ít nhất 48 giờ, đau có thể kèm theo khó nuốt. Ðôi khi đau lan ra tai.
    Khám thấy họng đỏ, hai amiđan sưng phồng, có thể những đốm màu trắng trên amiđan.
    Có thể có sốt.
    Sưng các hạch vùng dưới cằm, hạch cổ.
    Ðau đầu.
    Khàn tiếng hay mất tiếng.
    Nếu nguyên nhân gây bệnh là siêu vi thì các triệu chứng thường nhẹ hơn và xuất hiện thường vào mùa lạnh. Do virus Coxsackie, thường xuất hiện những bóng nước ở hai amiđan và vòm họng, khi các bóng nước này vỡ ra chỗ vỡ sẽ mọc vẩy và gây đau cho bệnh nhân.
    Do liên cầu trùng (streptococcal), amiđan thường sưng lên, có tưa, và đau họng. Bệnh nhân có sốt, hơi thở hôi, và có thể cảm thấy khá mệt mỏi.
    Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là những dấu hiệu trên, mà chúng thay đổi. Nên không thể chỉ quan sát họng bệnh nhân mà có thể chẩn đoán được tác nhân gây bệnh (chỉ gợi ý phần nào trong trường hợp các tổn thương khá điển hình).Cần phải làm gì khi bị viêm ami-đan?
    Nếu họng đau kéo dài vài ngày, hay khó nuốt nghiêm trọng, sốt cao và nôn ói, thì nên đi khám bác sĩ.
    Uống nước ấm, ăn thức ăn mềm dễ nuốt, dùng các thuốc ngậm trị đau họng, nước xúc miệng để cải thiện tình trạng khó nuốt.
    Có thể dùng các thuốc thông thường không cần kê đơn, mua tại tiệm thuốc.
    Uống nhiều nước, vì ngoài tính trạng khó nuốt ảnh hưởng đến việc ăn uống thì sốt và thở bằng đường miệng khi bệnh làm mất nhiều nước của cơ thể. Sự thiếu nước càng làm cho bệnh nhân mệt mỏi.
    Cần nghỉ ngơi tại một nơi ấm áp, tránh lạnh.
    Chấn đoán viêm ami-đan bằng cách nào ?
    Bác sĩ có thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh, nhưng đôi khi cũng cần những xét nghiệm khác như : xét nghiệm chất dịch tiết ra từ vùng viêm nhiễm (bằng cách dùng gạc thấm chất dịch này và đem đi nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh) hay các xét nghiệm máu.
    Các biến chứng có thể gặp khi bị viêm ami-đan ?
    Thông thường viêm hạnh nhân khẩu cái bệnh thường tự giới hạn trong khoảng 1 tuần, không gây biến chứng cũng như không để lại di chứng gì. Nhưng nó cũng có thể gặp một số biến chứng sau :
    Nhiễm trùng thứ phát vào tai giữa hay vào các xoang lân cận.
    Nếu nguyên nhân là liên cầu trùng, bệnh nhân có thể nổi mẩn đỏ trên da (phát ban màu đỏ) - sốt tinh hồng nhiệt.
    biến chứng hiếm gặp là áp xe ở họng. Nếu ổ áp xe lớn đôi khi cần can thiệp phẫu thuật.
    Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn nữa, bệnh tiến triển giống như sốt thấp (bệnh thấp cấp tính), hay gây biến chứng lên thận (gây viêm cầu thận cấp). Các trường hợp này ít gặp trong những thập niên gần đây. (riêng tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều).
    Ðiều trị viêm ami-đan như thế nào ?
    Hầu hết bệnh nhân viêm ami-đan do siêu vi chỉ cần dùng paracetamol để hạ sốt. Aspirin vai trò cũng tương tự nhưng không nên dùng cho trẻ dưới 16 tuổi nếu không có ý kiến của bác sĩ.
    Một số ít bệnh nhân viêm amiđan do vi trùng thì cần dùng penicillin hoặc erythromycin thay thế nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin. Khi đã sử dụng thuốc kháng sinh, cần dùng thuốc đủ liều và liên tục nếu không các nhiễm trùng này khó chữa khỏi.

    Phẫu thuật cắt bỏ amiđan có thể thực hiện được ở người bị nhiễm trùng nặng và tái đi tái lại không đáp ứng điều trị hay ở những bệnh nhân mà bệnh ảnh hưởng nhiều việc học tập lao động hàng ngày. Tuy nhiên chỉ định mổ cắt amidan không còn rộng như ngày xưa.
    Đông y chữa viêm amiđan
    Trong y học cổ truyền, bệnh này được gọi là nhũ nga. Đây là tình trạng hai bên họng trong hố hạnh nhân sưng lên thành một cục hình dạng như con ngài tằm.
    Nếu tình trạng sưng chỉ có ở một bên thì gọi là đơn nhũ nga, hai bên đều mọc gọi là song nhũ nga. Nếu có hiện tượng lở loét gọi là lạn hầu nga. Một bên là nhẹ, hai bên là nặng, loét ra thì càng nặng hơn.
    Nguyên nhân gây bệnh là ngoại tà xâm nhập cơ thể không được chữa trị kịp thời; hoặc do ăn uống, sinh hoạt không giữ gìn, nóng lạnh đột ngột? Yết hầu là cửa ngõ của việc ăn uống, hít thở, thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài. Khi ngoại tà theo đường ăn uống, hít thở xâm nhập vào hầu họng, tà khí và chính khí sẽ giao tranh và gây ra sốt. Nếu chính khí khỏe thì tà khí lui, bệnh tình đỡ dần và khỏi. Nếu chính khí suy giảm hoặc không được chữa tri kịp thời thì họng càng đau tăng, đỏ, loét, gây ảnh hưởng tới toàn thân.
    Cách điều trị tùy thuộc vào thể bệnh:
    Thực chứng: Sưng, đau, rát cổ họng, sốt cao, sợ gió. Nhũ nga sưng cao, xung quanh chân thu gọn. Lúc mới phát, bệnh nhân sợ rét, phát nóng, đau, ăn nuốt khó khăn, miệng ráo lưỡi khô; nặng thì nhũ nga chảy mủ vàng, ngoài gáy phát ra hạch nhỏ lổn nhổn như hạt châu, di động.
    Dùng bài thuốc Ngưu bàng thang gia giảm: Ngưu bàng, phù bình, lô căn, cát cánh, thiên hoa phấn, xạ can, sơn đậu căn, sinh địa mỗi thứ 12 g; thăng ma, nhân sâm mỗi thứ 10 g; cam thảo, hoàng liên, liên kiều mỗi thứ 8 g. Cho 1.500 ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 150 ml. Ngày uống 1 thang, chia đều 5 lần.
    Hư chứng: Nhũ nga sưng đau, sốt nhẹ, người mệt mỏi, bệnh tái phát liên tục hoặc dây dưa không khỏi, ăn uống khó khăn, lâu ngày da vàng, chân tay đau mỏi, tiểu tiện vàng và ít dần, có khi gây phù mặt; Nặng thì phù toàn thân.
    Dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Hoàng kỳ 24 g, cam thảo, kim ngân hoa, đương quy, hoàng cầm, hạnh nhân mỗi thứ 10 g; nhân sâm, trần bì, thăng ma, sài hồ, bạch truật mỗi thứ 12 g, liên kiều 8 g. Hoàng kỳ sao mật, nhân sâm bỏ cuống, đương quy rửa qua rượu, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn. Cho 1.800 ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200 ml. Ngày sắc 1 thang, chia đều 5 lần uống.


  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Mụn trứng cá

    Mụn trứng cá (acne) (MTC) là một rối loạn thường gặp của da đặc trưng bởi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn và viêm tấy. Bệnh thường gặp ở tuổi vị thành niên. Có đến hơn 80% bạn trẻ từ 12-24 tuổi đã từng bị mụn trứng cá. MTC có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng không phổ biến ở người 20-40. Một số người vẫn còn bị MTC cho đến hơn 40-50 tuổi. Nhiều phụ nữ trưởng thành vẫn bị MTC trong khi mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi ngưng thuốc ngừa thai uống do những thay đổi về nội tiết tố.

    MTC hình thành khi nang lông trên da bạn bị tắc nghẽn bởi chất nhờn hoặc xác các tế bào da chết. Mỗi nang lông đều có chỗ đổ vào của các tuyến bã nhờn, tiết ra một loại dầu nhờn ?" gọi là Sebum - giúp bôi trơn lông tóc của bạn. Sebum bình thường chạy theo xung quanh thân lông tóc rồi sau đó đổ ra bề mặt da theo lỗ chân lông. Khi cơ thể bạn tiết ra quá nhiều sebum và các tế bào chết lấp nghẹt lỗ chân lông, cả hai sẽ trộn lẫn với nhau tạo ra một cái nút chặn mềm màu trắng.

    Nút chặn này có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn lỗ chân lông, làm cho thành nang lông phình to ra tạo nên mụn đầu trắng. Nếu lỗ chân lông vẫn mở và các chất bẩn bám vào làm cho các nút chặn chuyển màu đen, sẽ tạo ra mụn đầu đen. Vùng sưng sẽ nổi lên màu đỏ, chính giữa màu trắng khi nút chặn bị viêm sưng hoặc nhiễm trùng ?"mụn mủ. Sự viêm tắc lan sâu vào bên trong nang lông hình thành những cục u sưng nổi lên trên bề mặt da gọi là các mụn bọc. Các lỗ chân lông khác trên da bạn ?" nơi đổ của tuyến mồ hôi ra da - bình thường không bị mụn trứng cá.

    MTC hiếm khi nặng, nhưng nó thường gây khó chịu và tạo sẹo trên da. Nếu được điều trị đúng phương pháp, bạn có thể kiểm soát được mụn và trong một chừng mực nào đó cũng có thể hạn chế được sẹo.

    Dấu hiệu và triệu chứng
    MTC điển hình thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, lưng, vai, da đầu và có thể ở dưới các dạng sau:
    Mụn đầu trắng
    Mụn đầu đen
    Mụn mủ: nang lông bắt đầu có hiện tượng viêm và nhiễm trùng, nổi gồ lên và đỏ.
    Mụn bọc. Những vùng dày nổi cộm dưới da, do sự tích tụ ngày càng nhiều các chất tiết ở nang lông bị tắc nghẽn. Nguyên nhân
    Có 3 yếu tố chính góp phần hình thành MTC:
    Tăng tiết bã nhờn (Sebum) quá nhiều
    Sự tróc bất thường của các tế bào da chết
    Sự tích tụ các vi trùng cơ hộiNgười ta chưa biết rõ nguyên nhân tăng tiết bã nhờn tạo MTC, nhưng hàng loạt các yếu tố thuận lợi đã biết như yếu tố hormone, vi trùng, một số loại thuốc, yếu tố di truyền, stress,?

    Ngược lại với điều mà nhiều người nghĩ, thực sự thì thực phẩm ảnh hưởng rất ít đến MTC. Cả chocola lẫn các thức ăn béo đều không phải là nguyên nhân cũng như không làm nặng thêm MTC. MTC cũng không phải do tình trạng vệ sinh da kém; đôi khi chà rửa da quá nhiều hoặc bằng một số loại xà phòng, hoặc thoa xức một số loại thuốc có thể làm dị ứng da và thúc đẩy MTC nặng hơn.

    Yếu tố nguy cơ
    Các thay đổi hormone trong cơ thể có thể gây kích thích hoặc làm cho MTC nặng thêm:
    Tuổi dậy thì, cả nam lẫn nữ
    Phụ nữ trong khoảng 2-7 ngày trước khi hành kinh
    Phụ nữ có thai
    Người bị nhiều stress
    Người sử dụng một số thuốc, cả cortisoneCác yếu tố nguy cơ khác có thể gặp:
    Tiền sử gia đình có người bị MTCĐiều trị
    Mục đích là làm tiết bã nhờn, giảm chu kỳ tế bào da, chống nhiễm khuẩn hoặc phối hợp. Hầu hết các liệu trình điều trị MTC đều không thể cho kết quả thấy được ngay sau 6-8 tuần. Các thuốc trị MTC đường uống chống chỉ định cho phụ nữ có thai, nhất là trong những tháng đầu.

    Một số phương pháp thường dùng như sau:

    Thuốc thoa. Làm khô nhờn ở da, tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện sự tróc của các tế bào da chết. Các thuốc bán tự do không cần kê toa tại các nhà thuốc thường nhẹ và chứa các hoạt chất benzoyl peroxide, sulfure, resorcinol hoặc salicylic acid. Các thuốc này hữu ích cho các loại MTC rất nhẹ. Nếu không đáp ứng, bạn cần đến thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đầy đủ hơn. Tretinoin (Retin-A, Renova) và adapalene (Differin) là các dẫn xuất thường dùng của vitamin A. chúng giúp ngăn chặn sự hình thành nút chặn ở lỗ chân lông. Một số kháng sinh tại chỗ cũng có tác dụng tốt, nhờ ức chế sự phát triển quá mức và tiêu diệt vi khuẩn. Thường thì sự phối hợp của 2 loại thuốc này cho kết quả tối ưu.

    Kháng sinh toàn thân dùng dường uống thường được chỉ định cho MTC trung bình và nặng nhằm tiêu diệt vi khuẩn và ức chế hiện tượng viêm. Việc điều trị kháng sinh này thường phải kéo dài nhiều tháng và thường phải phối hợp với các loại kháng sinh tại chỗ.

    Isotretinoin. Đối với các mụn bọc sâu, kháng sinh có thể không đủ hiệu quả. Isotretinoin (Accutane) là một thuốc rất hiệu quả giúp làm lành các mụn bọc cũng như các mụn không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Thuốc này thường được dùng trong những trường hợp MTC nặng nề nhất. Tuy có tác dụng rất mạnh nhưng việc sử dụng phải hết sức thận trọng dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa da liễu vì có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

    Thuốc ngừa thai uống. Dạng phối hợp giữa norgestimate và ethinyl estradiol (Ortho-Cyclen, Ortho Tri-Cyclen), có khả năng làm giảm MTC ở phụ nữ. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ, cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng.

    Phẫu thuật thẩm mỹ, giúp giảm bớt các vết sẹo do MTC để lại. Quá trình thường gồm cắt lọc, bóc bỏ các vùng da bị thương tổn bằng hóa chất hoặc bằng cách đông lạnh chúng, sau đó phục hồi tái tạo bề mặt bằng kỹ thuật dermabrasion hoặc laser. Dermabrasion là kỹ thuật chỉnh hình da dùng cho những trường hợp sẹo nặng hơn, bằng cách loại bỏ lớp da ngoải cùng bằng môt bàn chải sắt quay tròn tốc độ nhanh. Kỹ thuật laser dùng các sóng ngắn của ánh sáng cực mạnh để lấy đi lớp ngoài của da. Tuy nhiên phẫu thuật thẩm mỹ gặp trở ngại nếu như da bạn có xu hướng tạo nhiều mô sẹo, sau phẫu thuật có thể làm da bạn tạo sẹo xấu hơn.

    Tự chăm sóc
    Hầu hết MTC có thể tránh được hoặc kiểm soát được nhờ vào việc quan tâm chăm sóc da đúng mức chỉ với những kỹ thuật cơ bản sau:
    Rửa sạch những vùng da tổn thương hoặc có bất thường bằng những dụng cụ hay chất tẩy rửa nhẹ. Không nên dùng các loại sản phẩm như bàn chải mặt, chất làm se da hoặc mặt nạ vì chúng có thể hây dị ứng da và làm MTC nặng thêm lên. Việc chà rửa da quá mức cũng có thể kích thích gây phản ứng da.
    Cố thử với các dạng dược mỹ phẩm nhẹ giúp giảm nhờn và cải thiện sự bong tróc của tế bào da chết.
    Tránh không để bị dị ứng. Cẩn thận khi dùng các thuốc bôi, ngay cả các thuối bôi chứa corticoid. Tránh ánh nắng mặt trời, giảm stress,?
    Đề phòng với những gì tiếp xúc với da mặt. Nên giữ râu sạch hoặc cạo râu, khi nghỉ nghơi không nên dùng tay hay các đồ vật khác (như gối,mền,?) che trên mặt. Quần áo hoặc mũ quá chật cũng có thể là vấn đề, nhất là khi bạn đang ra mồ hôi. Mồ hôi, cáu bẩn trên da và chất nhờn đều góp phần tạo nên MTC.
    Không nên lở, nặn mụn, vì có thể gây nhiễm trùng và làm sẹo xấu. Hầu hết các MTC đều có thể được làm sạch mà không cần đến các biện pháp can thiệp kiểu này. Nếu cần điều trị xâm nhập như vậy, tốt nhất nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Vẩy nến

    Vẩy nến là một bệnh da thường gặp, chiếm 1,5-2% dân số. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở độ tuổi 20-30. Bệnh mang yếu tố di truyền; nếu cha hoặc mẹ bị vẩy nến thì con có 8% khả năng sẽ bị. Nếu cả cha và mẹ đều bị thì nguy cơ là 41%. Chấn thương tâm lý là một yếu tố làm khởi phát bệnh và làm bệnh diễn tiến xấu thêm.
    Tổn thương của bệnh thường là những mảng màu hồng, hình tròn hoặc bầu dục, có khi tập hợp thành một mảng rộng, bề mặt có vảy màu trắng như xà cừ xếp chồng chất lên nhau. Vị trí thường gặp: da đầu (rìa chân tóc ở trán, sau gáy), khuỷu tay, đầu gối, vùng da bụng, lưng, đùi, mặt...
    Việc điều trị vẩy nến rất khó khăn, dễ gây chán nản vì không có thuốc đặc trị. Thuốc có thể có hiệu quả với trường hợp này nhưng lại không hiệu quả với trường hợp khác. Một số trường hợp thương tổn ổn định (nếu số lượng thương tổn ít và diện tích thương tổn nhỏ). Nếu bệnh nặng, thương tổn xuất hiện toàn thân, thường rất khó điều trị. Bệnh có thể thuyên giảm rồi lại tái phát, ít khi khỏi hoàn toàn.
    Điều trị:
    - Tại chỗ: Bôi các thuốc làm tiêu sừng như vaselin chẳng hạn. Có thể dùng thuốc uống kết hợp chiếu tia cực tím... Hạn chế bôi corticoid vì các thuốc này có thể làm giảm nhanh các triệu chứng ở da nhưng khi ngừng thuốc thì bệnh rất dễ tái phát.
    - Toàn thân: dùng vitamin A liều cao hay dapson, methotrexat, cyclosporin, vitamin D... Không nên dùng corticoid toàn thân vì có nhiều tác dụng phụ và dễ đưa đến biến chứng đỏ da toàn thân.
    Thuốc điều trị vẩy nến có nhiều tác dụng phụ nên phải do thầy thuốc da liễu chỉ định và theo dõi.
    Ngoài ra, bệnh nhân cần giữ tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng thần kinh, ăn uống giảm chất béo, chất đường; tránh dùng chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê... Tránh lo âu phiền muộn về bệnh của mình để bệnh không tiến triển nặng thêm. Cháu phải dũng cảm xác định rằng, đã mắc bệnh vẩy nến là sẽ phải chung sống với nó suốt đời.
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Herpes sinh dục

    Herpes sinh dục là gì?
    Herpes sinh dục là một bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường ******** cao. Nguyên nhân là do virus Herpes simplex (HSV). Các virus này xâm nhập vào cơ thể qua những lỗ hổng trên da hoặc trên màng nhầy của bạn.

    Bệnh đặc trưng với những triệu chứng như đau, ngứa, khó chịu ở vùng cơ quan sinh dục. Đường lây truyền chủ yếu là do quan hệ ********. Virus này hầu như không thể lây truyền qua bàn cầu ngồi, khăn tắm hoặc những vật sử dụng chung với người bị nhiễm, do chúng rất dễ bị chết trong vòng 1 giờ sau khi rời khỏi cơ thể ký chủ.

    HSV gây nhiễm ở cả nam và nữ. Chưa có liệu trình điều trị cụ thể cho các trường hợp nhiễm virus tái phát, thường gây ra những nỗi đau khổ tế nhị cho người mắc bệnh. Nhiễm Herpes sinh dục hầu như luôn luôn có liên quan với quan hệ ********. Nếu bạn hoặc người phối ngẫu bị nhiễm HSV, bạn có thể kiểm soát được sự lây truyền của virus bằng cách thực hiện các bước bảo vệ cho chính bạn và người phối ngẫu của bạn.

    Dấu hiệu và triệu chứng
    Đau và ngứa da vùng cơ quan sinh sinh dục.
    Những mụn nước, bọng nước hoặc những vết loét da.

    Các dấu hiệu khởi đầu là đau và ngứa, thường xảy ra sau 2-7 ngày sau khi nhiễm virus. Vài giờ đến vài ngày sau giai đoạn đầu này thì vết loé bắt đầu xuất hiện. Ở nữ, vết loét có thể xuất hiện ở vùng âm đạo, cơ quan sinh dục ngoài, mông, hậu môn, hoặc bên trong cổ tử cung. Ở nam, vết loét có thể ở *********, bìu, mông, hậu môn, đùi, niệu đạo,?

    Các vết loét gây ra đau đớn rất nhiều khi đi tiểu. Vết loét đầu tiên chỉ là một chỗ sưng đỏ nhỏ, mềm, đau, rồi trở nên mọng nước trong vòng một vài ngày. Sau đó chúng vỡ miệng ra trở thành vết loét, gây rỉ dịch hoặc chảy máu. Sau 3-4 ngày vết loét đóng mài (vảy) và dần dần lành lại. Bạn phải chịu đựng những đau đớn và nhiều cảm giác khó chịu khác ở vùng sinh dục cho đến khi sạch virus. Trong giai đoạn bộc phát, có thể có các triệu chứng nhiễm virus thông thường giống bệnh cúm, gồm sốt, nhức đầu và nổi hạch bẹn.

    Chu kỳ bị Herpes sinh dục rất đặc biệt. Các dấu hiệu và triệu chứng trên có thể tái phát qua hàng năm. Có những người bị tái phát hàng tháng. Tuy vậy hầu hết bệnh nhân bị bộc phát không thường xuyên.

    Một số yếu tố có thể gây bộc phát trở lại, bao gồm:
    Stress
    Kinh nguyệt
    Suy nhược cơ thể
    Bệnh tật
    Kích ứng hay dị ứng da
    Phẫu thuật
    Quan hệ ******** quá mạnh
    Một số trường hợp, virus nhiễm vào rất hoạt động và có thể lây truyền ngay cả khi không hề có triệu chứng. Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến lắm.

    Nguyên nhân
    Có hai loại virus Herpes simplex. HSV type 1 (HSV-1) gây tổn thương vùng da và niêm mạc miệng, môi. HSV type 2 (HSV-2) là loại gây Herpes sinh dục. Virus lây truyền trực tiếp từ da qua da trong quá trình quan hệ ********. HSV-2 có tính lây nhiễm rất cao nếu bạn đang có những vết loét do herpes trên da (giai đoạn hoạt động), nhưng nếu bạn không ở giai đoạn này vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Nhiễm HSV-2 rất thường gặp trong cộng đồng. Hàng triệu người Việt nam hiện nay đang bị nhiễm Herpes sinh dục, trong đó có không ít người không có triệu chứng hoặc vì lý do tế nhị không đến khám và chẩn đoán ở bệnh viện.

    Biến chứng
    Ở người trưởng thành, ngoài vết loét da, Herpes sinh dục không gây ra các biến chứng gì nặng nề khác. Khi mẹ mang thai bị Herpes sinh dục với các vết loét da có thể lây qua cho con trong quá trình đứa trẻ được sinh ra qua ngã âm đạo. Trường hợp này, Herpes sinh dục có thể gây tổn thương não, mờ mắt hoặc tử vong cho trẻ. Nhiễm Herpes sinh dục từ mẹ qua con thường gặp hơn nếu mẹ bị nhiễm và bộc phát lần đầu khi mang thai hoặc đang ở trong giai đoạn hoạt động của herpes sinh dục.

    Điều trị
    Hiện chưa có liệu trình điều trị cho herpes sinh dục. Tuy nhiên có thể dùng thuốc ức chế virus như Acyclovir (Zovirax), Famciclorvir (Famvir) và Valacyclovir (Valtrex) có thể giúp vết loét lành nhanh chóng hơn cũng như hạn chế tái phát. Có thể dùng trong đợt bộc phát hoặc sau khi bộc phát (phòng ngừa đợt kế tiếp).

    Phòng ngừa
    Tương tự như với các bệnh lây truyền qua đường ******** khác. Mấu chốt là ở chỗ tránh sự lây lan của virus HSV, nhất là trong giai đoạn có sang thương loét. Một khi bị herpes sinh dục, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường ******** khác, kể cả HIV và AIDS.

    Để phòng tránh Herpes sinh dục, tốt nhất là bạn nên quan hệ ******** với chỉ một người chắc chắn không bị nhiễm. Nếu không, bạn nên:
    Dùng bao cao su khi quan hệ ********.
    Quan hệ ******** an toàn trong những lúc không có triệu chứng.
    Giới hạn số người phối ngẫu.Hãy cẩn thận
    Nếu bạn đang bị Herpes sinh dục thể hoạt động, cần:
    Tránh quan hệ ********
    Giữa cho vết loét sạch sẽ và khô ráo
    Tránh đụng chạm đến vết loét, và rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với vết loét.Hãy ghi nhớ rằng, virus cũng có thể lây truyền gay cả khi bạn hoàn toàn không có triệu chứng bệnh. Hãy đợi đến khi các vết loét hoàn toàn lành lặn trước khi quan hệ ******** trở lại. Tốt nhất là nên bảo vệ bằng bao cao su.
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bệnh Gout

    Gout là gì?
    Bạn bị đánh thức đột ngột vào nửa đêm, nguyên ngân là ngón chân cái như bị lửa đốt. Nó nóng rát, sưng phồng, đau đớn và cảm giác nặng nề không thể chiu đựng nổi. Trường hợp này có lẽ bạn đang bị cơn Gout cấp tính (viêm khớp do Gout) ?" một dạng viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau nặng nề, đột ngột, khớp sưng đỏ.
    Gout là một bệnh lý có lẽ được biết đến lâu đời nhất của loài người ?" đã hơn 2000 nămnay. Ngày xưa nó đuợc xemnhư là ?obệnh của vua chúa? vì thường xuất hiện trên những người giàu sang với những đồ ăn thức uống của người giàu. Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này.
    Nam giới thường mắc bệnh này nhiều hơn phụ nữ. Bệnh Gout ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
    Dấu hiệu và triệu chứng
    Các triệu chứng Gout hầu hết là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước. Gồm:
    Đau khớp dữ dội. Gout thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,?Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần, các khớp có vẻ không có gì bất thường.
    Viêm đỏ. Các khớp bị sưng đỏ và đau.Nguyên nhân
    Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Chất này có thể thấy trong tự nhiên như một số loại thực phẩm ?" tạng động vật như gan, não, thận, lách ?" và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
    Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
    Một số tình trạng khác, gọi là giả Gout, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.
    Yếu tố nguy cơ
    Những yếu tố hay hoàn cảnh sau có thể làm tăng acid uric máu cũng như tăng nguy cơ bệnh Gout:
    Lối sống. Thường nhất làuống nhiều cồn (alcohol), đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗingày. N61u thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gout.
    Một số bệnh lý và thuốc. Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gout, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,?cũng làm tăng acid uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thư làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.
    Gen di truyền. Một phần tư số bệnh nhân bị Gout có tiền sử gia đình bệnh này.
    Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.
    Biến chứng
    Một số bệnh nhân bị Gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính, thường có sự thay đổi màu do lắng đọng các tinh thể dưới da cọi là sạn urat (tophi). Một số ít có thể bị sỏi thận.
    Điều trị
    Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Gout cấp tính. Gồm các thuốc như: indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,?). Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm steroid như prednisone.
    Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng.
    Trường hợp bạn bị cơn Gout cấp, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp, đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng acid uric trong máu của bạn.
    Phòng ngừa
    Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn Gout. Nếu bạn bị Gout, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất acid uric. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gout lâu dài và hiệu quả nhất.
    Tự chăm sóc bản thân
    Thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh Gout, nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng:
    Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy lại càng làm tăng acid uric máu.
    Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,?các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.
    Giới hạn hoặc tránh rượu. Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết acid uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu bạn là nam, môt cốc nếu bạn là nữ. Nếu bạn đang bị Gout, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia.
    Ăn uống nhiều nước, chất lỏng. Dịch làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu bạn
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    em xin mạn phép up lên để mọi người cùng tham khảo
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    UỐN VÁN SƠ SINH


    Uốn ván sơ sinh là một bệnh nặng, thường xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do thần kinh trung ương bị nhiễm độc tố trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Nguyên nhân thường do dụng cụ cắt rốn hoặc bàn tay người đỡ đẻ chưa được vô khuẩn nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn, gọi là uốn ván rốn.
    Triệu chứng
    a. Thời kỳ ủ bệnh: sau đẻ, trẻ có một thời gian hoàn toàn bình thường, đó là thời kỳ ủ bệnh, kéo dài 3-7 ngày, thời gian ủ bệnh càng ngắn bệnh càng nặng.
    b. Thời kỳ phát bệnh:
    - Trẻ sốt cao 39-40oC
    - Bỏ bú, cứng hàm
    - Co cứng toàn thân và lên cơn co giật
    - Toàn thân ưỡn cong ra sau, mặt nhăn nhúm, môi chúm lại, miệng không há to được làm trẻ khóc không thành tiếng.
    - Trẻ có những cơn co giật. Nếu cơn giật xảy ra liên tục, trẻ sẽ chết vì thiếu dưỡng khí.
    - Rốn thường rụng sớm vào ngày thứ ba, thứ tư. Tại rốn có thể ướt bẩn nhưng có thể đã khô.
    c. Thời kỳ lui bệnh: nếu được điều trị tốt hoặc ở thể nhẹ, sau 7 ngày trẻ bớt giật, hết sốt, chỉ còn co cứng cơ trong một thời gian dài (kéo dài hàng tháng), sau đó sẽ khỏi bệnh.
    Ðiều trị: theo chỉ định của bác sỹ
    - Huyết thanh chống uốn ván: SAT
    - Kháng sinh: penicillin, khi có biến chứng viêm phổi phải dùng phối hợp kháng sinh.
    - Thuốc an thần: thường dùng seduxen, aminazin, phenobarbitan, gardenan.
    - Chế độ ăn:
    + Sữa mẹ nhỏ giọt dạ dày khi bệnh nhân còn giật 7-8 lần/ ngày, nhỏ giọt mỗi lần trong 1 giờ, sau mỗi lần ăn phải thay chai và dây nhỏ giọt.
    + ăn bằng ống thông khi bệnh nhân còn tăng trương lực cơ.
    + Ðổ thìa khi trẻ đã há được miệng
    + Khi đã khóc to, há miệng to mới cho bú mẹ.
    Dự phòng
    - Người mẹ khi có thai phải tiêm đủ 2 mũi giảm độc tố uốn ván (vắcxin phòng uốn ván). Tiêm mũi thứ nhất vào một trong những tháng thứ 3,4,5 hoặc 6. Mũi thứ hai vào tháng thứ 7 hoặc 8. - Hai mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng và mũi thứ hai cách lúc đẻ ít nhất 1 tháng.
    Vệ sinh vô khuẩn dụng cụ và bàn tay người đỡ đẻ.
    - Dụng cụ cắt rốn phải được hấp sấy 120oC trong 30 phút
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN


    Do thiếu hụt iot trong nước ăn và thực phẩm là nguyên nhân chính. Một số vùng núi có đá vôi làm nước có hàm lượng canxi cao sẽ gây ức chế hấp thu iot, làm giảm sự cung cấp cho cơ thể. Bướu cổ cũng có thể gặp khi nhu cầu iot của cơ thể tăng (con gái tuổi dậy thì, phụ nữ có thai).

    Chẩn đoán

    - Triệu chứng lâm sàng: tuyến giáp sưng to
    - Dịch tễ học: vùng có bướu cổ lưu hành
    - Trẻ gái ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ ở thời kỳ thai nghén
    - Các chỉ số về phát triển thể lực, tâm thần, tim mạch, tiêu hóa đều trong giới hạn bình thường.
    - Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học không có gì thay đổi
    - Ðộ tập trung iot trong máu có thể bình thường hoặc hơi giảm, có biểu hiện háo iot khi làm test độ tập trung iot.

    Ðiều trị

    - Cung cấp tỷ lệ kali iodua trong muối ăn là 0,01% là biện pháp dự phòng tốt.
    - Trường hợp đã có bướu: cần điều trị bằng tinh chất hormon tuyến giáp, thyreoidin 0,1g x 1 viên/ ngày cho trẻ trên 10 tuổi, cần uống liên tục từ 3-6 tháng cho đến khi bướu mất hẳn.
    - Trường hợp bướu quá to (độ III), cần cắt bỏ một phần tuyến giáp phì đại.
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    BỆNH BẠCH HẦU

    Là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm phòng vaccin.
    Triệu chứng: Khởi phát cũng giống như triệu chứng cảm lạnh, gồm sốt, nhức đầu, viêm họng. Có một màng màu vàng bám ở thành sau họng, có khi ở cả mũi và môi. Cổ trẻ có thể bị sưng, hơi thở rất hôi.

    Ðiều trị
    - Ðể cháu nằm cách ly trong buồng riêng.
    - Cho cháu đi khám bệnh ngay, điều trị có một loại độc tố đặc biệt chống bạch hầu.
    - Cho trẻ dùng kháng sinh .
    - Súc miệng bằng nước muối ấm.
    - Cho hít hơi nước nóng nhiều lần trong ngày.
    - Nếu trẻ bắt đầu khó thở và da trở nên tím, dùng miếng vải quấn vào đầu ngón tay gạt bỏ màng trắng bám ở trong họng.

Chia sẻ trang này