1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Bệnh Thường Găp_Cách Phòng tránh và Điều trị

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 07/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    BỆNH CƯỜNG NĂNG TUYẾN GIÁP


    Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nồng độ thyroxin tiết ra quá thừa. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn này chưa rõ.
    Bệnh xuất hiện chủ yếu vào tuổi dậy thì (80% các trường hợp), trẻ gái có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 6 lần trẻ trai.
    Chẩn đoán
    1/ Các triệu chứng lâm sàng: rối loạn thần kinh trung ương và thực vật: như rối loạn cảm xúc, cáu kỉnh, dễ bị kích thích, không tập trung được tư tưởng, bỏ dở học hành. Rối loạn vận động, không ngồi yên, run tay, thân nhiệt tăng, vã nhiều mồ hôi, tay ẩm ướt.
    - Rối loạn hệ thống tim mạch: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, huyết áp thay đổi, tăng cao thì tâm thu nhưng giảm thấp thì tâm trương. Có thể phát triển đến khó thở, suy tim.
    - Tuyến giáp to, có thể nhìn thấy, sờ thấy từ độ I-III, đôi khi có nhân. Nghe thấy tiếng thổi tại bướu.
    - Dấu hiệu mắt: mắt lồi ở phần lớn trường hợp.

    2/ Các xét nghiệm dương tính gồm:

    - Chuyển hóa cơ bản tăng
    - Nồng độ cholesteron máu giảm
    - Glucoza máu có thể cao và Glucoza niệu dương tính
    - Tế bào lympho tăng trong máu
    - Nồng độ thyroxin máu tăng cao 12-20 mcg/100ml
    - Ðộ tập trung iot thường trên 50%
    Ðiều trị
    1/ Ðiều trị đặc hiệu: dùng thuốc kháng giáp MTU hoặc Methimazon
    2/ Ðiều trị hỗ trợ: cần cho thuốc an thần, trợ tim, giảm huyết áp. Quan tâm đến chế độ ăn, ăn nhiều đạm, giàu năng lượng và sinh tố. Kết hợp nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh các yếu tố tâm lý kích thích.
    3/ Ðiều trị phẫu thuật: khi có triệu chứng tái phát, sau khi đã được điều trị nội khoa đầy đủ, có thể chỉ định cắt bỏ một phần tuyến giáp.
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Hôm rồi Mod Box này treo nick mình 1 tuần--->đau . Mình không phục Nh­­­ưng chẳng sao, miễn là vẫn sinh hoạt với mọi người là zui rồi.hôm nay up lên để chào mọi người.
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Những điều cần biết về Rối loạn thần kinh tim
    Rối loạn thần kinh tim là gì?
    Những hiện tượng như tim đập nhanh, tim đập chậm, dễ hồi hộp, dễ choáng váng, chóng mặt, ngất; thỉnh thoảng có cảm giác đau tức, đau nhói, nặng nề ở vùng tim nhưng khi đi khám tim bác sĩ lại không phát hiện được các tổn thương bệnh lý ở các hệ thống van tim,cũng như khi đo điện tim không tìm thấy có những dấu hiệu biến đổi rõ ràng. Tất cả những rối loạn đó được gọi chung là rối loạn thần kinh tim.

    Vì sao lại rối loạn thần kinh tim (RLTKT)?
    Đại đa số những trường hợp RLTKT xảy ra là do tình trạng không ổn định của hệ thần kinh trung ương và một phần của hệ thống thần kinh tự động trong tim gây ra.

    Chăm sóc người RLTKT như thế nào?
    Người bệnh phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 - 3 tháng ở những nơi yên tĩnh không có tiếng động ồn ào; nếu có điều kiện, nên về đổi gió ở đồng quê.
    Tuyệt đối không làm người bệnh bị xúc động quá mức hoặc căng thẳng thần kinh như: đọc truyện tình cảm ?olâm li bi đát? hay xem những phim ?ohành động? (action).
    Người bệnh không nên thức quá khuya.
    Người bệnh không được sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống trà đậm, cà phê? Và nên tránh ăn uống thái quá, nên ăn nhiều rau quả tươi.
    Nên tập thể dục thể thao đều đặn với những môn thể thao hữu ích có lợi cho người bệnh như đi bộ, bơi lội, thái cực quyền?
    Sử dụng thuốc thật hạn chế và cần có chỉ định rõ ràng của thầy thuốc, chỉ nên dùng thuốc khi gặp tình trạng xúc động mạnh, tim đập dồn dập, khó ngủ hoặc mất ngủ. Cần bổ sung các vitamin nhóm B và C.
  4. miubeou

    miubeou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi không thấy có bệnh viêm tai nhỉ?
    Mình muốn biết nguyên nhân và cách phòng chống bệnh này, bạn có thể tìm giúp mình được không?
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    bệnh viêm tai giữa hả bạn?
  6. slowwind

    slowwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Anh Bình Nguyên có thể up những điều liên quan đến bệnh mất ngủ được không, đề tài này chắc chắn sẽ hữu ích hơn đấy.Không hiểu sao dạo này em rất hay bị mất ngủ, kể cả lúc có cảm giác buồn ngủ nhưng khi nằm xuống lại cứ nghĩ lan man lan man nên ko ngủ được, muốn không suy nghĩ gì cả để đi vào giấc ngủ nhưng thật khó, hichic.
    Cảm ơn anh trước nè
  7. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Nhiều khi mod cũng làm sai đấy anh ạ .
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bệnh Mất Ngủ (Phần 1)
    BS NGUYỄN ÐỨC VƯỢNG
    Mối liên hệ giữa sự mất ngủ và các bệnh về tâm thần cùng các bệnh về thân thể
    Chúng ta ngủ khoảng 1/3 cuộc đời. Giấc ngủ chiếm nhiều thời giờ nhất của cuộc sống, nhiều hơn tất cả mọi hoạt động khác của cuộc sống và là một bí mật vô cùng tận về con người.
    Những liên hệ mật thiết của giấc ngủ với mọi bệnh tật chứng tỏ tầm quan trọng của giấc ngủ, trong việc điều hòa quí báu giúp cho sức khỏe tổng quát và sinh hoạt hàng ngày.
    Mất ngủ là điều than phiền nhiều nhất khi nói về giấc ngủ. Ngủ ngon là điều quí nhất trong tứ khoái của con người.
    Mất ngủ thường do sự khó đi vào giấc ngủ, bắt đầu thiếp ngủ, khó giữ được giấc ngủ dài lâu, liên tục. Do vậy, không giúp cho thân thể được nghỉ ngơi, gây ra mệt mỏi, bất lợi cho thể xác và tinh thần.
    Tiếc thay, bệnh mất ngủ không được nhận diện, chẩn đoán xác thực để tránh nguy hại và được giúp đỡ đúng mức, có lợi cho thể xác và tinh thần.
    75% các bệnh nhân mất ngủ (từ những trung tâm chữa bệnh mất ngủ và từ các phòng mạch y khoa) có thể là do bất ổn về tinh thần.
    60% - 90% những người ngủ khó có thể là do bệnh buồn nản (depression). 50% số người khó ngủ có thể bị bệnh dễ sợ hãi hoặc lo lắng (anxiety).
    - Chứng mất ngủ còn là một triệu chứng để định bệnh buồn nản.
    - Chứng mất ngủ ở người lớn tuổi, nếu kéo dài quá một năm sẽ có 40% nguy cơ gây ra bệnh buồn nản.
    - Chứng mất ngủ dễ xảy ra cho phụ nữ, có lẽ ở phụ nữ bệnh chán nản và bệnh lo sợ thường dễ xảy ra. Vào tuổi mất kinh, phụ nữ bị bệnh mất ngủ tăng gấp 5 lần (triệu chứng là nóng nhiệt, khó chịu và khi ngủ thở khó khăn).
    - Bệnh mất ngủ dễ xảy ra cho những người lạm dụng quá độ về rượu, thuốc lá, thuốc phiện, cần sa?
    - Ở người già, sự trùng hợp của chứng mất ngủ và bệnh buồn chán xảy ra thường hơn.
    - Chứng mất ngủ và bệnh khủng hoảng tâm thần (Post traumatic stress disorder) thường gây ra những cơn ác mộng, xảy ra rất thường xuyên (như mơ thấy bị trói, bị xử bắn, tỉnh dậy không ngủ lại được).
    Những loại thuốc chữa bệnh cũng có thể ảnh hưởng giấc ngủ. (Bài viết không đề cập đến thuốc, vì đó là phạm vi chuyên môn của mỗi y sĩ, quí vị tham khảo với các y sĩ về thuốc).
    - Một số thuốc gây ra mất ngủ (Thí dụ: một loại thuốc có thể làm cho người bệnh bị khó thở vào ban đêm nên bị mất ngủ, thức giấc.)
    - Sinh hoạt thường ngày không chừng mực, làm nhiều việc, không hoạt động thể dục, có thể làm chứng bệnh mất ngủ nặng hơn.
    - Thường với người bị bệnh mất ngủ kinh niên, nguyên do chính là do yếu tố tâm lý (lo sợ, ghen tuông?)
    - Bệnh mất ngủ thường gặp ở người bị bệnh thân thể như bị stroke, bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, cao huyết áp? Cộng thêm bệnh tinh thần như lo lắng, sợ chết, lo con còn nhỏ? dẫn đến mất ngủ.
    - Ðể định bệnh mất ngủ, các y sĩ cần được người bệnh nói về giấc ngủ, nói về các bệnh đang được chữa trị, các thuốc đang sử dụng, những thói quen liên quan đến giấc ngủ, cách sinh sống, nghề nghiệp, phương cách giải trí (thuốc lá, cà phê, cần sa, nhảy đầm, rượu?)
    - Nếu người bệnh viết lại về giấc ngủ, đó là một tài liệu rất tốt cho y sĩ. Thường khi gặp y sĩ, bệnh nhân không nhớ để nói lại mạch lạc, tỉ mỉ về chứng mất ngủ.
    Ðể có giấc ngủ tốt
    - Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.
    - Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).
    - Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.
    - ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.
    - Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.
    - Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.
    - Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.
    - Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.
    - Ánh sáng giảm giấc ngủ: Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.
    - Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.
    - Qui định một thời gian cố định để thức giấc và đừng nên thay đổi.
    - Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.
    - Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.
    - Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.
    - Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.
    - Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.
    Tất cả các y sĩ đều muốn chữa bệnh từ nguồn gốc chính gây ra mất ngủ. Thuốc ngủ chỉ chữa được phần ngọn, nhất thời, để giúp cho lúc ban đầu. Các y sĩ không muốn dùng thuốc lâu, thuốc ngủ chỉ được dùng khi cần thiết, và chỉ dùng trong thời gian ngắn.
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    VỚi những người gặp phải triệu trứng mất ngủ theo tôi thì nên làm theo phương pháp trên. Đồng thời trước khi đi ngủ bạn có thể dùng 2 ngón tay cái xoa nhẹ và đều vào lòng 2 bàn chân cho nó nóng lên, rồi lại dùng 2 ngón tay cái lần lượt xoa nhẹ vào lòng bàn tay (tương tự như trên). Thao tác này được lặp lại 3-4 lần. Nhớ là chân tay đã đựơc rửa sạch (được ngâm trong nước ấm trước khi xoa càng tốt).Chúc các bạn ngủ ngon
  10. miubeou

    miubeou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là các bệnh viêm tai, viêm tai trong, ngoài và giữa. Tai phải của mình hay bị nước vào dẫn đến viêm, nhẹ thì bị viêm ngoài, nặng thì viêm giữa. Khi mình nhỏ thuốc thì khỏi nhưng nếu ngừng nhỏ là lại bị tiếp, không khỏi dứt điểm được. Mà nhỏ thuốc nhiều thì hình như là bị suy giảm thính lực thì phải, híc híc

Chia sẻ trang này