1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các biện pháp để nâng cao mặt bằng chung kiến thức vật lý cho học sinh phổ thông

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 24/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.609
    Đã được thích:
    4.588
    Các biện pháp để nâng cao mặt bằng chung kiến thức vật lý cho học sinh phổ thông

    Topic bên kia đã nói nhiều về việc học sinh phổ thông VN không giỏi vật lý rồi, và chưa đi tới được kết luận như thế nào là GIỎI vật lý. Tớ mở topic này để mọi người bình lựng về các biện pháp nâng cao mặt bằng chung kiến thức vật lý cho học sinh.

    Vật lý có một tầm quan trọng mà ít người để ý: đây là chiếc cầu nối giữa toán học và các ngành khoa học kỹ thuật khác. Hầu như tất cả các ngành khoa học kỹ thuật đều cần có kiến thức cơ bản về toán học ở một chừng mực nào đó, nhưng không phải là toán học trừu tượng thuần túy mà đòi hỏi phải hiểu được bản chất của mô hình toán học biểu diễn sự vật hiện tượng tự nhiên, đòi hỏi phải có sự quan sát và suy luận mối liên hệ từ mô hình đến thực tế. Một học sinh có cơ bản vật lý tốt và biết cách học vật lý tốt thì sau này sẽ tiếp thu các kiến thức chuyên ngành (khoa học kỹ thuật) rất nhanh.

    Thực trạng học vật lý ở VN hiện nay nói chung cũng không sáng sủa gì, hầu hết là học thuộc lòng để đối phó, vài năm sau là quên sạch. Một số ít có niềm say mê thì cũng tự mày mò tìm hiểu, nếu may mắn thì gặp được thầy giáo tốt nhiệt tình giúp đỡ. Theo tớ thì ta nên đặt mục tiêu là phải làm sao cho đa số học sinh học xong đều có kiến thức cơ bản, không cần cao siêu nhưng phải ngấm lâu. Còn những chuyện thi thố quốc tế dành cho học sinh phổ thông thì nói chung từ xưa tới nay tớ quan niệm là không nên quá chú trọng, phát động quá mức cho học sinh.

    Theo tớ thì các tiêu chí như sau là cần thiết để đánh giá mức độ hiểu biết và khả năng vận dụng vật lý của học sinh:

    - Nắm vững các công thức cơ bản của vật lý, hiểu rõ đại lượng và thứ nguyên, có thể giải được các bài tập cơ bản nhất áp dụng các công thức đó.

    - Đối với mỗi công thức cơ bản của vật lý thì cần biết được ít nhất 1 thí nghiệm minh họa. Tùy điều kiện cụ thể của nơi giảng dạy mà có thể cho học sinh trực tiếp làm thí nghiệm, hoặc là thầy giáo làm thí nghiệm cho học sinh xem, hoặc là xem băng hình tài liệu về thí nghiệm người khác đã làm.

    - Ở mức độ cao hơn, học sinh có thể nắm bắt được mối liên hệ giữa các đại lượgn vật lý, giữa các công thức cơ bản với nhau, từ đó có thể giải được các bài tập phức tạp hơn (nhưng cũng không cần phải quá khó, nặng về đánh đố kỹ năng làm toán). Từ đó, học sinh có thể biết cách vận dụng kiến thức vật lý để quan sát các sự vật hiện tượng thực tế theo cách nhìn của vật lý, nhờ đó lại tăng thêm khả năng suy nghĩ và vận dụng vào thực tế.


    Nếu học sinh học xong chương trình phổ thông mà vẫn còn nhớ được và biết cách vận dụng đa số các kiến thức vật lý đã học thì coi như quá ok rồi phải ko các bác? Đâu cần phải thi giật giải này giải nọ.


    Về biện pháp cụ thể thì nói chung cốt yếu vẫn là bài ca muôn thuở: cải cách giáo dục. Theo tớ thì các bước sau đây là cần thiết:

    - Chấm dứt tình trạng học vẹt, thay đổi phương pháp thi cử. Cái này là bài thuốc cấp tính, đang được tiến hành đấy, chưa biết kết quả thế nào.

    - Dẹp bỏ các lớp chuyên lý như hiện nay và các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Thay vào đó là các kỳ thi không chuyên, thi olympic phong trào ... Mục đích là biến việc luyện gà trở thành hoạt động ngoại khoá, nhưng vẫn đảm bảo trau dồi đúng mức cho các học sinh có năng khiếu. Có thể mở các lớp "tăng cường" để ai thích có thể vô để nâng cao level, tuy nhiên trong mọi trường hợp thì đều không có bất kỳ sự ưu ái đặc biệt nào (giảm các môn học khác, tuyển thẳng, điểm thưởng ...). Tất nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện chương trình phổ thông nói chung cần được "giảm tải" hơn nữa.

    - Cải cách nội dung giảng dạy, tăng cường thêm các bài thực hành, các hoạt động ngoại khóa.


    Thôi mới nghĩ ra chừng đó, mời các bác tiếp tục. Tuy nhiên, mong các bác gói gọn thảo luận trong khuôn khổ chủ đề này thôi nhé:
    - NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ VẬT LÝ CHO TẤT CẢ HỌC SINH
    - KHÔNG LẤY KẾT QUẢ THI QUỐC TẾ LÀM THƯỚC ĐO
    - BIỆN PHÁP KHẢ THI
  2. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi môn vật lý là một trong những môn học hấp dẫn nhất trong chương trình phổ thông với điều kiện là giáo viên phải làm nhiều thí nghiệm minh họa. Các thí nghiệm gắn với bài học có sức hút học sinh ghê gớm. Còn nhớ hồi học phổ thông có thằng cùng lớp sau khi học bài khung dây quay trong từ trường (quy tắc bàn tay trái hay phải gì đó), nó về hì hục làm luôn một cái khung uốn bằng dây đồng 3 ly, cho vào 1 cục nam châm chữ U to tướng và quay. Tất nhiên là thất bại vì với 1 vòng dây thì hiệu điện thế quá nhỏ để có thể đo được.
    Có nhiều thí nghiệm rất dễ thực hiện nhưng nhiều giáo viên không chịu làm. Chẳng hạn lực hút tĩnh điện, điện tích âm, dương, cùng dấu : đẩy, trái dấu : hút v.v.. Các phần điện- từ, các mạch điện nối tiếp, song song, điện trở, tụ điện đều có thể dễ dàng thực hiện với chi phí chấp nhận được. Vấn đề là giáo viên phải có lòng say mê trước thì mới có thể truyền say mê cho học trò được. Như trường hợp ông bạn tôi, nếu thầy giáo hồi đó có hướng dẫn cùng học trò làm thí nghiệm thì bài học sẽ cực kỳ sinh động và sẽ làm cho học sinh nhớ rất lâu.
  3. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    bàc werty nòi cùfng 'ùng
    em cùfng 'ang tĂm huyẮt với cài nghĂ? dày dĂf nà?y, mong là? sèf là?m 'ược như nhưfng gì? bàc nòi 'Ă? sinh viĂn hòc vẶt lỳ mẶt càch cò hiẶu quà?
  4. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái tiêu đề dài thòng của chú werty anh thấy buồn cười thật , sao bây giờ ngươì ta lạm dụng cái chữ "mặt bằng" ngô nghê đến thế .
    Việc gì phải kèm hai cái chữ đó cho câu văn nó tối mù ra ?
    "Nâng cao kiến thức vật lý học sinh phổ thông" là đã quá đủ nghĩa , "nâng cao mặt bằng chung kiến thức vật lý ..." nghe vừa rườm rà vừa thừa thãi !
    "Học sinh phổ thông" là cụm danh từ chung mang tính tổng quát rồi .
    Chừng nào phải đi sâu vào chi tiết như " kiến thức vật lý học sinh tỉnh A " , " kiến thức học sinh vùng sâu vùng xa " .....và so sánh với kiến thức vật lý học sinh phổ thông cả nước khi đó người ta mới phải dùng chữ "mặt bằng" chung .
    Các chú nên tập hành văn cho đúng , lạm dụng từ ngữ nghe câu văn cứ tối thui như tiền đồ chị Dậu !
  5. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    he he
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ------------------------------------------------------------------
    Chắc Werty coi nước ta là một tỉnh vùng sâu vùng xa so với " cả nước" lớn hơn, đó là Thế giới. Và nếu vậy thì câu văn đó không có vấn đề gì hết.
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ------------------------------------------------------------------
    Chắc Werty coi nước ta là một tỉnh vùng sâu vùng xa so với " cả nước" lớn hơn, đó là Thế giới. Và nếu vậy thì câu văn đó không có vấn đề gì hết.
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.609
    Đã được thích:
    4.588
    Viết dư còn hơn thiếu, đề phòng trường hợp có chú đọc loáng thoáng hiểu nhầm lại phi vào lý sự . Chưa thấy chú nào hiểu sai, thế là đạt yêu cầu rồi, "nghệ thuật vị nhân sinh" mà .
    Có biện pháp nào hay thì đưa ra đi các bác, suốt ngày la lối.
  9. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    cò?n cò nghĂ? khòc thuĂ mà? anh
    la lẮi 'àf fn thua gì?
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    1- Dẹp hết mọi hình thức luyện thi. Thử hỏi sinh ra quyển sách giáo khoa làm gì mà lại cứ phải luyện cái kiểu nhồi gà thì mới làm được bài?
    2- Chương trình hiện nay quá nhiều, và đó là lí do học sinh phải học trâu học bò, thế mà vẫn thiếu vì thời gian vẫn không đủ cho học sinh học ngấm lâu được. Những bài giảng trên lớp hiện nay chỉ trong 1 tiết thì chắc chẳng mấy đứa học mà kịp hiểu mình học cái gì (có chăng là cố thuộc cái công thức để đập vào bài kiểm ra chứ chẳng hiểu cái gì), nên giảm bớt các bài ko cần thiết và thau vào đó kéo dài thời gian cho các bài khác để cắm sâu hơn nền tảng kiến thức cho học sinh.
    Ví dụ điển hình (như chúng ta đã thấy rất nhiều trong box này làm dẫn chứng): học hết chương trình phổ thông, chưa mấy chú hiểu gì về hấp dẫn, về lực điện, vốn là những cái cơ bản nhất. Ấy thế mà quyển sách Vật lí lớp 12 chình ình mấy bài về tương đối với lượng tử, thành ra những cái thằng chưa kịp hiểu gì cả về hấp dẫn cổ điển vẫn cứ nghĩ mình đã được học đủ cả nền vật lí hiện đại, vẫn cứ bô bô về tương đối và lượng tử bằng cách tự phân tích mấy cái tiên đề vô nghĩa trong SGK12 (nói nó vô nghĩa vì ko có lí giải, biện luận và dẫn chứng gì ráo, học mấy cái bài ấy xong chẳng đứa nào biết nó là cái gì, do đó lí thuyết vĩ đại mà dạy dỗ kiểu ấy thì đúng là cũng trở thành vô nghĩa)
    Nghĩ thêm và sẽ cho ý kiến thêm sau
    à mà tất nhiên là đây là anh em bứ xúc nói cho vui chứ nói đến sang năm cũng thế thôi

Chia sẻ trang này