1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bước để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự - Đang có vụ kiện lý thú đây!!!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 05/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Các bước để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự - Đang có vụ kiện lý thú đây!!!

    trước 1 bài tập về hợp đồng , em thường choáng ngợp và không biết bắt đầu từ đâu , BLDS thì đã to rồi , mà 1 bài tập thường có rất nhiều tranh chấp đòi hỏi phải lấy 1 ít điều ở phần này , 1 ít điều ở phần kia

    các bác cho em hỏi các bác các bước để giải quyết 1 bài tập về hợp đồng dân sự, ( em học hỏi kinh nghiệm các bác cái nhẩy sắp thi rồi)



    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào

    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:55 ngày 05/12/2003
  2. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Mình có một ít kinh nghiệm sau:
    Bộ luật dân sự Việt Nam được xây dựng theo kỹ thuật Pandekten của Đức, nghĩa là bộ luật được chia thành các phần rồi đến các chương, mục và cuối cùng là các điều khoản. Các phần bắt đầu từ các quy định chung rồi đến các quy định chi tiết. Giữa quy định chung và quy định chi tiết có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Sự liên kết ở đây là quy định chung được áp dụng cho mọi giao dịch thuộc nhóm các quan hệ đó. Ví dụ như nghĩa vụ trả tiền (Điều 295), trách nhiệm bồi thường thiệt hại (308 - 310) được áp dụng cho mọi giao dịch thuộc phần "Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự". Có nghĩa là các quy định này được áp dụng cho tất cả các giao dịch từ HĐDS, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được lợi không có căn cứ pháp luật và thực hiện công việc không có uỷ quyền. Quy định chi tiết tại một chương hay mục nhỏ chỉ áp dụng cho giao dịch đặc thù thuộc chương hay mục đó thôi (ví dụ Chương Hợp đồng dân sự thông dụng, mục Hợp đồng mua bán).
    Chưa hết, hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh trực tiếp, và nhiều nhất bởi các Điều 7 - 10 và 130 - 147 thuộc phần "Những quy định chung." Phần này được coi là phần gồm các quy định cơ bản nhất áp dụng cho mọi quan hệ dân sự. Cuối cùng, để có thể giúp Sát thủ gì đó phát huy trí tưởng tượng của mình thì tớ tạm lấy hình ảnh BLDS bao gồm các vòng tròn đồng tâm. Vòng tròn nhỏ nhất, gần tâm nhất là các quy định riêng, áp dụng cho một quan hệ dân sự cụ thể, đặc thù, các vòng tròn lớn hơn gồm các quy định chung hơn, áp dụng cho hai hay nhiều quan hệ dân sự mà các nhà làm luật coi là có điểm chung và có thể ghép thành một nhóm. Cứ như vậy cho đến vòng tròn lớn nhất là phần I "Những quy định chung."
    Kỹ thuật làm luật Pandekten có những ưu điểm như làm cho bộ luật không cồng kềnh nhưng ngược lại nó có rất nhiều nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất là nhược điểm mà Sát thủ đã nhận thấy, đó là quy định nào thì áp dụng vào quan hệ nào?! Điều này càng khó hơn nếu chúng ta ở trong bối cảnh không có các giáo trình nghiêm túc, các cuốn bình luận có chuyên môn và các án lệ có lập luận. (Thực tế có rất nhiều quy định được đặt tại phần chung nhưng chỉ áp dụng cho một quan hệ nhất định ví dụ như Điều 289, 290, 311, 312 v.v. được đặt tại Chương I, Phần "Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự" có nghĩa là áp dụng cho mọi quan hệ nghĩa vụ dân sự đã nói tại para. 1. Tuy nhiên những điều này chỉ áp dụng cho hợp đồng mà thôi.) Thứ hai, kỹ thuật làm luật này sinh ra các quy định mơ hồ và khó hiểu.
    Vậy cho đến lúc này, có thể Sát thủ đã hiểu ra kỹ thuật lập pháp Pandekten và ý chí của nhà làm luật Việt Nam. Như thế, hy vọng Sát Thủ có thể giải quyết được một bài tập về hợp đồng.
    Tạm như vậy, có gì chưa rõ thì cứ hỏi. Chúc thi cử tốt đẹp!
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thành thật cám ơn bác, bây giờ nhìn vào bộ luật em cũng thấy đỡ nhứt đầu hơn trước , trước kia em thấy bộ luật như 1 đám rừng , đôi lúc bực quá gọi nó là lâm tặc
    Khi làm 1 bài tập dân sự em thường bị hố mấy lần , 1 lời giải thường phù hợp với 1 điều luật này nhưng lại không phù hợp với những điều luật khác có liên quan , và kết quả là đáp số sai , tụi em thường gọi đó là những cái bẫy
    ví dụ A hứa cho B căn nhà , B chấp nhận nhưng do túng thiếu A bán nhà cho C. Em lí luận vì hợp đồng giữa A và B chưa giao kết , không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ nên B không có quyền iu cầu bồi thường ( nếu thiệt hại xảy ra),
    Thật ra A đã vi phạm điều 396 về đề nghị giao kết hợp đồng và phải bồi thường
    Khi làm bài tập tụi em thường hay vướng những cái ngốc như thế, hic , mà thầy cô lại cứ hay đặt bẫy . Bác có cách nào giúp em nhận ra những cái bẫy và tránh nó không ạ
    ( tại vì em phải suy nghĩ kĩ câu hỏi rồi mới post lên , nên tốc độ post hơi chậm , post bài ngu ngơ quá thì cũng không hiểu quả , lần sau em cố post nhanh hơn )
    cám ơn bác nhiều
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  4. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Theo mình để giải quyết một bài tập liên quan đến hợp đồng thì cần hiểu cái mạch xuyên suốt của các quy định pháp luật điều chỉnh nó. Tạm coi cái mạch này gồm ba giai đoạn: Giai đoạn giao kết; Giai đoạn thực hiện; Hậu quả của việc không thực hiện nghĩa vụ.
    Giai đoạn giao kết liên quan đến khá nhiều các điều khoản nằm rải rác tại Phần Thứ Nhất "Những quy định chung" của BLDS, bao gồm các nguyên tắc tự do, bình đẳng khi giao kết, thiện chí trung thực; các quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân, pháp luật của pháp nhân, đại diện; các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Bên cạnh các quy định nói trên là các quy định cụ thể về giao kết hợp đồng (Điều 394 - 408).
    Giai đoạn thực hiện gồm các quy định liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; các quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự ((288 - 307), (315 - 323), (380 - 393), (409 - 416) và các quy định cụ thể tại các hợp đồng thông dụng.
    Cuối cùng là hậu quả của việc một bên không thực hiện nghĩa vụ dân sự. Ở đây cần lưu ý đến các quy định về trách nhiệm dân sự (308 - 314) và (417 - 420).
    Mình tạm phân loại như vậy (chắc chắn là không đầy đủ và có sai sót) nhưng mong Sát thủ và những bạn có quan tâm hiểu rõ ràng hơn về vị trí và chức năng của các quy định liên quan đến hợp đồng trong Bộ luật dân sự.
    Thân ái!
    TB: Thơ của Sát thủ tự làm đấy à? Hay nhỉ! Dễ hiểu và chân thành!
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    hay quá, cảm ơn bác nhé, em về thực hành liền đây
    Thơ có phải của em làm đâu ạ, đó là thơ của 1 bác bên box thi ca em thấy hay nên post bài xin bác ấy 2 câu về làm chữ kí
    Em té nhé, đã làm phiền bác nhiều , ngại quá
    Chúc bác vui
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  6. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Tớ có vụ này mong Sát thủ và các bạn khác giúp một cái (hai cũng được) :
    Một ông luật sư thoả thuận với học trò của mình (giả định thế, không liên quan gì đến PL Luật sư 2000 đâu nhé) là ông sẽ truyền nghề cho người học trò và ngược lại người học trò phải thanh toán học phí cho thầy của mình khi anh ta thắng vụ kiện đầu tiên. Sau một thời gian hướng dẫn, vị luật sư nghĩ rằng đã truyền đạt hết kiến thức và kỹ năng nên yêu cầu người học trò thanh toán. Người học trò không chịu. Người luật sư bèn nghĩ ra một phương sách (luật sư mà, đầu óc cáo già lắm) đó là khởi kiện học trò của mình tại toà án. Ông ta cho rằng nếu ông ta thắng thì đương nhiên toà án cho phép ông ta nhận khoản tiền học phí. Nếu ông ta thua thì đây là vụ án mà người học trò thắng đầu tiên và vì vậy cũng phải trả ông ta học phí theo thoả thuận tại hợp đồng. Tại toà, người học trò có lý lẽ ngược lại (cũng thành luật sư rồi, đầu óc cũng biến báo lắm) rằng nếu anh ta thắng thì đương nhiên anh ta không phải trả tiền học phí. Ngược lại nếu anh ta thua thì anh ta đã bị thua trong vụ án đầu tiên và vì vậy chưa phải thanh toán tiền học phí theo thoả thuận.
    Nghĩ mãi không ra lời giải. Mong Sát thủ và các bạn giúp tìm ra lời giải xem trong vụ án trên ai sẽ là người thắng cuộc và vì sao?
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Hình như chỗ này anh Giaao gõ nhầm?
    Hoặc là anh gõ đúng, nhưng mà anh có thể nêu lý do của cậu học trò cho rằng anh ta sẽ không phải trả tiền học phí không? Theo lôgic của giả thiết thì anh ta phải trả chứ nhỉ? (vì anh ta thắng trong vụ kiện đầu tiên mà). - trừ phi anh ta thuê luật sư khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
    Em có thắc mắc tý, giải thích giúp em với ạ. Còn tình huống này thú vị thật đấy. Hy vọng sẽ có nhiều người vào tranh luận.
    To be or Not To be !
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Xin kể một câu chuyện về logic hình thức:
    Theo các nhà thần học thì Thượng đế là toàn năng và thượng đế sáng tạo ra thế giới .
    Để "vặn" lại, một người đặt câu hỏi cho nhà thần học: Thượng đế toàn năng, vậy thượng đế có thể tạo ra tảng đá mà ông ta không nhấc nổi hay không?
    Nhà thần học sẽ trả lời ra sao ???
    Các bạn có thể nhận thấy rằng dù có trả lời Có hay Không thế nào nhà thần học cũng mâu thuẫn với chính mình :
    Nếu nói ?ocó thể tạo ra được?, vậy là tồn tại tảng đá mà thượng đế không nhấc nổi ==> Thượng đế không toàn năng.
    Còn nếu nói ?okhông thể tạo ra được? ==> người trả lời đã gián tiếp bác bỏ luận đề Thượng đế là toàn năng.
    Vậy là không thể lựa chọn cái nào làm câu trả lời hợp lý và tối ưu, đến đây thì chắc nhà thần học sẽ .. thần cả ra !
    -------------------------
    Câu chuyện trên cũng gần gần với ví dụ của Giaaotuicom .
    Nhà thần học , vị luật sư và người học trò ở đây có vị trí giống nhau . Trong ví dụ trên theo lập luận của vị luật sư và người học trò thì dù thế nào họ cũng đúng nhưng thực ra ở đây cả 2 người đó đều tự mâu thuẫn trong lập luận của chính mình - cũng tương tự như câu chuyện về nhà thần học xuất phát từ "tiên đề" sai nên mọi thứ suy ra từ đó đều không đúng...
    Xin tạm dừng ở đây, "mập mờ" thế thôi không lại làm mất cơ hội "mò mẫm" với "loay hoay" với logic hình thức của mọi người .
    Được Remediot sửa chữa / chuyển vào 00:33 ngày 11/12/2003
  9. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    "Thượng đế đã chết, R-me đã giết Người!"
    Làm một câu đại ngôn (Nietzche) vậy cho câu chuyện thêm phức tạp.
    Em Kiên Tâm (Constancy) và Reme thân mến, mình xin lỗi là đã không làm rõ ý trong vụ án trên. Đối tượng tranh chấp ở vụ án này là khoản tiền học phí. Theo các bạn thì toà án có thụ lý và giải quyết vụ án này không? Nếu có thì toà án sẽ phải ra phán quyết hoặc ông luật sư thắng hoặc cậu học trò thắng phải không? Nếu ông luật sư thắng thì yêu cầu đòi thanh toán khoản học phí của ông ta được thoả mãn, cậu học trò phải trả khoản tiền học cho ông ta. Ngược lại, nếu cậu học trò thắng thì yêu cầu đòi thanh toán học phí của ông luật sư bị bác. Người học trò không phải thanh toán khoản học phí. Câu hỏi ở đây là nếu bạn là thẩm phán thụ lý vụ án này thì bạn sẽ cho ai thắng và vì sao?
  10. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    theo tôi trước tiên để giải quyết tình huống này ta phải xác định khách thể xảy ra tranh chấp, ở đây là hợp đồng dạy nghề( tạm gọi là vậy), để xác định đây có phải là hợp đồng được giao kết giữa thày và trò không? hợp đồng có vi phạm các quy định cả pháp luật quy định hay không, nếu vi phạm thì hợp đồng vô hiệu toà vẫn thụ lý và bụôc bên nào vi phạm bồi thường thiệt hại cho bên kia)
    nếu hợp đồng này hợp pháp, thoả các điều kiện để Toà thụ lý hồ sơ khởi kiện, toà sẽ thụ lý, lúc này ta sẽ giải quyết vấn đề mà hai bên có tranh chấp với nhau. Theo tôi người học trò không thể dựa vào điều kiện: sẽ thắng vụ kiện đầu tiên thì mới trả tiền học phí cho thày. Nếu vậy, giả sử anh ta học nghề xong và không hành nghề mà anh ta đã học thì người thày sẽ không bao giờ đòi được học phí của trò sao? (dĩ nhiên không thể áp dụng giả thuyết để đưa ra yêu cầu)
    Nghĩa vụ của thày khi chấp nhận truyền nghề cho học trò là tận tâm, hết lòng. Học trò có nghĩa vụ trả tiền học phí mà mình đã thoả thuận với thày khi đã học xong, dựa vào những luận điểm trên khi ra quyết định của bản án, thẩm phán sẽ buộc học trò trả học phí cho thày.
    vấn đề rút ra ở đây là nguyên tắc khi tham gia tố tụng: đảm bảo sự thật khách quan của vụ án. Các bên không thể dựa vào các luật điểm nguỵ biện của mình để buộc bên kia thực hiện các yêu cầu của mình. Và các thẩm phán khi tham gia xét xử ngoài căn cứ vào các chứng cứ của vụ án, cũng sẽ áp dụng nguyên tắc này để xét xử.
    Các bên trong tình huống này đã áp dụng phương pháp sử dụng điều kiện trong Logic hình thức để bảo vệ cho quan điển của mình. Tuỳ theo sự việc thực tế xảy ra mà áp dụng, nếu không khi ra toà mà sử dụng sẽ bị coi là nguỵ biện, cãi chày cãi cối.( P/S: Ý kiến cá nhân.)

Chia sẻ trang này