1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bước để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự - Đang có vụ kiện lý thú đây!!!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 05/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Tôi cho rằng đây là một hợp đồng dịch vụ (Đ 521 BLDS) , theo đó, một bên sẽ thực hiện công việc truyền nghề cho bên kia, thời gian để kết thúc hợp đồng là khi bên được dạy nghề sẽ thắng vụ kiện đầu tiên.
    Vậy, không thể xem việc người học trò sẽ thắng kiện là một điều kiện (ĐK) bắt buộc để hợp đồng xem như hoàn thành khi ĐK đó xảy ra như đối với loại giao dịch DS có ĐK (Đ 134 BLDS) việc người học trò sẽ thắng vụ kiện được xem như kết quả của quá trình truyền nghề.
    Khi giải quyết một vụ việc cụ thể không thể không sử dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm đó để áp dụng giải quyết tranh chấp. Ở đây là việc áp dụng pháp lệnh luật sư, theo đó quy định rằng, đối với các luật sư tham gia công ty luật thì không thể tham gia tố tụng trong vai trò luật sư bào chữa hay bảo vệ, vậy nếu trong trường hợp này người học trò sau khi được thày truyền nghề, anh ta tham gia công ty luật, vậy thử hỏi làm sao anh ta thắng được vụ kiện nào? Và anh ta vịn vào ĐK "phải thắng kiện" của mình để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình? ( Đ 299 BLDS)
    căn cứ theo quy định của tố tụng DS và tình tiết của vụ việc thì Toà án sẽ ra quyết định thụ lý( căn cứ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án DS), cái này theo tôi không có gì để bàn cãi nữa. Tôi nghĩ cái cần giải quyết ở đây chính là việc xem xét thoả thuận của hai bên hợp pháp hay không và xảy ra tranh chấp thì lỗi thuộc về bên nào.
    Thứ nhất, thoả thuận của hai bên là hợp pháp, và hợp đồng đã phát sinh hiệu lực. (tình tiết vụ việc, quy định của pháp luật về tính hợp pháp của hợp đồng khi giao kết)
    Thứ hai: việc thực hiện thoả thuận của hai bên đã xảy ra tranh chấp, việc tranh chấp xuất phát từ việc thực hiện nghĩa vụ của hai bên, vì đề bài không cho biết sự việc rõ rằng nên tạm thời tôi chia làm hai trường hợp:
    - người thày cho rằng mình đã truyền hết kinh nghiệm của mình cho trò, và ngay lập tức tiến hành đòi tiền công dạy, trong khi đó học trò cho rằng việc truyền nghề này chưa kết thúc hẳn ( ví dụ như người học trò đang trong thời gian tập sự và chưa được công nhận là luật sư chính thức). trong trường hợp này yêu cầu của thày là chưa hợp lý, toà sẽ bác yêu cầu đòi tiền của thày, thày sẽ tiếp tục dạy nghề cho trò cho đến khi trò được công nhận là luật sư chính thức.
    - học trò đã học xong, nhưng cố tình lẩn tránh trách nhiệm trả tiền cho thày khi đã học xong( ví dụ, trò học xong và tham gia vào một công ty luật và chỉ làm công việc tư vấn) trong trường hợp này thày phải chứng minh cho toà thấy, thoả thuận của hai người đã bị một bên vi phạm và thày chính thức đình chỉ hợp đồng giữa hai người, đồng thời yêu cầu trò bồi thường thiệt hại do việc không tuân thủ thoả thuận của hai bên, theo đó yêu cầu trò trả cho mình khoản tiền tương ứng tiền học phí để thày đào tạo trò trong khoảng thời gian trên. căn cứ Đ 528 Khoản 2 BLDS, theo đó k 2 điều này quy định:
    K 1: ...................................
    K 2: trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thoả thuận, thì bên làm dịch vụ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
    Trò đã vi phạm thoả thuận giữa hai người, cụ thể đã cố tình không thực hiện công việc mà mình sẽ làm khi thoả thuận với thày đó là nhận tham gia các công việc liên quan đến tố tụng trước toà khi hoàn thành khoá học với thày. Cố tình trốn tránh trách nhiệm trả tiền học phí.
    Khi thày đã chứng minh được các căn cứ này với toà, Toà sẽ căn cứ vào các tình tiết và lập luận này sẽ ra phán quyết huỷ thoả thuận về việc trò sẽ thắng kiệcn mới trả tiền cho thày, buộc trò bồi thường cho thày các khoản tiền như: chi phí đào tạo, công lao.....
    Khi xét xử toà sẽ chỉ căn cứ vào các hành vi, kết quả thực tế xảy ra của vụ việc chứ không nhất thiết cứng nhắc căn cứ vào các lập luận của các bên để bảo vệ cho yêu cầu của mình, đỉều này chính là nguyên tắc: bảo đảm sự thật khách quan. Không thể dùng ngôn từ lập luận để có thể đổi trắng thay đen sự thật. và đã là luật sư thì cần phải luôi ghi nhớ điều này khi nhận lời bảo vệ cho bất cứ ai.
  2. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Đúng, tôi cũng cho nó thuộc phân loại hợp đồng dịch vụ theo BLDS Việt Nam. Nó giống như, ví dụ, hợp đồng thuê luật sư bào chữa. Bên thuê phải thanh toán thù lao luật sư khi vụ việc kết thúc (nếu không có thoả thuận khác). Tuy nhiên, trong hợp đồng dạy nghề này, giữa thầy và trò có một thoả thuận về điều kiện thực hiện nghĩa vụ trả tiền và thoả thuận này được tất cả chúng ta công nhận là hợp lệ. Điều kiện ở đây là người học trò chỉ thanh toán học phí khi anh ta thắng vụ kiện đầu tiên. Điều kiện ở đây cũng giống những điều kiện thường thấy trong các giao dịch dân sự khác. Ví dụ thoả thuận nếu luật sư đòi được căn nhà thì sẽ chia cho luật sư một nửa giá trị căn nhà. Nếu không đòi được (thua kiện) thì đồng nghĩa với việc không nhận thù lao.
    Quan điểm của mình thì đã nêu ở trên. Minh chú trọng vào hiệu lực của thoả thuận vốn là nền tảng để giải quyết vụ án liên quan đến hợp đồng. Luật hợp đồng, trừ các quy định mà các nhà làm luật đặt ra để bảo vệ lợi ích công cộng thì về bản chất chỉ là các quy định bổ sung cho các thoả thuận trong một hợp đồng. Trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ ràng (ví dụ như hai bên không thoả thuận về tiền công dịch vụ thì luật hợp đồng cho rằng mức tiền công dịch vụ là mức trung bình với công việc cùng loại là hợp lý và công bằng cho cả hai bên) thì quy định tương ứng tại luật hợp đồng được toà án viện dẫn.
    Trong vụ án này, toà án sẽ thụ lý vụ án, tiến hành hoà giải và nếu hoà giải không thành sẽ đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên toà toà án sẽ bác đơn yêu cầu của người thầy vì không có cơ sở để yêu cầu người học trò thanh toán. Khi sự kiện người học trò thắng vụ kiện đầu tiên chưa xảy ra thì người thầy được coi là chưa hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của mình. Đánh giá rằng đã toàn tâm, toàn ý dạy dỗ là quan điểm của một bên.
    Mình đang phân vân tự hỏi bạn có quá tay khi đưa nguyên tắc bảm đảm sự thật khách quan (vốn là của lĩnh vực hình sự) vào để giải quyết vụ án dân sự hay không? Những nguyên tắc của luật dân sự được quy định tại Chương I BLDS rồi mà (trừ nguyên tắc hoà giải nên đưa vào luật tố tụng).
    Sát thủ thân mến! Anh nghĩ hai Điều 134 và 299 về bản chất là một. Chúng ta có thể bỏ một trong hai điều này đi và sử dụng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật thì bộ luật vẫn hoàn chỉnh.
    Thân mến!
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Được sự đồng ý của bạn @longlanh , Reme copy ý kiến của bạn đã gửi qua PM ra đây để mọi người cùng theo dõi và tiện trích dẫn khi "đối thoại"! :)
    ----------------------------------------
    From : @longlanh
    "Trước tiên, xin khảng định là tôi không dám làm bất cứ ai "sáng mắt" ra cả.... rất vui khi được trao đổi cùng chị, còn nếu được dùng từ "đối kháng" thì tạm xem như chúng ta là hai luật sư bảo vệ cho thân chủ của chúng ta trong vụ việc này... ý kiến của tôi trái ngược với chị, đúng. Tôi nghĩ chính xác là ý kiến của tôi và của chị đối lập nhau chủ yếu xuất phát từ nhận định của mỗi người về bản chất của thoả thuận đã được giao kết giữa hai thân chủ của chúng ta, chị thì cho rằng đây là dạng hợp đồng có điều kiện,còn tôi thì rằng đây không phải là một dạng hợp đồng có điều kiện, việc hai bên thoả thuận "chỉ trả học phí khi học trò tháng vụ kiện đầu tiên" tôi cho rằng thoả thuận về việc này chỉ xemnhư một cột mốc để hai bên kết thúc giao ước, chứ không là kết quả của công việc được "thuê" trong hợp đồng dịch vụ này, không thể áp dụng lập luận "điều kiện tất yếu" của logic hình thức trong trương hợp này, vì như vậy là mâu thuẫn ngay trong bản chất của điều kiện đặt ra, và tôi cho rằng như vậy là nguỵ biện cho lập luận của mình, tự bản thân điều kiện đặt ra đã chỉ rõ điều đó, điều kiện đầu tiên là thày phải truyên nghề cho trò, việc truyền nghề chỉ được xem là kết thúc, có nghĩ là trò đã hấp thụ hết kinh nghiệm của thày, điều kiện thứ hai là trò chỉ được xemnhư đã hấp thụ hết kinh nhgiệm mà thày truyền cho khi thắng vụ kiện đầu tiên. Ở đây lập luận "điều kiện tất yếu" chỉ có thể áp dụng khi kết quả chỉ xuất hiện khi đủ điều kiện đặt ra, nếu kết quả ra đúng khi chưa xuất hiện điều kiện thì rõ rằng điều kiện đặt ra sai, kết quả ở đây tất nhiên là sự thành thạo của trò sau khi thụ giáo thày, vậy khi trò đã đủ khả năng hành nghề, học được hết các kinh nhgiệm của thày rồi mà vẫn chưa thắng vụ kiện nào.... chỉ vì không nhận bảo vệ cho vụ kiện nào??? thì có còn xem điều kiện phải thắng kiện mới coi là thành nghề như một điều kiện tất yếu của thoả thuận hay không?
    câu chuyện logic về chúa trời và khả năng của ông ta là một câu trả lời cụ thể nhất cho phương pháp "điều kiện tất yếu" trong vụ việc này. dĩ nhiên câu chuyện ấy chỉ chứng minh: chúa trời không hề toàn năng.... thôi.
    Về thủ tục tố tụng trong vụ việc này tôi nghĩ không có gì nhiều để chúng ta bàn cãi, căn cứ vào các quy định về tố tụng DS, Toà hoàn toàn đủ căn cứ để ra quyết định thụ lý giải quyết vụ việc này. Còn về hợp đồng bảo hiểm mà chị có đề cập đến? nó hoàn toàn khác với thoả thuận giữa hai người này về bản chất.
    Thế thôi, lập luận cùn chỉ có thế, mong được chỉ dẫn thêm "
    longlanh
    -------------------------------------------
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Có hay không có việc thụ lý của Toà trong trường hợp này? Cần thiết hay không cần thiết việc phải có một phiên toà đối với mọi tranh chấp dân sự ??? Ý kiến của cá nhân Reme là Không !
    Đúng là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dân sự là thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án , tuy nhiên không phải mọi tranh chấp đều phải được giải quyết bởi một phiên toà . Người ta có thể giải quyết một cách linh hoạt chứ không cứng nhắc là tranh chấp thuộc thẩm quyền thì toà phải thụ lý để xét xử ! Bởi ý nghĩa của việc xét xử là đưa ra một phán quyết đúng đắn và hợp lý để bảo vệ quyền/ lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi bị xâm phạm, nhưng nếu không tồn tại quyền lợi đó thì phán quyết đó có ý nghĩa gì ngoài việc không thừa nhận yêu cầu của nguyên đơn ?? Người khởi kiện được gì qua việc xét xử nếu anh ta không thực sự có quyền lợi bị xâm phạm? Ông thầy mong muốn gì khi biết rõ rằng yêu cầu của mình sẽ bị bác mà vẫn khởi kiện ???
    - Ví dụ ở đây thiếu tính thực tế - Reme cho rằng không tồn tại trường hợp này trên thực tiễn. Mà nếu giả định là có, giữ nguyên quan điểm của mình theo bài viết trên , Reme cho rằng vụ việc ở đây khá đơn giản, nội dung thoả thuận rõ ràng/hợp pháp và không có mâu thuẫn (lời khai về thoả thuận trên của 2 người hoàn toàn khớp ) . Trong những trường hợp đơn giản như vậy, cán bộ toà án có thể phân tích (sơ sơ là đủ) cho nguyên đơn hiểu , tự nguyên đơn sẽ rút khỏi chuyện kiện cáo vì thấy mình không được gì ngoài việc mất thời gian và án phí ! Vì vậy, Reme cho rằng không tồn tại một phiên toà nào trên thực tế xét xử vụ việc này bởi nó thiếu tính thực tế - cũng như là ý nghĩa thực tế của việc xét xử như đã phân tích ở đoạn trên!
    =========================
    To @longlanh : Về những ý kiến của bạn , nếu chiều nay không bận quá thì Reme sẽ trả lời ! Hy vọng không làm bạn phiền lòng bởi sự chậm trễ này !
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    " Nếu không thuyết phục được người khác tin rằng mình đúng, thì hãy chứng minh rằng họ sai "
    Có lẽ những lập luận ở những bài viết của Reme không thuyết phục được bạn @longlanh, Reme giữ nguyên quan điểm đã nêu, tự thấy những gì cần viết cũng đã bày tỏ cả rồi. Do vậy, ở bài viết này sẽ không đưa ra những lý lẽ để bảo vệ cho quan điểm của mình để thuyết phục bạn phải "công nhận" ý kiến đó. Xin được làm ngược lại, bằng cách chỉ ra những điểm mà cá nhân tôi cho là thiếu chính xác/không có cơ sở/ sai trong bài viết của longlanh, như câu nói trên, âu cũng là một cách để chứng minh cho lý lẽ của mình (dù rằng tranh luận không hoàn toàn là để k.định mình đúng và người khác sai) !
    Xin trả lời bài của longlanh mà Reme đã copy lại trước .
    [QUOTE=longlanh:
    Khi nói như vậy, có vẻ như bạn thừa nhận cách giải quyết của tôi đối với HĐBH nhưng lại không đồng tình nếu áp dụng nó cho ví dụ cụ thể này ???!!!
    Xin phân tích qua qua thế này :
    Trong HĐBH , bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả phí bảo hiểm, bên Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm . Ở ví dụ này, ông thầy có nghĩa vụ truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, còn học trò có nghĩa vụ trả tiền học phí nếu thắng vụ kiện đầu tiên . Hai trường hợp này về bản chất có nhiều điểm tương đồng, trong cả 2 trường hợp, có 1 nghĩa vụ được thực hiện trước, nghĩa vụ còn lại phụ thuộc vào một sự kiện không chắc chắn trong tương lai - sự kiện đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra - và chừng nào sự kiện đó chưa xảy ra thì không bên nào phải thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu liên quan đến sự kiện đó cả !
    Còn nếu bạn cho rằng bản chất chúng khác nhau, hãy chứng minh cho tôi thấy rằng bạn đúng!
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Về bài viết thứ 2 của longlanh, xin được "mổ xẻ" từng đoạn một.
    Đoạn thứ 1 :
    Thứ nhất:
    Tôi không thấy có sự logic trong lập luận của bạn, 2 mệnh đề trước và sau chữ "Vậy" không có quan hệ gì với nhau cả.
    Thứ hai:
    "kết thúc hợp đồng là khi bên được dạy nghề sẽ thắng vụ kiện đầu tiên " ===> không phải "thắng vụ kiện đầu tiên" mà là thua trong vụ kiện đầu tiên mới là căn cứ làm chấm dứt hợp đồng. Việc thắng là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền , ở đây, tôi cho rằng bạn đã nhầm lẫn giữa thời điểm phát sinh nghĩa vụ và thời điểm chấm dứt hợp đồng.
    Thứ ba :
    Từ ý thứ hai cho thấy, việc bạn áp dụng điều 134BLDS ở đây không chính xác, thay vì điều 134, phải vận dụng điều 299BLDS về thực hiện nghĩa vụ DS có điều kiện. Điều 134 BLDS có nói tới điều kiện làm phát sinh, huỷ bỏ giao dịch, nhưng ở đây không có điều kiện nào như vậy, chỉ có điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của một bên mà thôi . Giao dịch - HĐ dân sự này có đã phát sinh và đã được thực hiện, trong đó có 2 nghĩa vụ chính :
    - Nghĩa vụ truyền nghề của ông thầy - nghĩa vụ này đã được thực hiện.
    - Nghĩa vụ trả học phí của anh học trò khi thắng kiện- như trên đã phân tích "thắng trong vụ kiện đầu tiên" là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ chứ ko phải chấm dứt HĐ.
    Đoạn thứ 2 :
    Xin được hỏi "nghĩa vụ của mình" ở đây là nghĩa vụ gì và nó phát sinh từ thời điểm nào vậy?
    Reme cho rằng bạn lại tiếp tục nhầm lẫn, theo thoả thuận, không tồn tại một nghĩa vụ nào hết nếu anh ta không thắng trong vụ kiện đầu tiên, thắng kiện là điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ, ngược lại ko thắng kiện thì chẳng có nghĩa vụ gì để "từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình" cả ! Còn việc anh ta có tham gia công ty luật hay không , thậm chí có hành nghề luật sư hay không cũng không mấy có ý nghĩa - điều đó người thầy chấp nhận, cũng như là việc ông ta chấp nhận một thực tế là anh học trò có thể sẽ thua trong vụ kiện đầu tiên.
    Được Remediot sửa chữa / chuyển vào 15:36 ngày 16/12/2003
  7. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Đoạn kế tiếp :
  8. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Mục đích chính mà các chủ thể trong hợp đồng này nhắm đến là gì? theo như đề bài, đó chính là kinh nghiệm của thày sẽ được truyền lại cho trò qua quá trình "dạy".
    Lại theo đề bài: sau quá trình học hỏi kinh nghiệm người học trò cũng trở nên "biến báo", vậy có phải người học trò đã hấp thụ được kinh nghiệm sau quá trình thọ giáo thày?
    Trở lại phần tranh luận. Tôi phản đối ý kiến của Reme khi cho rằng Toà không thụ lý vụ kiện này, xét các quy định về tố tụng DS, thẩm quyền giải quyết vụ việc, ta có thể khẳng định, vụ việc sẽ được Toà DS thụ lý giải quyết. Đây là tranh chấp dân sự, các chủ thể đã không tự thương lượng được với nhau thì lúc này, Toà án sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình, đứng ra làm người phân xử tranh chấp của hai bên. Không thể dựa vào căn cứ( tạm cho là đúng- không có sự xâm phạm quyền và lợi ích của các bên) để ra quyết định không thụ lý giải quyết vụ việc, căn cứ vào nội dung vụ việc, điều này không nằm trong các trường hợp Toà DS ra quyết định không thụ lý giải quyết vụ án.
    Còn việc có hay không việc quyền và lợi ích của các chủ thể trong hợp đồng này có bị xâm phạm hay không qua quá trình xét xử vụ việc Toà sẽ ra phán quyết về việc này. Nếu có, công nhận yêu cầu của nguyên đơn, nếu không có bác yêu cầu của nguyên đơn.
    Tôi công nhận ý kiến của Reme về việc Toà sẽ tiến hành hoà giải các đương sự, khuyến khích hai bên tự thương lượng... Lẽ dĩ nhiên toà làm vậy là phù hợp với quy định của pháp luật về bước hoà giải trong tố tụng dân, nếu thiếu bước này, Toà đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. --> Có thể Toà bị "bắt giò".
    Trích luận điểm của Reme: "cán bộ toà án có thể phân tích (sơ sơ là đủ) cho nguyên đơn hiểu , tự nguyên đơn sẽ rút khỏi chuyện kiện cáo vì thấy mình không được gì ngoài việc mất thời gian và án phí " Nếu thực sự tại buổi hoà giải mà Toà làm việc này( ví dụ như thẩm phán thụ lý vụ việc, làm việc này) thì đây chính là căn cứ để nguyên đơn khi ra toà đưa yêu cầu thay đổi thẩm phán vì có căn cứ cho thấy không công bằng khi giải quyết vụ việc, xúi nguyên đơn rút đơn khởi kiện. ( trong thực tế đẽ có trường hợp như vậy-báo PL TP.HCM )
    Được longlanh sửa chữa / chuyển vào 02:04 ngày 19/12/2003
  9. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo:
    REme luôn cho rằng có sự tương đồng ở đây giữa hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng truyền nghề.
    Trong hợp đồng bảo hiểm, việc "doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra" không có nghĩa là khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm lại mong muốn có sự kiện bảo hiểm xảy ra với mình, bản chất của hợp đồng bảo hiểm là lấy số đông bù cho thiệt hại của số ít. và đối với hợp đồng bảo hiểm thời hạn kết thúc hợp đồng cũng đã được hai bên xác định rõ.
    Trong các loại hợp đồng khác, ví dụ như hợp đồng thuê luật sư bảo vệ chẳng hạn, bên thuê yêu cầu luật sư phải làm hết khả năng và trách nhiệm của mình, ngược lại bên thuê phải cung cấp cho luật sư đầy đủ các tài liệu chứng cứ mà mình biết hoặc giữ, vậy nếu bên thuê không thực hiện nghiã vụ hợp tác với luật sư, cung cấp chứng cứ tài liệu, hợp tác với luật sư trong giải quyết vụ việc thì không thể để tại luật sư không có khả năng. không làm đúng theo yêu cầu của giao kết.
    Trở lại với câu chuyện của chúng ta, không thể cho rằng việc học trò "thắng vụ kiện đầu tiên" là nghĩa vụ của thày, đó là nghĩa vụ của trò khi đã được thày truyền nghề xong, nếu thày đã thực hiện xong việc truyền nghề cho trò mà trò cố tình lẩn tránh nhgiã vụ "thực hiện việc tham gia tố tụng" để làm căn cứ lẩn tránh nghĩa vụ trả tiền học phí cho thày thì đó chính là căn cứ cho thấy việc xảy ra tranh chấp trong hơp đồng của thày và trò là lỗi thuộc về trò.
    KHi giải quyết mâu thuẫn của hai bên, toà sẽ tiến hành xem xét trách nhiệm "lỗi" thuộc về bên nào dựa vào các chứng cứ thực tế điều tra và do các bên cung cấp, nếu trò đưa được các căn cú cho thấy vì lý do khách quan hoặc bất khả kháng mà trò chưa thể thực hiện được nghĩa vụ của mình ( ví dụ như chưa được công nhận là luật sư, có đủ điều kiện tham gia tranh tụng...) thì đương nhiên toà sẽ bác yêu cầu của thày. Ngược lại trò không cung cấp được chứng cứ cho lập luận của mình, mà có các căn cứ cho thấy trò cố tình lẩn tránh trách nhiệm của mình... trò thua kệin là chắc chắn.
  10. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo:
    Qua phân tích của Reme:
    - Thứ nhất: nếu cho rằng giữa hai mệnh đề không có sự liên kết thì có lẽ bạn chưa "hiểu rõ" ý của mệnh đề mà tôi đưa ra, ở mệnh đề thứ nhất tôi đã khẳng đĩnh rõ quan điểm của tôi về loại hợp đồng này, đây là loại hợp đồng dịch vụ, mệnh đề kế tiếp tôi chỉ ra các căn cứ để khẳng định lập luận củ mình về tính chất của loại hợp đồng mà hai bên giao kết với nhau.
    -Thứ hai: trong hợp đồng mà hai bên giao kết với nhau không hề có điều khoản nào cho phép bên thuê "dịch vụ" có thể huỷ ngang hợp đồng trong trường hợp bên thuê "thua vụ kiện đầu tiên" nếu cho rằng việc trò "thua vụ kiện đầu tiên" là căn cứ để trò chấm dứt hợp đồng, nếu trò "thua vụ kiện đầu tiên" thì đó có nghĩa là trò:
    1/ vẫn chưa đủ khả năng hành nghề và thày tiếp tục truyền nghề cho trò.
    2/ Trò quá kém, hoặc trò cố tình kém để bắt thày phải dạy tiếp cho trò mãi... đến khi nào "thắng vụ kiện đầu tiên" mới thôi.
    Thời điểm phát sinh hợp đồng là thời điểm hai bên giao kết (ký kết) hợp đồng, còn thời điểm chấm dứt là khi hai bên thực hiện xong các giao kết với nhau theo đúng thoả thuận. Tôi không hiểu lắm ý của Reme khi nói tôi lầm lẫn hai thời điểm này ở điểm nào???? Xin nói rõ hơn.
    -Thứ ba: Khi tôi đưa hai điều luật về điều kiện của hợp đồng chính là để làm rõ bản chất của loại giao dịch có điều kiện, như thế nào là điều kiện cần và đủ để cho rằng đây là loại giao dịch có điều kiện bắt buộc. Nếu thiếu bất cứ điều kiện nào thì kết quả cũng không xảy ra, và kết quả ở đây là việc người học trò hấp thụ kiến thức của thày. Điều kiện cần ở đây chính là việc thày phải thực hiện nghiã vụ truyền nghề cho trò, chỉ một điều kiện này là bắt buộc mà thôi.
    Đoạn hai:
    Tôi thực sự không hiểu.... ý của Reme khi phân tích "đoạn 2" của tôi. Như đã khẳng định như trên, tôi không cho việc trò phải "thắng vụ kiện đầu tiên" là một điều kiện của hợp đồng, mà đó phải là nghĩa vụ của anh ta, anh ta phải có nghĩa vụ thực hiện việc này bằng mọi cố gắng của mình sau khi đã đưọc thày truyền nghề, để, nếu anh ta thua kiện thày sẽ phải -dạy tiếp cho anh ta hoặc xem xét lại khả năng của trò...
    Vậy thì câu hỏi :"Xin được hỏi "nghĩa vụ của mình" ở đây là nghĩa vụ gì và nó phát sinh từ thời điểm nào vậy?" mà Reme hỏi, phải chăng là một lời phản đối cho các lập luận của tôi, hay một câu hỏi khi không hiểu rõ ý của tôi muốn trình bày???
    KHông thể không xác định đây là một hợp đồng không chặt chẽ của thày khi giao kết với trò, nhưng không thể vịn vào các sơ hở của hợp đồng làm căn cứ để trốn tránh nghĩa vụ.

Chia sẻ trang này