1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bước để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự - Đang có vụ kiện lý thú đây!!!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 05/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo:
    Theo những tình tiết của đề bài thực sự không cho ta biết hết mọi tình tiết thực tế, bởi vậy khi giải quyết vấn đề tôi bắt buộc phải đưa ra các giả thiết cho từng trường hợp và cho mỗi trường hợp tôi đều đưa ra các kết quả khác nhau, có trường hợp có lợi cho thân chủ tôi (như đã nói trên, ở đây giả định "thày" là thân chủ của tôi và "trò" là thân chủ của Reme) và cả những giả định mang lại kết quả xấu cho "thày".
    Và theo những căn cứ mà tôi giả định rằng có chứng cứ cho rằng trò cố tình trốn tránh nghĩa vụ "tham gia tố tụng và mang mọi khả năng mà mình hấp thu được từ quá trình học hỏi từ thày để thắng vụ kiện đầu tiên"
    Có nghĩa là có chứng cứ (giả định) do thày cung cấp cho thấy trò dù có mọi điều kiện để thực hiện nghiã vụ tham gia tố tụng mà trò lại không thực hiện nghĩa vụ này, thì đó chính là căn cứ xác đáng cho thấy trò cố tình vi phạm trách nhiệm thực hiện nghiã vụ trả tiền học phí cho thày. (chính đề bài cũng phần nào thể hiện điều này: " cũng thành luật sư rồi, đầu óc cũng biến báo lắm")
    Khi REme cho rằng, tôi cố tình áp đặt ý kiến chủ quan của mình vào việc giải quyết vụ việc, là hoàn toàn sai lầm, thể hiện sự không đồng tình với những quan điểm, lập luận mà tôi đưa ra, hoặc không xem xét một cách cẩn thận những lập luận của tôi, gây hiểu lầm.
    Rất mong được lắng nghe ý kiến phản hồi về những lập luật trên của tôi từ Reme
    Được longlanh sửa chữa / chuyển vào 03:53 ngày 19/12/2003
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
  4. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Mừng giáng sinh vui vẻ, chúc năm mới vạn sự như ý.
    Theo tôi, ý kiến của Reme hoàn toàn trái ngược với các nguyên tắc của tố tụng dân sự khi Reme cho rằng trên thực tế sẽ không có phiên toà nào thụ lý vụ việc trên, rất tiếc phải nói vậy vì Reme đẽ cho rằng: xét trên thực tế toà sẽ không thụ lý giải quyết việc này chỉ ba8ng1 một cách giải quyết cứng nhắc là đưa vụ việc ra xét xử, nếu nói như vậy thì đây là một câu nói không thực tế, xét theo thực tế câu chuyện của chúng ta: thày giáo đưa vụ việc ra khởi kiện tại toà, chẳng có ai có thể ngăn được ông ta việc yêu cầu toà khởi kiện trò cả, nếu có phải chăng chỉ có theo cách mà Reme đã dẫn ra trong phần trước mà tôi có phân tích,() thày sẽ được dịp yêu cầu thay đổi người tham gia tố tụng khi có căn cứ cho rằng thiếu sự công bằng trong xét xử.
    Còn cho rằng nếu thay vì khởi kiện tại toà là cứng nhắc thì có thiều gì cách để giải quyết việc này mà không ra toà, cổ nhân đã từng nói: vô phúc đáo tụng đình là gì!!!!
    Còn với loại HĐBH thì tôi cũng chẳng thể hiện việc mình đồng ý với Reme về cái gọi là: cách giải quyết của Reme với loại HĐBH cả, bởi lẽ, tại đây chúng ta chẳng có sự kiện pháp lý nào liân quan đến bảo hiểm teho như đề bài đã cho cả, vậy thì có gì đâu để giải quyết mà gọi là đồng ý với Reme về cách giải quyết với loại HĐBH. NẾu cho rằng cả hai loại hợp đồng này là dạng hợp đồng có cùng loại điều kiện để phát sinh nghĩa vụ trả tiền thì Reme lại đang lầm lẫn chăng? Như đã nói từ trước tôi hiểu ý này của Reme và đã đặt câu hỏi cho vấn đề về điều kiện của hai loại HĐ này trong phần trước.
    Hà, đi đón giáng sinh đã, tối mai tiếp tục.
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Xin chào ,
    Tôi cứ chờ "tối mai" của bạn longlanh mãi , nhưng chắc bạn bận... Dưới đây tôi xin trả lời 1 phần trong bài viết vừa rồi của bạn, phần còn lại có lẽ sẽ viết sau . Chúc week-end vui vẻ !
    ----------------------------------------------------
    Bạn mắc 2 lỗi :
    - Dùng từ ngữ thiếu chính xác (đoạn bôi vàng thứ nhất)
    - Diễn đạt lại hoàn toàn sai lệch ý kiến của "phe kia" (đoạn bôi vàng thứ 2)
    Xin bạn đọc lại :
    @Remediot : "Reme cho rằng không tồn tại một phiên toà nào trên thực tế xét xử vụ việc này bởi nó thiếu tính thực tế - cũng như là ý nghĩa thực tế của việc xét xử như đã phân tích ở đoạn trên! " (Trích - bài gửi lúc 12:45, 16/12/03)
    Ở đây là "không tồn tại một phiên toà nào trên thực tế xét xử vụ việc này " chứ không phải là "trên thực tế toà sẽ không thụ lý giải quyết việc này" . Xin bạn xem lại, chúng khác nhau đấy !
    Có thể ai đó cho rằng tôi vụn vặt chuyện câu chữ, nhưng trong box Khoa học pháp lý (ở đây ko dám nói là trong KHPL) , tôi cho rằng người viết cần phải chú ý tới yêu cầu về sự chính xác của từ ngữ, do vậy tôi hơi "bức xúc" khi câu từ của mình bị "đánh tráo" như vậy . Nếu bạn không muốn trích dẫn nguyên văn mà sử dụng câu gián tiếp để thuật lại cho ngắn gọn thì xin lưu ý không làm sai lệch ý của tôi như vậy, tôi ngại cãi/đính chính lắm .
    Về mặt nguyên tắc, chúng ta thống nhất rằng vụ việc này thuộc thẩm quyền của toà, toà có thể thụ lý . Còn trên thực tế, có hay không một phiên toà xét xử một vụ việc như vậy ?? Tôi cho rằng: không, bởi câu chuyện ở đây chỉ đơn thuần là một giả định - một ví dụ thiếu thực tế ở rất nhiều điểm. Đây là cách nhìn nhận và đánh giá của riêng tôi, bạn và những người khác có thể có cách nhìn nhận khác, tuy nhiên tôi cho rằng đây không phải là vấn đề để tranh luận đúng sai và không cần thiết phải mất thời gian tranh luận về điều đó .
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
  7. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0

    Xin quay lại với y/cầu mà đề bài đặt ra : anh học trò có phải trả học phí hay không ??

    Tôi nghĩ là giữa chúng ta không có sự hiểu lầm về đề bài, sự hiểu lầm ở đây chính là hiểu lâm về quan điểm của người này với người kia, xin được khảng định lại một lần nữa quan điểm của cá nhân tôi:
    - Tôi cho rằng: nếu thày tiến hành việc khởi kiện học trò, xét theo các điều kiện để thụ lý vụ việc, toà sẽ thụ lý để giải quyết vụ kiện này.
    -Trong qúa trình tố tụng của vụ án, thày nêu được các căn cứ cho thấy việc trò trốn tránh nghĩa vụ tham gia tố tụng sau khi học nghề từ thày ( đây là yếu tố làm phát sinh nghĩa vụ tiếp theo của trò khi trò thắng kiện: trò phải thanh toán học phí) thì toà sẽ ra phán quyết buộc trò phải thanh toán học phí cho thày vì vi phạm nghiã vụ trong hợp đồng. Vì sao thì tôi đã phân tích trong các bài trước.
    Reme cho rằng anh không phải trả tiền học phí khi anh ta thua trong vụ kiện với thày??? vậy trong vụ kiện đó thì yêu cầu của thày là gì, nếu toà ra phán quyết công nhận các yêu cầu của thày là: "trò phải trả học phí" thì phán quyết đó không có giá trị bắt buộc thực hiện hay sao??
    Câu trả lời của tôi đã rõ chưa nhỉ?
  8. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Hề hề, xin đặt một câu hỏi cuối năm là tính thực tế của vụ án này, theo Reme thì phải gồm những điều kiện gì? Ai có quyền phán quyết rằng một tranh chấp nào đó là thiếu tính thực tế và dựa vào căn cứ nào để ra phán quyết như vậy? Và phán quyết loại này có giá trị bắt buộc đối với các bên hay không? Viết chày cối đến đây lại nhớ câu thơ của Hoàng Cầm "Đứa nào lấy được lá diêu bông, từ nay tao gọi là chồng." Không hiểu khi "em" tìm thấy lá thì có thể buộc "chị" phải thực hiện lời hứa của mình hay không và nếu muốn vậy phải sử dụng phương thức nào?
    Reme đã có một câu hỏi cuối năm khác rất hay là nếu cách diễn đạt một thoả thuận làm nảy sinh hai hay nhiều cách hiểu khác nhau thì phải làm thế nào đây? Trong vụ án này, nếu người thầy hiểu thoả thuận của mình là người học trò phải thanh toán học phí khi thắng được một vụ kiện. Ngược lại, người học trò hiểu thoả thuận của mình là chỉ thanh toán học phí nếu anh ta thắng trong vụ kiện đầu tiên của đời mình. Trong trường hợp này thì không hiểu ai sẽ giải quyết và giải quyết như thế nào nhỉ?
    Xuân mới vui vẻ, vạn sự như ý!
  9. mttg

    mttg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Nếu vậy có vô hiệu không ??
    Được mttg sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 30/12/2003
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Xin chào, có vẻ longlanh và Reme có nhiều (duyên) nợ quá, chúng ta lại tiếp tục vậy .
    " Reme cho rằng anh không phải trả tiền học phí khi anh ta thua trong vụ kiện với thày??? "
    Câu này có thể diễn đạt lại 1 cách hình tượng : " A = Không A " ==> xem lại nhé, bạn đã sai ngay chính trong câu hỏi của mình đấy ! Và nếu bạn đặt Reme làm chủ ngữ của câu thì bạn đã áp đặt cái sai đó cho Reme!
    Ở đây, lại 1 lần nữa bạn lặp lại lỗi "đánh tráo" ! Reme nói anh ta thua khi nào nhỉ ?? Mà nếu có dùng từ "thua" thì chắc hẳn tôi sẽ bảo người đó là thầy anh ta kia ! Thêm nữa, bạn đã nhầm khi đưa vấn đề đi tới giai đoạn "thi hành án ", ở đây chúng ta đang tranh luận để đi tới phán quyết cơ mà - đã có phán quyết nào đâu, sao longlanh vội thế !?
    P/S: Hy vọng bạn đọc kỹ bài viết của tôi hơn, để không hiểu sai lệch và làm sai lệch ý tứ, câu chữ của tôi và rồi dùng chính sự sai lệch đó để phản bác lại tôi . Tôi thực sự không thích cách tranh luận này - nếu gọi đó là tranh luận !
    Được Remediot sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 30/12/2003

Chia sẻ trang này