1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cac cao thu dich giup em cau nay voi?

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi HSD, 28/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Marcojo

    Marcojo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2011
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Pour l'instant, je ne sais pas si je reste ou je repars parce que je viens de rentrer et mon actuel travail est assez bien, et surtout il me plait. Mais, Dieu seul le sait!
    Si l'occasion se présente de nouveau, pourquoi pas.
    Et toi, que vas tu faire en France? Tu continues tes etudes? Tu pars avec une bourse? Ou vas tu etudier ? On sait jamais, je vais probablement a Paris dans un mois pour le travail.
    B
  2. QiangGuoWu

    QiangGuoWu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Mình không nghiên cứu về phần ngữ âm học(Phonétique) trong tiếng Pháp nên mình không dám lạm bàn nhiều. Cá nhân mình nghĩ rằng phát ẩm chuẩn một thứ tiếng nước ngoài nằm ngoài tầm ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là một điều hết sức khó khăn. Người Việt gặp khó khăn khi phát âm tiếng Pháp và tiếng Anh không phải ở chỗ cử động vùng miệng và môi, mà ở cử động ở lưỡi và vòm họng.Ngoài ra cũng phái kể đến sự ảnh hưởng lớn của thanh điệu vào phát âm. Một số nước có ngôn ngữ gần với hệ thống phát âm tiếng Pháp thường không gặp quá nhiều khó khăn trong việc luyện giọng. Mình có quen một cô gái Hungary đến từ Bundapest và phát âm với chất giọng vùng Normandie rất tốt, trừ chữ "r" (Câu chuyện về chữ r ở các thứ tiếng trên thế giới cũng là một câu chuyện hết sức thú vị). Vì trong quá trình học tiếng Pháp, ít có thầy cô nào được trang bị kiến thức chuyên về lĩnh vực phát âm nên đa số học sinh chỉ cần phát âm càng giống với ngươì bản xứ càng tốt.

    Cái thứ hai nữa là theo hệ thống phân loại ngữ âm trên thế giới, tiếng Việt mình được xem là dento-palatale trong khi giọng Pháp chuẩn (neutre, non-accent mà nhiều ngươì lầm là giọng Paris) lại được xếp vào loại dento-labiale. Sự trái ngược nhau về cấu trúc âm ngữ cũng đem lại nhiều khó khăn cho người Việt chúng mình.

    Ở một số ngươì, sự phát triển về chiều dài của lươĩ, kích cỡ vòm họng và phần não có liên quan đến ngữ âm đi trước nhiều ngươì khác. Những ngươì này, nói theo cách dân dã, là có khiếu ngoại ngữ. Cũng tương tự như cảm hứng về âm nhạc, họ cảm thụ phát âm trong ngôn ngữ nước ngoài ở mức độ sâu hơn so với ngươì bình thường mà chính họ cũng không biết là tại sao. Nhưng cả với những ngươì này, việc nhại giọng bản xứ cũng đa số dừng lại ngữ tốc (tốc độ khi nói) trung bình và phát âm chuẩn. Ví dụ một ngươì phát âm rất chuẩn tiếng Pháp gần như không thế nhái lại cách nói của ngươì dân Pháp vùng ngoại ô (banlieue). Nếu có bạn nào từng xem phim La Haine năm 1995, thì đấy là chất giọng mình đang nói đến.

    Trái lại, theo kinh nghiệm của mình, rất nhiều bạn trẻ hiện học và nghiên cứu chuyên ngành ở Quebec lại phát âm rất tốt tiếng Pháp giọng Quebec. Mình chưa tìm được câu trả lời nhưng các bạn này cùng lúc cũng phát âm rất chuẩn tiếng Anh giọng Mỹ. Như vậy trong thói quen phát âm giữa tiếng Việt và tiếng Anh, hay giữa các tiếng thuộc gia đình ngôn ngữ Giéc-manh có chút gì đó tương đồng. Ở Đức, nhiều người cũng nói với mình rằng ngươì Việt phát âm khá tốt tiếng Đức, đôi khi xóa sổ luôn chất giọng mẹ đẻ, nhưng mình chưa dám lấy đây làm căn cứ.

    Đối với các bạn vừa học tiếng Pháp, mình nghĩ các bạn nên tập trung phát âm thật tốt tất cả ngoại trừ chữ "r" và các cấu trúc dạng phụ âm+r (tr, pr,cr, fr,...). Điều này đảm bảo cho các bạn một giọng nói tương đối gần với giọng ngươì bản xứ.

    Tuy nhiên, mình hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng trong vấn đề phát âm, thiên bẩm là yếu tố lớn để quyết định thành công. Ngoài ra cũng cần thời gian cho mọi ngươì sống ở Pháp để phát âm giống hay tương tự như ngươì Pháp.

Chia sẻ trang này