1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các cao thủ điện vào giúp em với!

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thanhtuantvc, 02/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phhiep

    phhiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mua thêm (Hoặc tăng dung tích bình) nén dự trữ khí (Airtank) vào hệ thống. -> Có khí dự trữ sẽ làm giảm tần suất khởi động của máy & khả năng hai máy khởi động cùng một lúc << ( trừ trường hợp tính toán sai công suất ( tạo khí ) của hệ thống
  2. thanhtuantvc

    thanhtuantvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Bình tích áp cũng có rồi bác ạ, nhưng vđề ko fải là ở bình tích áp, vì dù thế nào thì máy nén cũng có lúc dừng rồi khởi động lại. Việc lắp soft starter ở các động cơ bình thường và độc lập như bơm hay quạt thì rất đơn giản và không vấn đề gì. Nhưng đây là động cơ máy nén trong máy nén khí nên em hơi lo, vì nó còn liên quan đến rất nhiều thiết bị khác trong máy nén. Em chỉ băn khoăn không biết khởi động như thế thì các thông số khác trong máy nén có bị ảnh hưởng không?. Em ko hiểu lắm về máy nén khí, nhưng tháo vỏ ra nhìn vào trong thì chằng chịt thiết bị, nhìn đau hết cả đầu
  3. nkd23

    nkd23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    590
    Đã được thích:
    0
    Cái này chắc ttương tự trường hợp của bạn
    http://www.hiendaihoa.com/forum/showthread.php?t=671
    "Tôi chỉ nói theo kinh nghiệm thôi, không biết có ai trên diễn đàn này giải thích cho tôi hiểu rõ hơn về các thông số PID không.
    Tôi có một hệ thống bơm nuoc, gắn biến tần điều khiển theo áp suất, biến tần Danfoss, trong đó chỉnh như sau:
    PID proportional gain = 0.6
    PID intergration time = off (không sử dụng)
    PID diferentiator time = 0.8
    PID differentiator gain limit = 5
    Đó là set thẳng trong bộ biến tần. Còn ở PLC thì để tôi vào nhà máy xem mới gửi cho bạn được.
    Nhưng tôi cũng mong mọi người trên diễn đàn có thể nói sự tác động của các thông số đến thiết bị như thế nào rõ hơn.
    Biến tần ổn định khi thông số mà nó điều khiển dường như không thay đổi, nó chỉ dao động ít ngay tại setpoint. Ví dụ như cái biến tần Danfoss tôi nói điều khiển một cái bơm ở áp lực 4 bar thì hầu như nó chỉ dao động rất ít xung quanh 4 bar và tần số thì chỉ dao động +/- 0.5 hz thôi."

    Tôi nghĩ trong trường hợp của bạn dùng K** cho động cơ cũng được, còn sang ra dùng biến tần và làm như trên thì giải quyết tận gốc vấn đề luôn.
    Chúc thành công.
  4. dqre

    dqre Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    2
    Out door ơi! sao lại nói thế???
    Đổi sao tam giác là làm giảm dòng khởi động đấy chứ, "căn 3" đấy.
    Theo tôi bạn xem lại đấu nối cuộn dây động cơ, nếu cho phép biến đổi sao-tam giác thì tính lại dòng khởi động. Với công suất máy phát không đổi ta có thể tính độ sụt điện áp.
    Nếu độ sụt áp vẫn cao thì them biện pháp tụ bù. Có thể dùng kết hợp hai biện pháp này luôn. Tính công suất tụ bù thì xem thêm sách.
    Nếu hai biện pháp trên ko khả thi thì dúng soft start, nếu xếp gật, tính bằng nghìn (chục) đô đấy.
  5. phhiep

    phhiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Về mặt kỹ thuật đừng nên cải tạo đồ của Tây làm gì cho đau đầu, nó sinh ra là đã hợp bộ có tính toán rồi, nên can thiệp ở phần ngoài thôi (thế nên mới cần kiểm tra lượng khí cần dùng và dung tích bình tích + công suất máy nén để xem thời gian & tần suất khởi động là bao nhiêu), như thế mới triệt để.
    Trong trường hợp thiết bị đã chọn là chuẩn ( so với công suất khí vào,ra ) và chỉ còn lại vấn đề điều khiển thì có thể mua thêm 01 tủ điều khiển máy nén hợp bộ ( tủ có chức năng đặt ra lịch trình {ngày, giờ, thời gian, tính đồng bộ...} chạy cho từng máy riêng biệt trong hệ thống nhiều máy theo các thông số áp suất đầu vào ).
    Giá cả: nhập trọn bộ từ 6000~7000$ tuỳ hãng máy nén.
    Còn nếu không được thì làm đề án cải tạo trạm biến áp đi trình xếp đi, vừa có tiếng lại có miếng đấy
  6. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ thế này, không biết có đùng không:
    Đấu sao thì cho phép dòng cung cấp luôn lớn hơn đấu tam giác, do đó moment xoắn lớn hơn khi đấu tam giác, U thấp thì dòng cao và ngược lại . Thường các động cơ máy nén khí hoặc bơm giải nhiệt công suất lớn sử dụng cách này để khởi động.
    Do đó đấu sao nghĩa là dòng khởi động lớn (vì dòng pha = dòng dây) do đó moment khởi động lớn. Khi đạt moment cần thiết thì chuyển sang tam giác, khi đó dòng pha thấp hơn dòng dây.
    Thực ra nhìn đặc tuyến dòng -moment của động cơ AC, ta luôn thấy nó chỉ tuyến tính khi vượt qua giai đoạn quá độ. Do đó người ta sử dụng đấu sao khởi động để vượt qua điểm quá độ này. Còn khởi động mềm thì lmf thời gian khởi động chậm hơn vì phương pháp của nó là tuyến tính từng đoạn (accelerate)
  7. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ cách này là hiệu quả và tương đối kinh tế. Chọn KVAR khoảng 40% KVA của động cơ máy nén khí, khỏi cần xem sách, khoảng 8 cấp là quá xịn rồi.
    Tính toán tụ bù rất dễ, chọn cos Phi bao nhiêu đó (0.85 chẳng hạn), thì áp dụng định lý Pitago, cạnh đối là KVAR, cạnh kề là công suất, cạnh huyền là KVA.
  8. nkd23

    nkd23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    590
    Đã được thích:
    0
    Bác chủ topic đâu rồi, có thể trao đổi cùng anh em dc ko?
    Tôi nghĩ trong trường hợp này ko dùng tụ bù được vì đây là khởi động động cơ đầy tải trong nguồn có công suất nhỏ, chính vì thế độ sụt áp lưới lớn và gây ảnh hưởng các thiết bị khác hơn nữa vì máy nén khởi động nhiều nên ảnh hưởng càng lớn.
    Chính vì thế tôi mới đề xuất dùng biến tần và điều khiển động cơ sao cho lượng khí do máy nén cung cấp bằng đúng lượng khí tiêu thụ ( thể hiện qua áp suất bình tích áp dao động nhỏ quanh mức đặt ), điều đó sẽ không làm động cơ phải khởi động nhiều nữa và công suất tiêu thụ của động cơ cũng giảm.
  9. thanhtuantvc

    thanhtuantvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của bác nkd23 rất hay, nhưng việc lắp biến tần cho máy nén khí không hề dễ dàng, không chỉ đơn thuần là tính toán công suất, thiết lập thông số, em nghĩ còn rất nhiều tín hiệu bảo vệ từ bo mạch chủ phải nối với biến tần nữa. Bên nhà cung cấp ( Hitachi) cũng có loại máy nén khí có biến tần. Nhưng khi em đề xuất lắp thêm biến tần cho loại máy bên em đang dùng ( original ko có biến tần) thì họ cũng ko mặn mà gì, nếu em làm mà không hiểu rõ về điều khiển của máy nén khí thì dễ bị cty trừ dần lương lắm. Mà mạch điều khiển máy nén khí thì em cũng sắp đầu hàng rồi, đọc đau đầu lắm.
  10. nkd23

    nkd23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    590
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể cho sơ đồ mạch lên đây để anh em trao đổi không?
    Tôi không nghĩ máy nén 75 Kw là lớn để cần phải có mạch điều khiển quá phức tạp, mấy cái đó có thể chỉ để bảo vệ thôi. Trong trường hợp để bảo vệ thì nếu lắp biến tần cho riêng động cơ thì đâu có ảnh hưởng gì.
    Bên nhà cung cấp ( Hitachi) cũng có loại máy nén khí có biến tần. Nhưng khi em đề xuất lắp thêm biến tần cho loại máy bên em đang dùng ( original ko có biến tần) thì họ cũng ko mặn mà gì Đương nhiên đúng vì người nào cũng không muốn cải tiến các thiết bị đồng bộ của mình, hơn nữa có khi đơn vị bạn liên hệ chỉ là đại lý phân phối thì sao.
    Mà bạn ở đâu vậy?

Chia sẻ trang này