1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các câu đố về Thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi pulsar83nuce, 23/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Câu này đơn giản mà các bác, không có gì cao siêu cả đâu, đừng nghe bác Werty doạ mà các bác đã chùn hết cả lại.
    Trong khi chờ câu trả lời, mong các bác mần1 câu còn đơn giản hơn:'' Tại sao qua nhật thực toàn phần người ta lại chứng minh được ánh sáng bị bẻ cong'' ?
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trả lời thử ^^.
    Vì khi nhật thực toàn phần mới có thể thấy được các sao sát cạnh đĩa mặt trời. Ngày nay thì không cần phải đợi đến nhật thực nữa mới quan sát được hiện tượng ánh sáng bị bẻ cong, vì đã có các kính thiên văn có đĩa che tạo ra nhật thực nhân tạo.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Vẫn chưa rõ ý chính. Bác nói tạo nhật thực nhân tạo thế nào nhỉ, pls vẽ cái hình được không?
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nhật thực là một dịp đặc biệt có thể dùng để kiểm chứng thuyết tương đối, khi đó có thể quan sát được các sao ở gần đĩa Mặt Trời. Nếu ánh sáng bị bẻ cong thì vị trí của các sao này với nền sao sẽ khác đi một chút khi không ở gần Mặt trời.
    [​IMG]
    Ngày xưa thì chỉ khi có nhật thực mới có thể nghiên cứu nhật quang và kiểm chứng thuyết tương đối, còn bây giờ có thể tạo nhật thực nhân tạo bằng các đĩa che (occulting disk) ở các kính thiên văn, đĩa này đặt ở mặt phẳng tiêu cự của vật kính và tạo ra sự che phủ như nhật thực khi nhìn qua thị kính.
    Ví dụ ở kính nghiên cứu mặt trời SOHO
    Hình ảnh cho thấy 2 sao chổi đang tiến sát mặt trời và nhật quang của nó.
    [​IMG]
    CLIP hình ảnh của Sao Mộc khi tiến gần Mặt Trời.
    http://www.youtube.com/watch?v=GS_tWWf7rjI
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.633
    Đã được thích:
    4.613
    Cái chiêu dùng đĩa che này chắc chỉ áp dụng được cho kính thiên văn đặt ngoài không gian thôi nhỉ. Trên mặt đất ban ngày bầu trời chói lòa, có nước che hết cả thị kính mới nhìn thấy ... đồ che
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Vậy... còn câu 2 quả bóng rỗng thì sao?
    P/S chỉ là vật lý phổ thông thôi mà !
  7. SSX999

    SSX999 Guest

    Có những thứ làm lệch ánh sáng mà không cần phải Anh-xtanh.
    Ví dụ: những ai là nhà thiên văn, dù là nghiệp dư đều biết khi hoàng hôn hay bình minh là lúc nhìn thấy mặt trời không phải ở vị trí đúng của nó. Ở những thiên thể ''''''''lạnh'''''''' như mặt trăng thậm chí vẫn có khí quyển dù rất loãng và ánh sáng vẫn bị lệch.
    Mặt khác, người ta biết ánh sáng tương tác rất mạnh với môi trường plasma và điện từ trường như có ở rìa mặt trời.
    Thí nghiệm "kiểm chứng thuyết tương đối" không chỉ là định tính mà còn là định lượng bởi người ta tuyên bố "độ lệch đúng bằng Anh-xtanh".
    Vậy có 2 câu hỏi là:
    1. Trong thí nghiệm đó có loại trừ ảnh hưởng của những yếu tố kể trên hay không?
    2. Loại trừ bằng cách nào?
    Rất mong nhận được câu trả lời từ các bác và sẽ không bàn luận thêm gì ở đây!
    Được SSX999 sửa chữa / chuyển vào 17:43 ngày 05/11/2009
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Những thứ ánh sáng bị làm lệch theo tôi chỉ có hiện tượng chiết quang và lực trọng trường. Trường điện từ ko có tác dụng tới ánh sáng.
    Bản thân plasma có nhiệt độ rất cao , đương nhiên phải phát sáng, rất sáng là đằng khác, do vậy ko nên đề cập tới vấn đề ánh sáng đi qua và bị ảnh huởng bởi khối vật chất ở trạng thái thứ 4 này.
    Loại trừ mấy vấn đề như bạn nói đâu có gì khó? bản thân những tia nhật quang đã bị Mặt trăng che hầu hết và nnững tia sáng từ các ngôi sao ''ở gần'' một cách biểu kiến cũng xa hơn rất nhiều so với chiều cao ảnh hưởng của lớp khí quyển bên ngoài của Mặt trời.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đố các bác câu này, có tồn tại 2 (hoặc nhiều điểm) trên Trái đất mà nếu đứng từ đó quan sát thì thời gian cũng như vị trí mọc hay lặn của các ngôi sao là giống nhau không?
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ở Các điểm cùng vĩ độ, vị trí mọc lặn của các ngôi sao giống nhau, thời gian mọc lặn nếu xét bằng giờ sinh hoạt thì những điểm cách nhau 15 độ kinh và khác biệt 1 múi giờ sẽ có thời gian mọc lặn giống nhau theo giờ sinh hoạt (giờ đồng hồ)

Chia sẻ trang này