1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các câu đố về Thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi pulsar83nuce, 23/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Vì thời gian có điểm khởi đầu vậy thôi
  2. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Bác này giải thích chung chung quá, như thế thì ai mà hiều được. Mà ý bác nói là thời gian được tính bắt đầu từ vụ nổ Big bang đến giờ a`? Vậy thì có liên quan gì đến vấn đề này
  3. energy06

    energy06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên phải trả lời câu hỏi tại sao ban ngày bầu trời sáng (hoặc xanh da trời hoặc mây trắng mây hồng). Ánh sáng Mặt trời chiếu xuống bầu khí quyển, một phần bị nhiễu xạ bởi các phân tử khí và các hạt bụi + hạt nước nhỏ li tị trên đó. Phần này nhỏ thôi nhưng đủ làm cho bầu trời của chúng ta sáng lên. Bầu trời chủ yếu có mầu xanh là do nhiễu xạ của ánh sáng khi chiếu qua các phân tử khí và những hạt bụi cực nhỏ, đó là nhiễu xạ Raley. Còn hôm nào trời đầy mây, bầu trời sẽ có mầu của mây: trắng, hồng v.v..
    Vậy ban đêm bầu không khí không có tia sáng Mặt trời nên không thể sáng lên được. Ánh sáng từ trăng, sao quá yếu không thể làm bầu trời sáng lên. Tuy nhiên hôm nào trăng sáng , bạn nhìn những đám mây bay gần trăng sẽ thấy chúng cũng sáng theo.
    Bạn nhìn các tấm ảnh chụp bầu trời từ trên Mặt trăng: bầu trời tối đen mặc dầu đó là ''ban ngày'' ==> có ánh sáng Mặt trời. Đó là do trên Mặt trăng không có một bầu khí quyển giống như Trái đất.
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nếu là hỏi thì lời khuyên là tìm chỗ nào nói về nghịch lí Olbers mà đọc
    Còn nếu là đố thì nên đố cái gì người ta phải suy nghĩ, đố cái mà ai cũng có thể lấy trong sách ra thì không để làm gì cả
  5. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Đầu tiên phải trả lời câu hỏi tại sao ban ngày bầu trời sáng (hoặc xanh da trời hoặc mây trắng mây hồng). Ánh sáng Mặt trời chiếu xuống bầu khí quyển, một phần bị nhiễu xạ bởi các phân tử khí và các hạt bụi + hạt nước nhỏ li tị trên đó. Phần này nhỏ thôi nhưng đủ làm cho bầu trời của chúng ta sáng lên. Bầu trời chủ yếu có mầu xanh là do nhiễu xạ của ánh sáng khi chiếu qua các phân tử khí và những hạt bụi cực nhỏ, đó là nhiễu xạ Raley. Còn hôm nào trời đầy mây, bầu trời sẽ có mầu của mây: trắng, hồng v.v..
    Vậy ban đêm bầu không khí không có tia sáng Mặt trời nên không thể sáng lên được. Ánh sáng từ trăng, sao quá yếu không thể làm bầu trời sáng lên. Tuy nhiên hôm nào trăng sáng , bạn nhìn những đám mây bay gần trăng sẽ thấy chúng cũng sáng theo.
    Bạn nhìn các tấm ảnh chụp bầu trời từ trên Mặt trăng: bầu trời tối đen mặc dầu đó là ''''ban ngày'''' ==> có ánh sáng Mặt trời. Đó là do trên Mặt trăng không có một bầu khí quyển giống như Trái đất.
    [/quote]
    Hôm nay mình mới quyết định là vote bác này 5*. Bác trả lời không đúng bản chất của hiện tượng, nhưng mà khi hỏi và trả lời nếu dựa trên lập luận và sự suy nghĩ của ta thì hay quá, và lập luận có bài bản, nhiệt tình trả lời nên mình vote bác thế này là xứng đáng. Còn về ý kiến của bác Redtango "kẻ đơn độc nguy hiểm" thì mình không dồng ý lắm. Mình đố thì không quan trọng là câu đó có ở sách hay tự nghĩ ra, vấn đề quan trọng là kiến thức, bác nào biết mới trả lời được còn không biết thì cũng chịu thôi, ai đọc ở đâu thấy câu hỏi hay thì đố anh em vậy thôi. Xin hỏi bác Red nếu câu hỏi có sẳn lấy trong sách thì không suy luận để trả lời à, mà cho dù là đã đọc đáp án trong sách thì cũng phải suy luận để hiểu, lập luận và giải thích theo cách hiểu của mình. Nói vậy thôi, chứ rất cảm ơn ý kiến đóng góp của bác Red, mà bác đã nói tới đó rồi thì sao không giúp mọi người cùgn hiểu định lý đó như thế nào (mà phải viết trên sự hiểu biết của bác thì mới hay)
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi mới:
    Liệu sau một thời gian rất lâu nữa, những vụn đá, băng trong các vành đai sao Thổ có thể tụ lại thành một số vệ tinh?
  7. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Rất có thể, hiện đã có một vệ tinh rất nhỏ đang hình thành, đang gắn dần vào đường cong F, và 1 vệ tinh xoay quanh đường cong đó, các phần tử đất đá, vụn băng sẽ kết lại nếu có 1 nhân ban đầu đủ lớn, hoặc sẽ có những tác động thúc đẩy hay cản trở quá trình này từ bên ngoài, có thể là từ những vụ va chạm.
    [​IMG]
    Được red_fanatical sửa chữa / chuyển vào 01:06 ngày 01/02/2008
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bạn nào còn câu trả lời khác không?
  9. anhnh1977

    anhnh1977 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2007
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ hàng tỷ năm nữa. Chúng phải va chạm rồi hút lại với nhau.
    Nói chung là lâu lắm.................
  10. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    sau hàng tỷ năm nữa thì hệ mặt trời chẳng còn nữa, quá trình hinh thành vệ tinh trong thời gian hiện tại là quá chậm và không có khả năng nhanh hơn được chỉ có thể chậm hơn mà thôi.
    Được ngocquy10 sửa chữa / chuyển vào 15:33 ngày 02/02/2008

Chia sẻ trang này