1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các câu đố về Thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi pulsar83nuce, 23/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Sao lại phải xí xoá cơ chứ
    Còn có người chưa biết cơ mà ( như em ý :-) )
    Câu đó vẫn đố tiếp để tìm câu trả lời
    Mọi người ơi, giải đố đi [ mặc dù ko có phần thưởng ]
  2. kakalot_slc

    kakalot_slc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    up đánh dấu phát!!!!! em cũng ở bên Đông anh, hôm nào em qua mua kính. E ở nhà máy Z153, bác ở chỗ nào nhỉ?
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Lâu lâu không ai đố, e rằng chủ đề này bị trôi quá xa, hôm nay tôi có một câu nho nhỏ:
    Ta biết rằng các thiên thể trong vũ trụ đều có 1 trường hấp dẫn bao xung quanh. Trái đất cũng vậy, và một vật (nhỏ hơn TĐ) khi đi vào vùng ảnh huởng của trường hấp dẫn của TĐ sẽ trở thành vật lệ thuộc (hay vệ tinh), trừ trường hợp nó lao thẳng vào TĐ. Vậy tại sao không có những vệ tinh của Trái đât ở khoảng cách thật xa, ví dụ cỡ 1, 5 AU hoặc lớn hơn?
    1AU = 150 triệu km.
  4. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Do lực hấp dẫn của Mặt Trời chăng?
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trong điều kiện lí tưởng (không chịu bất kì một lực tác động nào ngoại trừ lực hấp dẫn đến từ Trái Đất), một vật thể có thể quay quanh Trái Đất với khoảng cách bất kì.
    Tuy nhiên trong trường hợp của bài toán ứng với điều kiện cụ thể, gần như không một vật thể nào có thể quay quanh Trái Đất với khoảng cách lớn như thế. Mình đoán là do ở khoảng cách đó (trên 1.5 AU), lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên vật thể là khá nhỏ. Theo tính toán của mình, lực đó phải nhỏ hơn 0.0079m với m là khối lượng vật. Chỉ cần một ngoại lực, chẳng hạn như lực hấp dẫn của Mặt Trời hay các thiên thể khác, một va chạm nhỏ với các thiên thạch hay bụi vũ trụ với mật độ lớn cũng có thể khiến quỹ đạo quanh Trái Đất của vật bị nhiễu loạn và khả năng cao là vật chuyển động vào 1 quỹ đạo khác ổn định hơn (như quanh Mặt Trời hay quanh sao Mộc).
    Suy luận của mình đúng ko các bác?
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hai bạn đều trả lời đúng hướng, nhưng theo tôi ValisiTran trả lời đi đúng trọng tâm hơn.
    Vấn đề quan trọng nhất làm cho các thiên thể (nhỏ) không thể quay quanh Trái đất ở một khoảng cách tùy ý là do Mặt trời. Và các bạn biết không, khoảng cách lớn nhất mà một vật có thể quay xung quanh Hành tinh xanh chỉ bằng 0,01 AU mà thôi.
    Đến luợt mình, Mặt trời cũng có giới hạn xa nhất mà một thiên thể vẫn còn có thể quay xung quanh. Bạn nào có thể tìm ra giới hạn của Mặt trời?
  7. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Chắc cỡ 1 năm ánh sáng! Chính xác thì chịu.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Nếu là tính toán ra thì lỡ sai số lớn cũng OK
    Nếu là đoán mò mà chẳng may trúng tủ thì chỉ coi như zero.
    ~1 năm ánh sáng bạn dựa vào đâu mà có vậy?
  9. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Tôi đoán mò
    Cơ sở là đường kính của đám mây Oort; không biết đúng không?
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đoán mò không tính.
    Ai có lời giải đáp không?

Chia sẻ trang này