1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các câu đố về Thiên văn học

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi pulsar83nuce, 23/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hôm rồi nằm viện lâu lâu, thật chán cảnh ồm đau. Cũng may mắn là nằm cùng phòng lại có 2 bác dân chài chính hiệu vùng Thanh Hóa Một bác đã từng đánh bắt cá ở khu quần đảo Hoàng sa, nhưng mấy năm nay chỉ đánh gần bờ. Tôi mới hỏi đủ chuyện về nghề đánh cá, trong đó có vấn đề định vị trên biển. Hiện nay dân chài đã có GPS (hệ thống định vị toàn cầu), mỗi chiếc chỉ khoảng 4 -5 triệu là dùng thoài mái. Nhưng trước đây mấy năm, dân chài vẫn nhìn bầu trời sao để định vị khá chính xác.
    Các bác có biêt nguyên tắc xác định toạ độ của dân đi biển VN bằng bầu trời sao không?
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cái này tôi cũng nhớ đọc trong một hồi ký của thủy thủ, nhưng không nói rõ cách. Họ phải biết tọa độ của một số sao sáng thì phải.
    Bác thohry đến cuối tuần hãy bật mí nhé, để tôi và các bạn khác tự tìm hiểu trước xem ^^
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bác cứ yên tâm, xin đáp án thì khó chứ xin không đáp án thì dễ. Cứ để 2 tuần nhé.
    (Nếu có thể thì bác mail cho tôi đường link tạp chí nhé. Cám ơn nhiều).
  4. intoDream

    intoDream Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Đêm có sao: nhìn sao Bắc cực để xác định vĩ độ ( qua xích đạo thì các bác nhà ta tịt ngay vì họ không viết sao Nam cực ở đâu cả!).
    còn xác định kinh độ chắc người ta so sánh độ lệch thời gian và vị trí các thiên thể.. he he!
  5. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    cái này thì em chịu
    Em chi3 biết ngư dân có thể định vị bằng cách sử dụng một số chòm sao chính như thần nông... nếu thấy chóm sao mọc sớm thì đang ở phía đông nếu cao hơn thì đang về phương nam và ngược lai.
    còn chính xác thì chắc phải có dụng cụ
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Dear bác thohry, tôi có tìm được một vài tài liệu về Celestial Navigation
    Nhưng chưa tìm hiểu được vì chưa có thời gian, có đọc sơ thì xác định kinh độ nhìn chung cũng như intoDream.
    Bác bật mí đi nhé, không biết cách của dân biển Việt Nam có khác gì không.
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thực ra thì bác Intodream cũng trả lời khá chính xác phần vĩ độ rồi, câu đố cũng không có gì là quá phức tạp.
    Với một người ngư dân đã từng đi ra khơi hàng 400-500 hải lý cách bờ biển thì quả là phải rất có kinh nghiệm (1 hải lý bằng 1,85km). Ngoài việc đêm nhìn sao trời để đọc ra toạ độ, họ còn có thể nhìn hướng sóng đánh, huớng gió để đoán phương hướng và độ xa so với bờ, nhất là khi bầu trời đầy mây. Bất kể một hòn đảo lớn nhỏ nào đối với họ cũng là một cọc tiêu quan trọng. Tốc độ tầu, giờ tầu chạy cũng là một trong những thông số để ngư dân tự đánh giá vị trí toạ độ của họ ở trên biển.
    Về việc sử dụng bầu trời sao để xác định toạ độ thì dễ nhất là tìm vĩ độ. Ta chỉ cần tìm sao bắc cực (Polaris) và xác định độ cao (góc) của ngôi sao này so với đường chân trời là ra vĩ độ Bắc. Từ đưòng xích đạo trờ về phía Nam bán cầu thì lại không thấy ngôi sao này, có lẽ vì vậy mà dân chài Việt Nam không đi đánh bắt quá xa chăng?
    Tìm kinh độ phức tạp hơn. Ta biết rằng sao trời cũng có mùa, người dân chài cũng chia tháng (âm lịch) ra để tính toán thời gian mọc và từ đó tính ra kinh độ. Ví dụ, vào tháng 7 âm lịch, họ dùng sao Rua (chính là 7 ngôi sao của chiếc Gầu sòng lớn). Giả sử vào lúc 9 giờ tối ngày 1/7 thì ngôi sao đuôi sòng bắt đầu mọc nếu xem từ bờ biển (giả xử kinh độ 105Đ). Nếu đúng ngày đó giờ đó mà ngôi sao đuôi sòng đã mọc được khoảng 10 độ thì khi đó tầu của họ đang ở gần 115 độ kinh Đông. Ở đây giá trị thêm vào không bằng 10 độ bởi vì các ngôi sao làm chuẩn đó không mọc ở xích đạo và độ chính xác lại phụ thuộc vào "tay nghề" của các tay đi biển lão luyện.
    Nếu ngày đi biển và cần xem sao xác định toạ độ là ngày 10/7, họ sẽ phải xem sớm hơn 36 phút (vì mỗi ngày, bầu trời sao lại mọc/lặn sớm hơn hôm trước là 4 phút). Cứ như vậy, họ có thể coi sao để tìm toạ độ trong cả tháng. Tới tháng sau, ví dụ tháng 8 âm, họ lại dùng sao Cài. Theo bác ngư phủ đó thì sao Cài trông giống như bản đồ nước Lào. Tôi chịu không đoán ra. Rồi cứ thế, mỗi tháng 1 ''chòm'' sao mà có thể chỉ người dân chài đó biết tên (hoặc cả làng chài) Ngoài ra, bác ta còn nói có một ngôi sao Đỏ rât được ngư dân chuộng để xem trong việc định vì toạ độ. Tôi đoán có thể đó là ngôi sao Aldebaran của chòm Kim Ngưu hoặc Betelgeuse của chòm Orion.
    Có một điều tôi quên chưa hỏi là họ xác định góc như thế nào, không biết họ có dụng cụ đo góc hay không (kính lục phân). Nhưng chỉ cần với que đo ta cũng có thể đo đựơc góc với sai số khoảng 0,3 độ (dang thẳng tay, 1cm sẽ tương ứng với 1 độ với người cao khoảng 1,7m). Như vậy sai số về toạ độ cũng chỉ khoảng 30 km,và có thể hoàn toàn chấp nhận được.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Trong vũ trụ, đôi khi có những ''bong bóng'', đó là những vùng có mật độ vật chất thấp hơn môi trường xung quanh. Giả sử có 2 ''bong bóng như vậy, chúng sẽ hút nhau hay đẩy nhau ?
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.605
    Đã được thích:
    4.584
    Cái này chắc có trong cái lý thuyết gọi là "thế giới người chân không", đã từng chiến đấu tưng bừng tại box Vật lý: http://ttvnol.com/vatly/802076/trang-1.ttvn
    Cách đây vài năm lão Hawking tuyên bố rằng có thể nhìn vào lỗ đen được (thông tin có thể thoát ra khỏi lỗ đen), chắc là từ đây phong trào nghiên cứu bên trong lỗ đen sẽ nở rộ
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 19:38 ngày 18/10/2009
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cái này đơn giản thôi, cũng ko cần phải đụng đến ngài Hawking đâu mà bác.

Chia sẻ trang này