1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các chú đọc xong cái này, các chú còn muốn theo ngành Hàng hải ko

Chủ đề trong 'ĐH Hàng Hải Việt Nam (VIMARU)' bởi lucke, 28/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Các chú đọc xong cái này, các chú còn muốn theo ngành Hàng hải ko

    Sóng gió đời thuyền viên

    Kỳ 1: Những người bị bóc lột

    Là nơi hai dòng hải lưu của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương gặp gỡ, biển Nam Phi là một trong những ngư trường có trữ lượng cá dồi dào nhất thế giới. Nhiều tàu quốc tế, trong đó có các tàu Hàn Quốc, Đài Loan đến đây khai thác cá. Làm việc trên những con tàu đó là hàng trăm thuyền viên Việt, những người đến từ nhiều vùng quê nghèo khác nhau của VN. Và một hành trình sóng gió bắt đầu.

    Giữa tháng 12-2006, tôi đến quán ?oThe mission to Seafarers? ở cảng Cape Town, Nam Phi. Quán là nơi các thuyền viên VN thường tới đây tụ tập mỗi lần vào bờ để gọi điện thoại về nhà hoặc uống với nhau một vài chai bia. Đây cũng là nơi tôi gặp những thuyền viên VN đầu tiên.

    Làm việc 30 tiếng

    Những thuyền viên VN đầu tiên tôi gặp đến từ tàu Kwang Jaho, một tàu cỡ lớn của Hàn Quốc. Thuyền viên Mai Đình Nhuận (ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, do Công ty LOD Hà Nội đưa đi) đã làm lâu năm, luôn phàn nàn về thời gian làm việc quá khắc nghiệt. Nhuận nói: ?oBọn tôi làm 12 tiếng rồi nghỉ năm tiếng chứ không chia làm theo ngày. Tàu đầy cá thì bán ngay ngoài biển nên bọn tôi ở biển 7-8 tháng mới vào bờ khi tàu cần sửa chữa?.

    Các thuyền viên nói rằng lịch làm việc đó thật vô lý khi thuyền viên Hàn Quốc trên tàu chỉ phải làm sáu tiếng và được nghỉ sáu tiếng. Anh Bùi Hồng Diên ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) đi làm từ năm 2000, cho biết các cai tàu ở đây thường gọi anh em bằng những tên miệt thị hoặc chửi mắng vô cớ. Anh bức xúc: ?oChúng tôi làm ra mỗi ngày 70-80 tấn cá mà cứ bị chửi vậy thì không chịu được?.

    Nhưng họ cũng phải chịu. Sự vất vả trên tàu Hàn Quốc đó cũng chẳng thấm vào đâu so với thuyền viên trên tàu Đài Loan. Ở các tàu Yuh Yeou, An Sheng, Chinshun, Weilien... đậu ở bến, thuyền viên đều nói phải làm 16-18 tiếng/ngày rồi được nghỉ 3-4 tiếng.

    Thuyền viên Lê Văn Đồng (Xuân Song, Hà Tĩnh) nói nhiều khi phải làm việc đến 30 tiếng rồi mới nghỉ 3-4 tiếng. Tất cả dụng cụ như dây câu, móc câu thuyền viên đều phải tự mua sắm chứ không được tàu mua sắm cho. Các thuyền viên tàu Yuh Yeou khi vào bờ còn phải tự mua nước uống vì tàu không cấp nước cho họ. Tiền lương phát trên tàu cho thuyền viên hầu như chỉ đủ để trả tiền mua sắm dụng cụ.

    Tệ hại hơn, thuyền viên trên các tàu Đài Loan hầu như không được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, găng tay? Các thuyền viên tàu Yuh Yeou cho biết hợp đồng tuy qui định là chủ tàu cung cấp quần áo bảo hộ nhưng khi làm ngoài trời rét (ở ngoài biển Cape Town trời rất rét, thậm chí giữa mùa đông có thể có tuyết rơi) họ chỉ được cấp một chiếc áo mưa để dùng trong ba năm hợp đồng, nếu rách phải tự sắm mới. Việc thiếu trang thiết bị đã khiến nhiều anh em làm trong hầm lạnh (nhiệt độ thường dưới -25OC) bị phồng rộp chân tay. Có người bị bỏng lạnh, da chân da tay bong ra từng mảng.


    Trái ngược với công sức, mồ hôi thuyền viên bỏ ra, hầu hết lương thuyền viên trên tàu Đài Loan chỉ được 150-180 USD/tháng, tàu Hàn Quốc được 210-230 USD/tháng. Tuy làm việc với thời gian bóc lột nhưng tất cả thuyền viên đều không hề được nhận tiền làm thêm hay bất cứ khoản tiền nào ngoài lương.

    Bữa ăn của các thuyền viên tàu Đài Loan cũng không đảm bảo vì chỉ xoay vòng với ba món củ cải, cà rốt và cá (ở tàu Hàn Quốc, vấn đề ăn uống được đảm bảo hơn với bảy món mỗi bữa). Thường các thuyền viên chỉ có khoảng 5-10 phút ăn cơm, nếu ăn không hết cũng phải dừng để ra làm việc tiếp, không có chút thời gian nghỉ ngơi. Đau ốm cũng phải nai lưng ra làm lụng quần quật, không có ngày nghỉ.

    Xuống tận nơi các thuyền viên nghỉ ngơi, tôi thấy cứ bốn thuyền viên được phân vào các cabin nhỏ chừng 3m2 tối tăm, ẩm thấp. Chiều dài giường ở tàu Yuh Sheng chỉ chừng 1,3m, các thuyền viên hầu như không bao giờ duỗi được thẳng người để nghỉ ngơi. Chị Kim Anh, người thường giúp phiên dịch khi các thuyền viên VN tại Cape Town có vấn đề cứu giúp, nói: ?oNhiều thanh tra vận tải biển sau khi đi điều tra nói rằng cuộc sống của những thuyền viên này tệ không thể tưởng tượng nổi?. Tôi nhìn quanh, các thuyền viên đều ốm yếu, già nua hơn so với tuổi đời của họ.

    Có ăn cháo cũng không đi nữa

    Trên tàu Yuh Yeou, tôi gặp Lê Tuấn (sinh năm 1980, ở Diễn Châu, Nghệ An), thuyền viên do Công ty Cienco 4 (29 Nguyễn Khang, Hà Nội) đưa sang. Tuấn nói: ?oTôi đã làm hết hợp đồng 24 tháng được hơn ba tháng nay rồi nhưng vẫn chưa về được?. Hỏi kỹ mới biết hợp đồng bắt Tuấn phải mất một nửa tiền vé khi về, và số tiền khoảng 400 USD quá lớn đối với thu nhập của một thuyền viên như Tuấn. 27 tháng làm ở Nam Phi, song công ty mới chỉ trả lương cho Tuấn chín tháng.

    Tình trạng nợ lương và chậm trễ giải quyết các vấn đề chế độ cho thuyền viên khi trở về vẫn là vấn đề làm nhiều thuyền viên bức xúc nhất. Thuyền viên Phạm Minh Đức (sinh năm 1980, Nhơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) được Công ty Vinamotor ở Hà Nội đưa đi trên tàu An Sheng, đã làm được một năm nay mà gia đình cho biết chưa nhận được đồng lương nào.

    Thân Trọng Tài (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cũng đi được hơn bảy tháng nhưng gia đình mới chỉ nhận được hai tháng lương. Trên tàu Yuh Yeou, thuyền viên Lê Trọng Tấn và Đặng Đình Dũng (cùng ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm một năm nhưng gia đình mới nhận được một tháng lương... Một số thuyền viên do bị đánh đập nhiều quá không chịu được phải về nhà thường bị các công ty thu hết tiền đặt cọc và không trả tiền lương vì cho rằng họ vi phạm hợp đồng. Đó là trường hợp của năm thuyền viên trên tàu Yuh Sheng vừa mới trở về VN sau khi bị chủ đánh đập.

    Với các thuyền viên còn ở lại, họ luôn trong tâm trạng thấp thỏm chờ đợi những gian khổ sẽ đến trong nay mai. Tôi lên tàu Yuh Sheng, nơi xảy ra vụ chủ tàu đánh đập năm thuyền viên VN thường xuyên khiến họ phải trở về VN hồi tháng 11-2006, gặp bốn người mới sang gồm có Nguyễn Nam Giang (sinh năm 1979, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Bùi Văn Huy (1982, Hậu Lộc, Thanh Hóa), Nguyễn Sáng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) và Nguyễn Văn Phúc (Cửa Lò, Nghệ An).

    Đây là những thuyền viên do Công ty Getranco và Công ty Nova Việt Nhật (Gia Lâm, Hà Nội) cung cấp sau khi năm thuyền viên VN về nước. Giang là người từng chứng kiến cảnh chủ tàu đánh thuyền viên VN trên bến nên rất sợ. Riêng Sáng thì lo lắng: ?oTôi đi mà không biết có sống sót trở về được hay không. Chủ tàu Đài Loan rất ác và đối xử rất tệ?. Bốn thuyền viên cho biết hiện ngày nào họ cũng phải làm 12 tiếng, cộng với bốn tiếng tập câu vào buổi tối vì là người mới đến.

    Thuyền viên Trần Xuân Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) của tàu Kwang Jaho khẳng định: ?oChúng tôi ở nông thôn nghèo, thấy có công ăn việc làm là cố gắng đi, không biết khó khăn như thế này. Trở về dù có ăn cháo cũng không đi làm cái nghề này nữa?.

    Trên tàu Yuh Sheng, thuyền trưởng là nỗi ám ảnh của các thuyền viên với những trận đòn bằng dùi cui và gậy sắt. Khi cao hứng, thuyền trưởng đeo găng tay sắt đấm vào mặt, vào ngực các thuyền viên. Hầu như ngày nào thuyền viên VN cũng phải chịu màn tra tấn.

    (Source : Báo Tuổi Trẻ)
  2. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Sóng gió đời thuyền viên (Kỳ 2)
    Hải trình địa ngục

    Ai ơi đừng có qua đây / Chung thân còn nhẹ / Đài Loan mới là đau thương / Cơm chưa ăn, nước chưa uống đã phải làm ngay / Đấm xong lại đá / Sóng phủ đời trai (Nguyễn Ngọc Tú, xã Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh)
    Đi ham chớ đến tàu câu,
    Bởi chăng nó đánh sưng đầu bầm lưng
    (một thuyền viên không ghi tên, ngày tháng)...
    Không ai về lành lặn cả
    Trên đây là một vài dòng lưu bút của các thuyền viên VN mà tôi xin phép trích dẫn nguyên văn từ cuốn Guestbook ở quán ?oThe Mission to Seafarers? tại cảng Cape Town (Nam Phi). Cuốn sổ này dành cho những người khách (chủ yếu là người đi biển) ghé nơi đây lưu lại những góp ý, nhận xét của họ; nhưng có thể thấy đến 2/3 cuốn sổ là lời than xót lòng của những thuyền viên VN. Một trong những nỗi ám ảnh mà biết bao thuyền viên trút tâm sự trên những trang giấy tại ?oThe Mission to Seafarers? là tàu câu cá ngừ Yuh Sheng 01 (Đài Loan).
    Trên tàu Yuh Sheng 01, năm thuyền viên Mai Văn Tú (sinh 1986), Trần Xuân Khỏe (1988), Võ Quang Tây (1981), Đặng Xuân Sĩ (1987) và Lê Văn Dũng (1988) ngày nào cũng phải làm việc 18-20 giờ rồi mới được ngủ ba giờ. Cứ ngủ đúng ba giờ là bị dựng dậy làm việc tiếp. Ở quê nghèo Đồng Minh (xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), Mai Văn Tú làm nghề biển khá ổn định nhưng khi được người của Công ty Trường Thịnh (Nghệ An) nói rằng đi tàu Đài Loan sẽ kiếm được nhiều hơn, Tú và gia đình quyết định vay tiền để đưa Tú đi làm. Ngày 18-3-2006, Tú bay sang Cape Town để nhận việc trên tàu.
    Nhưng chỉ bốn ngày sau khi đặt chân đến xứ lạ, Tú đã nhận ngay những trận đòn trí mạng của thuyền trưởng và cai tàu. Trên tàu Yuh Sheng 01, thuyền trưởng là nỗi ám ảnh của tất cả các thuyền viên với những trận đòn bằng dùi cui và gậy sắt. Khi cao hứng, thuyền trưởng đeo găng tay sắt đấm vào mặt, vào ngực các thuyền viên. Hầu như ngày nào thuyền viên VN như Tú cũng phải chịu màn đánh đập này.
    Đặng Xuân Sĩ (lên tàu từ tháng 8-2005) khi mới sang do không hợp đồ ăn nên bị đau bụng rất nặng, chủ tàu vẫn không cho Sĩ nghỉ, ngày nào cũng đánh đập vì cho rằng Sĩ lười và cố tình chây ì. Trận đòn kéo dài năm ngày trong khi bệnh tật đến nay vẫn là cơn ác mộng của Sĩ: ?oNgày nào tôi cũng phải chịu 1-2 trận đòn của thuyền trưởng và cai tàu. Có khi đi qua ngứa mắt, thuyền trưởng cũng lại lôi gậy ra đánh?.
    Với nhiều thuyền viên VN, làn nước cóng lạnh của Đại Tây Dương gần cảng Cape Town là nỗi ám ảnh thật sự. Mỗi lần trước khi vào cảng, chủ tàu Yuh Sheng 01 đều bắt các thuyền viên VN nhảy xuống nước lau rửa thành tàu. Cứ khoảng 5-6 giờ sáng, sau khi cho thuyền viên uống 1-2 chén rượu, thuyền trưởng bắt cả năm thuyền viên VN nhảy xuống dòng nước giá rét để chùi tàu. Gió buốt, nước lạnh, thậm chí xung quanh có rất nhiều cá mập và các loài cá ăn thịt nguy hiểm khác, nhưng các thuyền viên cũng phải cắn răng chịu vì nếu chống đối thì sẽ bị đánh đập dã man.
    Những điều đau lòng đó không chỉ xảy ra trên tàu Yuh Sheng 01 mà còn là ?otình hình chung? trên phần lớn tàu đánh cá Đài Loan khác (tình trạng này ở các tàu Hàn Quốc ít hơn). Anh Trần Minh Song (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết sau khi đi tàu Đài Loan về: ?oĐi cùng đợt với tôi không ai về lành lặn cả. Có người về đầu bị vá cả mảng do bị chủ đánh?. Công điện của Đại sứ quán VN tại Nam Phi ngày 3-12-2006 xác nhận tình trạng các thuyền viên trên tàu Yuh Sheng 01 làm việc trong ?ođiều kiện khắc nghiệt và cường độ làm việc quá nhiều và nặng nhọc, thiết bị bảo hiểm lao động không đảm bảo, thường xuyên bị thuyền trưởng, thuyền phó và các đốc công người Đài Loan đánh đập, hành hạ?.
    Khiếp vì roi, gậy
    Chúng tôi tìm gặp năm nạn nhân Mai Văn Tú, Trần Xuân Khỏe, Võ Quang Tây, Đặng Xuân Sĩ và Lê Văn Dũng ngay sau khi họ từ Nam Phi trở về nhà ở Nghệ An. Biểu hiện rõ nhất trên gương mặt của cả năm thanh niên này là sự phờ phạc và hoảng loạn. Trên hai cánh tay của Khỏe và Tú hiện những vết xước tím tái do cai tàu người Đài Loan đánh, họ bị đánh ngất rồi vứt vào gầm cầu đêm 22-11 cạnh một vùng biển Nam Phi.
    Đêm đó, cả năm người bị đuổi khỏi tàu, phải ngủ dưới gầm cầu vì tội ?ohai người xin lên bờ gọi điện thoại về quê, nhưng sau đó lại điện báo với Đại sứ quán VN về những hành vi đánh đập của cai tàu?. Rất may, lúc đang hoạn nạn, năm nạn nhân gặp được anh Đào Tiến Dũng (một đại diện doanh nghiệp VN tại Nam Phi) lái xe đưa đi trình báo cảnh sát và Đại sứ quán VN, họ được cứu thoát trở về.
    Chuyện đánh đập thuyền viên trên tàu xảy ra hằng ngày nếu cai tàu muốn. Ví như khi cai bắt thuyền viên VN mát-xa, nếu khi đang xoa bóp mà lỡ để tay cứng một tí là bị dính đòn ngay. Tú kể: ?oMột lần do xoa bóp không được dẻo, tôi bị họ chuyển xuống hầm đá lạnh để ướp cá. Dưới hầm tôi bị đánh nhiều lần vào hai tay nên bây giờ tay có triệu chứng bị liệt và mất dần cảm giác?. Cha của Tú là ông Mai Văn Cường - 52 tuổi, thương binh 1/4 trú tại xóm Đồng Minh, xã Quỳnh Lập, Nghệ An - không cầm được nước mắt khi nghe con kể.
    Ông nói: ?oNăm ngoái tôi vay ngân hàng 30 triệu đồng cho hai anh em nó đi xuất khẩu mong thoát được cảnh nghèo, ai ngờ anh mới về một tháng nay em lại về sau những lần bị họ đánh đập dã man như thế. Về nhà hai anh em không còn đủ sức đi một ngày biển. Bây giờ không biết xoay cách chi để trả nợ?.
    Ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có ba hoàn cảnh thương tâm khác khi đi làm thuyền viên là anh Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Văn Hùng và Trần Bình Trọng. Anh Hiền đi theo môi giới từ tháng 9-2004, nhưng đến tháng 5-2005 chị Lê Thị Ngà (vợ anh Hiền) nhận được tin sét đánh: ?oAnh Hiền đã chết do va phải chân vịt của tàu, máu ra nhiều không cấp cứu được?. Nhưng theo chị Ngà, thực tế không phải như vậy. Chị kể: ?oMột số người đi xuất khẩu về cho biết tàu đang đánh cá thì bị đắm khiến ba người VN chết, trong đó có anh Hiền?. Chị Hoàng Thị Mại - vợ anh Nguyễn Văn Hùng - không hiểu nổi ?ovì sao chồng tôi bị trặc cột sống do bê một khay mực quá nặng, ngã quị trên tàu, không được đi viện điều trị, phải nằm trong tàu đánh cá một tháng trời trước khi về nước. Nhưng từ khi về đến nhà (tháng 5-2005) đến nay vẫn chưa nhận được một đồng lương nào của gần bảy tháng lao động. Vậy là tiền mất tật mang?.
    Khi chúng tôi đang viết về những tình cảnh này thì Võ Quang Tây và một số nạn nhân khác liên tục điện thoại như muốn hối thúc các cơ quan chức năng hãy vào cuộc để làm rõ những nỗi oan của người lao động.
    (Source : Báo Tuổi Trẻ)
  3. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Sóng gió đời thuyền viên (Kỳ 3)​
    Đem con bỏ... biển

    TT - Giữa tháng 12-2006, những cơn gió từ phương bắc phủ trời Hà Nội một màu u ám và cái rét lạnh đến ghê người. Giữa giá rét đó, có hơn chục lao động các vùng từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Công ty xuất khẩu lao động LOD ở số 99 Lê Duẩn, Hà Nội. Tất cả họ đều hào hứng vì chuẩn bị lên đường làm việc trên tàu của Hàn Quốc ở vùng biển Uruguay. Thế nhưng...
    Chiều đi, sáng có hợp đồng
    Để có mặt trên chuyến đi này, nhiều người đã phải đóng 32 triệu đồng tiền đặt cọc cho địa phương, một số người đi công ty khác đóng mức thấp hơn, khoảng 15 triệu đồng/người. Dù nhiều hay ít họ vẫn hào hứng vì với mức lương khoảng 210 USD/tháng như các công ty môi giới ở tỉnh hứa, các thuyền viên vẫn có thể tiết kiệm được một số tiền nhất định sau khi hoàn thành ba năm hợp đồng của mình.
    Tuy vậy, tất cả những khuôn mặt hào hứng này nhanh chóng biến mất khi nhận được hợp đồng Công ty LOD, trong đó ghi lương họ được nhận chỉ 180 USD/tháng. Trừ tiền bảo hiểm và một số chi phí khác thì số tiền thực nhận của các thuyền viên chỉ còn 160 USD. Hỏi Công ty LOD, tất cả họ đều được trả lời rằng do đi lần đầu nên chỉ được nhận mức đó. Rất nhiều thuyền viên Hàn Quốc khác tôi gặp ở Cape Town sau đó cho biết mức lương khi họ lần đầu đi tàu Hàn Quốc cách nay 6-8 năm cũng đã là 210 USD/tháng.
    Buổi chiều máy bay cất cánh và tất cả thuyền viên chỉ được đưa hợp đồng vào buổi sáng đó. Hỏi các thuyền viên vì sao không thắc mắc gì, họ nói nếu thắc mắc sẽ bị công ty gạt lại, đến lúc đó có muốn lấy lại tiền đã nộp cũng hết sức gian truân.
    Để có được số tiền đặt cọc lớn đó, các gia đình ở các vùng quê nghèo đã phải chạy vạy rất nhiều nơi. Hoàn cảnh đó khiến họ thật khó để có thể yêu cầu được đầy đủ quyền lợi của mình khi có rất nhiều người nghèo khác cũng đang nóng lòng muốn ?oxuất ngoại? với ước mơ thoát khỏi cảnh nghèo.
    Anh Trần Minh Song ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh), người đi tiễn em trai mình là Trần Ngọc Tứ, cho biết anh Tứ trước đó đang đi đánh cá cho tàu Đài Loan với mức lương 3-3,2 triệu đồng/tháng, sau khi nghe công ty môi giới từ Hà Tĩnh nói làm tàu Hàn Quốc lương cao hơn nên anh Tứ đã xin chuyển để làm cho tàu Hàn Quốc.
    Thực tế lại không như anh Tứ mong mỏi. Trong số tiền 32 triệu đồng đóng đặt cọc ở địa phương, nếu làm hết thời gian hợp đồng anh Tứ sẽ mất 8 triệu tiền chi phí môi giới cho công ty. Tuy vậy, số tiền 24 triệu còn lại công ty giữ trong mấy năm đó không hề được tính lãi, còn tiền lương của anh Tứ thì cứ ba tháng mới được lĩnh một lần. Trước đó, để mọi thứ được suôn sẻ, gia đình anh Tứ cũng phải đưa 200 USD tiền môi giới ở tỉnh mà không có bất cứ hóa đơn gì.
    Tình trạng thuyền viên bị ngược đãi trên các tàu của Đài Loan, Hàn Quốc không chỉ xảy ra với thuyền viên VN mà còn với thuyền viên của Philippines, Indonesia và Trung Quốc.
    Ông Renato Villapando - tham tán công sứ Philippines tại Nam Phi - chính là người phát hiện và báo cho Đại sứ quán VN về trường hợp ngược đãi thuyền viên VN trên tàu Yuh Sheng 1 của Đài Loan. Ông Renato kể: ?oHầu hết đại diện các công ty tuyển thuyền viên thường đến những vùng nghèo nhất của nước tôi để tuyển nhân công. Các thuyền viên này sau đó phải sống trong những điều kiện hết sức vất vả, bị đánh đập vì bất cứ lỗi lầm nhỏ nào, cuộc sống của họ không khác gì nô lệ. Đã có trường hợp thuyền viên người Indonesia và Philippines phải nhảy tàu lên bờ để kêu cứu. Theo tôi biết, mỗi công ty tư vấn được nhận khoảng 1.000 USD cho mỗi thuyền viên tuyển được nên họ làm bằng mọi cách để có thể tuyển được thuyền viên?.

    Các công ty khi giải thích về việc chọn thuyền viên ở các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... đều cho rằng đây là vùng người dân thường đi biển nên thạo nghề, nhưng thực chất rất nhiều thuyền viên khi đi biển hầu như không biết gì về nghề. Ngoài ra, cách thức làm việc ở tàu Đài Loan, Hàn Quốc hay Nhật Bản theo qui mô công nghiệp lớn đều rất khác so với cách đánh bắt thủ công của các ngư dân VN.
    Đẩy thuyền viên lên tàu là xong
    Ở Cape Town (Nam Phi), dù là nơi các thuyền viên VN thường xuyên vào cập bến và có nhiều sự vụ xảy ra với họ nhưng không hề có đại diện của một công ty xuất khẩu thuyền viên nào ở đây.
    Khi có vấn đề xảy ra, nhiều công ty cũng thường chỉ nghe phía chủ tàu, không cử đại diện sang trực tiếp tìm hiểu tình hình, không liên lạc trực tiếp với thuyền viên. Các thuyền viên kể nhiều khi tình trạng đánh đập, ngược đãi diễn ra quá mức chịu đựng nhưng gọi điện về công ty chỉ được trả lời lạnh lùng ?ocố gắng làm tiếp đi?.
    Có trường hợp đại diện công ty còn nói rằng: ?oBảo người nhà gửi tiền sang mà mua vé máy bay về?. Riêng năm thuyền viên trên tàu Yuh Sheng 01 chỉ được về VN sau khi Mai Văn Tú bị đánh ngất trên cổng cảng khiến người lái taxi gần đó phải đưa đến sở cảnh sát, cảnh sát đã đến đó làm việc cùng với sự tác động của anh Đào Tiến Dũng (một đại diện doanh nghiệp VN tại Nam Phi).
    Trước đó, cả Tú và Trần Xuân Khỏe đã phải nằm lăn lóc trên bờ cảng mấy ngày dưới thời tiết giá rét của Cape Town, phải đi xin từng gói mì, từng cái kẹo để ăn cho đỡ đói... sau khi bị chủ tàu đuổi. Cho đến nay, cả năm thuyền viên của tàu Yuh Sheng 01 vẫn chưa nhận được hết tiền lương và tiền đặt cọc từ Công ty VT Getraco và Inmasco.
    Ông Augustus Cassiem là thanh tra của Hiệp hội Công nhân vận tải quốc tế (ITF) tại Cape Town. Ông là người trực tiếp giúp đỡ rất nhiều thuyền viên VN tại Cape Town khi gặp khó khăn hay bị đánh đập trong suốt hơn mười năm qua. Ông Cassiem cho biết hằng năm ông thường bắt gặp khoảng 20-30 trường hợp lạm dụng như vậy đối với các thuyền viên VN. Thanh tra Cassiem nói rằng một số công ty xuất khẩu lao động VN cấm thuyền viên của mình không được liên lạc với ITF. Họ cũng cấm thuyền viên không được tới gặp hay cầu cứu ITF vì nếu nói ra sẽ có rất nhiều rắc rối đến với các công ty này.
    ?oThực tế mỗi khi có tình trạng lạm dụng trên tàu (đánh đập, ngược đãi, miệt thị, lăng mạ...), các công ty xuất khẩu này không hề chịu trách nhiệm, họ không bảo vệ thuyền viên. Tất cả điều họ muốn chỉ là bảo vệ việc kiếm tiền của mình bằng cách đẩy các thuyền viên lên tàu. Vì vậy, họ luôn chỉ muốn các thuyền viên tiếp tục làm việc dù phải chịu đủ thứ cảnh khổ sở trên đời? - thanh tra Cassiem nói.
    Thanh tra Cassiem khẳng định không thấy được tính hợp pháp trong các hợp đồng mà thuyền viên VN ký kết. Hợp đồng đó không qui định cụ thể về thời gian làm việc, không nói rõ ràng về chính sách bảo hiểm, trong khi đó là nền tảng cơ bản nhất của các hợp đồng lao động.
    Tất cả thuyền viên đều phải ký hợp đồng dài hạn 2-3 năm. Trong thời gian đó họ phải làm liên tục 16-18 giờ/ngày, không có ngày nghỉ. Các khoản tiền lương ít ỏi của họ cũng không được trả trực tiếp mà trả lại các công ty đại diện hoặc các công ty xuất khẩu lao động, và họ sẽ lại bị các công ty này trừ thêm một số khoản tiền khác.
    Nhiều thuyền viên VN và Philippines chỉ được trả 130 USD/tháng, nhưng hợp đồng chủ tàu ký với các công ty cung cấp lao động theo ITF là khoảng 280 USD/tháng. Các thuyền viên ở tàu Kwang Jaho và In Sungho của các công ty LOD, Cienco 1 đưa sang đều phàn nàn về việc trong khi thuyền viên các nước sau mỗi lần đi thường được tăng lương thêm 20 USD/tháng, nhưng thuyền viên VN dù đã đi làm 4-5 lần trong suốt mười năm qua nhưng mức lương vẫn giữ nguyên.
    Rất nhiều tàu Hàn Quốc và Đài Loan thường muốn các thuyền viên phải làm việc liên tục không ngừng nghỉ, điều kiện ăn ở của họ trên các con tàu đó cũng thật kinh khủng. ?oTôi lên nhiều tàu Đài Loan và thấy thuyền viên nằm trong những chiếc hộp giường quá nhỏ, bẩn thỉu quá sức tưởng tượng? - ông Cassiem nói với Tuổi Trẻ.
    (Source : Báo Tuổi Trẻ)
  4. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    Thứ nhất: đáng trách là các ông quản lý phía VN không bảo vệ quyền lợi cho người VN. Nếu có chém phải chém bọn này trước rồi mới đến bọn Đài Loan, Hàn Quốc.
    Thứ hai: những người bị hại ở đây chẳng có ai được đào tạo cả nên không thể nói họ thuộc ngành HH được.
    Thứ ba: trường HH không bao giờ đi tàu cá.
  5. sea_star

    sea_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Tớ xin đính chính một tí, bờ biển Nam phi ( chính xác là eo biển từ Port Elizabet đến Cape Town ) là nơi giao nhau giữa Đại tây dương và Ấn độ dương ,chứ không phải là Thái Bình dương đâu ạ.
    Cảng Cape Town tớ vào cũng 2 lần( tiếp thêm nhiên liệu ) , thấy trong cảng có rất nhiều tàu cá ,đa số đều treo cờ Nhật ,một số ít tàu cá Hàn quốc . Tớ cũng đã được nghe kể lại một câu chuyện, rằng thuyền viên Việt Nam đi trên tàu cá của Hàn quốc bị bóc lột tệ hại .Hàng ngày mỗi thuyền viên được giao phải câu một khối lương cá nhất định,xong mới được nghỉ.Còn nếu không xong thì đương nhiên phải over time cả ngày hôm đó.Nhiều thuyền viên quá mệt mỏi đã ngủ gật ngay tại chổ , lúc đó các cai người Hàn quốc cứ thẳng tay trừng phạt bằng roi không thương tiếc. Một số tàu cá Đài Loan thì lại phạt có vẻ dễ chịu hơn ... lau sàn tàu bằng lưỡi. Sự việc xảy ra trên vùng biển phía nam Nam Phi . Chính vì xa xôi như vậy nên đa số họ rất sợ bị sa thải ,vì một khi đã bị off ,thì các lao động ấy phải bỏ tiền túi mua vé máy bay về nước .Chi phí không mềm chút nào,một chặng bay từ Nam phi đến Pháp , sau đó một chặng bay nữa mới về đến nhà,chưa kể các phí dịch vụ đi kèm như đưa đón ra sân bay,thủ tục.. Vì thế đã cưỡi trên lưng hổ khó mà thoát được.
  6. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    bài viết trên có thể coi là 1 nỗi sỉ nhục cho những thuyền viên VN nói riêng và nghành hàng hải VN nói chung . nhưng biết là khổ nhục mà kô dám học và làm trong nghành hàng hải nữa thì đó mới là nỗi nhục nhã thất bại lớn nhất .
    nếu có thể nói đây là nỗi quốc nhục thì cũng kô có gì là quá đáng cả . bị đối xử tàn tệ như vậy , phải nói thân phận của họ kô khác gì nô lệ . người VN bị đưa đi làm nô lệ , chẳng phải là nỗi nhục cho nuớc VN hay sao . nhưng vốn sinh ra tại 1 trong những nuớc nghèo nhất thế giới , chúng ta coi đó là 1 bài học và là động lực để cố gắng học tập và cải thiện tình hình đất nưóc . sinh viên hàng hải sẽ là những người tiên phong đưa hình ảnh VN ra với thế giới , giúp đỡ cho thuyền viên xuất khẩu của VN kô bao giờ bị đối xử như thế nữa . đó mới là sinh viên , đó mới là tinh thần của người VN . trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh , xương chất thành núi , máu nhuộm đỏ sông nguời VN ta còn kô sợ , nay nhìn thấy cảnh này mà ngán ngẩm , sợ hãi kô dám đối đâù thì phụ lòng xương máu của cha ông . bài viết trên kô mang ý nghĩa đe doạ , đó là 1 bài viết nói ra sự thật sai lầm để những người theo sau kô mắc phải sai lầm tuơng tự như vậy nữa . mỗi con nguời VN , mỗi sinh viên VN hãy nhìn vào đó như là sự đau khổ của chính mình , coi nó như là nỗi sỉ nhục của chính mình để làm động lực học tập và nỗ lực giúp đỡ cộng đồng. SV hãy tỏ ra mình là lực luợng tiên phong xoá bỏ đi khoảng cách quốc gia mà chúng ta phải gánh chịu bao lâu nay . hãy coi đó như là 1 herosima , 1 nagasaki của VN . người nhật bị 2 quả bom nguyên tử mà còn kô khuất phục , vậy cớ gì mà SV hàng hải phải sợ cái chuyện này chứ . đúng là nói đùa .
  7. oceansua

    oceansua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2003
    Bài viết:
    1.393
    Đã được thích:
    0
    Bờ biển ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nói.
    hịhị
    Không học HH nữa thì mất nước á?
  8. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành giao thông vận tải, mỗi ngày ở VN trung bình có hơn 40 người chết và cũng có tới hơn chừng đó người bị thương. Theo báo Giao thông vận tải, đến hết tháng 9/2006, cả nước đã xảy ra 10.858 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 9.510 người, làm bị thương hơn 10.700 người.
    Đọc xong cái này còn chú nào dám ra đường nữa không.
  9. oceansua

    oceansua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2003
    Bài viết:
    1.393
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà Silent_hill còn ra đường được thì chắc anh em cũng chẳng từ chối chuyện ra đường nhỉ :))
  10. sea_star

    sea_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Tớ không có ý muốn phân biệt trình độ ,nhưng phải nhìn nhận thực tế rằng 100% thuyền viên tàu đánh cá trình độ chỉ lớp 5 lớp 6,họ đi tàu cá Việt Nam hay đi tàu cá Nhật bản,Hàn quốc cũng thế cả thôi . Nếu như nói một sinh viên Đại học hàng hải ra trường mà lại ra khơi để kéo lưới thì học làm gì cho tốn tiền bản thân và Nhà nước. Nhưng điều đó không phủ nhận rằng thuyền viên Việt Nam ta đang đi thuê trên các tàu vận tải của thế giới không bị "bắt nạt ". Tàu cá có kiểu hành xử theo kiểu tàu cá , tàu vận tải theo kiểu tàu vận tải . Có khác chăng tàu vận tải là "cu li có học ". Học xong ra trường, may mắn được về một cty vận tải biển ,xuống tàu phải đi thuỷ thủ ít nhất một năm mới có thể về thi lên sỹ quan cấp vận hành . Ai dám chắc trong một năm làm "cu li có học " ấy số phận có lúc lại không bị treo lên sợi tóc. Công việc thuỷ thủ cực kỳ vất vả và nguy hiểm.Bản thân tớ đã từng không ít lần chui vào ballast,nơi chứa đầy các chất độc hại tích tụ lâu ngày,còn màn biểu diễn ngồi ca bản đu đưa trên đỉnh cần cẩu để sơn gõ rỉ trong điều kiện sóng gió đánh phủ mũi tàu thì đó là chuyện cơm bữa. Đó là công việc của thuỷ thủ , không chấp nhận cũng phải chấp nhận . Có như vậy sau này lên quan mới hiểu và thông cảm nỗi vất vả của anh em thuỷ thủ.

Chia sẻ trang này