1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các chức năng của viện kiểm sát (chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luậ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi theloner, 25/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Các chức năng của viện kiểm sát (chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động t

    Tôi mạo muội xin lập tốp bít này để các bạn nào có quan tâm đến cơ quan này ( VKS )có thể tìm hiểu tại đây , nếu như có phần nào tôi bí , không trả lời được thì mong tất cả anh em mình nhảy vô cùng làm dziệc .
  2. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Okie, em mời bác theloner tiếp tục cái topic này...bác sơ ngay vào tủ của em...em làm đề tài tốt nghiệp món này đấy. Nhưng trước hết bác phải nêu vấn đề đi chứ ! không thì bọn em biết lấy gì để bàn vơí bác bây chừ !
    (Bác đã chịu khó xuống quán NET ngay dưới nhà rồi đấy à...em thấy chỉ cần bước xuống cầu thang là được...khác gì ở nhà mình đâu !!!)
  3. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Đề tài hay thế mà không có ai tham gia à? Thôi được, để tớ bắt đầu nhé:
    Vấn đề này hoàn toàn không mới, nhưng vẫn cần phải trao đổi:
    Theo quy định, VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, nhưng câu hỏi đặt ra là: có cơ quan cụ thể nào giám sát các hoạt động của VKSND và các điều tra viên, kiểm sát viên? Theo Luật tổ chức VKSND 2002 thì có thể hiểu thẩm quyền này thuộc về VKSND cấp trên và thuộc về... nhân dân (Đ8, Đ11). Quy định như vậy quá chung chung và có vẻ không fair lắm nhỉ? Thế ai kiểm sát hoạt động của VKSND cấp trên đây? hay cũng vẫn là nhân dân?
    Trước đây có lần tớ cũng có hỏi mấy bác giảng viên trong Trường cao đẳng kiểm sát, nhưng mỗi bác giải thích một kiểu... chưa thấy thoả đáng lắm.
  4. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Do chưa có nghiên cứu nên chưa trả lời một cách chính xác cho mọi người được nhưng xin nói một ít .
    Kiểm sát viên chịu trách nhiệm trước viện trưởng, viện trưởng thì chịu trách nhiệm với viện trưởng cấp trên ... và VT TC chịu trách nhiệm trước dân mà cơ quan đại diện ở đây là Quốc Hội ...
    Còn cơ quan điều tra trong VKS thì thực hiện chức năng điều tra những hoạt động vi pháp luật trong hoạt động tố tụng , hồi trước khi còn Phòng Điều Tra ở VKS cấp 2 , phòng này được gọi một cách rất triều mến là " Phòng bắt bớ bạn bè ".
  5. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Viện kiểm sát nếu được tổ chức theo mô hình Nhà nước XHCN theo kiểu Liên Xô (không phải theo mô hình Trung Quốc) thì có quyền hạn rất lớn, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật các cơ quan hành chính từ cấp Bộ trở xuống, đồng thời là cơ quan có chức năng và giữ trách nhiệm chính trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chức năng công tố Nhà nước được xếp ở vị trí thứ hai so với chức năng đầu.
    Lý do tại sao trước đây Viện kiểm sát có quyền hạn lớn như vậy mà nay lại thu nhỏ đi rất nhiều chỉ kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Do đặc thù là Nhà nước XHCN, quyền lực Nhà nước tập trung nhưng có sự phân công giữa các cơ quan. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có đặc thù là chỉ mang tính chất quá độ trước khi tiến lên một giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa cộng sản, pháp luật quá độ đó sẽ biến mất. Tuy nhiên trong giai đoạn này phải đảm bảo tính chuyên chính Nhà nước và pháp luật phải phục vụ nhiệm vụ này. Có nhiều lý thuyết gia luật XHCN cho rằng Nhà nước xã hội chủ nghĩa thì không thể áp dụng mô hình check and balance của các nước tư bản phương tây được, Tòa án không nên có vai trò check and balance với các cơ quan hành chính cùng cấp, càng không thể chấp nhận các cơ quan nhà nước - hiện thân của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lại là bị đơn trong các vụ án hành chính tại Tòa! đây còn là vấn đề thể diện. Theo tôi đây là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự pháp triển rất mạnh của chế định VKS trước 2002. Viện kiểm sát là cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội, lại là cơ quan chuyên chính của chế độ có tính giai cấp rất cao khi đại bộ phận cán bộ kiểm sát là Đảng viên, khác biệt hẳn với Tòa án là xét xử có chế độ Hội thẩm, nên Viện kiểm sát rất được coi trọng trong xã hội. Viện kiểm sát được giao chức năng lớn, nên VKS là một cán cân, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là khi họ lại là đối tượng của việc xâm phạm từ các cơ quan hành chính. Do đó thời gian trước đây, không cần đến Toà án hành chính để đảm bảo pháp chế, chỉ cần trông cậy đến Viện kiểm sát là người dânnhưng người dân vẫn có công lý, tuy không phải là công lý cuối cùng. Điều này khác hẳn với Tòa hành chính tổ chức theo mô hình nhà nước tư bản vốn được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây mỗi khi công dân bị các cơ quan NN xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp. Các cơ quan hành chính của các nước này, đều đã trơ mặt ở Tòa.
    Viện kiểm sát quá mạnh và độc lập, can thiệp quá vừa sâu và rộng vào mọi mặt đời sống xã hội tất yếu dẫn đến nỗi lo sợ từ chính các cơ quan hành chính Nhà nước và các doanh nghiệp . . ., đây là điều hoàn toàn không tốt trong môi trường kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phải đảm bảo môi trường kinh doanh và đầu tư. Viện kiểm sát tuy chỉ thực hiện kháng nghị vi pham, nhưng họ có con bài tẩy là quyền khởi tố và truy tố hình sự nếu không thực hiện theo kháng nghị. Nên dẫn đến một sự thoả hiệp ở đây là, nếu thực hiện theo đúng kháng nghị của VKS, sẽ không có vấn đề gì, còn không sẽ bị khởi tố và truy tố; như mọi người biết hầu hết mọi việc đều diễn ra êm đẹp sau đó! Do lo sợ bị can thiệp vậy như vậy nên từ cuối thập kỷ 90 đã có rất nhiều ý kiến cho rằng VKS nên thôi thực hiện chức năng kiểm sát chung. Như các bạn biết đấy, bây giờ cái ô đảm bảo còn lại cho việc bảo vệ lợi ích cho công dân khi bị các cơ quan Nhà nước xâm hại chỉ còn là Tòa án hành chính, công dân sẽ kiện đến Tòa hành chính, và quyết định có tính cưỡng chế cuối cùng mà không phải chỉ là kháng nghị như trước.
    Thực tiễn gần đây cho thấy hoạt động của Tòa hành chính ngày càng phát triển, chứng minh cho quan điểm này. Uỷ ban ND các cấp, thậm chí là các Bộ (nhưng không thể là Chính phủ) là bị đơn trong nhiều vụ hành chính theo Luật khiếu nại tố cáo. Tuy nhiên theo tôi, nếu Tòa án vẫn cơ quan tư pháp độc lập thuộc Quốc hội, rồi lại can thiệp quá mạnh vào hoạt động của các cơ quan NN như đã nói ở trên, thực chất chúng ta đang thực hiện check and balance theo truyền thống và nếp làm của các nước Tư bản; ngược lại mà chúng ta lại là Nhà nước xã hội chủ nghĩa với sự thể hiện nguyên bản tại nền tảng cơ bản của kiến trúc thượng tầng. Ở đây tôi chỉ muốn bàn đến bề nổi của vấn đề. Sẽ xảy ra điều gì, tất yếu sẽ xuất hiện mâu thuẫn, liệu nỗi sợ hãi của các cơ quan hành chính có tăng lên, hay liệu có đi theo vết xe đổi của VKS trong việc thực hiện chức năng KS chung của VKS trước đây hay không, hay chúng ta chấp nhận đau đớn để tiếp tục theo mô hình phương tây này! Thử phân tích về chủ nghĩa Mác-Lê nin thấy rằng trong giai đoạn đầu của Chủ nghĩa XH, vẫn cần áp dụng một số yếu tố của pháp luật tư bản, nhưng áp dụng check and balance càng ngày càng mạnh như vậy liệu có ổn với chúng ta không? Gần đây, có ví dụ về Bộ Kế hoạch và đầu tư bị một công ty liên doanh kiện ra Tòa hành chính là một ví dụ. Toà với phán quyết của mình lại có tính cưỡng chế với các cơ quan hành chính, mà thực chất đây là sự can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động của các cơ quan. Mà Nhà nước của ta theo quy định của Hiến pháp là NN-XHCN của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo, nếu cơ quan NN đại diện cho nhân dân mà cứ bị bêu mặt ra Tòa thì còn gì là tính giai cấp ở đây nữa. Điều này tôi thấy rất khó giải thích và càng khó giải quyết; đi vào phân tích bản chất vấn đề tôi càng hiểu chúng ta vẫn chưa tìm ra được một mô hình phù hợp cho việc tổ chức Nhà nước XHCN của chúng ta lại vừa bảo đảm tính giai cấp vừa đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân. VKS không thể phục hồi lại chức năng KSC trước đây là điều khẳng định, nhưng Tòa mà quá mạnh cũng có vấn đề về ý thức hệ. Nhưng thêm vào đó, cũng phải nhấn mạnh đến yếu tố hội nhập, khi kinh tế chúng ta hội nhập với nền KTTG, pháp luật trong nước cũng thay đổi theo tất yếu. Áp dụng luật chơi chung của thế giới mà thực chất là pháp luật tư bản, mà luật chơi tư bản các bạn đã biết thường có rất nhiều yếu tố check and balance, chúng ta sẽ giữ như thế nào đây, hay sẽ phải gone with the wind!
    Các bạn có ai có cao kiến gì không?
  6. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Thế theo bác làm thế nào đây, hay VN giải tán VKS đi hoặc để VKS về với Chính phủ, sẽ phải chịu trách nhiệm 2 chiều!
  7. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Bài của bác nquocviet235 hay quá với văn phong kiểu này chắc bác cũng trên hàng 3 , rất vui nếu được tiếp kiến , riêng những vấn đề bác đề cập lại liên quan đến Nghi quyết 08 về cải cách tư pháp , đây lại là vấn đề lớn nhưng có liên quan đến VKS nên mong bác tiếp tục tham gia .... . Mấy hôm nay bận quá nên không bốt bài được ....... Mà bốt dài kiểu này thì chắc chết vì tiền quá
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác nquocvie235
    "Thực tiễn gần đây cho thấy hoạt động của Tòa hành chính ngày càng phát triển, chứng minh cho quan điểm này. Uỷ ban ND các cấp, thậm chí là các Bộ (nhưng không thể là Chính phủ) là bị đơn trong nhiều vụ hành chính theo Luật khiếu nại tố cáo. Tuy nhiên theo tôi, nếu Tòa án vẫn cơ quan tư pháp độc lập thuộc Quốc hội, rồi lại can thiệp quá mạnh vào hoạt động của các cơ quan NN như đã nói ở trên, thực chất chúng ta đang thực hiện check and balance theo truyền thống và nếp làm của các nước Tư bản; ngược lại mà chúng ta lại là Nhà nước xã hội chủ nghĩa với sự thể hiện nguyên bản tại nền tảng cơ bản của kiến trúc thượng tầng. Ở đây tôi chỉ muốn bàn đến bề nổi của vấn đề. Sẽ xảy ra điều gì, tất yếu sẽ xuất hiện mâu thuẫn, liệu nỗi sợ hãi của các cơ quan hành chính có tăng lên, hay liệu có đi theo vết xe đổi của VKS trong việc thực hiện chức năng KS chung của VKS trước đây hay không, hay chúng ta chấp nhận đau đớn để tiếp tục theo mô hình phương tây này! Thử phân tích về chủ nghĩa Mác-Lê nin thấy rằng trong giai đoạn đầu của Chủ nghĩa XH, vẫn cần áp dụng một số yếu tố của pháp luật tư bản, nhưng áp dụng check and balance càng ngày càng mạnh như vậy liệu có ổn với chúng ta không? Gần đây, có ví dụ về Bộ Kế hoạch và đầu tư bị một công ty liên doanh kiện ra Tòa hành chính là một ví dụ. Toà với phán quyết của mình lại có tính cưỡng chế với các cơ quan hành chính, mà thực chất đây là sự can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động của các cơ quan. Mà Nhà nước của ta theo quy định của Hiến pháp là NN-XHCN của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo, nếu cơ quan NN đại diện cho nhân dân mà cứ bị bêu mặt ra Tòa thì còn gì là tính giai cấp ở đây nữa. Điều này tôi thấy rất khó giải thích và càng khó giải quyết; đi vào phân tích bản chất vấn đề tôi càng hiểu chúng ta vẫn chưa tìm ra được một mô hình phù hợp cho việc tổ chức Nhà nước XHCN của chúng ta lại vừa bảo đảm tính giai cấp vừa đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân. VKS không thể phục hồi lại chức năng KSC trước đây là điều khẳng định, nhưng Tòa mà quá mạnh cũng có vấn đề về ý thức hệ. Nhưng thêm vào đó, cũng phải nhấn mạnh đến yếu tố hội nhập, khi kinh tế chúng ta hội nhập với nền KTTG, pháp luật trong nước cũng thay đổi theo tất yếu. Áp dụng luật chơi chung của thế giới mà thực chất là pháp luật tư bản, mà luật chơi tư bản các bạn đã biết thường có rất nhiều yếu tố check and balance, chúng ta sẽ giữ như thế nào đây, hay sẽ phải gone with the wind!
    Các bạn có ai có cao kiến gì không? "

    Các bác cho tớ hỏi một câu hơi ..... ngớ ngẩn
    Nếu có quá nhiều rắc rối như vậy thì tại sao trong môi truờng phải hoà nhập với nền KTTG , chúng ta lại phải tổ chức nhà nước và luật pháp theo mô hình XHCN để tiếp tục tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên .... XHCH
    Phải chăng vì đã lỡ phóng lao nên cứ phải theo lao mà chả biết cái lao sẽ .... đi về đâu
  9. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    to bác QuocViet 235:
    "Gần đây, có ví dụ về Bộ Kế hoạch và đầu tư bị một công ty liên doanh kiện ra Tòa hành chính là một ví dụ. Toà với phán quyết của mình lại có tính cưỡng chế với các cơ quan hành chính, mà thực chất đây là sự can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động của các cơ quan. Mà Nhà nước của ta theo quy định của Hiến pháp là NN-XHCN của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo, nếu cơ quan NN đại diện cho nhân dân mà cứ bị bêu mặt ra Tòa thì còn gì là tính giai cấp ở đây nữa. "
    -------------------
    "còn gì là tính giai cấp ?", em không hiểu chỗ này lắm , nói đến tính giai cấp của 1 nhà nước thì không thể nói đến quyền giám sát của nhân dân đối với nhà nước đó. Việc người dân có thể lôi cơ quan nhà nước ra toà càng thể hiện "tính giai cấp " của nhà nước hiện tại chứ sao ?
  10. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ em thêm nghiên cứu về bản chất Nhà nước Xã hội chủ nghĩa và cơ chế giám sát của nó thêm nhé.

    (Sửa lỗi chính tả, font)
    Được MagicEyesInParadise sửa chữa / chuyển vào 17:44 ngày 04/09/2004

Chia sẻ trang này