1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các chức năng của viện kiểm sát (chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luậ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi theloner, 25/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Một câu trả lời cho câu hỏi trên (và câu hỏi tương tự) là hệ thống cơ quan nhà nước cần có sự ?ophân quyền?, ?okiểm tra, chế ước? lẫn nhau.
    Nếu Việt Nam sử dụng mô hình này thì sự ?okiểm tra, chế ước? cũng chỉ có được trên hình thức vì ?okiểm tra, chế ước? chỉ được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ khi hệ thống chính trị có nhiều đảng. Đến đây hết bàn.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 08/09/2004
  2. blue_ocean309

    blue_ocean309 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Theo lơ?i khuyên cu?a mọi ngươ?i, tớ sắp theo học một khoá đào tạo luật tại chức. Tớ mua khá nhiều tài liệu và sách nghiên cứu về luật để chuẩn bị. Hôm qua có ngồi đọc mấy tài liệu về Luật tố tụng dân sự tớ có cái thắc mắc là sao không thấy nhà làm luật quy định quyền khởi tố vụ án của VKS trong dân sự? Đọc cả Bộ luật cũng chẳng thấy, liệu đây có phải là thiếu sót không?
    Vì thấy liên quan đến chủ đề này nên mình viết vào đây, mong được mọi người chỉ giúp !
  3. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Dieu nay thi don gian thoi. That ra thi khi xay dung BLTTDS, co y kien cho rang VKS phai co quyen khoi to vu an dan su de bao ve loi ich chung nhu xác nhận cha me cho con la nguoi chua thanh nien hay khoi to cac vu an dan su xam hai moi truong . . . Nhung co ý kien cho rang viec dan su la viec hai ben can giam su can thiep cua nha nuoc thi moi nang cao duoc tinh chu dong tich cụ cua cac ben duoc. Them vao do neu VKS khoi kien thi rat kho cho to tung, nhu ho vua kiem sat xet xu va la nguyen don hay bi don (phuc tham) thi rat kho cho viec xet xu. Ket lai, VKS mat chuc nang nay, du co quy dinh ro rang trong luat to chuc VKS 2002 (cai sau phu cai truoc).
  4. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Không phải là thiếu sót đâu "ấy" ạ, tại vì ấy không chịu theo dõi chương trình thời sự trên TV đấy chứ. "Tớ" nhớ là trong quá trình dự thảo BLTTDS, vấn đề có nên giữ lại chứng năng khởi tố vụ án đã được các bác ĐBQH tranh cái tóe lửa. Theo PLTTGQVADS trước đây thì VKSND có thẩm quyền khởi tố vụ án (dân sự) đối với các vi phạm gây thiệt hại cho tài sản XHCN, vi phạm chế độ hôn nhân, rồi thì xâm phạm quyền của trẻ em, của mấy chú tâm thần gì gì đó.... mà không có ai kiện thì VKS sẽ đứng ra khởi tố, yêu cầu TA g/q, và VKS cũng giữ luôn quyền công tố trong nhữn vụ án này.
    Những người đề nghị rút chức năng khởi tố vụ án của VKS cho rằng:
    - Việc này là theo xu hướng chung của pháp luật các nước trên thế giới, trên thực tế, hầu như không có quốc gia nào mà VKS lại tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các vụ án dân sự, mà chỉ giữ chức năng giám sát các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ...
    - Đối với các trường hợp quyền lợi, TS XHCN bị xâm hại thì cơ quan nào quản lý TS đó phải có trách nhiệm khởi kiện, điều này cũng góp phần tăng thêm tính trách nhiệm của các cơ quan đó.
    -Đối với các tranh chấp hoặc vi phạm về hôn nhân gia đình, Lao động, vi phạm quyền trẻ em, người bị tâm thần..., nếu những đương sự không khởi kiện hoặc không có đủ điều kiện, năng lực khởi kiện thì các Tổ chức xã hội ,đoàn thể như Hội phụ nữ, ccông đoàn... sẽ khởi kiện.
    Cũng cần nói thêm là nguyên tắc tự định đoạt trong BLTTDS tôn trọng quyền khởi kiện của đương sự, thậm chí BLTTHình sự mới cũng quy định một số tội danh chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
    Tuy nhiên hiện nay Luật Tổ chức VKSND 2002 vẫn có quy định: VKS có quyền khởi tố vụ án (dân sự, lao động, hành chính, kinh tế, hôn nhân GĐ) theo quy định của pháp luật, không hiểu như thế thì có cần phải sửa đổi lại Luật này không nhỉ, hay áp dụng nguyên tắc hiệu lực cao- thấp, trước-sau là đủ.
    P/S: Chúc mừng "ấy" vừa mới định học luật mà đã biết đường mò vào cái "hộp" này rồi, cũng thú vị phết đấy, mặc dù dạo này hơi ít khứa.
    Vui vẻ nhá
  5. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
  6. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    To Khang nếu như bác thích nói về phân quyền chế ước gì đó thì cứ nói thẳng ra có việc gì cứ úp úp mở , Nhưng mà nên đưa những ý kiến đó thành một topic riêng chứ ở đây chúng ta chỉ nên nghiên cứu cái gì đã được luật định . . Còn nếu ....................thôi không nói nữa.
  7. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Lại có thêm vấn đề nữa đây: Hôm trước tôi xem ở TTVN có người nêu ra câu hỏi:
    Theo Nghị quyết 388 về bồi thường oan sai trong hoạt động tố tụng HS, thì CQ điều tra, VKS, TA... phải bồi thường về những việc mình làm sai. Hình như là bằng 2 hình thức là: Xin lỗi công khai + bồi thường vật chất.
    The question is: Khoản chi phí bồi thường vật chất này sẽ đưọc lấy từ nguồn nào? Trách nhiệm của cá nhân người vi phạm cụ thể đưọc quy định ra sao?
    Tôi đã đọc kỹ NQ388 nhưng chưa thấy chi tiết lắm, ko biết đã có văn bản nào hướng dẫn cái NQ này chưa nhỉ?
  8. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Em chưa đọc kĩ lắm nhưng hình như cũng có Thông tư hướng dẫn rồi anh zero ạ. Thông tư đó là: Thông tư 01/2004/TTLT - VKSNDTC - BCA - TANDTC -BTP - BQP - BTC ngày 25/3/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/NQ - UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Thông tư này quy định rõ những trường hợp sẽ được bồi thường thiệt hại như: Người bị tạm giữ được bồi thường thiệt hại khi họ không thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào có quyết định tạm giữ; Người bị tạm giam mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giam vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội hoặc người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành phạt tù có thời hạn, chung thân, đã bị kết án tử hình mà có bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì được bồi thường thiệt hại; Người bị khởi, truy tố, xét xử nếu trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự không bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định họ không thực hiện hành vi phạm tội, thì được bồi thường thiệt hại...
    Đối với những thiệt hại do tổn thất về tinh thần, Thông tư có quy định: khi giải quyết việc bồi thường chung một khoản tiền bù đắp về tinh thần trong trường hợp người bị oan chết thì chỉ giải quyết việc bồi thường chung một khoản tiền bù đắp về tinh thần nếu người bị oan chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà không phải do lỗi của chính họ hoặc do sự kiện bất khả kháng.
    Những người có quan hệ thân thích gần với người bị oan chết gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị oan sẽ được khoản tiền chung bù đắp về tinh thần là 360 tháng lương (tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường). Số tiền này không phụ thuộc vào số người được bù đắp về tinh thần nhiều hay ít và thời hạn bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

    Các khoản thiệt hại về vật chất như chi phí hợp lý cho việc khám chữa bệnh, chi phí hợp lý đi lại, chăm sóc người bị oan, mai táng cho người bị chết oan...; chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc cho người bị oan trong thời gian điều trị; thu nhập ổn định thực tế bị mất của người bị oan... cũng được quy định chi tiết.
    Ngoài trách nhiệm bồi thường cho nhân thân và người bị oan, cơ quan tố tụng gây ra thiệt hại phải thực hiện nghiêm túc thủ tục khôi phục danh dự cho người bị oan như: tiến hành xin lỗi, cải chính công khai trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong 3 số liên tiếp...
    Về câu hỏi mà anh ZERO đặt ra cũng được giải quyết một phần tại Mục VI và mục VII của thông tư này. Magic post vào bài sau vì dài quá không up được.
    Được MagicEyesInParadise sửa chữa / chuyển vào 14:16 ngày 10/09/2004
  9. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Mục VI và mục VII của THÔNG TƯ LIÊN TỊCH số 01/2004/TTLT - VKSNDTC - BCA - TANDTC -BTP - BQP - BTC ngày 25/3/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/NQ - UBTVQH11 quy định về Kinh phí và chi trả bồi thuwòng thiệt hại, về việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện việc bồi thương oan sai.
    VI: VỀ KINH PHÍ VÀ CHI TRẢ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
    1. Dự toán kinh phí bồi thường thiệt hại
    Hàng năm, căn cứ thực tế bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng dân sự ở Trung ương (Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng bao gồm cả Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, Bộ tư pháp và các cơ quan được giao quyền hạn điều tra như: Hải quan, Kiểm lâm...) phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường cho người bị oan để tổng hợp vào dự toán ngân sách trình Quốc hội.
    2. Thủ tục chi trả tiền bồi thường
    2.1 Ngay sau khi có quyết định bồi thường thiệt hại trong trường hợp thương lượng thành hoặc có bản án, quyết định của Toà án về việc bồi thường thiệt hại có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có văn bản đề nghị bồi thường thiệt hại gửi cơ quan chủ quản ở Trung ương để xem xét tổng hợp và đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí bồi thường thiệt hại. Trong văn bản cần ghi đầy đủ cụ thể ngừơi được bồi thường thiệt hại, các khoản tiền bồi thường cần ghi đầy đủ cụ thể và tổng số tiền đề nghị Bộ Tài chính cấp để thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
    Kèm theo văn bản nói trên phải có các giấy tờ sau đây:
    a) Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định, người được bồi thường bị oan;
    b) Quyết định của cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thương lượng thành hoặc bản án, quyết định của Toà án về việc bồi thường thiệt hại có hiệu lực pháp luật.
    2.2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp kinh phí bồi thường thiệt hại và các hồ sơ kèm theo quy định tại điểm 2.1, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại để thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
    2.3. Sau khi nhận được kinh phí do Bộ Tài chính cấp, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải thực hiện ngay việc chi trả bồi thường cho người bị oan hoặc thân nhân của người bị oan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
    3. Quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại
    Kết thúc năm tài chính, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan lập quyết toán kinh phí đã chi trả bồi thường thiệt hại báo cáo với cơ quan chủ quản Trung ương.
    Cơ quan chủ quản ở Trung ương tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả bồi thường thiệt hại trong toàn ngành để quyết toán với Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
    Bộ Tài chính tổng hợp quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra vào tổng quyết toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
    VII: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI GIỮA CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
    Trong quá trình thực hiện giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, nếu có tranh chấp trong nội bộ ngành, thì Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của ngành xem xét giải quyết; nếu có tranh chấp giữa các ngành thì Thủ tướng của các ngành liên quan phối hợp với nhau để xem xét giải quyết.
    Nếu có tranh chấp giữa các ngành thì Thủ trưởng cấp trên trực tiếp phối hợp với nhau để xem xét giải quyết.
    Thủ trưởng các ngành Trung ương chịu trách nhiệm giải quyết mọi tranh chấp trong nội bộ ngành mình và phối hợp để xem xét tranh chấp giữa các ngành với nhau.
    ============================
    Do không có nhiều thời gian nghiên cứu kĩ vấn đề nên Magic đóng góp vậy với thắc mắc của anh Zero, nếu còn thiếu gì...mọi người hãy tiếp tục tranh luận, em sẽ bổ sung sau !
    ============================
    (Bác Zero dổi avatar đẹp quá nhẩy !).
  10. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ trình bày một cách để trả lời cho câu hỏi của bác zeroo mà thôi. Nếu các bác có cách trả lời thoả đáng hơn, xin cứ đưa ra. Dù sao, có một câu trả lời cũng hơn là không trả lời được.
    Bác cho tôi hỏi riêng nhé: "Còn nếu ....................thôi không nói nữa." nghĩa là "úp" hay "mở" vậy?

Chia sẻ trang này